Nghị định 190-CP

Nghị định 190-CP năm 1964 tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan kế hoạch các cấp ở địa phương do Hội đồng Chính phủ ban hành

Nghị định 190-CP quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan kế hoạch các cấp ở địa phương đã được thay thế bởi Nghị định 348-CP quy định về tổ chức làm công tác kế hoạch của các cấp ở địa phương và được áp dụng kể từ ngày 09/10/1979.

Nội dung toàn văn Nghị định 190-CP quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan kế hoạch các cấp ở địa phương


HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 190-CP

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 1964 

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN KẾ HOẠCH CÁC CẤP Ở ĐỊA PHƯƠNG

HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ nghị quyết của Hội đồng Chính phủ ngày 08 tháng 10 năm 1955 thành lập cơ quan Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Nghị định của Hội đồng Chính phủ số 158-CP ngày 09 tháng 10 năm 1961 nay quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước:
Theo đề nghị của ông Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước;
Căn cứ nghị quyết của Hội đồng Chính phủ trong Hội nghị thường vụ của Hội đồng Chính phủ ngày 16 tháng 12 năm 1964,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. - Ủy ban Kế hoạch tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan của Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ủy ban hành chính cùng cấp và sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước.

Điều 2. - Ủy ban Kế hoạch tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm giúp Ủy ban hành chính:

a) Xây dựng dự án kế hoạch ngắn hạn và dự án kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế và văn hóa trong địa phương, trình Ủy ban hành chính duyệt và gửi lên Ủy ban Kế hoạch Nhà nước;

b) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch ở các cấp, các ngành trong địa phương, kịp thời kiến nghị những biện pháp nhằm bảo đảm hoàn thành vượt mức kế hoạch;

c) Lập dự án kế hoạch động viên kinh tế của địa phương trong trường hợp cần thiết;

d) Nghiên cứu xây dựng các dự án phân vùng kinh tế theo ngành ở trong địa phương và góp ý kiến với cấp trên trong việc phân cùng kinh tế hành chính.

đ) Nghiên cứu các vấn đề trọng yếu có liên quan đến kế hoạch phát triển kinh tế và văn hóa trong địa phương và đề ra những kiến nghị cần thiết;

e) Làm báo cáo định kỳ và bất thường về tình hình thực hiện kế hoạch trong địa phương, đề ra những nhận xét và kiến nghị những biện pháp nhằm bảo đảm hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch;

g) Chỉ đạo về nghiệp vụ đối với các tổ chức làm công tác kế hoạch của các cơ quan, các ngành, các cấp trong địa phương; bồi dưỡng về nghiệp vụ, về phương pháp công tác cho cán bộ làm kế hoạch của các cơ quan, các ngành, các cấp trong địa phương;

Điều 3.  - Ủy ban Kế hoạch tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền hạn như sau;

a) Theo sự hướng dẫn của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, nghiên cứu và cụ thể hóa những hệ thống biểu mẫu các chỉ tiêu, những phương pháp xây dựng kế hoạch, trình tự và chế độ lập kế hoạch để phổ biến cho các cơ quan, các ngành, các cấp ở trong địa phương thi hành;

b) Theo sự ủy nhiệm của Ủy ban hành chính cùng cấp, góp ý kiến vào việc xây dựng kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của những đơn vị sản xuất và sự nghiệp thuộc các ngành ở trung ương hoạt động tại địa phương. Thông qua Ủy ban hành chính mà kiến nghị với thủ trưởng đơn vị, với ngành chủ quản ở trung ương về những biện pháp cải tiến công tác quản lý và sản xuất nhằm hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch ở các đơn vị ấy;

c) Yêu cầu các cơ quan, các ngành, các cấp, các đơn vị sản xuất và sự nghiệp thuộc địa phương lập dự án kế hoạch của mình và gửi cho Ủy ban Kế hoạch để làm dự án kế hoạch tổng hợp;

d) Yêu cầu các cơ quan, các ngành, các cấp thuộc địa phương và những đơn vị sản xuất và sự nghiệp thuộc các ngành ở trung ương hoạt động trong địa phương gửi cho Ủy ban Kế hoạch những báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện kế hoạch và những tài liệu cần thiết cho công tác kế hoạch;

đ) Sửa đổi những quyết định về nghiệp vụ của cơ quan kế hoạch cấp dưới xét ra không thích đáng; đề nghị Ủy ban hành chính sửa đổi những quyết định không thích đáng có liên quan đến công tác kế hoạch của các ngành cùng cấp và của Ủy ban hành chính cấp dưới;

e) Triệu tập hoặc đề nghị Ủy ban hành chính triệu tập các cán bộ phụ trách của các cơ quan, các ngành, các cấp thuộc địa phương hợp bàn về công tác kế hoạch, và có quyền tham dự các hội nghị ở địa phương có liên quan đến công tác kế hoạch.

