Nghị định 76/2006/NĐ-CP

Nghị định 76/2006/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp

Nghị định 76/2006/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong tư pháp đã được thay thế bởi Nghị định 60/2009/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp và được áp dụng kể từ ngày 18/09/2009.

Nội dung toàn văn Nghị định 76/2006/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong tư pháp


CHÍNH PHỦ
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------------

Số: 76/2006/NĐ-CP

Hà nội, ngày 2 tháng 8 năm 2006

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 76/2006/NĐ-CP NGÀY 02 THÁNG 8 NĂM 2006 QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TƯ PHÁP

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Quốc tịch ngày 20 tháng 5 năm 1998;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Căn cứ Pháp lệnh Luật sư ngày 25 tháng 7 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Trọng tài thương mại ngày 25 tháng 02 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Thi hành án dân sự ngày 28 tháng 01 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh Giám định tư pháp ngày 29 tháng 9 năm 2004;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự, công chứng, chứng thực, hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp, giám định tư pháp, đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng cho thuê tài chính, hoạt động luật sư, tư vấn pháp luật, bán đấu giá tài sản, trọng tài thương mại, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, nuôi con nuôi (sau đây gọi chung là lĩnh vực tư pháp).

2. Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực tư pháp không quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tư pháp mà không phải là tội phạm thì bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này.

Cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì bị xử phạt theo quy định của Nghị định này, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì thực hiện theo điều ước quốc tế đó.

2. Đối với những hành vi vi phạm chế độ công vụ của cán bộ, công chức trong khi thi hành nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực tư pháp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Điều 3. Nguyên tắc xử phạt vi phạm bành chính, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trong xử phạt vi phạm hành chính

1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vục tư pháp được thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 3 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là Nghị định số 134/2003/NĐ-CP).

2. Tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trong xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp được thực hiện theo quy định tại Điều 8, Điều 9 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 6 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP.

Điều 4. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp là một năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện. Nếu quá thời hiệu nói trên mà vi phạm hành chính mới bị phát hiện thì không tiến hành xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.

Người có thẩm quyền xử phạt nếu có lỗi trong việc để quá thời hiệu xử phạt thì bị xử lý theo quy định tại Điều 121 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự mà có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án thì bị xử phạt vi phạm hành chính nếu hành vi của người đó có dấu hiệu vi phạm hành chính; trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người đã ra quyết định phải gửi quyết định cho người có thẩm quyền xử phạt; trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là ba tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm.

3. Trong thời hạn được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu người vi phạm thực hiện vi phạm hành chính mới trong lĩnh vực tư pháp hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; thời hiệu xử phạt được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

Điều 5. Hình thức xử phạt vi phạm bành chính và biện pháp khắc phục hậu quả

1. Hình thức xử phạt chính:

Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

Trong trường hợp phạt tiền thì mức phạt tiền cụ thể đối với một vi phạm hành chính không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt; đối với trường hợp vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không dưới mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt. Đối với trường hợp vi phạm hành chính có cả tình tiết tăng nặng lẫn tình tiết giảm nhẹ thì tuỳ theo tính chất, mức độ của các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ đó mà người có thẩm quyền quyết định áp dụng mức phạt cao hơn, thấp hơn mức trung bình hoặc áp dụng mức trung bình của khung tiền phạt.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc không thời hạn.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả quy định cụ thể tại các điều của Chương II Nghị định này.

Điều 6. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính

Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp, nếu qua một năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt (túc là kể từ ngày thực hiện xong các nghĩa vụ, yêu cầu ghi trong quyết định xử phạt hoặc từ ngày quyết định xử phạt được cưỡng chế thi hành) hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt quy định tại Điều 69 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

Chương 2:

HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ HÌNH THỨC XỬ PHẠT TRONG LĨNH VỰC TƯ PHÁP

Mục 1: HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ HÌNH THỨC XỬ PHẠT TRONG HOẠT ĐỘNG THI HÀNH ÁN ĐÂN SỰ

Điều 7. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động thi hành án dân sự

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây của người phải thi hành án:

a) Cố tình không nhận giấy báo, giấy triệu tập của cơ quan thi hành án, quyết định của Toà án;

b) Đã nhận giấy báo, giấy triệu tập lần thứ hai nhưng không đến địa điểm ghi trong giấy báo, giấy triệu tập để thực hiện việc thi hành án mà không có lý do chính đáng.

2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây của người phải thi hành án:

a) Cố tình không thực hiện quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án hoặc bản án, quyết định phải thi hành ngay theo quyết định thi hành án;

b) Không thực hiện công việc buộc phải làm hoặc không chấm dứt thực hiện công việc không được làm nêu trong bản án, quyết định của Toà án theo quyết định thi hành án;

c) Có điều kiện thi hành án nhưng không thực hiện nghĩa vụ thi hành án mà không có lý do chính đáng;

d) Không thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên về việc giao các giấy tờ liên quan đến tài sản xử lý để thi hành án mà không có lý do chính đáng;

đ) Không thực hiện đúng cam kết đã thoả thuận theo quyết định công nhận sự thoả thuận của Toà án.

