Nghị định 43-CP

Nghị định 43-CP năm 1960 ban hành điều lệ tạm thời về việc lập kế hoạch, hạch toán và thống kê giá thành và phí lưu thông hàng hóa do Hội Đồng Chính Phủ ban hành

Nội dung toàn văn Nghị định 43-CP điều lệ tạm thời lập kế hoạch, hạch toán và thống kê giá thành và phí lưu thông hàng hóa


HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 43-CP

Hà Nội, ngày 16 tháng 09 năm 1960 

 

NGHỊ ĐỊNH

BAN HÀNH ĐIỀU LỆ TẠM THỜI VỀ VIỆC LẬP KẾ HOẠCH, HẠCH TOÁN VÀ THỐNG KÊ GIÁ THÀNH VÀ PHÍ LƯU THÔNG HÀNG HÓA

HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng Chính phủ trong phiên họp hội nghị Thường vụ của Hội đồng Chính phủ ngày 22 tháng 6 năm 1960;

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1: - Để nâng cao chất lượng quản lý kinh tế tài chính của các Bộ, các ngành và các xí nghiệp quốc doanh, động viên mọi khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế quốc dân, phát triển sản xuất, thực hành tiết kiệm, tăng tích lũy cho Nhà nước đồng thời nâng cao dần mức sống của nhân dân, nay ban hành bản điều lệ tạm thời về việc lập kế hoạch, hạch toán và thống kê giá thành và phí lưu thông.

Điều 2: - Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Cục Thống kê trung ương, Bộ Tài chính, các Bộ và các ngành chủ quản xí nghiệp, các Ủy ban hành chính địa phương, và các xí nghiệp quốc doanh có trách nhiệm thi hành nghị định này.

Điều 3: - Những quy định cũ trái với điều lệ này đều bãi bỏ.

Điều 4: - Ủy ban Kế hoạch Nhà nước chịu trách nhiệm giải thích bản điều lệ tạm thời này và ban hành những điều lệ cụ thể cho từng ngành.

Điều 5: - Điều lệ này thi hành kể từ ngày 01-01-1961.

 

 

T.M HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 
 


Phạm Văn Đồng

 

ĐIỀU LỆ

TẠM THỜI VỀ VIỆC LẬP KẾ HOẠCH, HẠCH TOÁN VÀ THỐNG KÊ GIÁ THÀNH VÀ PHÍ LƯU THÔNG HÀNG HÓA

Chương 1:

NHỮNG NGUYÊN TẮC CHUNG

Điều 1: - Kế hoạch giá thành bao gồm giá thành sản phẩm công nghiệp, giá thành vận tải, giá thành nông lâm trường quốc doanh và giá thành công tác xây lắp (dưới đây gọi tắt là giá thành) và kế hoạch phí tổn lưu thông hàng hóa (dưới đây gọi tắt là phí lưu thông) là một bộ phận quan trọng của kế hoạch kinh tế quốc dân.

Điều 2: - Trong kế hoạch dài hạn và hàng năm của Nhà nước, Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ hạ giá thành và phí lưu thông cho các Bộ, các ngành chủ quản xí nghiệp, đồng thời quy định chỉ tiêu giá thành cho một số sản phẩm chủ yếu. Các Bộ, các ngành căn cứ vào nhiệm vụ định trong kế hoạch Nhà nước, mà giao nhiệm vụ cụ thể cho các xí nghiệp. Các Bộ, các ngành và các xí nghiệp có trách nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ giá thành và phí lưu thông đã quy định.

Điều 3: - Để hoàn thành tốt nhiệm vụ nói trên, các Bộ, các ngành và các xí nghiệp có trách nhiệm thi hành những biện pháp sau đây:

- Không ngừng cải tiến công tác quản lý xí nghiệp về mọi mặt, nâng cao năng suất lao động, nâng cao trình độ sử dụng công suất thiết bị;

- Ra sức tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu trong sản xuất;

- Giảm bớt và tiến tới xoá bỏ những thiệt hại vì sản phẩm làm hỏng, những thiệt hại vì ngừng sản xuất, thiệt hại vì không tôn trọng kỷ luật lao động và hợp đồng đã ký kết, và những lãng phí khác trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa.

