Nghị định 744-NĐ

Nghị định 744-NĐ năm 1957 về việc ấn định quy chế các trường và các lớp học phổ thông dân lập cấp 1 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục ban hành

Nội dung toàn văn Nghị định 744-NĐ ấn định quy chế các trường và các lớp học phổ thông dân lập cấp 1


BỘ GIÁO DỤC
******

VIỆT DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

********

Số: 744-NĐ

Hà Nội, ngày 03 tháng 08 năm 1957 

 

NGHỊ ĐỊNH

ẤN ĐỊNH QUY CHẾ CÁC TRƯỜNG VÀ CÁC LỚP HỌC PHỔ THÔNG DÂN LẬP CẤP 1

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC

Chiếu sắc lệnh số 119-SL ngày 9-7-1946 tổ chức Bộ Giáo dục;
Căn cứ nghị định số 596-NĐ ngày 16-8-1956 ban hành quy chế trường phổ thông 10 năm;

Căn cứ nghị định số 1027-TTg ngày 27-8-1956 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách giáo dục phổ thông;
Căn cứ vào chỉ thị số 1003-TTg ngày 14-8-1956 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách đối với thầy giáo;
Theo đề nghị của ông Giám đốc Nhà giáo dục phổ thông;
Sau khi đã y hiệp với Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và được Thủ tướng phủ chuẩn y.

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Để đáp ứng dần dần yêu cầu học tập ngày càng cao của con em nhân dân và để động viên nhân dân tích cực tham gia xây dựng các trường phổ thông đúng với đường lối chính sách giáo dục của Chính phủ, nay tạm thời ấn định quy chế các trường và các lớp học phổ thông dân lập cấp I như sau:

Chương 1:

NGUYÊN TẮC CHUNG

Điều 2. Trường dân lập là trường do nhân dân tự nguyện đứng ra xây dựng. Tất cả các kinh phí về việc thành lập và hoạt động của nhà trường đều do nhân dân đài thọ.

Điều 3. Các trường và lớp học phổ thông dân lập có thể tổ chức thành các trường và lớp học riêng, hoàn toàn do giáo viên dân lập phụ trách, hoặc thành các lớp dân lập ghép với những lớp quốc lập trong trường phổ thông cấp 1.

Điều 4. Cũng như các trường học phổ thông quốc lập, các trường và lớp phổ thông dân lập có những nhiệm vụ sau đây:

a- Thực hiện đúng đường lối chủ trương giáo dục của Chính phủ;

b- Thi hành quy chế của trường phổ thông;

c- Thi hành các chỉ thị và chịu sự lãnh đạo, kiểm tra của các cấp chính quyền và cơ quan giáo dục.

Điều 5. Ủy ban Hành chính và cơ quan giáo dục các cấp có trách nhiệm lãnh đạo, kiểm tra các trường phổ thông dân lập về mọi mặt tổ chức, nghiệp vụ, quản lý thu chi,…

Điều 6. Học sinh các trường và lớp phổ thông dân lập được hưởng mọi quyền lợi về học tập như học sinh các trường phổ thông quốc lập.

Chương 2:

THỂ LỆ MỞ TRƯỜNG DÂN LẬP

Điều 7. Muốn xin mở trường phổ thông dân lập tại một địa phương nào, phải có đủ những điều kiện sau đây:

a- Nhân dân địa phương yêu cầu mở trường và cử người ra đứng tên xin mở trường.

b- Nhân dân địa phương tình nguyện bảo đảm đã có đủ những điều kiện vật chất cần thiết để xây dựng trường lớp và để các trường lớp có thể hoạt động được, đảm nhiệm việc thu học phí và bảo đảm trả đủ thù lao cho giáo viên.

c- Có số học sinh tối thiểu để học ở trường, lớp định mở.

d- Có giáo viên có đủ điều kiện để được công nhận là giáo viên trường dân lập.