3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Phân tán hoặc làm hư hỏng tài sản thuộc diện kê biên để không thực hiện nghĩa vụ thi hành án hoặc để trốn tránh việc kê biên tài sản để thi hành án;

b) Sử dụng trái phép, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu hoặc thay đổi tình trạng tài sản đã kê biên;

c) Phá huỷ niêm phong hoặc huỷ hoại tài sản đã kê biên;

d) Không chấp hành quyết định của Chấp hành viên về việc khấu trừ tiền từ tài khoản, trừ vào thu nhập, thu hồi giấy tờ có giá của người phải thi hành án.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều này.

Mục 2: HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ HÌNH THỨC XỬ PHẠT TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG, CHỨNG THỰC

Điều 8. Hành vi vi phạm quy định về công chứng, chứng thực bản sao giấy tờ, bản dịch giấy tờ

1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa hoặc tẩy xoá làm sai lệch nội dung của bản chính để làm thủ tục yêu cầu công chứng, chứng thực.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Dùng giấy tờ giá hoặc dùng các thủ đoạn gian dối khác để làm thủ tục yêu cầu công chứng, chứng thực;

b) Làm giả văn bản công chứng, chứng thực, giả mạo chữ ký của người thực hiện công chứng, chứng thực;

c) Sửa chữa văn bản công chứng, chứng thực.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu giấy tờ đã bị sửa chữa hoặc tẩy xoá làm sai lệch nội dung đối với hành vi quy định tại khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều này;

b) Tịch thu giấy tờ giả mạo được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này.

Điều 9. Hành vi vi phạm quy định liên quan đến việc dịch tài liệu để công chứng của người dịch là cộng tác viên

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Sử dụng hồ sơ, giấy tờ giả mạo để được ký hợp đồng địch thuật với phòng công chứng;

b) Cố ý dịch sai lệch nội dung bản dịch so với tài liệu nhận dịch;

c) Tiết lộ thông tin các tài liệu nhận dịch mà không được sự đồng ý của chủ giấy tờ.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu giấy tờ giả mạo được sử dụng để ký hợp đồng dịch thuật đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Điều 10. Hành vi vi phạm quy định về công chứng, chứng thực đối với hợp đồng, giao dịch

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa hoặc tẩy xoá làm sai lệch nội dung giấy tờ để công chứng, chứng thực hợp đồng, giao địch.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng văn bản, giấy tờ giả mạo, mạo danh chủ thể để được công chứng, chứng thực hợp đồng, giao dịch.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu giấy tờ đã bị sửa chữa hoặc tẩy xoá làm sai lệch nội dung đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Tịch thu văn bản, giấy tờ giả mạo được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 11. Hành vi môi giới trong công chứng, chứng thực

Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi môi giới cho người yêu cầu công chứng, chứng thực.

Mục 3: HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ HÌNH THỨC XỬ PHẠT TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HỘ TỊCH, QUỐC TỊCH, LÝ LỊCH TƯ PHÁP

Điều 12. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai sinh

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người có trách nhiệm phải đăng ký khai sinh cho trẻ em không thực hiện việc đăng ký trong thời hạn do pháp luật quy định.

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Người làm chứng cố tình làm chứng sai sự thật trong đăng ký khai sinh; người đi khai sinh cam đoan không đúng sự thật về việc sinh;

b) Tự ý sửa chữa hoặc tẩy xoá làm sai lệch nội dung giấy tờ để làm thủ tục đăng ký khai sinh.

3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả mạo để làm thủ tục đăng ký khai sinh.

4. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Tịch thu giấy tờ đã bị sửa chữa hoặc tẩy xoá làm sai lệch nội dung đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

b) Tịch thu giấy tờ giả mạo được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại khoản 3 Điều này;

c) Huỷ bỏ Giấy khai sinh đã cấp và buộc đăng ký khai sinh theo đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Điều 13. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký kết hôn

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi tự ý sửa chữa hoặc tẩy xoá làm sai lệch nội dung giấy tờ để làm thủ tục đăng ký kết hôn.

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký kết hôn;

b) Sử dụng giấy tờ giả mạo để làm thủ tục đăng ký kết hôn;

c) Các hành vi gian dối khác khi đăng ký kết hôn.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu giấy tờ đã bị sửa chữa hoặc tẩy xoá làm sai lệch nội dung đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Tịch thu giấy tờ giả mạo được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Đề nghị Toà án nhân dân có thẩm quyền huỷ bỏ Giấy chứng nhận kết hôn đã cấp.

Điều 14. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai tử

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người có trách nhiệm phải đăng ký khai tử cho người đã chết không thực hiện việc đăng ký trong thời hạn do pháp luật quy định.

2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi tự ý sửa chữa hoặc tẩy xoá làm sai lệch nội dung giấy tờ để làm thủ tục đăng ký khai tử.

