Nghị định 81/2008/NĐ-CP

Nghị định 81/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 79/2002/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Công ty Tài chính

Nghị định 81/2008/NĐ-CP tổ chức hoạt động của Công ty Tài chính sửa đổi Nghị định 79/2002/NĐ-CP đã được thay thế bởi Nghị định 39/2014/NĐ-CP hoạt động của công ty tài chính công ty cho thuê tài chính và được áp dụng kể từ ngày 25/06/2014.

Nội dung toàn văn Nghị định 81/2008/NĐ-CP tổ chức hoạt động của Công ty Tài chính sửa đổi Nghị định 79/2002/NĐ-CP


CHÍNH PHỦ
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------

Số: 81/2008/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 29 tháng 07 năm 2008

 

NGHỊ ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 79/2002/NĐ-CP NGÀY 04 THÁNG 10 NĂM 2002 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 10/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003;
Căn cứ Luật Các Tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 12 năm 2005;
Xét đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,

NGHỊ ĐỊNH

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Công ty Tài chính, như sau:

1. Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 2. Định nghĩa Công ty Tài chính

1. Công ty Tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với chức năng là sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư, cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không được làm dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới 01 năm.

2. Công ty Tài chính bao gồm loại hình Công ty Tài chính tổng hợp được thực hiện tất cả các chức năng, nghiệp vụ theo quy định và Công ty Tài chính chuyên ngành hoạt động chủ yếu trên một số lĩnh vực như: tín dụng tiêu dùng hoặc phát hành thẻ tín dụng và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật, Nghị định này và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”.

2. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 3. Hình thức thành lập

1. Công ty Tài chính được thành lập và hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức sau:

a) Công ty Tài chính trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

b) Công ty Tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

c) Công ty Tài chính cổ phần.

2. Việc chuyển đổi sở hữu, thay đổi hình thức (loại hình) Công ty Tài chính được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”.

3. Bổ sung các khoản: 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 vào Điều 6 như sau:

“Điều 6. Giải thích từ ngữ

3. Tổ chức tín dụng nước ngoài bao gồm ngân hàng, Công ty Tài chính, tập đoàn tài chính được thành lập theo pháp luật nước ngoài.

4. Công ty Tài chính liên doanh là Công ty Tài chính được thành lập tại Việt Nam, bằng vốn góp của Bên Việt Nam (gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng, doanh nghiệp Việt Nam) và Bên nước ngoài (gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài) trên cơ sở hợp đồng liên doanh, trong đó phần vốn góp của bên nước ngoài không vượt quá 49% vốn điều lệ của Công ty Tài chính, phần vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam không được vượt quá 30% vốn góp của Bên Việt Nam. Công ty Tài chính liên doanh được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

5. Công ty Tài chính 100% vốn nước ngoài là Công ty Tài chính được thành lập tại Việt Nam với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu của một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài. Công ty Tài chính 100% vốn nước ngoài được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.

6. Tín dụng tiêu dùng là hình thức cung cấp tín dụng cho cá nhân thông qua nghiệp vụ: cho vay mua trả góp, phát hành thẻ tín dụng và cho vay bằng tiền theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

7. Nước nguyên xứ đối với tổ chức tín dụng nước ngoài là nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài được thành lập.

8. Công ty trực thuộc: một công ty được coi là công ty trực thuộc của Công ty Tài chính nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có trên 50% vốn điều lệ thuộc sở hữu của Công ty Tài chính.

b) Việc bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc (Giám đốc) của công ty thuộc quyền quyết định của Công ty Tài chính.

c) Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty thuộc thẩm quyền quyết định của Công ty Tài chính.”

4. Khoản 2 Điều 8 được sửa đổi như sau:

“Điều 8. Điều kiện cấp giấy phép

2. Ngoài các điều kiện nêu tại khoản 1 Điều này, tổ chức tín dụng nước ngoài trong Công ty Tài chính liên doanh hoặc Công ty Tài chính 100% vốn nước ngoài đáp ứng được các điều kiện sau:

a) Được tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật nước nguyên xứ cho phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam.

b) Có tổng tài sản có trên 10 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm trước thời điểm nộp đơn, trừ trường hợp Hiệp định đầu tư song phương giữa Việt Nam và nước nguyên xứ có quy định khác.”