- Giảm bớt những khoản chi phí về quản lý hành chính.

Điều 4: - Những căn cứ để lập và xét duyệt kế hoạch giá thành và phí lưu thông của xí nghiệp là:

- Những chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước về sản xuất, kiến thiết cơ bản và lưu chuyển hàng hóa, về cung cấp vật tư và lao động tiền lương ….

Những tiêu chuẩn về sử dụng thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện lực và lao động do Ủy ban Kế hoạch Nhà nước hoặc Bộ chủ quản quy định.

- Những tiêu chuẩn và chế độ chi tiêu hành chính do Hội đồng Chính phủ hoặc các cơ quan được Hội đồng Chính phủ Ủy nhiệm quy định.

Điều 5: - Việc hạch toán giá thành và phí lưu thông phải bảo đảm những yêu cầu sau đây:

- Phản ánh chính xác, đầy đủ và kịp thời những chi phí và những tổn thất xảy ra trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa.

- Kiểm tra tình hình sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, thiết bị, điện lực vào lao động; kiểm tra tình hình chấp hành các tiêu chuẩn và chế độ chi tiêu hành chính, kiểm tra tình hình bảo quản hàng hóa…

- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, kiến thiết cơ bản, lưu chuyển hàng hóa, kế hoạch giá thành và phí lưu thông của các xí nghiệp, phân xưởng, cửa hàng v.v…

Điều 6:  - Trong việc lập kế hoạch, hạch toán và thống kê giá thành và phí lưu thông cần bảo đảm sự thống nhất về các biểu mẫu, thống nhất về nguyên tắc và phương pháp tính toán, thống nhất về phân ngành và về đơn vị tính sản phẩm và tên gọi các sản phẩm.

Chương 2:

PHÂN BIỆT MỘT SỐ CHI PHÍ TRONG VIỆC LẬP KẾ HOẠCH, HẠCH TOÁN VÀ THỐNG KÊ GIÁ THÀNH VÀ PHÍ LƯU THÔNG

Điều 7: - Giá thành và phí lưu thông chỉ bao gồm những chi phí có liên quan đến sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và lưu chuyển hàng hóa. Do đó trong khi lập kế hoạch, hạch toán và thống kê nhất thiết không được tính vào giá thành và phí lưu thông các loại chi phí như sau:

- Những chi phí có liên quan đến việc phục vụ đời sống văn hoá, sinh hoạt của công nhân viên của xí nghiệp (như nhà ăn công cộng, nhà ở tập thể, vườn trẻ, nhà nghỉ mát, câu lạc bộ, thể dục thể thao, văn hóa …)

- Những chi phí về các công việc không có tính chất công nghiệp như chi phí về sửa chữa lớn các nhà ở, chi phí về công tác nghiên cứu, thí nghiệm v.v…. và những chi phí về sản xuất những sản phẩm không tính vào giá trị sản lượng công nghiệp như chi phí về công cụ tự chế tạo, bán thành phẩm, v.v…(trừ những trường hợp được Hội đồng Chính phủ cho phép).

- Những thiệt hại về thiên tai và những chi phí để thanh toán những hậu quả của thiên tai.

- Những chi phí về những công việc xây lắp và sửa chữa lớn các công trình kiến trúc, những chi phí về bảo quản các xí nghiệp tạm ngừng sản xuất được Bộ cho phép.

- Những thiệt hại khác như chi phí về đơn đặt hàng không có giá trị, nợ khó đòi, hàng hóa bị cháy hoặc bị mất trộm, mất cắp v.v…

Điều 8: - Trong khi lập kế hoạch, hạch toán và thống kê giá thành và phí lưu thông, những chi phí sau đây do các loại kinh phí do ngân sách Nhà nước đài thọ cũng không tính vào giá thành và phí lưu thông:

- Kinh phí về công tác Công đoàn, Đảng và Đoàn thanh niên lao động.