3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả mạo để làm thủ tục đăng ký khai tử.

4. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi cố ý đăng ký khai tử cho người đang sống nhằm mục đích vụ lợi.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu giấy tờ đã bị sửa chữa hoặc tẩy xoá làm sai lệch nội dung đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Tịch thu giấy tờ giả mạo được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Huỷ bỏ Giấy chứng tử đã cấp và buộc đăng ký khai tử theo đúng quy định pháp luật đối với hành vi quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;

b) Hủy bỏ Giấy chứng tử đã cấp đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này.

Điều 15. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký giám hộ; đăng ký việc nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính hộ tịch; xác định lại dân tộc; xác định lại giới tính; bổ sung hộ tịch; điều chỉnh hộ tịch; cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Cố tình làm chứng sai sự thật;

b) Tự ý sửa chữa hoặc tẩy xoá làm sai lệch nội dung giấy tờ để làm thủ tục theo quy định.

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả mạo để làm thủ tục theo quy định.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu giấy tờ đã bị sửa chữa hoặc tẩy xoá làm sai lệch nội dung đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

b) Tịch thu giấy tờ giả mạo được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Huỷ bỏ giấy tờ đã cấp đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Điều 16. Hành vi vi phạm các quy định về quản lý quốc tịch

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi tự ý sửa chữa hoặc tẩy xoá làm sai lệch nội dung các loại giấy tờ hoặc cố ý khai báo không đúng sự thật trong hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam, cấp Giấy chứng nhận mất quốc tịch Việt Nam, không có quốc tịch Việt Nam, xin nhập, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả mạo để làm thủ tục về quốc tịch.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu giấy tờ đã bị sửa chữa hoặc tẩy xoá làm sai lệch nội dung đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Tịch thu giấy tờ giả mạo được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Đề nghị cơ quan có thẩm quyền huỷ bỏ Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam, mất quốc tịch Việt Nam, không có quốc tịch Việt Nam, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam, quyết định nhập quốc tịch Việt Nam đã cấp chưa quá 05 năm đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 17. Hành vi vi phạm các quy định về cấp phiếu lý lịch tư pháp

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi tự ý sửa chữa hoặc tẩy xoá làm sai lệch nội dung giấy tờ để yêu cầu làm thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp.

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả mạo để yêu cầu làm thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu giấy tờ đã bị sửa chữa hoặc tẩy xoá làm sai lệch nội dung đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Tịch thu giấy tờ giả mạo được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Đề nghị cơ quan có thẩm quyền huỷ bỏ phiếu lý lịch tư pháp đã cấp đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Mục 4: HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ HÌNH THỨC XỬ PHẠT TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP

Điều 18. Hành vi vi phạm của người giám định tư pháp

1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người giám định tư pháp có một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Không thực hiện giám định theo đúng thời hạn yêu cầu mà không có lý do chính đáng;

b) Không có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng mà không có lý do chính đáng;

c) Không ghi nhận kịp thời, đầy đủ toàn bộ quá trình thực hiện giám định bằng văn bản.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Thực hiện giám định tư pháp khi không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;

b) Không bảo quản các mẫu vật, tài liệu có liên quan đến vụ việc giám định;

c) Không giữ bí mật về kết quả, thông tin và tài liệu liên quan đến giám định;

d) Không lưu văn bản ghi nhận quá trình giám định vào hồ sơ giám định;

đ) Sửa chữa hoặc tẩy xoá làm sai lệch kết quả giám định;

e) Cố tình thực hiện giám định trong trường hợp phải từ chối giám định theo quy định;

g) Không ghi nhận trung thực kết quả trong quá trình giám định.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người giám định tư pháp thực hiện một trong các hành vi sau:

a) Lợi dụng việc thực hiện giám định của mình để vụ lợi;

b) Tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết được khi tham gia tố tụng với tư cách là người giám định tư pháp.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu số lợi bất hợp pháp thu được đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng thẻ giám định viên trong thời hạn từ ba tháng đến sáu tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.

Mục 5: HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ HÌNH THỨC XỬ PHẠT TRONG HOẠT ĐỘNG ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM

Điều 19. Vi phạm quy định trong đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng cho thuê tài chính

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa hoặc tẩy xoá làm sai lệch nội dung các loại giấy chứng nhận, văn bản cung cấp thông tin do cơ quan đăng ký cấp, đơn yêu cầu đã có chứng nhận của cơ quan đăng ký.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng cho thuê tài chính.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo giấy chứng nhận hoặc văn bản cung cấp thông tin do cơ quan đăng ký cấp; giả mạo xác nhận của cơ quan đăng ký tại phần ghi của cơ quan đăng ký trong đơn yêu cầu.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu giấy tờ đã bị sửa chữa hoặc tẩy xoá làm sai lệch nội dung đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Tịch thu giấy tờ, tài liệu giả mạo được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xoá đăng ký về đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng cho thuê tài chính đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 20. Vi phạm quy định về khai thác thông tin trong sổ đăng ký giao dịch bảo đảm, sổ đăng ký hợp đồng cho thuê tài chính (sau đây gọi chung là sổ đăng ký), cơ sở dữ liệu điện tử về giao dịch bảo đảm và hợp đồng cho thuê tài chính

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Khai thác trái phép thông tin trong sổ đăng ký;

b) Tẩy xoá hoặc sửa chữa làm sai lệch hoặc huỷ hoại các thông tin được lưu giữ trong sổ đăng ký;

c) các hành vi khác vi phạm quy định về khai thác thông tin trong sổ đăng ký.

