Nghị định 25/2021/NĐ-CP

Nghị định 25/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 41/2014/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra Công an nhân dân

Nội dung toàn văn Nghị định 25/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 41/2014/NĐ-CP tổ chức hoạt động thanh tra Công an nhân dân


CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 25/2021/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 24 tháng 3 năm 2021

 

NGHỊ ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 41/2014/NĐ-CP NGÀY 13 THÁNG 5 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA CÔNG AN NHÂN DÂN

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, b sung một s điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật T chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật Công an nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Theo đ nghị của Bộ trưởng Bộ Công an;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định s 41/2014/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về t chức và hoạt động thanh tra Công an nhân dân.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 41/2014/NĐ-CP

1. Khoản 1, khoản 3 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Hệ thống cơ quan thanh tra nhà nước trong Công an nhân dân, gồm:

a) Thanh tra Bộ Công an (sau đây gọi là Thanh tra Bộ);

b) Thanh tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Thanh tra Công an tỉnh);

c) Thanh tra Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng.

3. Ở các cơ quan, đơn vị không có tổ chức thanh tra thì Thủ trưởng đơn vị trực tiếp chỉ đạo công tác tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật. Đơn vị có quân số từ 200 cán bộ, chiến sĩ trở lên, bố trí cán bộ thanh tra chuyên trách; quân số dưới 200 cán bộ, chiến sĩ, bố trí cán bộ thanh tra kiêm nhiệm.”

2. Khoản 5 Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“5. Quản lý đội ngũ Thanh tra viên, cán bộ, chiến sĩ thuộc biên chế; đề xuất việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Thanh tra viên trong Công an nhân dân; phối hợp với Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương trong việc tham mưu, đề xuất Bộ trưởng Bộ Công an bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động Chánh Thanh tra Công an các đơn vị, địa phương theo quy định.”

3. Mục 2 Chương II được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Mục 2

THANH TRA CỤC CẢNH SÁT QUẢN LÝ TRẠI GIAM, CƠ SỞ GIÁO DỤC BẮT BUỘC, TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG

Điều 11. Vị trí, chức năng và tổ chức bộ máy của Thanh tra Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng

1. Thanh tra Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng có chức năng tham mưu giúp Cục trưởng thực hiện công tác thanh tra hành chính, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong Cục theo quy định của pháp luật; tiến hành thanh tra hành chính theo thẩm quyền đối với đơn vị, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng.

2. Thanh tra Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, các ngạch Thanh tra viên và sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật.

Việc bnhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh Thanh tra phải được thống nhất với Chánh Thanh tra Bộ trước khi đề xuất Bộ trưởng Bộ Công an quyết định; việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trưng giáo dưỡng

1. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ công tác của các đơn vị và cán bộ, chiến sĩ công an thuộc Cục quản lý.

2. Giúp Cục trưởng quản lý công tác giải quyết khiếu nại và xử lý tố cáo; xác minh, kết luận, kiến nghị các nội dung khiếu nại và tố cáo thuộc thẩm quyền của Cục trưởng và tổ chức tiếp công dân theo quy định của pháp luật.

3. Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong Cục theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

4. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Cục.

5. Giúp Cục trưởng quản lý, kiểm tra, hướng dẫn và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thanh tra cho Thủ trưởng và cán bộ thanh tra chuyên trách hoặc kiêm nhiệm của các đơn vị thuộc Cục.

6. Tổng kết, rút kinh nghiệm, trao đổi thông tin và nghiên cứu khoa học về công tác thanh tra theo quy định của pháp luật.

7. Tổng hợp, báo cáo Cục trưởng và Chánh Thanh tra Bộ về kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, phòng, chống tham nhũng, lãng phí thuộc phạm vi quản lý của Cục.

8. Thực hiện nhiệm vụ khác do Cục trưởng giao.

Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ s giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng

1. Trình Cục trưởng quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc do yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; quyết định thanh tra theo thẩm quyền, lập Đoàn thanh tra, cử Thanh tra viên để tiến hành thanh tra theo quy định của pháp luật.

2. Báo cáo Cục trưởng, Chánh Thanh tra Bộ xử lý việc chồng chéo, trùng lặp về chương trình, kế hoạch, nội dung thanh tra trong phạm vi Cục.

3. Kiến nghị Cục trưởng xem xét trách nhiệm, xử lý cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền quản lý của Cục trưởng có hành vi vi phạm trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được phát hiện qua công tác thanh tra theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.

4. Xác minh, kết luận, kiến nghị giải quyết khiếu nại, xlý tố cáo theo quy định của pháp luật.

5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong nội bộ theo quy định của pháp luật.

6. Báo cáo và chịu trách nhiệm trước Cục trưởng, Chánh Thanh tra Bộ về kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân; phòng, chng tham nhũng, lãng phí trong Cục thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.

7. Đxuất, phối hp đề xuất cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh Thanh tra Cục và Thanh tra viên ở các đơn vị thuộc Cục.

8. Quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan Thanh tra Cục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 12 Nghị định này và thực hiện nhiệm vụ khác do Cục trưng giao.”

4. Khoản 2 Điều 15 được sửa đổi như sau:

“2. Thanh tra Công an tỉnh có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, các ngạch Thanh tra viên và sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật.

Chánh Thanh tra do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật.”

5. Khoản 2 Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Căn cứ kế hoạch thanh tra của Bộ Công an và yêu cầu quản lý của Công an đơn vị, địa phương, Chánh Thanh tra có trách nhiệm xây dựng kế hoạch thanh tra trình Thủ trưởng đơn vị chậm nhất vào ngày 05 tháng 12. Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm phê duyệt chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 hằng năm.”

6. Điều 27 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Căn cứ kế hoạch thanh tra đã được Thủ trưởng Công an có thẩm quyền phê duyệt, Chánh Thanh tra Công an các đơn vị, địa phương ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.

2. Đối với những lĩnh vực, vụ việc phức tạp, liên quan đến nhiều đơn vị, địa phương, Bộ trưởng, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Giám đốc Công an tỉnh ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.

3. Đối với những lĩnh vực, vụ việc đặc biệt phức tạp liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cấp, nhiều ngành, trong đó trách nhiệm chủ yếu của Bộ Công an, căn cứ vào kế hoạch thanh tra, Bộ trưởng, Giám đốc Công an tỉnh quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra liên ngành để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.”

7. Khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 28 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“3. Đối với lĩnh vực, vụ việc phức tạp liên quan đến trách nhiệm quản lý của Công an nhiều đơn vị, địa phương, Bộ trưởng, Giám đốc Công an tỉnh ra quyết định thanh tra đột xuất, thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.

4. Đối với lĩnh vực, vụ việc đặc biệt phức tạp liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, trong đó trách nhiệm của Công an là chủ yếu, Bộ trưởng, Giám đốc Công an tỉnh ra quyết định thanh tra đột xut và thành lập Đoàn thanh tra liên ngành để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.

5. Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng ra quyết định thanh tra đột xut đi với vụ việc theo thm quyền, thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra và gửi quyết định thanh tra đến Thanh tra Công an cấp trên trực tiếp.”

8. Khoản 2 Điều 30 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Cuộc thanh tra hành chính do Công an cấp tỉnh, Thanh tra Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng tiến hành, thời hạn không quá 30 ngày. Ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài, nhưng không quá 45 ngày.”

9. Điểm a khoản 2 Điều 32 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Thẩm quyền thanh tra lại:

a) Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Chánh Thanh tra Bộ, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Giám đốc Công an tỉnh kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.”

10. Khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 33 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Chánh Thanh tra Bộ ra quyết định thanh tra các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công an theo kế hoạch đã được Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt; thanh tra đột xuất với các Bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty hoạt động trên phạm vi cả nước hoặc liên quan đến nhiều địa phương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thanh tra lại các vụ việc thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Công an đã được Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Giám đốc Công an tỉnh kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; thanh tra lại các vụ việc thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Công an đã được Chủ tịch y ban nhân dân cấp tỉnh kết luận nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Bộ trưởng Bộ Công an giao.

3. Giám đốc Công an tỉnh ra quyết định thanh tra về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công an theo kế hoạch đã được Bộ trưởng phê duyệt; quyết định thanh tra đột xuất trách nhiệm của Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn quản lý khi cần thiết hoặc có liên quan tới nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều công ty, doanh nghiệp trên địa bàn; thanh tra lại các vụ việc thuộc quyền quản lý nhà nước của Bộ Công an mà Chánh Thanh tra Công an tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đã kết luận mà có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

4. Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Chánh Thanh tra Công an tỉnh ra quyết định thanh tra, thanh tra đột xuất về các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc thẩm quyền; Chánh Thanh tra Công an tỉnh thanh tra lại vụ việc thuộc quyền quản lý mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đã kết luận nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Giám đốc Công an tỉnh giao.”

11. Khoản 1, khoản 2 Điều 38 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Cuộc thanh tra chuyên ngành do Bộ Công an, Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tiến hành không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp có thể kéo dài, nhưng không quá 70 ngày.

2. Cuộc thanh tra chuyên ngành do Thanh tra Công an tỉnh tiến hành, thời hạn không quá 30 ngày, trường hợp phức tạp có thể kéo dài, nhưng không quá 45 ngày.”

12. Điều 54 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 54. Việc sử dụng con dấu, tài khoản của cơ quan thanh tra trong Công an nhân dân

1. Thanh tra Bộ, Thanh tra Công an tỉnh, Thanh tra Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng có con dấu riêng.

2. Thanh tra Bộ, Thanh tra Công an tỉnh có tài khoản tạm giữ tại Kho bạc nhà nước.

3. Các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra trong Công an nhân dân không thuộc quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, sử dụng tài khoản và con dấu của cơ quan quản lý cùng cấp.”

Điều 2.

1. Bãi bỏ các điều khoản sau: Điều 14, khoản 3 Điều 15, Điều 18, Điều 19, khoản 3 Điều 30.

2. Bỏ cụm từ “Thanh tra Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, Thanh tra Công an huyện” tại mục 3 Chương II của Nghị định số 41/2014/NĐ-CP .

Điều 3. Hiu lc và trách nhim thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 20 tháng 5 năm 2021.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính ph;
- HĐND, UBND các tnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các y ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, TCCV (2b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 25/2021/NĐ-CP

Loại văn bảnNghị định
Số hiệu25/2021/NĐ-CP
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành24/03/2021
Ngày hiệu lực20/05/2021
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật3 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 25/2021/NĐ-CP

Lược đồ Nghị định 25/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 41/2014/NĐ-CP tổ chức hoạt động thanh tra Công an nhân dân


Văn bản liên quan ngôn ngữ

    Văn bản sửa đổi, bổ sung

      Văn bản bị đính chính

        Văn bản được hướng dẫn

        Văn bản đính chính

          Văn bản bị thay thế

            Văn bản hiện thời

            Nghị định 25/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 41/2014/NĐ-CP tổ chức hoạt động thanh tra Công an nhân dân
            Loại văn bảnNghị định
            Số hiệu25/2021/NĐ-CP
            Cơ quan ban hànhChính phủ
            Người kýNguyễn Xuân Phúc
            Ngày ban hành24/03/2021
            Ngày hiệu lực20/05/2021
            Ngày công báo...
            Số công báo
            Lĩnh vựcBộ máy hành chính
            Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
            Cập nhật3 năm trước

            Văn bản thay thế

              Văn bản được dẫn chiếu

                Văn bản hướng dẫn

                  Văn bản được hợp nhất

                    Văn bản gốc Nghị định 25/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 41/2014/NĐ-CP tổ chức hoạt động thanh tra Công an nhân dân

                    Lịch sử hiệu lực Nghị định 25/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 41/2014/NĐ-CP tổ chức hoạt động thanh tra Công an nhân dân

                    • 24/03/2021

                      Văn bản được ban hành

                      Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                    • 20/05/2021

                      Văn bản có hiệu lực

                      Trạng thái: Có hiệu lực