5. Thay thế các Điều 14, 15, và 16 bằng các Điều 14, 15 và 16 mới như sau:

“Điều 14. Mở chi nhánh, văn phòng đại diện và thành lập công ty trực thuộc

1. Việc mở và chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trong nước, ngoài nước của Công ty Tài chính phải được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận bằng văn bản. Điều kiện hồ sơ, thủ tục mở và chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của Công ty Tài chính được áp dụng theo Điều 33 Luật Các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2. Công ty Tài chính được thành lập công ty trực thuộc để hoạt động trên một số lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán Việc thành lập công ty trực thuộc của Công ty Tài chính được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Điều 15.

1. Hội đồng quản trị

a) Hội đồng quản trị có chức năng quản trị Công ty Tài chính, có toàn quyền nhân danh Công ty Tài chính để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty Tài chính, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông (đối với Công ty Tài chính cổ phần) hoặc chủ sở hữu (đối với Công ty Tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên) hoặc thành viên góp vốn (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên).

b) Hội đồng quản trị có số thành viên tối thiểu là ba người, gồm những người có uy tín, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết về hoạt động tài chính, ngân hàng. Chủ tịch và các thành viên khác trong Hội đồng quản trị không được ủy quyền cho những người không phải là thành viên Hội đồng quản trị thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

c) Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị và thành viên Hội đồng quản trị từ 03 năm đến 05 năm, do Điều lệ Công ty Tài chính quy định cụ thể Trường hợp có thành viên Hội đồng quản trị được bầu bổ sung hoặc thay thế thành viên Hội đồng quản trị bị miễn nhiệm, bãi nhiệm giữa nhiệm kỳ, thì nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị đó là thời hạn còn lại của nhiệm kỳ Hội đồng quản trị. Thành viên Hội đồng quản trị có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế và có thể bị miễn nhiệm, bãi nhiệm bất kỳ lúc nào theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền bầu hoặc bổ nhiệm hoặc chỉ định.

d) Hội đồng quản trị sử dụng con dấu của Công ty Tài chính để thực hiện nhiệm vụ của mình.

2. Ban kiểm soát

a) Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, sự an toàn trong hoạt động của Công ty Tài chính, thực hiện kiểm toán nội bộ hoạt động từng thời kỳ, từng lĩnh vực nhằm đánh giá chính xác hoạt động kinh doanh và thực trạng tài chính của Công ty Tài chính.

b) Ban kiểm soát có tối thiểu là ba người, trong đó có một người là Trưởng ban và ít nhất phải có một nửa số thành viên là chuyên trách. Thành viên Ban kiểm soát phải đáp ứng được các yêu cầu về trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp do Ngân hàng nhà nước quy định.

c) Ban kiểm soát có bộ phận giúp việc và được sử dụng hệ thống kiểm tra và kiểm soát nội bộ của Công ty Tài chính để thực hiện các nhiệm vụ của mình.

d) Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát và thành viên Ban kiểm soát từ 03 năm đến 05 năm, do Điều lệ Công ty Tài chính quy định cụ thể. Trường hợp có thành viên được bầu bổ sung hoặc thay thế thành viên bị miễn nhiệm, bãi nhiệm trong thời hạn nhiệm kỳ, thì nhiệm kỳ của thành viên đó là thời hạn còn lại của nhiệm kỳ Ban kiểm soát. Thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

3. Tổng giám đốc (Giám đốc)

a) Hội đồng quản trị bổ nhiệm một trong số các thành viên của mình làm Tổng giám đốc (Giám đốc) hoặc thuê Tổng giám đốc (Giám đốc). Tổng giám đốc (Giám đốc) của Công ty Tài chính chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc điều hành hoạt động hàng ngày theo nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật. Tổng Giám đốc (Giám đốc) là đại diện theo pháp luật của Công ty Tài chính, trừ trường hợp điều lệ Công ty Tài chính quy định khác.

b) Nhiệm kỳ của Tổng giám đốc (Giám đốc) không quá 05 năm, do Điều lệ Công ty Tài chính quy định cụ thể. Tổng giám đốc (Giám đốc) có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

c) Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) của Công ty Tài chính phải có các tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Các tổ chức tín dụng.

d) Tổng giám đốc (Giám đốc) của Công ty Tài chính không được phép là Tổng giám đốc (Giám đốc) hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị của tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp tổ chức đó là công ty trực thuộc của Công ty Tài chính.

đ) Hội đồng quản trị quy định cụ thể cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy giúp việc cho Tổng giám đốc (Giám đốc)

Điều 16. Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thể thức bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, chuẩn y các thành viên hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Tổng giám đốc (Giám đốc) Công ty Tài chính.”

6. Thay thế Khoản 2 và bổ sung khoản 5 Điều 17 như sau:

“Điều 17. Các hình thức huy động vốn

2. Phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và giấy tờ có giá khác có kỳ hạn từ một năm trở lên để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

5. Đối với Công ty Tài chính chuyên ngành hoạt động trong các lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, lĩnh vực thẻ không thực hiện nghiệp vụ huy động vốn nêu tại khoản 1 Điều này.”

7. Bổ sung khoản 4 Điều 18 như sau:

“Điều 18. Cho vay

4. Đối với Công ty Tài chính chuyên ngành:

a) Công ty Tài chính hoạt động trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, được:

- Cấp tín dụng tiêu dùng dưới hình thức cho vay mua trả góp, phát hành thẻ tín dụng và cho vay bằng tiền;

- Cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính, ngân hàng, tiền tệ và đầu tư về tiêu dùng cho khách hàng;

- Các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng nhà nước.

b) Công ty Tài chính hoạt động trong lĩnh vực thẻ thực hiện theo quy định tại Nghị định số 64/2001/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2001 của Chính phủ về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước, trong đó doanh thu phát hành thẻ tín dụng không dưới 70% doanh thu của công ty”

8. Thay thế khoản 1 Điều 25 như sau:

“Điều 25. Các nghiệp vụ phải được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép

Hoạt động ngoại hối: Công ty Tài chính được thực hiện cung ứng một số dịch vụ ngoại hối theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.”

Điều 2. Điều khoản thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Cp;
- Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- BQL KKTCKQT Bờ Y;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (5b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 81/2008/NĐ-CP

Loại văn bảnNghị định
Số hiệu81/2008/NĐ-CP
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành29/07/2008
Ngày hiệu lực24/08/2008
Ngày công báo09/08/2008
Số công báoTừ số 445 đến số 446
Lĩnh vựcTiền tệ - Ngân hàng
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 25/06/2014
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 81/2008/NĐ-CP

Lược đồ Nghị định 81/2008/NĐ-CP tổ chức hoạt động của Công ty Tài chính sửa đổi Nghị định 79/2002/NĐ-CP


Văn bản bị đính chính

    Văn bản được hướng dẫn

      Văn bản đính chính

        Văn bản bị thay thế

          Văn bản hiện thời

          Nghị định 81/2008/NĐ-CP tổ chức hoạt động của Công ty Tài chính sửa đổi Nghị định 79/2002/NĐ-CP
          Loại văn bảnNghị định
          Số hiệu81/2008/NĐ-CP
          Cơ quan ban hànhChính phủ
          Người kýNguyễn Tấn Dũng
          Ngày ban hành29/07/2008
          Ngày hiệu lực24/08/2008
          Ngày công báo09/08/2008
          Số công báoTừ số 445 đến số 446
          Lĩnh vựcTiền tệ - Ngân hàng
          Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 25/06/2014
          Cập nhật7 năm trước

          Văn bản hướng dẫn

            Văn bản được hợp nhất

              Văn bản gốc Nghị định 81/2008/NĐ-CP tổ chức hoạt động của Công ty Tài chính sửa đổi Nghị định 79/2002/NĐ-CP

              Lịch sử hiệu lực Nghị định 81/2008/NĐ-CP tổ chức hoạt động của Công ty Tài chính sửa đổi Nghị định 79/2002/NĐ-CP