- Chi phí về bệnh viện.

- Chi phí về đào tạo cán bộ trong các trường hợp:

Bộ mở lớp ở xí nghiệp.

Cán bộ, công nhân tham quan ở nước ngoài

Cán bộ, công nhân đi học các trường nghiệp vụ dài hạn của Bộ.

- Lương và chi phí cho chuyên gia.

- Lương của công nhân, cán bộ già yếu mất sức lao động.

- Chi phí về các cuộc mét-tính, đón tiếp các Phái đoàn Chính phủ và đoàn thể các nước đến thăm xí nghiệp.

Điều 9: - Đối với từng khoản của quỹ phụ cấp lương, xí nghiệp được tính vào giá thành, theo một tỷ lệ nhất định do Bộ hoặc cơ quan được Nhà nước Ủy quyền quản lý quỹ đó quy định.

Trong khi chờ đợi Chính phủ định mức chính thức về quỹ phụ cấp ngoài lương, các Bộ và các cơ quan chủ quản xí nghiệp phối hợp với Tổng liên đoàn lao động, căn cứ vào tỷ lệ chung của Nhà nước mà quy định một tỷ lệ nhất định cho từng xí nghiệp.

Điều 10: - Những chi phí sau đây không được tính khi lập kế hoạch giá thành và phí lưu thông, nhưng khi hạch toán thì được tính vào giá thành vào phí lưu thông.

- Những chi phí và thiệt hại do quá trình áp dụng kỹ thuật chưa thích hợp

- Những thiệt hại về phế phẩm (trừ phế phẩm các ngành đúc, nhiệt điện, thủy tinh và một số xí nghiệp mới sản xuất, thì được tính vào kế hoạch giá thành một tỷ lệ nhất định do Ủy ban Kế hoạch Nhà nước quy định), những thiệt hại về đâm, đổ, bồi thường (trong các xí nghiệp vận tải).

- Những chi phí sản xuất do những khuyết điểm chủ quan về sản xuất và kinh doanh gây nên (tiền phạt lưu kho, lưu bãi, vi phạm hợp đồng, lãi do nợ quá hạn, thiếu hụt hoặc hư hỏng nguyên liệu, vật liệu, hao hụt quá mức, v.v…)

- Những thiệt hại về ngừng sản xuất (trừ những ngành sản xuất theo mùa được các Bộ hay các ngành chủ quản cho phép tính vào kế hoạch giá thành).

Chương 3:

CHẾ ĐỘ LẬP VÀ XÉT DUYỆT KẾ HOẠCH GIÁ THÀNH VÀ PHÍ LƯU THÔNG

Điều 11: - Việc lập và xét duyệt kế hoạch giá thành và phí lưu thông tiến hành đồng thời với việc lập và xét duyệt các kế hoạch kinh tế quốc dân khác và tiến hành theo đúng trình tự lập kế hoạch kinh tế quốc dân, nghĩa là:

a) Xây dựng và công bố sổ kiểm tra kế hoạch.

b) Lập dự thảo kế hoạch.

c) Duyệt và giao nhiệm vụ kế hoạch.

Những đề nghị và các biểu tính giá thành của các xí nghiệp, các Bộ, các ngành phải được chuyển lên trên theo đúng thời hạn và biểu mẫu đã quy định.

Điều 12: - Trong kế hoạch hàng năm và dài hạn, Hội đồng Chính phủ xét duyệt cho các Bộ, các ngành những chỉ tiêu sau đây:

a) Về giá thành các sản phẩm công nghiệp:

- Giá thành toàn bộ sản lượng hàng hóa.

- Mức và tỷ lệ giảm giá thành của những sản phẩm có thể so sánh được.