Điều 4. - Ủy ban Kế hoạch tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do một chủ nhiệm phụ trách. Giúp việc chủ nhiệm có một số phó chủ nhiệm và ủy viên.

Việc bổ nhiệm chủ nhiệm, phó chủ nhiệm và ủy viên Ủy ban Kế hoạch tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ làm theo thủ tục hiện hành.

Điều 5. - Ở các khu tự trị Việt bắc, Tây bắc thành lập Phòng Kế hoạch trực thuộc Ủy ban hành chính khu.

Phòng Kế hoạch khu có trách nhiệm giúp Ủy ban hành chính khu:

a) Theo dõi việc xây dựng kế hoạch ở các tỉnh trong khu để Ủy ban hành chính khu góp ý kiến với các tỉnh về phương hướng phát triển kinh tế và văn hóa, và góp ý kiến với Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Hội đồng Chính phủ trong việc xét duyệt kế hoạch của các tỉnh ấy;

b) Tổng hợp các dự án kế hoạch của các cơ quan, các đơn vị sản xuất và sự nghiệp do khu trực tiếp quản lý, trình Ủy ban hành chính duyệt và gửi lên Ủy ban Kế hoạch Nhà nước;

c) Cùng các Ủy ban Kế hoạch tỉnh nghiên cứu vấn đề phân vùng kinh tế ở trong khu;

d) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch Nhà nước ở các tỉnh trong khu và ở các cơ quan, đơn vị sản xuất và sự nghiệp trực thuộc khu;

đ) Nghiên cứu những vấn đề kinh tế và văn hóa do đặc điểm các dân tộc trong khu đặt ra.

Điều 6. - Ở các huyện, các khu phố thuộc các thành phố Hà-nội, Hải-phòng, tùy theo khối lượng công tác kế hoạch mà thành lập Phòng Kế hoạch hoặc bộ phận kế hoạch trực thuộc Ủy ban hành chính cấp đó.

Phòng Kế hoạch hoặc bộ phận kế hoạch của huyện, khu phố có trách nhiệm giúp Ủy ban hành chính:

a) Căn cứ vào phương pháp, nhiệm vụ phát triển kinh tế và văn hóa do Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề ra, và căn cứ vào tình hình của địa phương, vạch phương hướng cho các xã, thị trấn, các đơn vị sản xuất và sự nghiệp trực thuộc cấp mình xây dựng dự án kế hoạch ngắn hạn và dự án kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế và văn hóa;

b) Tổng hợp dự án kế hoạch của các xã, thị trấn, các đơn vị sản xuất và sự nghiệp thuộc địa phương, lập thành dự án kế hoạch chung của địa phương, trình Ủy ban hành chính duyệt và gửi lên Ủy ban Kế hoạch tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

c) Xét duyệt kế hoạch của các xã, thị trấn, các đơn vị sản xuất và sự nghiệp thuộc địa phương;

d) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch ở các xã, thị trấn, các đơn vị sản xuất và sự nghiệp thuộc địa phương, đề ra những biện pháp nhằm bảo đảm hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch địa phương;

đ) Làm các báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch trong địa phương gửi lên Ủy ban kế hoạch và Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

e) Chỉ đạo về nghiệp vụ đối với các tổ chức làm công tác kế hoạch trong địa phương; hướng dẫn về nghiệp vụ và phương pháp công tác kế hoạch cho cán bộ làm công tác kế hoạch của xã, thị trấn, của các cơ quan, đơn vị sản xuất và sự nghiệp thuộc địa phương.

Điều 7. - Ở các thị xã, các thành phố thuộc tỉnh, thành lập Phòng Kế hoạch hoặc bộ phận kế hoạch trực thuộc Ủy ban hành chính.

Phòng Kế hoạch hoặc bộ phận kế hoạch của thị xã, thành phố thuộc tỉnh, có trách nhiệm giúp Ủy ban hành chính:

a) Xây dựng dự án kế hoạch ngắn hạn và dự án kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế và văn hóa của thị xã, thành phố, trình Ủy ban hành chính duyệt và gửi lên Ủy ban Kế hoạch tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

b) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch trong địa phương mình, kịp thời đề ra những biện pháp nhằm bảo đảm hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch;

c) Hướng dẫn các xã, các cơ quan, các đơn vị sản xuất và sự nghiệp thuộc địa phương xây dựng kế hoạch, xét duyệt những kế hoạch ấy;

d) Đề ra ý kiến để bổ sung các chính sách, chế độ nhằm đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế và văn hóa và báo cáo với Ủy ban hành chính cấp mình để phản ánh lên Ủy ban kế hoạch và Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

đ) Làm các báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch trong địa phương gửi lên Ủy ban Kế hoạch và Ủy ban hành chỉnh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

e) Chỉ đạo về nghiệp vụ đối với các tổ chức làm công tác kế hoạch trong địa phương; hướng dẫn về nghiệp vụ và phương pháp công tác cho cán bộ làm công tác kế hoạch của các xã, các cơ quan, các đơn vị sản xuất và sự nghiệp trong địa phương;

Điều 8. - Ở các xã, các thị trấn, thành lập Ban Kế hoạch xã, thị trấn do Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Ủy ban hành chính làm trưởng ban và có cán bộ chuyên môn làm công tác kế hoạch giúp việc.

Ban Kế hoạch xã, thị trấn có trách nhiệm giúp Ủy ban hành chính xã, thị trấn:

a) Xây dựng dự án kế hoạch ngắn hạn và dự án kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế và văn hóa trong xã, thị trấn để trình Ủy ban hành chính duyệt và gửi lên cấp trên trực tiếp;

b) Hướng dẫn các hợp tác xã xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch trong xã, thị trấn, kịp thời đề ra những biện pháp nhằm bảo đảm hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch;

c) Đề ra ý kiến để bổ sung các chính sách, chế độ nhằm đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế và văn hóa, và báo cáo với Ủy ban hành chính cấp mình để phản ánh lên cấp trên trực tiếp;

d) Làm các báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch trong xã, thị trấn gửi lên cấp trên trực tiếp.

Điều 9. - Ở các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp và các hợp tác xã sản xuất khác, công tác kế hoạch do Ban quản trị hợp tác xã đảm nhiệm. Giúp việc Ban quản trị có cán bộ chuyên môn làm công tác kế hoạch.

Ban quản trị hợp tác xã có nhiệm vụ về công tác kế hoạch như sau:

a) Căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế và văn hóa do Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố đề ra, căn cứ vào tình hình cụ thể của hợp tác xã, ý kiến của quần chúng xã viên, và theo sự hướng dẫn của Ủy ban hành chính xã, thị trấn, xây dựng dự án kế hoạch, nhằm phát triển các ngành, nghề của hợp tác xã, các sự nghiệp về văn hóa và y tế, bao gồm các chỉ tiêu kế hoạch, các biện pháp thực hiện kế hoạch, kể cả các chỉ tiêu bảo đảm các nghĩa vụ đối với Nhà nước;

b) Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch của hợp tác xã; đề ra những biện pháp nhằm bảo đảm hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch;

c) Kết hợp lợi ích của xã viên, của hợp tác xã với lợi ích của Nhà nước, đề ra ý kiến để bổ sung các chính sách, chế độ nhằm đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế và văn hóa, và báo cáo với Ủy ban hành chính cấp mình để phản ánh lên cấp trên trực tiếp;

d) Làm báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch trong hợp tác xã gửi lên Ủy ban hành chính xã, thị trấn.

Điều 10. - Ở những xã có hợp tác xã toàn xã thì không thành lập Ban Kế hoạch xã; công tác kế hoạch ở đó do Ban quản trị hợp tác xã đảm nhiệm với nhiệm vụ như quy định ở điều 9 trên đây và đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ủy ban hành chính xã.

Điều 11. – Tổ chức và biên chế cụ thể của bộ máy làm công tác kế hoạch ở các cấp trong địa phương do Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định theo sự hướng dẫn của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ Nội vụ.

Điều 12. – Ông Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ và các Ủy ban hành chính khu, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành nghị định này.

 

 

T.M HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 


 
Phạm Văn Đồng

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 190-CP

Loại văn bảnNghị định
Số hiệu190-CP
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành29/12/1964
Ngày hiệu lực13/01/1965
Ngày công báo31/12/1964
Số công báoSố 46
Lĩnh vựcBộ máy hành chính
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 09/10/1979
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Nghị định 190-CP quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan kế hoạch các cấp ở địa phương


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Nghị định 190-CP quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan kế hoạch các cấp ở địa phương
                Loại văn bảnNghị định
                Số hiệu190-CP
                Cơ quan ban hànhHội đồng Chính phủ
                Người kýPhạm Văn Đồng
                Ngày ban hành29/12/1964
                Ngày hiệu lực13/01/1965
                Ngày công báo31/12/1964
                Số công báoSố 46
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 09/10/1979
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Nghị định 190-CP quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan kế hoạch các cấp ở địa phương

                      Lịch sử hiệu lực Nghị định 190-CP quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan kế hoạch các cấp ở địa phương