Nghị định 361-HĐBT

Nghị định 361-HĐBT năm 1992 sửa đổi quy định cụ thể hóa Luật doanh nghiệp tư nhân ban hành kèm theo Nghị định 221-HĐBT và 222-HĐBT năm 1991 do Hội đồng Bộ trưởng ban hành

Nội dung toàn văn Nghị định 361-HĐBT sửa đổi quy định cụ thể hóa Luật doanh nghiệp tư nhân kèm Nghị định 221-HĐB


HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 361-HĐBT

Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 1992

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ  361-HĐBT NGÀY 1-10-1992 VỀ VIỆC BỔ SUNG, SỬA ĐỔI MỘT SỐ ĐIỂM TRONG CÁC QUY ĐỊNH BAN HÀNH KÈM THEO NGHỊ ĐỊNH 221-HĐBT VÀ 222 HĐBT NGÀY 23-07-1991 CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG 

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG 

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Căn cứ Luật doanh nghiệp tư nhân, Luật công ty ngày 21 tháng 12 năm 1990;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.

NGHỊ ĐỊNH :

Điều 1. Nay sửa đổi, bổ sung một số điểm trong quy định cụ thể hoá Luật doanh nghiệp tư nhân, ban hành kèm theo Nghị định 221-HĐBT ngày 23 tháng 7 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng:

1. Thay Điều 3 cũ bằng Điều 3 mới như sau:

3a. Cá nhân muốn thành lập doanh nghiệp tư nhân trong một số ngành, nghề do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng cho phép theo Điều 5 Luật doanh nghiệp tư nhân, phải gửi hồ sơ xin phép thành lập doanh nghiệp đến Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) nơi dự định đặt trụ sở doanh nghiệp. Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh xem xét, có ý kiến và gửi hồ sơ lên Bộ quản lý ngành. Trường hợp đương sự xin phép thành lập doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành, nghề khác nhau thì căn cứ vào ngành kinh doanh nào là chính, có vốn pháp định cao nhất, hồ sơ được gửi lên Bộ quản lý ngành đó. Bộ trưởng Bộ quản lý ngành xem xét, có ý kiến, trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định và thông báo cho Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh; căn cứ vào quyết định đó, Uỷ ban Nhân dân tỉnh cấp hoặc không cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp cho đương sự.

3b. Những trường hợp sau đây, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng uỷ quyền cho Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh xem xét, quyết định cấp hoặc không cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp tư nhân sau khi có ý kiến của Bộ quản lý ngành:

Một số lĩnh vực thuộc ngành khai khoáng (quy định tại khoản 3, Điều 14 Nghị định số 95-HĐBT ngày 25 tháng 3 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thi hành Pháp lệnh về tài nguyên khoáng sản);

Sản xuất phân hoá học và sản xuất các loại pháo;

Sản xuất và cung ứng điện (không thuộc mạng lưới điện quốc gia) với vốn pháp định dưới mức vốn pháp định quy định tại bản danh mục kèm theo Nghị định số 221-HĐBT ngày 23 tháng 7 năm 1991;

Dịch vụ cho truyền thanh, truyền hình trong phạm vi địa phương;

Sau khi cấp giấy phép thành lập các doanh nghiệp tư nhân trong các trường hợp nói trên, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh phải báo cáo Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Bộ quản lý ngành.

2. Thay Điều 4 cũ bằng Điều 4 mới như sau:

4a. Việc cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp tư nhân trong những ngành, nghề không thuộc phạm vi quy định tại Điều 3 mới và Điều 5 Luật doanh nghiệp tư nhân, thuộc thẩm quyền của Uỷ ban Nhân dân tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Khi xét cấp giấy phép, Uỷ ban Nhân dân tỉnh phải tuân thủ quy định của Hội đồng Bộ trưởng và của Bộ về các điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân trong từng ngành, nghề (theo khoản 1 Điều 8 của quy định ban hành kèm theo Nghị định 221-HĐBT). Trường hợp cần giải quyết khác với quy định của Bộ quản lý ngành, thì Uỷ ban Nhân dân tỉnh phải trao đổi ý kiến và có sự thống nhất bằng văn bản của Bộ quản lý ngành mới được cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp tư nhân. Nếu không thống nhất ý kiến thì Uỷ ban Nhân dân tỉnh báo cáo Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng xem xét, quyết định.