2. Việc xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong việc khai thác thông tin về giao dịch bảo đảm và hợp đồng cho thuê tài chính trong cơ sở dữ liệu điện tử được áp dụng theo quy định tại Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện và Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa - thông tin.

Mục 6: HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ HÌNH THỨC XỬ PHẠT TRONG HOẠT ĐỘNG HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ VÀ TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Điều 21. Hành vi vi phạm quy định trong hoạt động hành nghề của luật sư

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Hành nghề không theo đúng các hình thức, phạm vi hành nghề theo quy định của pháp luật;

b) Đồng thời thành lập hoặc tham gia thành lập hai hay nhiều tổ chức hành nghề luật sư;

c) Cho người khác sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề tại Việt Nam để hành nghề luật sư;

d) Sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề tại Việt Nam của người khác để hành nghề luật sư;

đ) Hành nghề trong trường hợp giấy phép hành nghề tại Việt Nam đã hết hạn mà không được gia hạn.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:

a) Không ghi trong hợp đồng dịch vụ pháp lý về mức thù lao đã thoả thuận với khách hàng;

b) Ép buộc khách hàng đưa thêm tiền hoặc lợi ích vật chất khác ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề tại Việt Nam từ ba tháng đến sáu tháng đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này, từ sáu tháng đến một năm trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng quy định sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc tái phạm;

b) Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động không thời hạn trong trường hợp có hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đối với tổ chức hành nghề luật sư thành lập quá số lượng quy định;

c) Tịch thu số lợi bất hợp pháp thu được từ việc thực hiện hành vi quy định tại điểm c, điểm d, điểm đ khoản 1 và khoản 2 Điều này;

d) Tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề tại Việt Nam từ sáu tháng đến một năm đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

Điều 22. Hành vi vi phạm quy định về tổ chức hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với tổ chức hành nghề luật sư có một trong các hành vi sau:

a) Không thông báo cho Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp, Cục thuế và Đoàn luật sư của địa phương nơi đăng ký hoạt động về việc đặt cơ sở hành nghề luật sư ở nước ngoài sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho phép;

b) Không thông báo cho Sở Tư pháp địa phương nơi đăng ký hoạt động về việc mở chi nhánh ở ngoài địa phương sau khi chi nhánh được cấp giấy đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật;

c) Không có trụ sở, không có biển hiệu hoặc sử dụng biển hiệu trái với quy định của pháp luật;

d) Không thông báo cho Sở Tư pháp và Đoàn luật sư địa phương nơi đăng ký hoạt động, không đăng báo theo quy định khi thành lập, tạm ngưng hoạt động, chấm dứt hoạt động hoặc hoạt động trở lại;

đ) Không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về tình hình tổ chức, hoạt động theo quy định;

e) Không thông báo trước cho Sở Tư pháp và Đoàn luật sư của địa phương nơi đăng ký hoạt động khi thay đổi tên gọi, địa chỉ trụ sở, lĩnh vực hành nghề, danh sách luật sư thành viên, người đại diện theo pháp luật của tổ chức hành nghề luật sư.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức hành nghề luật sư thực hiện một trong các hành vi sau:

a) Tự ý tẩy xóa hoặc sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy đăng ký hoạt động;

b) Thay đổi tên gọi, lĩnh vực hành nghề, Trưởng Chi nhánh, Giám đốc công ty luật, thay đổi địa điểm đặt trụ sở từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương này sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác khi chưa được chấp thuận;

c) Cho người không phải là luật sư thực hiện hoạt động hành nghề dưới danh nghĩa tổ chức hành nghề luật sư của mình;

d) Hoạt động ngoài lĩnh vực hành nghề ghi trong giấy đăng ký hoạt động.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Thu thù lao luật sư không đúng theo quy định của pháp luật;

b) Cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng giấy đăng ký hoạt động của mình để tiến hành hoạt động hành nghề luật sư;

c) Để cá nhân, tổ chức khác tiến hành hoạt động hành nghề luật sư tại Văn phòng giao dịch của mình.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức không đủ điều kiện hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật mà hành nghề luật sư dưới bất kỳ hình thức nào.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu giấy tờ đã bị sửa chữa hoặc tẩy xoá làm sai lệch nội dung đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

b) Tịch thu số lợi bất hợp pháp thu được từ việc thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 2, điểm b, điểm c khoản 3 và khoản 4 Điều này;

c) Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động từ ba tháng đến sáu tháng đối với hành vi quy định tại điểm a, điểm b và điểm d khoản 2 Điều này; tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động không thời hạn đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2, điểm b và điểm c khoản 3 Điều này trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng quy định sử dụng giấy đăng ký hoạt động, chứng chỉ hành nghề.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Yêu cầu thực hiện các quy định về báo cáo, thông báo đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc trả lại số tiền thu không đúng quy định đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.

Điều 23. Hành vi vi phạm quy định về tổ chức, hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không niêm yết danh sách cộng tác viên pháp luật tại trụ sở của Trung tâm theo quy định.

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không niêm yết danh sách tư vấn viên pháp luật tại trụ sở của Trung tâm theo quy định.

3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng những người không phải là tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật để thực hiện tư vấn pháp luật.

4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Thực hiện tư vấn pháp luật khi chưa được cấp giấy đăng ký hoạt động;

b) Thực hiện tư vấn pháp luật ngoài phạm vi hoạt động theo quy định.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu số lợi bất hợp pháp thu được từ việc thực hiện hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động từ ba tháng đến sáu tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều này; tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động không thời hạn trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng quy định sử dụng giấy đăng ký hoạt động, chứng chỉ hành nghề.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện đúng các quy định về niêm yết danh sách tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 24. Hành vi vi phạm quy định trong hoạt động tư vấn pháp luật của tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật có một trong các hành vi sau:

a) Cố ý tư vấn trái pháp luật;

b) Đòi thêm tiền hoặc lợi ích vật chất khác ngoài khoản phí mà Trung tâm tư vấn pháp luật đã thu;

c) Lợi dụng danh nghĩa Trung tâm tư vấn pháp luật, lạm dụng danh nghĩa tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn viên pháp luật để thực hiện tư vấn pháp luật nhằm thu lợi cho riêng mình hoặc để tiến hành các hoạt động khác trái pháp luật.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu số lợi bất hợp pháp thu được từ việc thực hiện hành vi quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận tư vấn viên pháp luật trong thời hạn từ ba tháng đến sáu tháng hoặc xóa tên khỏi danh sách cộng tác viên tư vấn pháp luật đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng quy định sử dụng chứng chỉ hành nghề hoặc tái phạm.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc hoàn trả số tiền hoặc lợi ích vật chất khác đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

Mục 7 HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ HÌNH THỨC XỬ PHẠT TRONG HOẠT ĐỘNG BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN

Điều 25. Hành vi vi phạm quy định về trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về việc niêm yết, thông báo công khai việc bán đấu giá tài sản, việc trưng bày, xem tài sản bán đấu giá;

b) Có hành vi gian dối để tham gia hoặc cho phép người khác tham gia cuộc bán đấu giá trái với quy định về người không được tham gia đấu giá.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Cung cấp thiếu chính xác, thiếu trung thực các thông tin, giấy tờ cần thiết liên quan đến tài sản bán đấu giá;

b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định về xác định giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá;

c) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định của pháp luật về giám định tài sản bán đấu giá trong trường hợp tài sản phải được giám định theo quy định của pháp luật.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu số lợi bất hợp pháp thu được từ việc thực hiện các hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện việc niêm yết, thông báo công khai, việc trưng bày, xem tài sản bán đấu giá theo đúng quy định của pháp luật;

b) Huỷ bỏ kết quả bán đấu giá tài sản đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trong trường hợp người tham gia bán đấu giá trái quy định mua được tài sản;

c) Buộc thực hiện việc xác định giá khởi điểm của tài sản, việc giám định tài sản đối với hành vi quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này.

Điều 26. Hành vi vi phạm của người tham gia đấu giá tài sản

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.00 đồng đối với hành vi gian lận về điều kiện tham gia đấu giá tài sản, trừ hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều 25 Nghị định này.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thông đồng, dìm giá trong quá trình tham gia đấu giá.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Huỷ bỏ kết quả bán đấu giá tài sản đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 27. Hành vi vi phạm quy định về sử dụng Thẻ đấu giá viên

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Cho người khác sử dụng Thẻ đấu giá viên của mình để điều hành cuộc bán đấu giá;

b) Sử dụng Thẻ đấu giá viên của người khác để điều hành cuộc bán đấu giá.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng Thẻ đấu giá viên trong thời hạn từ ba tháng đến sáu tháng đối với hành vi quy định điểm a khoản 1 Điều này; tước quyền sử dụng không thời hạn Thẻ đấu giá viên trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng quy định sử dụng chứng chỉ hành nghề hoặc tái phạm,

b) Tịch thu số lợi bất hợp pháp thu được từ việc thực hiện các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 28. Hành vi vi phạm quy định về tổ chức, hoạt động bán đấu giá

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản và doanh nghiệp bán đấu giá tài sản không thực hiện việc báo cáo định kỳ cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Trung tâm, doanh nghiệp đặt trụ sở chính và Bộ Tư pháp về tổ chức và hoạt động của mình.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Cơ quan, tổ chức không có chức năng bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật, trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản và doanh nghiệp bán đấu giá tài sản không có đấu giá viên mà vẫn tiến hành cuộc bán đấu giá tài sản;

b) Thu các chi phí khác ngoài phí không đúng quy định của pháp luật;

c) Cho cá nhân, tổ chức khác tiến hành hoạt động bán đấu giá tài sản dưới danh nghĩa của mình.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Yêu cầu thực hiện các quy định về báo cáo đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc trả lại số tiền thu không đúng quy định đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

Mục 8: HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ HÌNH THỨC XỬ PHẠT TRONG HOẠT ĐỘNG TRỌNG TÀI THUƠNG MẠI

Điều 29. Hành vi vi phạm quy định về tổ chức, hoạt động trọng tài của Trung tâm trọng tài và trọng tài viên

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Có hành vi gian dối làm sai lệch hồ sơ thành lập Trung tâm trọng tài;

b) Không chấp hành chế độ báo cáo định kỳ theo quy định.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Hoạt động không đúng với nội dung ghi trong giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài; sửa đổi, bổ sung Điều lệ của Trung tâm trọng tài mà không được sự phê chuẩn của Bộ Tư pháp;

b) Tự ý sửa chữa hoặc tẩy xoá làm sai lệch nội dung giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài;

c) Không thực hiện các quy định thông báo công khai việc chấm dứt hoạt động và hoàn tất thủ tục chấm dứt hoạt động với các cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin bí mật liên quan đến nội dung vụ tranh chấp mà trọng tài viên giải quyết gây thiệt hại cho các bên tham gia tố tụng.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu giấy tờ đã bị sửa chữa hoặc tẩy xoá làm sai lệch nội dung đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm trọng tài từ ba tháng đến sáu tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 2 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Đề nghị cơ quan cấp giấy phép huỷ bỏ giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Yêu cầu tiến hành các thủ tục về đăng ký bổ sung, thông báo với cơ quan có thẩm quyền theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và điểm c khoản 2 Điều này.

Mục 9: HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ HÌNH THỨC XỦ PHẠT TRONG HOẠT ĐỘNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT, TRỢ GIÚP PHÁP LÝ

Điều 30. Hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ của báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi lợi dụng danh nghĩa báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật để thực hiện các hoạt động không thuộc nhiệm vụ được giao nhằm mục đích vụ lợi.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật để kích động, gây phương hại đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, truyền thống văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Thẻ báo cáo viên pháp luật từ ba tháng đến sáu tháng đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; tước quyền sử dụng Thẻ báo cáo viên pháp luật không thời hạn trong trường hợp vi phạm nghiêm trọng quy định sử dụng chứng chỉ hành nghề hoặc tái phạm.

Điều 31. Hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ của người thực hiện trợ giúp pháp lý, cộng tác viên trợ giúp pháp lý và tổ chức thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau :

a) Dùng Thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý hoặc lợi dụng danh nghĩa cộng tác viên trợ giúp pháp lý để thực hiện các hoạt động không thuộc nhiệm vụ được giao nhằm mục đích vụ lợi;

b) Mượn, cho mượn Thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý để thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý nhằm mục đích vụ lợi;

c) Nhận tiền hoặc đòi hỏi lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý dưới bất cứ hình thức nào.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Tiết lộ thông tin về vụ việc trợ giúp pháp lý, về người được trợ giúp pháp lý trái quy định gây hậu quả nghiêm trọng;

b) Cố tình cung cấp chứng cứ giả; xúi giục người được trợ giúp pháp lý khai sai sự thực hoặc khiếu nại, tố cáo, khởi kiện không có căn cứ hoặc trái pháp luật.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý trái phép.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng Thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý không thời hạn đối với các hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

b) Buộc hoàn trả các khoản tiền đã nhận đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

Mục 10 HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ HÌNH THỨC XỬ PHẠT TRONG HOẠT ĐỘNG CHO, NHẬN, NUÔI CON NUÔI

Điều 32. Hành vi vi phạm quy định về nuôi con nuôi của cá nhân

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi cho hoặc nhận con nuôi mà không làm thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thực hiện việc cho, nhận con nuôi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có văn bản không chấp nhận việc cho hoặc nhận con nuôi.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Khai báo gian dối để đăng ký việc cho, nhận con nuôi;

b) Tự ý tẩy xoá hoặc sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ để làm thủ tục đăng ký cho, nhận con nuôi;

c) Sử dụng giấy tờ giả mạo để làm thủ tục đăng ký cho, nhận con nuôi;

d) Dụ dỗ, mua chuộc, ép buộc, đe dọa để có được sự đồng ý của người có quyền đồng ý cho trẻ em làm con nuôi;

đ) Lợi dụng việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi nhằm mục đích vụ lợi;

e) Làm dịch vụ môi giới cho hoặc nhận con nuôi trái pháp luật.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu giấy tờ đã bị sửa chữa hoặc tẩy xoá làm sai lệch nội dung đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;

b) Tịch thu giấy tờ giả mạo đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 3 Điều này;

c) Tịch thu số lợi bất hợp pháp thu được đối với hành vi quy định tại điểm d, điểm đ và điểm e khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Huỷ bỏ quyết định nuôi con nuôi (hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền huỷ bỏ) đối với hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản 3 Điều này.