- Giá thành một số sản phẩm chủ yếu như điện, than, gỗ, apatile, thiếc, ciment, vải, đường, giấy, gang, sắt, thép, phân bón.

b) Về giá thành các ngành vận tải:

- Giá thành 1.000 tấn/cây số hàng hóa và 1.000 hành khách /cây số của từng ngành vận tải (đường sắt, đường sông, đường ô-tô, đường bể).

- Mức giảm và tỷ lệ giảm của từng ngành vận tải.

c) Về giá thành sản phẩm của nông trường quốc doanh:

- Giá thành toàn bộ sản lượng hàng hóa.

- Mức giảm và tỷ lệ giảm giá thành ngành trồng trọt và chăn nuôi.

d) Về giá thành các công tác xây lắp:

- Mức giảm và tỷ lệ giảm giá thành các công tác xây lắp.

e) Về phí lưu thông (hàng hóa ) của ngành Nội thương. Ngoại thương, phát hành sách, các xí nghiệp cung tiêu.

- Tỷ lệ phí tổn so với doanh thu.

- Mức giảm và tỷ lệ giảm phí lưu thông.

Điều 13: - Sau khi Hội đồng Chính phủ xét duyệt kế hoạch Nhà nước, khi giao nhiệm vụ hạ giá thành và phí lưu thông cho từng xí nghiệp, các Bộ, các ngành cần dựa trên khả năng cải tiến quản lý sản xuất và kinh doanh, khả năng tăng năng suất lao động và khả năng tiết kiệm sẵn có của từng xí nghiệp, v.v… mà đề ra những biện pháp cơ bản nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ chung của Nhà nước giao cho Bộ, ngành, đồng thời bảo đảm sự cân đối cần thiết của kế hoạch giá thành và phí lưu thông và các chỉ tiêu của các kế hoạch khác của xí nghiệp đã được xét duyệt.

Điều 14: - Sau khi nhận nhiệm vụ của Bộ giao, các xí nghiệp chính thức lập kế hoạch giá thành và phí lưu thông cùng một lúc với các chỉ tiêu kế hoạch khác trình lên Bộ. Bộ xét duyệt lần cuối cùng và tổng hợp gửi lên Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và phủ Thủ tướng.

Đối với các xí nghiệp mà Ủy ban Kế hoạch Nhà nước chọn làm trọng điểm, sau khi Bộ đã xét duyệt chính thức thì gửi một bản cho Ủy ban Kế hoạch Nhà nước.

Điều 15: - Các Bộ, các ngành không được phép tự mình điều chỉnh lại nhiệm vụ giá thành và phí lưu thông cho các xí nghiệp thấp hơn nhiệm vụ quy định trong kế hoạch kinh tế quốc dân của Nhà nước.

Chương 4:

THỐNG NHẤT CÁC BIỂU MẪU KẾ HOẠCH GIÁ THÀNH VÀ PHÍ LƯU THÔNG

Điều 16: - Trong phương pháp lập kế hoạch giá thành và phí lưu thông của từng ngành, vì mỗi ngành có đặc điểm riêng, cho nên mỗi ngành đều có biểu mẫu riêng. Các biểu mẫu và chỉ tiêu kế hoạch của từng ngành phải phản ánh đầy đủ tính chất và đặc điểm của ngành ấy.

Điều 17: - Các biểu mẫu kế hoạch, hạch toán và thống kê giá thành và phí lưu thông, cần bảo đảm sự thống nhất về các chỉ tiêu ghi trong biểu mẫu, thống nhất việc giải thích nội dung các chỉ tiêu và phương pháp tính toán các chỉ tiêu đó.

Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Cục Thống kê trung ương và các Bộ phải hạn chế các biểu mẫu và chỉ tiêu trong biểu mẫu tới mức tối thiểu cần thiết phù hợp với khả năng, trình độ nghiệp vụ của cán bộ các xí nghiệp.