4b. Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh uỷ quyền cho sở quản lý ngành tiếp nhận hồ sơ xin phép thành lập doanh nghiệp tư nhân, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xét. Trường hợp đương sự xin phép thành lập doanh nghiệp tư nhân có kinh doanh nhiều ngành, nghề khác nhau thì Sở quản lý ngành kinh doanh chính hoặc có vốn pháp định cao nhất tiếp nhận hồ sơ.

Doanh nghiệp tư nhân kinh doanh nhiều ngành, nghề khác nhau thì vốn pháp định làm căn cứ để xem xét cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp là tổng số vốn pháp định của các ngành, nghề mà doanh nghiệp xin phép kinh doanh.

4c. Khi muốn thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân phải xin phép cơ quan đã cấp giây phép thành lập và khai báo lại với cơ quan trọng tài kinh tế. Trường hợp thay đổi, bổ xung ngành, nghề kinh doanh mới thuộc 7 ngành, nghề nêu tại Điều 5 Luật doanh nghiệp tư nhân thì phải tuân theo quy định tại Điều 3 mới.

4d. Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê toàn bộ hoặc từng phần doanh nghiệp theo Điều 23 của Luật doanh nghiệp tư nhân, nhưng vẫn có quyền hạn và trách nhiệm của người chủ sở hữu đối với doanh nghiệp đó. Trách nhiệm trước pháp luật đối với hoạt động của doanh nghiệp phải được quy định rõ trong hợp đồng ký kết giữa người cho thuê và người thuê. Hợp đồng thuê doanh nghiệp tư nhân phải được cơ quan công chứng xác nhận. Người thuê doanh nghiệp hoặc người được chủ doanh nghiệp thuê làm quản lý, điều hành doanh nghiệp phải có đủ các điều kiện mà pháp luật đòi hỏi đối với việc kinh doanh ngành nghề đó.

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điểm trong quy định cụ thể hoá Luật công ty, ban hành kèm theo Nghị định số 222-HĐBT ngày 23 tháng 7 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng:

1. Bổ sung điều 3:

Công chức đang làm việc trong cơ quan hành chính Nhà nước, những người đang giữ chức vụ trong bộ máy chính quyền theo chế độ bầu cử; cán bộ quản lý các liên hiệp xí nghiệp và xí nghiệp quốc doanh, sĩ quan quân đội và công an tại ngũ chỉ được tham gia thành lập và quản lý công ty khi được tổ chức Nhà nước có thẩm quyền cử làm đại diện cho phần vốn thuộc sở hữu Nhà nước góp vào công ty.

2. Thay điều 4 cũ bằng điều 4 mới như sau:

2a. Các sáng lập viên muốn thành lập Công ty trong những ngành, nghề do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng cho phép theo điều 11 Luật công ty, phải gửi hồ sơ xin phép thành lập đến Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) nơi dự định đặt trụ sở của công ty. Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh xem xét, có ý kiến và gửi hồ sơ lên bộ quản lý ngành. Trường hợp sáng lập viên xin phép lập công ty kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau thì căn cứ vào ngành kinh doanh nào là chính, có vốn pháp định cao nhất, hồ sơ được gửi lên Bộ quản lý ngành đó. Bộ trưởng Bộ quản lý ngành xem xét, có ý kiến trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định và thông báo cho Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh để căn cứ vào quyết định đó, Uỷ ban Nhân dân tỉnh cấp hoặc không cấp giấy phép thành lập công ty cho đương sự.

2b. Thủ tục thành lập công ty kinh doanh tiền tệ thực hiện theo quy định về hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính trong pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép hoạt động; Công ty phải đăng ký kinh doanh tại trọng tài kinh tế theo Luật công ty.

2c. Những trường hợp sau đây, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng uỷ quyền cho Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh xem xét, quyết định hoặc không cấp giấy phép thành lập Công ty sau khi có ý kiến của bộ quản lý ngành:

Sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc trừ sâu, trừ mối và sản xuất các loại pháo;

Sản xuất và cung ứng điện (không thuộc màng lưới điện quốc gia);

Dịch vụ cho truyền thanh, truyền hình trong phạm vi địa phương.