Điều 33. Hành vi vi phạm quy định về nuôi con nuôi của văn phòng con nuôi nước ngoài

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các văn phòng con nuôi nước ngoài thực hiện một trong các hành vi sau:

a) Không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có sự thay đổi về trụ sở, người đứng đầu của văn phòng nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam;

b) Không chấp hành chế độ báo cáo định kỳ, hàng năm;

c) Không tuân thủ đầy đủ các quy định về thủ tục cho hoặc nhận con nuôi.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với văn phòng con nuôi nước ngoài thực hiện một trong các hành vi sau:

a) Sửa chữa, làm sai lệch hoặc giả mạo hồ sơ, tài liệu để được cấp giấy phép hoạt động;

b) Khai báo gian đối để làm thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động;

c) Hoạt động không đúng phạm vi, nội dung và địa bàn hoạt động ghi trong giấy phép.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với văn phòng con nuôi nước ngoài thực hiện một trong các hành vi sau:

a) Thực hiện các hoạt động khi giấy phép đã quá hạn hoặc chưa được cấp giấy phép đã hoạt động;

b) Thực hiện hoạt động về nuôi con nuôi nhằm mục đích vụ lợi.

4. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động từ một tháng đến ba tháng đối với hành vi quy định tại khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động không thời hạn đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;

c) Tịch thu số lợi bất hợp pháp thu được đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;

d) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ giấy phép đã cấp đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này.

Mục 11: HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH KHÁC VÀ HÌNH THỨC XỬ PHẠT

Điều 34. Hành vi vi phạm quy định về phí và lệ phí

Việc xử phạt các hành vi vi phạm hành chính về phí và lệ phí trong lĩnh vực tư pháp được áp dụng theo quy định tại Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí.

Điều 35. Hành vi đưa hối lộ; gây rối hoặc cản trở người thi hành công vụ trong lĩnh vực tư pháp

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác để được làm thủ tục theo quy định trong lĩnh vực tư pháp hoặc để trốn tránh việc xử phạt vi phạm hành chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Việc xử phạt đối với cá nhân có hành vi cản trở, không chấp hành yêu cầu của người thi hành công vụ; có lời nói, hành động lăng mạ, xúc phạm danh dự người thi hành công vụ hoặc chống lại người thi hành công vụ; xúi giục người khác không chấp hành yêu cầu của người thi hành công vụ; gây rối, làm mất trật tự hoặc hoặc lôi kéo, kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng hoặc có hành vi gây rối hoặc cản trở khác gây trở ngại cho các hoạt động trong lĩnh vực tư pháp được áp dụng theo quy định tại Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội.

3. Hình thức xử phạt bổ sung :

Tịch thu toàn bộ số tiền, tài sản hoặc vật chất dùng để hối lộ đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.

Chương 3:

THẨM QUYỀN XỬ PHẠT

Điều 36. Thầm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng;

d) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thẩm quyền;

đ) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thẩm quyền;

đ) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này.

Điều 37. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thanh tra chuyên ngành Tư pháp

1. Thanh tra viên chuyên ngành Tư pháp đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;

d) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này.

2. Chánh thanh tra Sở Tư pháp có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thẩm quyền;

đ) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này.

3. Chánh thanh tra Bộ Tư pháp có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thẩm quyền;

đ) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II Nghị định này.

Điều 38. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan thi hành án dân sự

1. Chấp hành viên thi hành án dân sự đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng.

2. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 500.000 đồng.

3. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan thi hành án quân khu và cấp tương đương có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.

Điều 39. Việc phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban nhân dân các cấp, thanh tra chuyên ngành tư pháp và cơ quan thi hành án dân sự

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện việc xử phạt đối với các vi phạm hành chính trong các lĩnh vực thuộc phạm vi địa phương mình quản lý theo thẩm quyền cụ thể quy định tại Điều 36 Nghị định này.

2. Thanh tra chuyên ngành tư pháp xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này và các hành vi vi phạm hành chính khác liên quan đến lĩnh vực tư pháp quy định tại các nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước theo thẩm quyền cụ thể quy định tại Điều 37 Nghị định này.

Chánh Thanh tra và Thanh tra viên chuyên ngành Sở Tư pháp không xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Mục 5 Chương II Nghị định này.

3. Cơ quan thi hành án dân sự xử phạt theo thẩm quyền quy định tại Điều 38 của Nghị định này đối với các vi phạm hành chính trong hoạt động thi hành án dân sự.

4. Trong trường hợp vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều cơ quan thì việc xử phạt do cơ quan thụ lý đầu tiên thực hiện.

Điều 40. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan khác

Ngoài những người có thẩm quyền xử phạt quy định lại Điều 36, Điều 37 và Điều 38 Nghị định này, những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan khác theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao mà phát hiện các hành vi vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn quản lý của mình thì cũng có quyền xử phạt nhưng phải thực hiện theo đúng quy định tại Điều 42 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Chương IV

THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Điều 41. Đình chỉ hành vi vi phạm hành chính

Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc nhận được báo cáo, biên bản về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp, người có thẩm quyền xử phạt phải kiểm tra, xác minh, ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm.

Điều 42. Lập biên bản vi phạm hành chính

1. Người có thẩm quyền đang thi hành nhiệm vụ, công vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính trừ trường hợp xử phạt bằng hình thức phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 100.000 đồng.

Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp là người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp, công chứng viên, cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tư pháp.

2. Việc lập biên bản vi phạm hành chính phải tuân thủ quy định tại Điều 55 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 20 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP.

Điều 43. Quyết định xử phạt

1. Việc ra quyết định xử phạt theo thủ tục đơn giản được thực hiện theo quy định tại Điều 54 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Việc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, được thực hiện theo quy định tại Điều 56 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 21 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP.

Điều 44. Thủ tục phạt tiền

Thủ tục phạt tiền, thu nộp tiền phạt thực hiện theo quy định tại Điều 57 và Điều 58 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 45. Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, tịch thu và xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, tịch thu và xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 59, Điều 60 và Điều 61 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 46. Chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, hoãn chấp hành quyết định phạt tiền

1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vị phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 64 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 22 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP.

2. Cá nhân bị phạt tiền từ 500.000 đồng trở lên có thể được hoãn chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 65 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 47. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và chuyển quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành

1. Việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 66 và Điều 67 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 03 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

2. Việc chuyển quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành được thực hiện theo quy định tại Điều 68 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 27 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP.

Điều 48. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp là một năm, kể từ ngày ra quyết định xử phạt; quá thời hạn này mà quyết định đó không được thi hành thì không thi hành quyết định xử phạt nữa nhưng vẫn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định.

Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn việc thi hành quyết định xử phạt thì thời hiệu nói trên được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.

Chương V

KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 49. Khiếu nại, tố cáo

1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại đối với quyết định xử phạt của người có thẩm quyền.

Công dân có quyền tố cáo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền những hành vi trái pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp.

2. Thủ lục khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 118 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

3. Việc khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp được thực hiện theo quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.

Điều 50. Xử lý đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp mà sách nhiễu, dung túng, bao che cho người vi phạm, không xử phạt hoặc xử phạt không đúng mức, xử phạt vượt thẩm quyền, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại cho Nhà nước, công dân, tổ chức thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 51. Xử lý vi phạm đối với người bị xử phạt vi phạm hành chính

Người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp nếu có hành vi chống người thi hành công vụ, trì hoãn, trốn tránh việc chấp hành hoặc có những hành vi vi phạm khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 52. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

2. Bãi bỏ các quy định sau đây kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực:

a) Điều 9 và Điều 14 tại Chương II Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình;

b) Các điều 20, 21, 22 và 23 Chương V Nghị định số 65/2003/NĐ-CP ngày 11 tháng 06 năm 2003 của Chính phủ về tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật;

c) Các điều 51, 52, 53 và 54 Chương VI Nghị định số 87/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 07 năm 2003 của Chính phủ về hành nghề của tổ chức luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại Việt Nam;

d) Các điều 32, 33 và 34 Chương V Nghị định số 173/2004/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ quy định về thủ tục, cưỡng chế và xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự.

Điều 53. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 76/2006/NĐ-CP

Loại văn bảnNghị định
Số hiệu76/2006/NĐ-CP
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành02/08/2006
Ngày hiệu lực31/08/2006
Ngày công báo16/08/2006
Số công báoTừ số 59 đến số 60
Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Thủ tục Tố tụng, Vi phạm hành chính
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 18/09/2009
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 76/2006/NĐ-CP

Lược đồ Nghị định 76/2006/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong tư pháp


Văn bản bị đính chính

    Văn bản đính chính

      Văn bản bị thay thế

        Văn bản hiện thời

        Nghị định 76/2006/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong tư pháp
        Loại văn bảnNghị định
        Số hiệu76/2006/NĐ-CP
        Cơ quan ban hànhChính phủ
        Người kýNguyễn Tấn Dũng
        Ngày ban hành02/08/2006
        Ngày hiệu lực31/08/2006
        Ngày công báo16/08/2006
        Số công báoTừ số 59 đến số 60
        Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Thủ tục Tố tụng, Vi phạm hành chính
        Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 18/09/2009
        Cập nhật7 năm trước

        Văn bản gốc Nghị định 76/2006/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong tư pháp

        Lịch sử hiệu lực Nghị định 76/2006/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong tư pháp