Điều 18: - Các biểu mẫu giá thành của các sản phẩm công nghiệp gồm:

- Biểu giá thành sản phẩm các xí nghiệp quốc doanh.

- Biểu giá thành toàn bộ sản lượng hàng hóa và kế hoạch giảm giá thành những sản phẩm có thể so sánh được.

- Biểu dự toán phí tổn sản xuất.

- Biểu tính giá thành theo khoản mục.

- Biểu kế hoạch giá thành các sản phẩm chủ yếu.

Điều 19:- Các biểu mẫu giá thành của các ngành vận tải gồm:

- Biểu dự toán phí tổn vận doanh và biểu kế hoạch giảm giá thành vận tải ô tô.

- Biểu dự toán phí tổn vận doanh và biểu kế hoạch giảm giá thành vận tải đường sắt.

- Biểu dự toán phí tổn vận doanh và biểu kế hoạch giảm giá thành vận tải đường sông.

- Biểu dự toán phí tổn vận doanh và biểu kế hoạch giảm giá thành vận tải đường bể.

Điều 20: - Các biểu giá thành của các nông trường quốc doanh gồm:

- Biểu dự toán phí tổn sản xuất.

- Biểu kế hoạch giảm giá thành các sản phẩm trồng trọt.

Điều 21: - Biểu mẫu kế hoạch phí lưu thông gồm biểu dự toán phí lưu thông và biểu kế hoạch giảm phí lưu thông (dùng cho ngành Nội thương, Ngoại thương, các xí nghiệp cung tiêu, phát hành sách).

Điều 22:  - Biểu mẫu kế hoạch giá thành ngành Lâm trường quốc doanh gồm biểu dự toán phí tổn khai thác gỗ và biểu kế hoạch giảm giá thành khai thác gỗ.

Điều 23: - Biểu mẫu kế hoạch giá thành của ngành xây lắp gồm biểu hạch toán giá thành công tác xây lắp.

Điều 24:  - Các biểu mẫu ở điều 18, 19, 20, 21, 22 và 23 do Ủy ban kế hoạch Nhà nước ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Cục Thống kê trung ương.

Chương 5:

CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ GIÁ THÀNH VÀ PHÍ LƯU THÔNG

Điều 25: - Để kiểm tra một cách đúng đắn và kịp thời kế hoạch giá thành và phí lưu thông, các Bộ, các ngành và các xí nghiệp phải thi hành chế độ báo cáo và thống kê giá thành và phí lưu thông, theo Thông tư số 104-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hàn ngày 07 tháng 5 năm 1960.

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 43-CP

Loại văn bảnNghị định
Số hiệu43-CP
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành16/09/1960
Ngày hiệu lực01/01/1961
Ngày công báo05/10/1960
Số công báoSố 42
Lĩnh vựcKế toán - Kiểm toán
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật18 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Nghị định 43-CP điều lệ tạm thời lập kế hoạch, hạch toán và thống kê giá thành và phí lưu thông hàng hóa


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Nghị định 43-CP điều lệ tạm thời lập kế hoạch, hạch toán và thống kê giá thành và phí lưu thông hàng hóa
                Loại văn bảnNghị định
                Số hiệu43-CP
                Cơ quan ban hànhHội đồng Chính phủ
                Người kýPhạm Văn Đồng
                Ngày ban hành16/09/1960
                Ngày hiệu lực01/01/1961
                Ngày công báo05/10/1960
                Số công báoSố 42
                Lĩnh vựcKế toán - Kiểm toán
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật18 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Nghị định 43-CP điều lệ tạm thời lập kế hoạch, hạch toán và thống kê giá thành và phí lưu thông hàng hóa

                      Lịch sử hiệu lực Nghị định 43-CP điều lệ tạm thời lập kế hoạch, hạch toán và thống kê giá thành và phí lưu thông hàng hóa

                      • 16/09/1960

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 05/10/1960

                        Văn bản được đăng công báo

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 01/01/1961

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực