Nghị định 153-HĐBT

Nghị định 153-HĐBT năm 1989 về việc thành lập Hội đồng xét duyệt học vị và chức danh khoa học Nhà nước do Hội đồng Bộ trưởng ban hành

Nghị định 153-HĐBT thành lập Hội đồng xét duyệt học vị và chức danh khoa học Nhà nước đã được thay thế bởi Nghị định 21-CP thành lập Hội đồng học hàm Hhà nước và được áp dụng kể từ ngày 04/03/1995.

Nội dung toàn văn Nghị định 153-HĐBT thành lập Hội đồng xét duyệt học vị và chức danh khoa học Nhà nước


HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 153-HĐBT

Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 1989

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 153-HĐBT NGÀY 25-9-1989 VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT HỌC VỊ VÀ CHỨC DANH KHOA HỌC NHÀ NƯỚC

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Căn cứ Quyết định số 81-HĐBT ngày 28-5-1984 của Hội đồng Bộ trưởng về việc công nhận chức vụ khoa học đợt II;
Xét đề nghị của Bộ Đại học - Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề, Uỷ ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước, Viện khoa học Việt Nam và Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam;

NGHỊ ĐỊNH :

Điều 1.- Nay thành lập Hội đồng xét duyệt học vị và chức danh khoa học Nhà nước trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Hội đồng này có chức năng xét duyệt, công nhận học vị và chức danh khoa học cho các cán bộ khoa học, kỹ thuật, văn hoá và giáo dục.

Điều 2.- Hội đồng xét duyệt học vị và chức danh khoa học Nhà nước có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Xét duyệt các đề nghị cấp bằng tiến sĩ, phó tiến sĩ hoặc giấy chứng nhận giáo sư, phó giáo sư do các Hội đồng khoa học cơ cở đề nghị.

2. Cấp bằng tiến sĩ, phó tiến sĩ và cấp giấy chứng nhận giáo sư, phó giáo sư sau khi xét duyệt và chấp thuận.

Có quyền tước bỏ học vị và chức danh khoa học của những người đã được công nhận nhưng bị phát hiện là không đủ tiêu chuẩn, sau khi đã thẩm tra đầy đủ.

3. Thực hiện việc công nhận sự tương đương học vị và chức danh khoa học với nước ngoài.

Điều 3.-

a) Hội đồng xét duyệt học vị và chức danh khoa học Nhà nước gồm có:

Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Đại học - Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề.

Ba Phó Chủ tịch là Chủ nhiệm hoặc Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học và kỹ thuật Nhà nước, Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam và Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam.

Tổng thư ký Hội đồng.

Các uỷ viên Hội đồng là đại diện một số ngành có nhiều cán bộ khoa học và một số cán bộ khoa học có trình độ chuyên môn cao.

Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và Tổng thư ký họp thành Ban Thường trực của Hội đồng.

b) Tất cả các thành viên của Hội đồng, kể cả Ban Thường trực, đều phải có học vị tiến sĩ hoặc phó tiến sĩ và chức danh giáo sư hoặc phó giáo sư, và do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng bổ nhiệm.

c) Tổng thư ký Hội đồng là cán bộ chuyên trách, còn các thành viên khác đều hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.

d) Nhiệm kỳ của Hội đồng là 4 năm.

Điều 4.- Hội đồng xét duyệt học vị và chức danh khoa học Nhà nước chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và hoạt động theo Điều lệ được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng phê duyệt.

Hội đồng phải thực hiện đúng những điều đã quy định của Ban Bí thư Trung ương Đảng trong quan hệ làm việc với các Ban của Đảng.

Điều 5.- Hội đồng xét duyệt học vị và chức danh khoa học Nhà nước có một số cán bộ giúp việc . Số cán bộ này phải có học vị tiến sĩ, phó tiến sĩ hoặc chức danh giáo sư, phó giáo sư, chuyển từ các cơ quan thuộc Bộ Đại học - Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề, Uỷ ban khoa học Nhà nước và kỹ thuật Nhà nước, Viện Khoa học Việt Nam và Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam sang làm việc chuyên trách cho Hội đồng, đặt trong biên chế của Bộ Đại học - Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề.

Ban thường trực Hội đồng làm việc tại trụ sở của Bộ Đại học - Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề.

Điều 6.- Hội đồng xét duyệt học vị và chức danh khoa học Nhà nước có con dấu riêng. Kinh phí hoạt động của Hội đồng do Ngân sách Nhà nước cấp, qua tài khoản của Bộ Đại học - Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề.

Điều 7.- Bộ trưởng các Bộ, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác của Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương và các thành viên Hội đồng chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Đỗ Mười

(Đã ký)

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 153-HĐBT

Loại văn bảnNghị định
Số hiệu153-HĐBT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành25/09/1989
Ngày hiệu lực10/10/1989
Ngày công báo15/10/1989
Số công báoSố 19
Lĩnh vựcGiáo dục, Lĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 04/03/1995
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Nghị định 153-HĐBT thành lập Hội đồng xét duyệt học vị và chức danh khoa học Nhà nước


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản đính chính

            Văn bản bị thay thế

              Văn bản hiện thời

              Nghị định 153-HĐBT thành lập Hội đồng xét duyệt học vị và chức danh khoa học Nhà nước
              Loại văn bảnNghị định
              Số hiệu153-HĐBT
              Cơ quan ban hànhHội đồng Bộ trưởng
              Người kýĐỗ Mười
              Ngày ban hành25/09/1989
              Ngày hiệu lực10/10/1989
              Ngày công báo15/10/1989
              Số công báoSố 19
              Lĩnh vựcGiáo dục, Lĩnh vực khác
              Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 04/03/1995
              Cập nhật7 năm trước

              Văn bản được dẫn chiếu

                Văn bản hướng dẫn

                  Văn bản được hợp nhất

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Nghị định 153-HĐBT thành lập Hội đồng xét duyệt học vị và chức danh khoa học Nhà nước

                      Lịch sử hiệu lực Nghị định 153-HĐBT thành lập Hội đồng xét duyệt học vị và chức danh khoa học Nhà nước