2d. Việc cấp giấy phép thành lập công ty trong những ngành, nghề không thuộc phạm vi quy định tại điều 4 mới và điều 11 Luật công ty thuộc thẩm quyền của Uỷ ban Nhân dân tỉnh nơi công ty đặt trụ sở chính. Khi xét cấp giấy phép Uỷ ban Nhân dân tỉnh phải tuân thủ quy định của Hội đồng Bộ trưởng và của Bộ về các điều kiện thành lập Công ty trong từng ngành nghề (theo khoản 1, điều 8 của quy định ban hành kèm theo Nghị định 222-HĐBT). Trường hợp cần giải quyết khác với quy định của Bộ quản lý ngành thì Uỷ ban Nhân dân tỉnh phải trao đổi ý kiến và có sự thống nhất bằng văn bản của Bộ quản lý ngành mới được cấp giấy phép thành lập công ty. Nếu không thống nhất ý kiến thì Uỷ ban nhân dân tỉnh báo cáo Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng xem xét, quyết định.

2đ. Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh uỷ quyền cho Sở quản lý ngành tiếp nhận hồ sơ xin phép thành lập công ty để trình Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân xét.

Trường hợp đương sự xin phép thành lập công ty có kinh doanh nhiều ngành, nghề khác nhau thì sở quản lý ngành sản xuất kinh doanh chính hoặc có vốn pháp định cao nhất tiếp nhận hồ sơ.

Công ty kinh doanh nhiều ngành, nghề khác nhau thì vốn pháp định làm căn cứ để xem xét cấp giấy phép thành lập công ty là tổng số vốn pháp định của các ngành, nghề mà công ty xin phép kinh doanh.

3e. Khi muốn thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh, công ty phải xin phép cơ quan đã cấp giấy phép thành lập và khai báo lại với cơ quan trọng tài kinh tế. Trường hợp thay đổi, bổ sung ngành, nghề nêu tại điều 11 Luật công ty thì phải tuân theo quy định tại điều 4 mới.

Điều 3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể thủ tục và thời hạn cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp tư nhân và công ty.

Điều 4. Nghị định này thi hành từ ngày ban hành, những điều quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 5. Các Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các cấp chịu trách nhiệm thực hiện Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 361-HĐBT

Loại văn bảnNghị định
Số hiệu361-HĐBT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành01/10/1992
Ngày hiệu lực01/10/1992
Ngày công báo31/10/1992
Số công báoSố 20
Lĩnh vựcDoanh nghiệp
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 01/07/2016
Cập nhật17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Nghị định 361-HĐBT sửa đổi quy định cụ thể hóa Luật doanh nghiệp tư nhân kèm Nghị định 221-HĐB


Văn bản bị đính chính

    Văn bản đính chính

      Văn bản bị thay thế

        Văn bản hiện thời

        Nghị định 361-HĐBT sửa đổi quy định cụ thể hóa Luật doanh nghiệp tư nhân kèm Nghị định 221-HĐB
        Loại văn bảnNghị định
        Số hiệu361-HĐBT
        Cơ quan ban hànhHội đồng Bộ trưởng
        Người kýPhan Văn Khải
        Ngày ban hành01/10/1992
        Ngày hiệu lực01/10/1992
        Ngày công báo31/10/1992
        Số công báoSố 20
        Lĩnh vựcDoanh nghiệp
        Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 01/07/2016
        Cập nhật17 năm trước

        Văn bản thay thế

          Văn bản hợp nhất

            Văn bản gốc Nghị định 361-HĐBT sửa đổi quy định cụ thể hóa Luật doanh nghiệp tư nhân kèm Nghị định 221-HĐB

            Lịch sử hiệu lực Nghị định 361-HĐBT sửa đổi quy định cụ thể hóa Luật doanh nghiệp tư nhân kèm Nghị định 221-HĐB

            • 01/10/1992

              Văn bản được ban hành

              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

            • 31/10/1992

              Văn bản được đăng công báo

              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

            • 01/10/1992

              Văn bản có hiệu lực

              Trạng thái: Có hiệu lực