Điều 8. Đơn xin mở trường phổ thông dân lập phải nộp tại Ty Giáo dục tỉnh hoặc Sở Giáo dục thành phố và gồm có:

a) Một đơn của người được phụ huynh học sinh cử ra đứng tên xin mở trường, được Ủy ban Hành chính xã, thị xã, khu phố công nhận;

b) Một tờ khai tình hình trường sở, địa điểm định xây dựng trường, số lớp định mở, số giáo viên định tuyển, số học sinh có đủ điều kiện theo học từng lớp;

c) Hồ sơ tuyển dụng các giáo viên;

d) Một bản hợp đồng giữa giáo viên và tổ chức phụ huynh học sinh địa phương ghi mọi thỏa thuận giữa đôi bên, có chứng thực của Ủy ban Hành chính địa phương.

Điều 9. Việc cho phép thành lập trường và lớp học dân lập do Ủy ban Hành chính tỉnh, hay thành phố quyết định theo đề nghị của các Ty hay Sở Giáo dục.

Chương 3:

ĐIỀU KIỆN LÀM GIÁO VIÊN TRƯỜNG DÂN LẬP, QUYỀN LỢI VÀ NHIỆM VỤ CỦA GIÁO VIÊN TRƯỜNG DÂN LẬP

Điều 10. Muốn làm giáo viên dân lập, phải có những điều kiện sau đây:

a) Tốt nghiệp một trường sư phạm hoặc có đủ trình độ văn hóa đảm bảo chất lượng việc giảng dạy do cơ quan cho phép mở trường công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục.

b) Đủ 18 tuổi, khoẻ mạnh, không mắc bệnh truyền nhiễm.

c) Được Ủy ban Hành chính xã, thị xã, khu phố… công nhận có hạnh kiểm tốt.

Điều 11. Muốn xin làm giáo viên dân lập, phải nộp đầy đủ hồ sơ gồm có:

a) Một đơn xin dạy học trong đó cam đoan sẽ dạy học trong thời hạn ít nhất là một năm học;

b) Một bản lý lịch có ghi nhận xét của Ủy ban Hành chính xã, thị xã, khu phố về hạnh kiểm;

c) Một bản sao văn bằng hay học bạ hoặc chứng chỉ học lực.

Điều 12. Giáo viên các trường và lớp học phổ thông dân lập được hưởng những quyền lợi sau đây:

a) Được trả thù lao từng tháng một, và hưởng đủ 12 tháng trong một năm. Mức thù lao sẽ do phụ huynh học sinh và giáo viên cùng nhau thỏa thuận ấn định.

b) Được hưởng chế độ nghỉ như giáo viên quốc lập (nghỉ hè, nghỉ lễ).

c) Được miễn đi dân công.

d) Được tính nhân khẩu nông nghiệp.

đ) Khi ốm đau, tuỳ theo khả năng đài thọ của quỹ ban Bảo trợ nhà trường, giáo viên có thể được trợ cấp thêm. Trường hợp quỹ co hẹp có thể vận động nhân dân giúp đỡ giáo viên.

e) Nữ giáo viên khi sinh đẻ, được nghỉ hộ sản 2 tháng có thù lao. Tuỳ theo khả năng đài thọ của quỹ ban Bảo trợ nhà trường nữ giáo viên có thể được trợ cấp thêm.

Điều 13. Ngoài ra giáo viên các trường, lớp học phổ thông dân lập còn được hưởng các quyền lợi khác nói trong chỉ thị số 1003-TTg ngày 14-8-1956 của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 14. Giáo viên các trường và lớp học dân lập phải thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ sau đây:

a) Thực hiện việc giảng dạy tốt, theo đúng chương trình học của Chính phủ.

b) Thi hành nghiêm chỉnh các thông tư chỉ thị của các cấp Chính quyền và Giáo dục có trách nhiệm.

c) Thực hiện đúng những điều đã ký trong hợp đồng với tổ chức phụ huynh học sinh.

Điều 15. Để giúp giáo viên dân lập làm tròn nhiệm vụ, trong những tháng học, các cấp chính quyền có nhiệm vụ giúp đỡ và bảo đảm cho giaso viên có thể dạy học được liên tục; trừ những trường hợp thật cần thiết, không điều động giáo viên làm công tác khác gây trở ngại cho việc giảng dạy.

Chương 4:

TỔ CHỨC BAN BẢO TRỢ NHÀ TRƯỜNG

Điều 16. Ban bảo trợ nhà trường là những tổ chức do hội nghị phụ huynh học sinh bầu ra để giúp đỡ nhà trường hoạt động.

Nhiệm vụ của ban Bảo trợ nhà trường như sau:

a) Làm cho mối quan hệ giữa nhà trường và nhân dân ngày càng chặt chẽ.

b) Chịu trách nhiệm trước Ủy ban Hành chính địa phương nơi mở trường về việc thu và quản lý học phí của học sinh.

c) Vận động nhân dân góp công sức xây dựng, sửa sang, tu bổ trường, lớp.

Điều 17. Tại mỗi xã, thị xã, thị trấn… và bên cạnh mỗi trường phổ thông dân lập thuộc nội thành các thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Nàm Định, sẽ thành lập một ban Bảo trợ nhà trường. Các Ban Bảo trợ nhà trường đặt dưới quyền lãnh đạo và kiểm tra của các cấp chính quyền và giáo dục địa phương.

Điều 18. Ban Bảo trợ nhà trường gồm có:

- Một trưởng ban;

- Một thư ký (nên chọn giáo viên của nhà trường);

- Một thủ quỹ;

- Từ 2 đến 4 ủy viên (nhiều hay ít tùy theo sự cần thiết).

Ban thường trực gồm có: trưởng ban, thư ký, thủ quỹ. Một thể lệ riêng của Bộ Giáo dục sẽ quy định chi tiết về tổ chức, về lề lối làm việc của ban Bảo trợ nhà trường.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN CHUYỂN TIẾP

Điều 19. Tất cả những trường và lớp học phổ thông dân lập, tất cả các ban Bảo trợ nhà trường và Hội phụ huynh học sinh đã hoạt động trước ngày ban hành bản quy chế này sẽ được điều chỉnh lại về mặt tổ chức theo đúng quy chế này, trong một thời hạn do Ủy ban Hành chính liên khu, khu và thành phố sẽ ấn định.

Điều 20. Trường hợp những giáo viên dân lập hiện đang dạy tại các trường sẽ được điều chỉnh dần dần theo nguyên tắc sau đây:

a) Những giáo viên mà trình độ văn hóa hoặc hạnh kiểm xét ra quá kém, không đủ tiêu chuẩn để làm giáo viên trường dân lập đã quy định trong điều 10 nói trên, thì sẽ được thay thế bằng những giáo viên khác.

b) Những giáo viên không đủ điều kiện về trình độ văn hóa và khả năng giảng dạy, nhưng đã làm giáo viên trường dân lập được trên ba năm sẽ được bồi dưỡng thêm và tiếp tục công tác trong một năm học. Sau thời hạn này, nếu xét ra vẫn chưa đủ điều kiện thì sẽ thay thế bằng những giáo viên dân lập khác.

Chương 6:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 21. Những điều lệ đã ban hành trước đây trái với những điều quy định trong nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 22. Các ông Chánh văn phòng Bộ Giáo dục, Giám đốc Nha Giáo dục phổ thông, Chủ tịch Ủy ban Hành chính các liên khu, khu, thành phố, tỉnh trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành nghị định này.

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC

 
 
 
Nguyễn Văn Huyên

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 744-NĐ

Loại văn bảnNghị định
Số hiệu744-NĐ
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành03/08/1957
Ngày hiệu lực18/08/1957
Ngày công báo21/08/1957
Số công báoSố 34
Lĩnh vựcGiáo dục
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật18 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Nghị định 744-NĐ ấn định quy chế các trường và các lớp học phổ thông dân lập cấp 1


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Nghị định 744-NĐ ấn định quy chế các trường và các lớp học phổ thông dân lập cấp 1
                Loại văn bảnNghị định
                Số hiệu744-NĐ
                Cơ quan ban hànhBộ Giáo dục
                Người kýNguyễn Văn Huyên
                Ngày ban hành03/08/1957
                Ngày hiệu lực18/08/1957
                Ngày công báo21/08/1957
                Số công báoSố 34
                Lĩnh vựcGiáo dục
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật18 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Nghị định 744-NĐ ấn định quy chế các trường và các lớp học phổ thông dân lập cấp 1

                        Lịch sử hiệu lực Nghị định 744-NĐ ấn định quy chế các trường và các lớp học phổ thông dân lập cấp 1

                        • 03/08/1957

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 21/08/1957

                          Văn bản được đăng công báo

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 18/08/1957

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực