Nội dung toàn văn Nghị định 91-CP Điều lệ gửi, nhận và chuyển, phát bưu phẩm và Điều lệ gửi, nhận và chuyển, phát bưu kiện
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 91-CP | Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 1973 |
NGHỊ ĐỊNH
BAN HÀNH ĐIỀU LỆ GỬI, NHẬN VÀ CHUYỂN, PHÁT BƯU PHẨM VÀ ĐIỀU LỆ GỬI, NHẬN VÀ CHUYỂN, PHÁT BƯU KIỆN
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Để tăng cường công tác thông tin bưu chính, tạo điều kiện cho công tác này phát triển với chất lượng cao, phục vụ tốt cho sản xuất, chiến đấu và đời sống nhân dân;
Theo đề nghị của ông Tổng cục Trưởng Tổng cục Bưu điện;
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo nghị định này:
- Điều lệ gửi, nhận và chuyển, phát bưu phẩm.
- Điều lệ gửi, nhận và chuyển, phát bưu kiện.
Điều 2. Hai bản Điều lệ này thi hành kể từ ngày ban hành.
Điều 3. Ông Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện, căn cứ vào hai bản Điều lệ kèm theo nghị định này, hướng dẫn và quy định chi tiết thi hành.
Điều 4. Các ông Bộ trưởng các Bộ, thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và các ông Chủ tịch Ủy ban Hành chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành nghị định này.
| TM. HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ |
ĐIỀU LỆ
GỬI, NHẬN VÀ CHUYỂN, PHÁT BƯU PHẨM
Trong hoạt động và sinh hoạt hàng ngày của nhân dân, các tổ chức xã hội các cơ quan Nhà nước, việc sử dụng xã hội các cơ quan Nhà nước, việc sử dụng bưu điện để giao dịch, trao đổi, thông tin liên lạc là một nhu cầu rất cần thiết không thể thiếu được.
Ngành bưu điện có trách nhiệm tổ chức tốt việc phục vụ các nhu cầu nói trên.
Điều lệ này quy định những nguyên tắc và thể thức giao dịch về bưu phẩm, để một bên là ngành bưu điện, và một bên là người sử dụng bưu điện thi hành đúng đắn, nhằm bảo đảm cho bưu phẩm được chuyển, phát nhanh chóng, chính xác, an toàn và tiện lợi.
Phần thứ nhất:
BƯU PHẨM NÓI CHUNG
Chương 1:
NGUYÊN TẮC VÀ QUY ĐỊNH CHUNG.
Điều 1. Bưu phẩm thuộc phạm trù thư tín mà tính chất bí mật và quyền bất khả xâm phạm được Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và pháp luật bảo đảm. Từ lúc gửi vào bưu điện cho đến khi bưu điện phát cho người nhận, bưu phẩm được coi là tài sản xã hội chủ nghĩa.
Mọi người đều có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ bưu phẩm. Trừ trường hợp đặc biệt được pháp luật quy định, còn thì không ai được xâm phạm bưu phẩm, bóc xem bưu phẩm của người khác, tiết lộ bí mật hoặc hủy bỏ bưu phẩm của người khác.
Điều 2. Bưu phẩm là những giấy tờ, tài liệu, vật phẩm công và tư, gửi qua bưu điện để chuyển đến người nhận theo chế độ quy định trong điều lệ này.
Bưu phẩm trao đổi trong phạm vi lãnh thổ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa gọi là bưu phẩm trong nước, bưu phẩm trao đổi giữa nước Việt Nam dân chủ cộng hòa với nước ngoài gọi là bưu phẩm ngoài nước.
Người gửi, người nhận bưu phẩm bao gồm mọi tổ chức, cơ quan và tư nhân trong nước hay nước ngoài gửi hoặc nhận bưu phẩm.
Điều 3. Tổng cục Bưu điện tùy theo điều kiện của các địa phương có trách nhiệm quy định và công bố phạm vi, giờ giấc gửi, nhận và chuyển, phát bưu phẩm, khu vực phát bưu phẩm, phát bưu phẩm, khu vực phát bưu phẩm các cơ sở bưu điện trong nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Chương 2:
CÁC LOẠI BƯU PHẨM
Điều 4. Bưu phẩm trong nước và bưu phẩm ngoài nước gồm có các loại:
- Thư.
- Bưu thiếp.
- Ấn phẩm.
- Học phẩm cho người mù.
- Gói nhỏ.
Mỗi loại bưu phẩm có giá cước riêng, có cách gửi, nhận và chuyển, phát riêng.
Điều 5. Thư gồm có thư công, thư tư và các bưu phẩm khác được dán kín, đóng kín. Thư công gọi là công văn.
Điều 6. Bưu thiếp là loại bưu phẩm có khuôn khổ nhất định để thông tin vắn tắt, làm bằng giấy dầy và phải gửi trần. Nếu gửi trong phong bì, gửi trong băng thì xếp vào loại thư.
Điều 7. Ấn phẩm là những tài liệu in không có tính chất thông tin riêng, không dán kín, đóng kín.
Điều 8. Học phẩm cho người mù gồm có đĩa hoặc băng thu thanh và giấy đặc biệt dùng riêng cho người mù do các cơ quan nghiên cứu về người mù gửi hay nhận. Học phẩm cho người mù không được có tính chất thông tin riêng và không được dán kín, đóng kín. Thư bằng chữ nổi để ngó, bản in bằng chữ nổi không dán kín, đóng kín cũng được xem như học phẩm cho người mù.
Điều 9. Gói nhỏ là những gói hoặc hộp đựng vật phẩm, không có tính chất thông tin riêng và không dán kín, đóng kín.
Điều 10. Tổng cục Bưu điện căn cứ vào hiệp định đã ký kết với nước ngoài, thông báo những loại bưu phẩm được trao đổi vời từng nước.
Chương 3:
CÁC CÔNG VỤ ĐẶC BIỆT
Điều 11. Ngoài cách chuyển, phát thông thường, người gửi bưu phẩm còn có yêu cầu bưu điện có cách chuyển, phát riêng đối với bưu phẩm của mình. Các công vụ đặc biệt được đặt ra để đáp ứng yêu cầu về sách chuyển, phát riêng đó.
Điều 12. Các công vụ đặc biệt dùng cho bưu phẩm trong nước và ngoài nước gồm có:
- Hỏa tốc: Bưu phẩm hỏa tốc là bưu phẩm có yêu cầu bưu điện phải chuyển và phát ngay. Chỉ một số cơ quan do Đảng và Chính phủ quy định mới được dùng công vụ hỏa tốc.
- Ghi số: Bưu phẩm ghi số là bưu phẩm có yêu cầu bưu điện phải ghi vào sổ sách giấy tờ lúc nhận, chuyển cũng như phát để tiện điều tra xảy ra mất mát, suy suyển, hư hỏng.
- Khai giá: Bưu phẩm khai giá là bưu phẩm số mà người gửi có khai giá trị vật phẩm đựng trong bưu phẩm để khi bưu phẩm có bị mất mát, suy suyển, hư hỏng do lỗi của bưu điện thì bưu điện sẽ căn cứ vào giá đã khai để bồi thường.
- Máy bay: Bưu phẩm máy bay là bưu phẩm có yêu cầu bưu điện phải chuyển bằng đường hàng không.
- Phát riêng: Bưu phẩm phát riêng là bưu phẩm có yêu cầu cơ sở bưu điện đến cho người mang đi phát sau khi đến, trong khu vực phát của mình.
- Phát tận tay: Bưu phẩm phát tận tay là bưu phẩm có yêu cầu cơ sở bưu điện đến phát đúng cho người nhận có họ tên ghi ở địa chỉ bưu phẩm. Công vụ phát tận tay chỉ dùng cho bưu phẩm ghi số.
- Báo phát: Bưu phẩm báo phát là bưu phẩm có yêu cầu bưu điện báo cho người gửi biết ngày phát bưu phẩm cho người nhận. Công vụ báo phát chỉ dùng cho bưu phẩm ghi số. Người gửi có thể dùng công vụ này ngay khi gửi hoặc sau khi gửi bưu phẩm ghi số.
- Lưu ký: Bưu phẩm lưu ký là bưu phẩm có yêu cầu cơ sở bưu điện đến giữ lại tại bưu điện để người nhận có tên ghi ở địa chỉ bưu phẩm đến nhận.
Điều 13. Người gửi một bưu phẩm phẩm có thể dùng công vụ đặc biệt trên đây, miễn là những công vụ ấy không đề ra những yêu cầu trái ngược nhau.
Điều 14. Tổng cục Bưu điện căn cứ vào tình hình thực tế có trách nhiệm quy định và công bố những công vụ đặc biệt được dùng cho từng loại bưu phẩm trong nước và nước ngoài mà thông báo những công vụ đặc biệt được dùng cho từng loại bưu phẩm trao đổi với mỗi nước.
Chương 4:
GỬI BƯU PHẨM
Điều 15. Bưu phẩm gửi đi phải đảm bảo khối lượng, kích thước trong giới hạn do Tổng cục Bưu điện quy định cho từng loại bưu phẩm.
Điều 16. Các bưu phẩm nói chung cần được gói bọc chắc chắn. Đặc biệt những bưu phẩm đựng các vật phẩm sau đây phải được gói bọc theo cách thức riêng được quy định cho từng loại vật phẩm:
- Vật phẩm bằng thủy tinh hoặc vật phẩm dễ vỡ khác.
- Chất lỏng, chất dầu và vật phẩm dễ chảy nước.
- Bột khô, bột màu.
- Ong tầm, đỉa sống và các ký sinh trùng.
- Chất sinh vật dễ hỏng.
- Chất phóng xạ.
Điều 17. Cấm gửi:
- Vật phẩm mà tính chất hoặc cách gói bọc có thể gây nguy hiểm, làm bẩn hay làm hư hỏng các bưu phẩm khác hoặc thiết bị bưu chính.
- Thuốc phiện và các chất ma túy khác, trừ trường hợp đặc biệt dùng vào mục đích y học thì được gửi theo công vụ khai giá.
- Động vật sống, trừ ong, tầm, đỉa sống và các ký sinh trùng trao đổi giữa các cơ quan khoa học.
- Chất nổ, chất dễ cháy và các chất nguy hiểm khác, trừ các chất sinh vật dễ hỏng, các chất phóng xạ trao đổi giữa các cơ quan khoa học, nhưng phải được chuyển theo con đường nhanh chóng nhất, thường là theo đường hàng không.
- Tiền, vàng, bạc các thứ đá qúy, các vật phẩm làm bằng vàng, bạc, đá quý, trừ tiền Việt Nam chỉ được gửi trong nước theo công vụ khai giá.
- Bưu phẩm mà nội dung phạm đến chế độ chính trị, đến luật pháp Nhà nước, đến an ninh trật tư chung, đến đạo đức xã hội.
- Vật phẩm mà nội dung hàng cấm lưu thông trên lãnh thổ nước Việt nam dân chủ cộng hòa.
- Vật phẩm đi nước ngoài thuộc loại hàng cấm xuất từ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, cấm nhập vào nước nhận hoặc cấm lưu thông trên lãnh thổ nước nhận.
Điều 18. Bưu phẩm đựng vật phẩm có giá trị hàng hóa và ấn phẩm từ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa gửi đi nước ngoài cũng như từ nước ngoài gửi vào Việt Nam dân chủ cộng hòa phải gửi kèm theo các giấy tờ cần thiết của cơ quan có thẩm quyền.
Bưu điện được phép cùng cơ quan hải quan mở những bưu phẩm ấy làm thủ tục hải quan.
Điều 19. Địa chỉ người nhận, ghi trên bưu phẩm, phải có đủ chi tiết cần thiết. Nếu là địa chỉ tắt hay địa chỉ quy ước thì địa chỉ này phải được đăng ký trước với bưu điện.
Điều 20. Người gửi bưu phẩm phải trả cước, thể hiện bằng tem thư dán trên bưu phẩm.
Cước bưu phẩm gồm có:
a) Cước phí tính theo loại, theo khối lượng bưu phẩm và theo phạm vi trao đổi (trong nước hay với nước ngoài). Thư là loại bưu phẩm có cước chính cao nhất.
b) Cước phụ về công vụ đặc biệt mà người gửi yêu cầu (nếu có).
Ngoài cách trả cước thông thường bằng tem dán trên bưu phẩm ngay khi gửi, còn có những trường hợp, do Tổng cục Bưu điện quy định, có thể trả cước bằng tiền, trả cước khoán, trả cước sau khi gửi.
Điều 21. Những bưu phẩm trong nước sau đây được miễn cước.
- Bưu phẩm gửi Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam.
- Thư khiếu tố và thư dân nguyện gửi các cấp ủy Đảng, các cấp chính quyền, các cấp quản lý trong ngành bưu điện và các cơ sở bưu điện.
- Bưu phẩm đựng di vật tư sĩ, quà biếu cho gia đình liệt sĩ do các cơ quan gửi.
- Học phẩm cho người mù.
- Ấn phẩm nộp lưu chiếu gửi cho cơ quan có thẩm quyền.
Những bưu phẩm trên đây đều được miễn cước chính, còn về cước phụ tùy từng loại bưu phẩm, từng công vụ đặc biệt và từng trường hợp do Tổng cục Bưu điện quy định có thể được hay không được miễn.
Điều 22. Những bưu phẩm ngoài nước sau đây được miễn cước:
- Bưu phẩm về nghiệp vụ bưu chính trao đổi giữa các cơ quan bưu điện với nhau được miễn các cước chính và phụ.
- Bưu phẩm gửi cho tù binh và những người nước ngoài bị giam giữ trong thời kỳ chiến tranh hay do những người này gửi đi hoặc trực tiếp hoặc thông qua cơ quan có thẩm quyền: được miễn cước chính và các cước phụ (nếu có), trừ cước phụ về công vụ máy bay.
- Học phẩm cho người mù được miễn cước chính và cước phụ và những công vụ ghi số, phát riêng, báo phát (nếu có).
Điều 23. Bưu điện có quyền không chấp nhận những bưu phẩm không bảo đảm các điều kiện quy định từ điều 15 đến điều 20 trên đây.
Điều 24. Sau khi gửi bưu phẩm, người gửi có thể yêu cầu được rút bưu phẩm lại hay thay đổi địa chỉ người nhận ghi trên bưu phẩm chừng nào mà bưu phẩm ấy chưa được phát cho người nhận hoặc không bị cơ quan có thẩm quyền tịch thu hay tiêu hủy do phạm vi điều 17 trên đây.
Chương 5:
CHUYỂN VÀ PHÁT BƯU PHẨM
Điều 25. Bưu điện phải chuyển các bưu phẩm đã tiếp nhận theo chuyển thư gần nhất, trừ bưu phẩm hỏa tốc thì phải chuyển ngay.
Điều 26. Tùy địa chỉ ghi trên bưu phẩm, tùy yêu cầu của người gửi hay của người nhận, bưu phẩm có thể được phát tận nơi hoặc phát phát tại cơ sở bưu điện. Nếu phát tận nơi thì bưu phẩm phải được phát theo chuyến phát gần nhất, trừ bưu phẩm hỏa tốc và bưu phẩm phát riêng thì phải được phát ngay.
Điều 27. Việc phát bưu phẩm nói chung, trừ bưu phẩm ghi số và bưu phẩm khai giá được quy định tùy theo từng đối tượng như sau:
a) Bưu phẩm gửi cho tư nhân có địa chỉ ở nhà riêng có thể được phát cho người nhận, cho người nhà đã trưởng thành của người nhận hoặc được bỏ vào hộp thư riêng của người nhận.
b) Bưu phẩm gửi cho tổ chức, cơ quan hoặc cá nhân trong một tổ chức, cơ quan được phát cho nhân viên văn thư, nhân viên thường trực hoặc liên lạc viên của tổ chức, cơ quan ấy. Những người này phải được tổ chức, cơ quan của mình chính thức ủy quyền và giới thiệu với bưu điện.
c) Bưu phẩm gửi cho người có thuê hộp thư riêng tại bưu điện thì được bỏ vào hộp thư ấy.
Điều 28. Người nhận thay người có tên ghi trên địa chỉ bưu phẩm phải bảo quản cẩn thận bưu phẩm và giao lại ngay cho người suy suyển, hư hỏng, chậm trễ bưu phẩm. Nếu không giao lại được cho người nhận chính thức thì người nhận phải ghi rõ lý do trên bưu phẩm và giao trả lại kịp thời cho bưu điện.
Trong trường hợp bưu phẩm bị phát nhầm, người nhận nhầm phải giao trả lại ngay cho bưu điện để bưu điện kịp thời phát đúng cho người nhận.
Điều 29. Mỗi tổ chức, cơ quan phải bố trí việc giao nhận bưu phẩm với bưu điện và việc giao nhận trong nội bộ tổ chức, cơ quan mình theo đúng sự hướng dẫn của bưu điện, phải chịu trách nhiệm về mọi sự mất mát, suy suyển, hư hỏng, chậm trễ, làm lộ bí mật bưu phẩm xảy ra trong phạm vi tổ chức, cơ quan mình sau khi nhận bưu phẩm của bưu điện phát.
Điều 30. Bưu phẩm thiếu cước hay chưa có cước chỉ được phát khi người nhận hoặc người nhận thay đã trả số cước thiếu hay số cước chưa trả hoặc gấp đôi số cước ấy tùy từng trường hợp nhận từ chối không chịu trả cước thì bưu điện chuyển trả lại bưu phẩm cho người giữ và thu số cước ấy ở người gửi.
Bưu phẩm đựng hàng hóa, đựng ấn phẩm từ nước ngoài gửi vào Việt Nam dân chủ cộng hòa chỉ được phát khi người nhận hoặc người nhận thay đã trả cước xuất trình hải quan và trả các thứ thuế (nếu có), nếu người này từ chối không chịu trả thì bưu điện chuyển trả bưu phẩm cho người gửi.
Điều 31. Trong những trường hợp người nhận thay đổi chỗ ở và có để lại địa chỉ mới, bưu điện phải chuyển tiếp bưu phẩm đến chỗ ở mới của người nhận. Nhưng nếu cần chuyển tiếp ra ngoài nước thì tùy từng loại bưu phẩm và tùy nước mà bưu điện có thể chuyển tiếp hoặc không chuyển tiếp.
Điều 32. Bưu điện phải chuyển trả lại người gửi những bưu phẩm không phát được mà cũng không chuyển tiếp được cho người nhận và những bưu phẩm mà người nhận từ chối không nhận.
Điều 33. Bưu phẩm không phát được cho người nhận mà cũng không trả lại đựoc cho người gửi thì, sau thời hạn một tháng, được coi là bưu phẩm vô thừa nhận.
Chỉ có bưu điện tỉnh và thành phố là nơi có hội đồng xử lý bưu phẩm vô thừa nhận để tìm các chi tiết về địa chỉ nhằm phát lại cho người nhận hoặc trả lại cho người gửi.
Điều 34. Bưu phẩm vô thừa nhận không phát lại cho người nhận mà cũng không trả lại được cho người gửi vẫn phải được giữ cẩn thận trong thời hạn 15 tháng kể từ ngày hôm sau ngày gửi bưu phẩm. Sau thời hạn ấy, bưu điện mới được phép hủy các giấy tờ thông thường đựng trong bưu phẩm cho cơ quan thương nghiệp và thu tiền đựng trong bưu phẩm cho cơ quan thương nghiệp và thu tiền ngân sách Nhà nước cùng với tiền đựng trong bưu phẩm (nếu có), sau khi khấu trừ những chi phí cần thiết.
Đối với bưu phẩm đựng những vật phẩm dễ hư hỏng thì không áp dụng thời hạn lưu giữ nói trên.
Chương 6:
XỬ LÝ NHỮNG TRƯỜNG HỢP SAI PHẠM
Điều 35. Đối với bưu phẩm dán tem thư giả thì bưu điện giữ lại không chuyển đi và truy tố người gửi trước pháp luật.
Điều 36. Đối với bưu phẩm dán tem đã dùng rồi thì bưu điện giữ lại không chuyển đi và trả lại người gửi sau khi thu ở người này một số tiền bằng 10 lần số tiền ghi trên tem đã dùng rồi. Nếu người gửi không chịu trả số tiền phạt này thì bưu điện có thể truy tố đương sự trước pháp luật.
Điều 37. Khi phát hiện bưu phẩm thiếu cước hay chưa có cước (trừ những bưu phẩm được miễm cước đã nói ở điều 21 và 22) thì đối với bưu phẩm trong nước, thư và bưu thiếp ngoài nước, bưu điện vẫn chuyển đi: cước sẽ thu ở người nhận hoặc người nhận thay, theo điều 30. Đối với các loại bưu phẩm khác ngoài nước thì bưu điện trả lại cho người gửi.
Điều 38. Khi phát hiện bưu phẩm (trừ thư và bưu thiếp) đựng tài liệu hoặc ghi chú có tính chất thông tin riêng, bưu điện vẫn chuyển đi, những tính cước toàn bộ bưu phẩm ấy theo loại thư và thêm cước thiếu như quy định ở điều 30 nếu là bưu phẩm trong nước hay bưu phẩm nước ngoài gửi vào Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nhưng nếu là bưu phẩm từ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa gửi đi nước ngoài thì bưu điện trả lại cho người gửi.
Điều 39. Khi phát hiện bưu phẩm (trừ bưu phẩm khai giá) đựng tiền Việt Nam thì, tùy từng trường hợp, bưu điện trả bưu phẩm lại cho người gửi hoặc tách riêng số tiền ra chuyển cho người nhận cùng một lượt với bưu phẩm, sau khi khấu trừ số tiền phạt bằng 10% số tiền gửi trong bưu phẩm, tối thiểu bằng 0đ50.
Điều 40. Tại cơ sở bưu điện gửi hoặc trong qúa trình chuyển bưu phẩm, nếu phát hiện bưu phẩm đựng vật phẩm có thể làm bẩn, làm hỏng các bưu phẩm khác thì tùy từng trường hợp, bưu điện trả bưu phẩm lại cho người gửi hoặc có thể tiêu hủy bưu phẩm và báo cho người gửi biết. Việc trả lại hoặc tiêu hủy phải do trưởng bưu phẩm điện cơ sở quyết định và làm đúng theo thủ tục do Tổng cục Bưu điện quy định.
Điều 41. Khi phát hiện bưu phẩm có đựng tiền nước ngoài, vàng, bạc, đá qúy, các vật phẩm làm bằng vàng, bạc, đá qúy, bưu phẩm đựng vật phẩm cấm xuất, cấm nhập hoặc vật phẩm khác, thì bưu điện phải chuyển bưu phẩm ấy cho cơ quan có thẩm quyền (ngân hàng, hải quan...), xử lý đồng thời báo cho người gửi biết.
Các cơ quan có thẩm quyền, nếu xét cần, cũng có thể yêu cầu bưu điện mở bưu phẩm ghi là phạm pháp để khám xét và xử lý.
Điều 42. Người bưu phẩm phải chịu trách nhiệm về mọi thiệt hại gây ra do những vật phẩm thuộc loại cấm gửi, cấm lưu thông đựng trong bưu phẩm hoặc do người gửi không tôn trọng cách thức gói bọc quy định, mặc dầu bưu phẩm ấy đã được bưu điện chấp nhận chuyển đi.
Chương 7:
KHIẾU NẠI
Điều 43. Trong phạm vi thời hạn một năm kể từ ngày hôm sau ngày gửi bưu phẩm, người gửi hay người nhận bưu phẩm có thể khiếu nại bằng lời hay bằng thư miễn cước với bất cứ cơ sở bưu điện hoặc với các cơ quan có thẩm quyền khác về những thiếu sót, sai lầm có liên quan đến bưu phẩm đã gửi hay đã nhận.
Người gửi cần cung cấp chững từ cần thiết để bưu điện tiện việc điều tra.
Điều 44. Nơi nhận thư khiếu nại phải báo nhận thư trong vòng 48 tiếng đồng hồ. Nhận được khiếu nại, bưu điện phải mở ngay cuộc điều tra để giải quyết.
Trong thời hạn tối đa 3 tháng kể từ ngày hôm sau ngày nhận khiếu nại, bưu điện phải báo cho người khiếu nại biết kết qủa cuộc điều tra.
Phần thứ hai:
BƯU PHẨM GHI SỐ
Điều 45. Việc gửi, nhận và chuyển, phát bưu phẩm ghi số phải theo đúng các điều khoản quy định cho bưu phẩm nói chung trong phần thứ nhất trên đây (trừ điều 27); ngoài ra còn phải theo các điều quy định riêng trong phần thứ hai này.
Chương 1:
GỬI VÀ NHẬN BƯU PHẨM GHI SỐ
Điều 46. Bưu phẩm ghi số phải được gửi tại bộ phận giao dịch của cơ sở bưu điện, trao trực tiếp cho nhân viên bưu điện.
Điều 47. Việc phát bưu phẩm ghi số được quy định tùy từng đối tượng như sau:
a) Bưu phẩm ghi số gửi cho tư nhân có địa chỉ nhà riêng, cho cá nhân trong một tổ chức, cơ quan, cho người nhận có thuê hộp thư riêng tại bưu điện chỉ được phát trực tiếp và đúng cho người nhận có họ tên ghi ở địa chỉ bưu phẩm hoặc cho người có giấy ủy nhiệm hợp lệ của người nhận. Khi nhận, phải ký nhận trên sổ phát bưu phẩm ghi số của bưu điện.
b) Bưu phẩm ghi số gửi cho tổ chức, cơ quan vẫn được phát cho nhân viên văn thư, nhân viên thường trực hoặc liên lạc viên đã được chính thức ủy quyền, có giới thiệu với bưu điện, và ký nhận trên sổ phát bưu phẩm ghi số của bưu điện.
Chương 2:
BỒI THƯỜNG BƯU PHẨM GHI SỐ
Điều 48. Nếu do lỗi của bưu điện gây ra thì bưu điện phải bồi thường trong những trường hợp sau đây:
a) Các loại bưu phẩm ghi số trong nước và ngoài nước bị mất.
b) Thư ghi số trong nước bị suy suyển; bưu phẩm ghi số trong nước đựng vật phẩm có giá trị hàng hóa bị suy suyển, hư hỏng.
c) Bưu phẩm ghi số ngoài nước đựng vật phẩm có giá trị hàng hóa bị suy suyển, hư hỏng trong phạm vi lãnh thổ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Điều 49. Bưu điện chỉ bồi thường bằng tiền, không bồi thường bằng hiện vật. Số tiền bồi thường không được qúa mức tối đa quy định cho từng loại bưu phẩm.
Nói chung, số tiền bồi thường được trả cho người gửi. Nhưng nếu phải gửi yêu cầu, bưu điện cũng có thể trả cho người nhận, hoặc trong trường hợp người nhận đồng ý nhận lấy bưu phẩm suy suyển, hư hỏng thì số tiền bồi thường được trả cho người nhận bưu phẩm.
Điều 50. Bưu điện phải bồi thường nhanh chóng, chậm nhất cũng không được qúa 3 tháng tính từ ngày hôm sau ngày xác nhận sai sót do bưu điện gây nên và bất cứ trong trường hợp nào cũng không được qúa 6 tháng tính từ ngày hôm sau ngày nhận khiếu nại, kể cả trong trường hợp cuộc điều tra tiếp diễn.
Điều 51. Trong trường hợp bưu điện đã bồi thường rồi:
a) Nhưng sau đó lại tìm được bưu phẩm hoặc vật phẩm bị mất mát, bưu điện sẽ báo cho người đã nhận tiền bồi thường đến nhận bưu phẩm, vật phẩm với điều kiện trả lại số tiền bồi thường cho bưu điện; nếu cả người gửi và người nhận đều không đến nhận hoặc không đồng ý trả lại số tiền bồi thường thì bưu phẩm, vật phẩm ấy thuộc quyền sở hữu của Nhà nước.
b) Nhưng sau đó lại xác minh bưu phẩm bị phát nhầm, suy suyển, hư hỏng là do lỗi hoàn toàn ở người gửi hoặc bưu phẩm được phát hợp lệ rồi mà người gửi hay người nhận đã khiếu nại không đúng thì người đã lĩnh số tiền bồi thường phải trả số tiền ấy lại cho bưu điện. Nếu không chịu trả, bưu điện có thể nhờ pháp luật can thiệp.
Điều 52. Bưu điện không phải bồi thường trong những trường hợp sau đây:
a) Các loại bưu phẩm ghi số trong nước và ngoài nước bị mất mát, suy suyển, hư hỏng vì thiên tai, địch họa không thể lường trước được hoặc vượt qúa khả năng khắc phục của con người mà ngành bưu điện đã làm hết sức mình để đề phòng hoặc để hạn chế tác hại nhưng không có kết qủa. Trường hợp này phải được xác nhận bằng biên bản của ngành bưu điện có chính quyền địa phương chứng nhận.
b) Các loại bưu phẩm ghi số trong nước và ngoài nước mà người nhận không có ý kiến hoặc yêu cầu gì ngay lúc ký nhận bưu phẩm.
c) Thư và bưu phẩm thiếp ghi số trong nước và ngoài nước bị hư hỏng, thư ghi số ngoài nước bị suy suyển.
d) Bưu phẩm ghi số ngoài nước đựng vật phẩm có giá trị hàng hóa bị suy suyển, hư hỏng ngoài lãnh thổ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
e) Bưu phẩm ghi số đựng tài liệu, vật phẩm cấm gửi nói ở điều 17 bị các cơ quan có thẩm quyền tiêu hủy hoặc tịch thu.
g) Bưu phẩm ghi số bị phát nhầm, suy suyển, hư hỏng do lỗi hoàn toàn ở người gửi hoặc hư hỏng do tính chất của vật phẩm đựng trong bưu phẩm gây nên.
Điều 53. Trong bất cứ trường hợp nào, bưu điện cũng không bồi thường những thiệt hại gián tiếp, những hậu qủa do việc mất mát, suy suyển, hư hỏng bưu phẩm có thể gây ra cho người gửi hoặc người nhận bưu phẩm. Tuy nhiên đối với người phụ trách trực tiếp, ngành bưu điện phải thi hành kỷ luật hành chính hoặc truy tố trước pháp luật tùy mức độ phạm lỗi và hậu qủa gây ra.
Phần thứ ba:
BƯU PHẨM KHAI GIÁ
Điều 54. Việc gửi, nhận và chuyển, phát bưu phẩm khai giá phải theo đúng các điều khoản quy định nói chung trong phần thứ nhất (trừ điều 27) và các điều khoản quy định cho bưu phẩm ghi số trong phần thứ hai (trừ điều 47, điều 48 và những điểm c, d của điều 52); ngoài ra còn phải theo các điều quy định riêng trong phần thứ ba này.
Chương 1:
GỬI VÀ NHẬN BƯU PHẨM KHAI GIÁ
Điều 55. Bưu phẩm khai giá được gửi theo hai hình thức: thư khai giá và hộp khai giá, và phải được niên phong thật chắc chắn theo cách thức riêng quy định cho bưu phẩm khai giá.
Điều 56. Bưu phẩm khai giá chỉ được trao đổi giữa những cơ sở bưu điện trong nước có mở công vụ khai giá và giữa nước Việt Nam dân chủ cộng hòa với những nước ngoài có ký kết trao đổi bưu phẩm khai giá.
Điều 57. Người gửi không được khai qúa giá trị vật phẩm đựng trong bưu phẩm hoặc qúa mức tối đa do Tổng cục Bưu điện quy định, nhưng vẫn có thể chỉ khai một phần giá trị vật phẩm đựng trong bưu phẩm.
Điều 58. Thư khai giá không được đựng những vật phẩm nặng có thể làm hỏng bì thư.
Hội khai giá ngoài nước không được đựng những tài liệu có tính chất thông tin riêng.
Điều 59. Việc phát bưu phẩm khai giá được quy định tùy theo từng đối tượng như sau:
a) Bưu phẩm khai giá gửi cho tư nhân có địa chỉ ở nhà riêng, cho cá nhân trong một tổ chức, cơ quan, cho người nhận có thuê hộp thư riêng tại bưu điện, chỉ được phát trực tiếp và đúng cho người nhận có họ tên ghi ở địa chỉ bưu phẩm hoặc cho người có giấy ủy quyền hợp lệ của người nhận. Khi nhận, phải ký nhận trên số phát của bưu điện.
b) Bưu phẩm khai giá gửi cho tổ chức, cơ quan chỉ được phát cho Thủ tướng hoặc người có giấy ủy quyền lĩnh từng bưu phẩm khai giá do thủ trưởng tổ chức, cơ quan cấp cho mỗi lần lĩnh bưu phẩm khai giá.
Chương 2:
BỒI THƯỜNG BƯU PHẨM KHAI GIÁ
Điều 60. Đối với bưu phẩm khai giá bị mất mát, suy suyển, hư hỏng do lỗi của bưu điện thì bưu điện phải bồi thường theo giá trị thực tế của vật phẩm bị mất mát, suy suyển, hư hỏng, nhưng không qúa số tiền đã khai.
Ngoài ra, đối với bưu phẩm bị mất máy, bị suy suyển hoàn toàn, hư hỏng hoàn toàn do lỗi của bưu điện thì bưu điện còn phải hoàn lại toàn bộ cước đã thu, trừ cước phụ về công vụ khai giá.
Điều 61. Bưu điện không bồi thường trong trường hợp người gửi khai man, khai qúa giá trị thực tế của vật phẩm đựng trong bưu phẩm.
Điều lệ này được ban hành kèm theo Nghị định số 91-CP ngày 02/5/1973.
ĐIỀU LỆ
GỬI, NHẬN VÀ CHUYỂN, PHÁT BƯU KIỆN
Trong hoạt động và sinh hoạt hàng ngày của nhân dân, các tổ chức xã hội, các cơ quan Nhà nước, việc sử dụng bưu điện để giao dịch, trao đổi, thông tin liên lạc là một nhu cầu rất cần thiết không thể thiếu được.
Ngành bưu điện có trách nhiệm tổ chức tốt việc phục vụ các nhu cầu nói trên.
Điều lệ này quy định những nguyên tắc và thể thức giao dịch về bưu kiện, để một bên là người sử dụng và một bên là ngành bưu điện thi hành đúng đắn, nhằm bảo đảm cho việc chuyển, phát bưu kiện được nhanh chóng, chính xác, an toàn và tiện lợi.
Phần thứ nhất.
BƯU KIỆN NÓI CHUNG
Chương 1:
NGUYÊN TẮC VÀ QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Từ lúc gửi vào bưu điện cho đến khi bưu điện phát cho người nhận, bưu kiện được coi là tài sản xã hội chủ nghĩa.
Mọi người đều có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ bưu kiện. Trừ trường hợp đặc biệt được pháp luật quy định, còn thì không được ai được xâm phạm bưu kiện, mở xem bưu kiện của người khác, tiết lộ nội dung bưu kiện, tiết lộ tên người gửi, người nhận bưu kiện, làm mất hoặc hủy bỏ bưu kiện của người khác.
Điều 2. Bưu kiện là những gói hàng, kiện hàng gửi qua bưu điện để chuyển đến người nhận theo chế độ quy định trong điều lệ này.
Bưu kiện trao đổi trong phạm vi lãnh thổ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa gọi là bưu kiện trong nước, bưu kiện trao đổi giữa Việt Nam dân chủ cộng hòa và nước ngoài gọi là bưu kiện ngoài nước.
Người gửi, người nhận bưu kiện bao gồm mọi tổ chức, cơ quan và tư nhân trong nước hay ở ngoài nước gửi hoặc nhận bưu kiện.
Điều 3. Tổng cục Bưu điện tùy theo điều kiện của các địa phương có trách nhiệm quy định và công bố việc mở nghiệp vụ bưu kiện, phạm vi, giờ giấc gửi, nhận và chuyển, phát bưu kiện ở các cơ sở bưu điện trong nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, và căn cứ vào hiệp định ký kết với nước ngoài mà thông báo danh sách những nước có trao đổi bưu kiện với nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Chương 2:
CÁC CÔNG VỤ ĐẶC BIỆT
Điều 4. Ngoài cách chuyển, phát thông thường, người gửi bưu kiện còn có thể yêu cầu bưu điện có cách chuyển, phát riêng đối với bưu kiện của mình. Các công vụ đặc biệt được đặt ra để đáp ứng yêu cầu về cách chuyển, phát riêng đó.
Điều 5. Các công vụ đặc biệt dùng cho bưu kiện trong nước và ngoài nước gồm có:
- Khai giá: Bưu kiện khai giá là bưu kiện mà người gửi có khai giá trị vật phẩm đựng trong bưu kiện để khi bưu điện có bị mất mát, suy suyển, hư hỏng do lỗi của bưu điện sẽ căn cứ vào giá trị đã khai để bồi thường.
- Máy bay: Bưu kiện máy bay là bưu kiện có yêu cầu bưu điện chuyển bằng đường hàng không.
- Phát riêng: Bưu kiện phát riêng là bưu kiện có yêu cầu cơ sở bưu điện đến, ngay sau khi đến, phải cho người mang đi phát tận nơi cho người nhận ở khu vực phát của cơ sở bưu điện.
- Báo phát: Bưu kiện báo phát là bưu kiện có yêu cầu bưu điện báo cho người gửi đến ngày phát bưu kiện cho người nhận. Người gửi có thể dùng công vụ này ngay khi gửi hoặc sau khi gửi bưu kiện.
- Lưu ký: Bưu kiện lưu ký là bưu kiện có yêu cầu cơ sở bưu điện đến giữ lại tại cơ sở bưu điện, chờ người nhận có tên ghi trên bưu kiện đến nhận.
Điều 6. Người gửi một bưu kiện có thể dùng nhiều công vụ đặc biệt trên đây, miễn là những công vụ ấy không đề ra những yêu cầu trái ngược nhau.
Điều 7. Tổng cục Bưu điện căn cứ vào tình hình thực tế có trách nhiệm quy định và công bố những công vụ đặc biệt được dùng cho bưu kiện trong nước và căn cứ vào hiệp định đã ký kết với nước ngoài mà thông báo những công vụ đặc biệt được dùng cho bưu kiện trao đổi với mỗi nước.
Chương 3:
GỬI BƯU KIỆN
Điều 8. Bưu kiện chỉ được trao đổi giữa các cơ sở bưu điện có mở nghiệp vụ bưu kiện và giữa Việt Nam dân chủ cộng hòa với những nước ký kết trao đổi bưu kiện với nhau.
Điều 9. Bưu kiện phải được gửi tại bộ phận giao dịch của cơ sở bưu điện, trao trực tiếp cho nhân viên bưu điện.
Điều 10. Mỗi bưu điện phải bảo đảm kích thước trong giới hạn do Tổng cục Bưu điện quy định.
Về khối lượng, mỗi bưu kiện trong nước không được qúa mức tối đa đã quy định cho cơ sở bưu điện gửi và cơ sở bưu điện nhận, mỗi bưu kiện ngoài nước không được qúa mức tối đa mà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ký kết trao đổi với từng nước.
Điều 11. Các bưu kiện nói chung cần được gói bọc chắc chắn, được đóng kín, dán kín.
Đặc biệt bưu kiện đựng một trong những vật phẩm sau đây phải được gói bọc theo cách thức riêng quy định cho từng loại vật phẩm.
- Vật phẩm bằng thủy tinh hoặc vật phẩm dễ vỡ khác.
- Chất lỏng và vật phẩm dễ chảy nước.
- Bột khô, bột mầu.
- Phim ảnh, diêm, xenluylôít nguyên chất hoặc vật phẩm là bằng xenluylôít.
Điều 12. Cấm gửi:
- Vật phẩm mà tính chất hoặc cách gói bọc có thể gây nguy hiểm, làm bẩn, làm hỏng thiết bị bưu chính.
- Thuốc phiện và các chất ma túy khác, trừ trường hợp đặc biệt vào mục đích y học.
- Thư từ và các tài liệu có tính chất thông tin riêng.
- Động vật sống.
- Chất nổ, chất dễ bắt lửa và các chất nguy hiểm khác, trừ những vật phẩm nói ở cuối điều 11.
- Tiền, vàng, bạc, các thứ đá qúy, các vật phẩm làm bằng vàng, bạc, đá quý.
- Bưu kiện mà nội dung phạm đến chế độ chính trị, đến luật pháp Nhà nước, đến an ninh trật tự chung, đến đạo đức xã hội.
- Vật phẩm thuộc loại hàng cấm lưu thông trên lãnh thổ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
- Vật phẩm đi nước ngoài thuộc loại hàng cấm xuất từ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, cấm nhập vào nước nhận hoặc cấm lưu thông trên lãnh thổ nước nhận.
Điều 13. Bưu kiện từ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa gửi đi nước ngoài cũng như từ nước ngoài gửi vào nước Việt Nam dân chủ cộng hòa phải kèm theo các giấy tờ cần thiết của cơ quan có thẩm quyền.
Bưu kiện được phép cùng cơ quan hải quan mở những bưu kiện nói trên làm thủ tục hải quan.
Điều 14. Người gửi ghi trên bưu kiện cả địa chỉ người gửi và người nhận. Địa chỉ phải có đủ chi tiết cần thiết. Nếu là địa chỉ tắt hay địa chỉ quy ước thì địa chỉ này phải được đăng ký trước với bưu điện.
Điều 15. Ngay khi gửi, người gửi phải cho biết cách xử lý bưu kiện trong trường hợp bưu điện không phát cho được người nhận. Người gửi có thể yêu cầu bưu điện làm theo một trong những cách xử lý sau đây:
- Báo cho người biết không phát được.
- Chuyển trả lại bưu kiện cho người gửi.
- Chuyển tiếp bưu kiện cho người nhận (nếu người này đã thay đổi nơi ở).
- Bán bưu kiện.
- Bỏ quyền sở hữu bưu kiện của người gửi.
Điều 16. Người gửi bưu kiện phải trả đủ cước bằng tiền. Cước bưu kiện gồm có:
a) Cước chính tính theo nấc khối lượng và tùy theo khu vực đến, nếu là bưu kiện trong nước theo nấc khối lượng và tùy theo từng nước nhận, nếu là bưu kiện ngoài nước.
b) Cước phụ về công vụ đặc biệt mà người gửi yêu cầu (nếu có).
Điều 17. Những bưu kiện trong nước sau đây được miễn cước:
- Bưu kiện gửi Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, gửi Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, gửi Bộ Chính trị Trung ương Đảng lao động Việt Nam.
- Bưu kiện đựng di vật tử sĩ, quà biếu cho gia đình liệt sĩ do các cơ quan gửi.
- Những bưu kiện trên đây đều được miễn cước chính, còn về cước phụ thì tuỳ trường hợp do Tổng cục Bưu điện quy định có thể được miễn hay không được miễn.
Điều 18. Những bưu kiện nước ngoài sau đây được miễn cước:
- Bưu kiện về nghiệp vụ bưu chính trao đổi giữa các cơ quan bưu điện với nhau: được miễn các cước chính và phụ.
- Bưu kiện gửi cho tù binh và những người nước ngoài bị giam giữ trong thời kỳ chiến tranh hay do những người này gửi đi hoặc trực tiếp hoặc thông qua cơ quan có thẩm quyền: được miễn cước chính và cước phụ về công vụ đặc biệt (nếu có) trừ cước phụ về công vụ máy bay.
Điều 19. Bưu điện có quyền không chấp nhận những bưu kiện không đảm bảo đủ các điều kiện quy định ở các điều 8 đến 16 trên đây.
Điều 20. Sau khi gửi, người gửi có thể yêu cầu được rút bưu kiện lại hoặc thay đổi địa chỉ người nhận ghi trên bưu kiện chừng nào mà bưu kiện ấy chưa được phát cho người nhận hoặc không bị cơ quan có thẩm quyền tịch thu hay tiêu hủy do vi phạm điều 12 trên đây.
Chương 4:
PHÁT BƯU KIỆN
Điều 21. Bưu kiện chỉ được phát tại cơ sở bưu điện, trừ bưu kiện phát riêng thì được phát tại địa chỉ người nhận.
Điều 22. Việc phát bưu kiện được quy định tùy theo từng đối tượng như sau:
a) Các bưu kiện nói chung, kể cả bưu kiện khai giá gửi cho tư nhân có địa chỉ ở nhà riêng tại bưu điện, cho người nhận có thuê hộp thu riêng tại bưu điện, cho cá nhân trong một tổ chức, cơ quan, chỉ được phát trực tiếp và đúng cho người nhận có họ tên ghi ở địa chỉ bưu kiện hoặc cho người có giấy ủy quyền hợp lệ của người nhận.
b) Bưu kiện gửi cho tổ chức, cơ quan, trừ bưu kiện khai giá, được phát cho liên lạc viên của tổ chức, cơ quan; bưu kiện phát riêng gửi cho tổ chức, cơ quan được phát cho nhân viên văn thư, nhân viên thường trực. Liên lạc viên, nhân viên văn thư, thường trực phải được tổ chức, cơ quan của mình chính thức ủy quyền và giới thiệu với bưu kiện.
Người nhận phải ký nhận trên sổ phát bưu kiện của bưu điện.
Điều 23. Mỗi tổ chức, cơ quan phân bố trí giao, nhận bưu kiện với bưu điện và việc giao nhận trong nội bộ tổ chức, cơ quan mình theo đúng sự hướng dẫn của bưu điện, phải chịu trách nhiệm về mọi sự mất mát, suy suyển, hư hỏng, chậm trễ, làm lộ bí mật bưu kiện xảy ra trong phạm vi tổ chức, cơ quan mình sau khi nhận bưu kiện của bưu điện phát.
Điều 24. Bưu kiện từ nước ngoài gửi vào nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chỉ được phát khi người nhận hoặc người nhận thay đã trả cước trình xuất trình hải quan và trả các thứ thuế (nếu có); nếu từ chối không chịu trả thì bưu điện chuyển trả lại bưu kiện cho người gửi.
Điều 25. Người nhận bưu kiện hoặc người nhận thay phải trả thêm cước lưu kho nếu đến lĩnh bưu kiện sau thời hạn quy định.
Điều 26. Trường hợp người nhận hoặc người nhận thay không đến lĩnh bưu kiện, bưu kiện chỉ được lưu giữ tại cơ sở bưu điện đến trong một thời hạn nhất định. Sau thời hạn ấy, cơ sở bưu điện đến phải căn cứ vào yêu cầu của người gửi như quy định ở điều 15 mà xử lý theo một trong những cách sau đây:
- Gửi giấy báo không phát được: người nhận giấy báo phải cho biết cách xử lý tiếp.
- Chuyển trả lại bưu kiện cho người gửi và người này phải trả cước chuyển trả lại.
- Phát bưu kiện cho người khác.
- Chuyển tiếp bưu kiện: người nhận hoặc người nhận thay phải trả cước chuyển tiếp, nếu chuyển tiếp ra nước ngoài thì tùy từng nước mà bưu điện có thể chuyển tiếp ra ngoài nước thì tùy từng nước mà bưu điện có thể chuyển tiếp hay không chuyển tiếp được.
- Giao bưu kiện cho cơ quan thương nghiệp và thu tiền trả cho người gửi sau khi khấu trừ những chi phí cần thiết.
- Giao bưu kiện cho cơ quan thương nghiệp và thu nộp tiền vào ngân sách Nhà nước sau khi khấu trừ những chi phí cần thiết.
Điều 27. Bưu kiện còn có thể được chuyển tiếp theo yêu cầu của người nhận. Cước chuyển tiếp sẽ thu ở người nhận hoặc người nhận thay. Nếu là chuyển tiếp ra ngoài nước thì tùy từng nước mà bưu điện có thể chuyển tiếp hay không chuyển tiếp được.
Điều 28. Bưu kiện không phát được cho người nhận mà cũng không trả lại được cho người gửi thì, sau thời hạn một tháng, được coi là bưu kiện vô thường nhận.
Chỉ có bưu kiện tỉnh và thành phố là nơi có hội đồng xử lý bưu kiện vô thừa nhận mới được phép mở bưu kiện vô thừa nhận để tìm các chi tiết về địa chỉ nhằm phát lại cho người nhận hoặc trả lại cho người gửi.
Điều 29. Bưu kiện vô thừa nhận không phát lại được cho người nhận mà cũng không trả lại được cho những người gửi vẫn phải được lưu giữ cẩn thận trong thời hạn 15 tháng kể từ ngày hôm sau ngày gửi bưu kiện. Sau thời hạn ấy, bưu điện sẽ giao cho cơ quan thương nghiệp và thu tiền nộp vào ngân sách Nhà nước sau khi khấu trừ những chi phí cần thiết.
Đối với bưu kiện đựng những vật phẩm dễ hư hỏng thì không áp dụng thời hạn lưu giữ nói trên.
Chương 5:
XỬ LÝ NHỮNG TRƯỜNG HỢP SAI PHẠM.
Điều 30. Tại cơ sở bưu kiện hoặc trong qúa trình chuyển bưu kiện, nếu phát hiện bưu kiện đựng vật phẩm có thể làm bẩn, làm hỏng các bưu kiện khác, làm bẩn, làm hỏng thiết bị bưu chính thì tùy từng trường hợp bưu điện trả bưu kiện lại cho người gửi hoặc có thể tiêu hủy và báo cho người gửi biết. Việc tiêu hủy bưu kiện phải làm đúng theo thủ tục do Tổng cục Bưu điện quy định.
Điều 31. Khi phát hiện bưu kiện đựng thư từ hoặc tài liệu có tính chất thông tin riêng, thì thư từ hoặc tài liệu ấy được xem như một thư cùng khối lượng chưa có cước và người nhận bưu kiện hoặc người nhận thay phải trả gấp đôi cước chưa trả.
Điều 32. Khi phát hiện bưu kiện đựng tiền Việt Nam, thì tùy trường hợp bưu điện trả bưu kiện lại cho người gửi hoặc tách riêng số tiền chuyển trả bưu kiện lại cho người nhận, cùng một lượt với bưu kiện, sau khi khấu trừ số tiền phạt bằng 10% số tiền gửi trong bưu kiện, tối thiểu bằng 0đ50.
Điều 33. Đối với bưu kiện đựng tiền cước ngoài, đựng vàng, bạc, đá qúy, các vật phẩm làm bằng vàng, bạc, đá quý, bưu kiện đựng vật phẩm cấm xuất, cấm nhập hoặc các vật phẩm cấm gửi khác. Khi phát hiện ra thì bưu điện chuyển bưu kiện ấy cho cơ quan có thẩm quyền (ngân hàng, hải quan...) xử lý, đồng thời báo cho người gửi biết.
Ngoài cơ quan có thẩm quyền, nếu xét thấy cần cũng có thể yêu cầu bưu điện mở bưu kiện nghi là phạm pháp để khám xét và xử lý.
Điều 34. Người gửi bưu kiện phải chịu trách nhiệm về mọi mặt gây thiệt hại gây ra bởi những vật phẩm đựng trong bưu kiện thuộc loại cấm gửi, cấm lưu thông, hoặc do người gửi không tôn trọng cách thức gói bọc quy định, mặc dầu bưu kiện ấy đã được bưu điện chấp nhận chuyển đi, miễn là thiệt hại không phải do lỗi của bưu điện hay lỗi của những người vận chuyển gây ra.
Chương 6:
KHIẾU NẠI
Điều 35. Trong phạm vi thời hạn một năm kể từ ngày hôm sau ngày gửi bưu kiện, người gửi hay người nhận bưu kiện có thể khiếu nại bằng lời hay bằng thư miễn cước với bất cứ cơ sở bưu điện nào, với bất cứ cấp quản lý nào trong ngành bưu điện hoặc với các cấp quản lý nào trong ngành bưu điện hoặc với cơ quan có thẩm quyền khác về những thiếu sót, sai lầm có liên quan đến bưu kiện đã gửi hay đã nhận.
Người khiếu nại cần cung cấp chứng từ cần thiết để bưu điện điều tra.
Điều 36. Nơi nhận thư khiếu nại phải báo nhận thư khiếu nại trong vòng 48 tiếng đồng hồ. Nhận được khiếu nại, bưu điện phải mở ngay cuộc điều tra để giải quyết.
Trong thời hạn tối đa là ba tháng kể từ ngày hôm sau ngày nhận khiếu nại. Bưu điện phải báo cho người khiếu nại biết kết qủa cuộc điều tra.
Chương 7:
BỒI THƯỜNG BƯU KIỆN
Điều 37. Bưu kiện bị mất mát, suy suyển, hư hỏng do lỗi của bưu kiện đều được bồi thường theo giá trị thực tế của vật phẩm bị mất, suy suyển, hư hỏng. Tuy nhiên số tiền bồi thường không được qúa mức tối đa quy định cho từng nấc khối lượng, trừ đối với bưu kiện khai giá sẽ được quy định ở điều 49.
Số tiền bồi thường được tính theo giá hàng hóa cùng loại ở nơi gửi và lúc gửi bưu kiện.
Ngoài ra, đối với bưu kiện bị mất mát, suy suyển hoàn toàn, hư hỏng hoàn toàn, bưu điện còn phải hoàn lại toàn bộ cước đã thu, kể cả phụ về công vụ đặc biệt (nếu có), trừ cước phụ về công vụ khai giá.
Bưu điện cũng hoàn lại cước như trên đối với bưu kiện mà người nhận từ chối, không nhận vì suy suyển, hư hỏng do lỗi của bưu điện.
Điều 38. Bưu điện chỉ bồi thường bằng tiền, không bồi thường bằng hiện vật.
Nói chung số tiền bồi thường được trả cho người gửi. Nhưng nếu người gửi yêu cầu, bưu điện cũng có thể trả cho người nhận, hoặc trong trường hợp người nhận đồng ý nhận lấy bưu kiện suy suyển, hư hỏng thì số tiền bồi thường được trả cho người nhận bưu kiện.
Điều 39. Bưu điện phải bồi thường nhanh chóng, chậm nhất không được qúa 3 tháng tính từ ngày hôm sau ngày xác nhận sai sót do bưu điện gây nên và bất cứ trong trường hợp nào cũng không được qúa 6 tháng tính từ ngày hôm sau ngày nhận khiếu nại, kể cả trường hợp cuộc điều tra đang còn tiếp diễn.
Điều 40. Trong trường hợp bưu điện đã bồi thường rồi:
a) Nhưng sau đó lại tìm được một phần hay cả bưu kiện trước đây coi như bị mất thì bưu điện sẽ báo cho người đã được bồi thường cho bưu điện, nếu cả người gửi và người nhận được mời đều không đến, hoặc có đến song không chịu nhận bưu kiện, thì bưu kiện ấy thuộc quyền sở hữu của Nhà nước.
b) Nhưng sau đó loại xác minh bưu kiện bị phát nhầm, suy suyển, hư hỏng là do lỗi hoàn toàn ở người gửi, hoặc bưu kiện đã được phát hợp lệ rồi, thì người đã lĩnh số tiền bồi thường phải trả số tiền ấy lại cho bưu điện, nếu không chịu trả, Bưu điện có thể nhờ pháp luật can thiệp.
Điều 41. Bưu điện không bồi thường bưu kiện trong nước cũng như bưu kiện ngoài nước trong những trường hợp sau đây:
a) Bưu kiện bị mất mát, suy suyển, hư hỏng vì thiên tai địch họa không thể lường trước được hoặc vượt qúa khả năng khắc phục của con người mà ngành bưu điện đã làm hết sức mình để đề phòng hay để hạn chế tác hại nhưng đều không có kết qủa. Trường hợp này phải được xác nhận bằng biên bản của ngành bưu điện có chính quyền địa phương chứng nhận.
b) Bưu kiện đã được phát hợp lệ và người nhận không có ý kiến hay yêu cầu gì ngay lúc ký nhận bưu kiện.
c) Bưu kiện đựng tài liệu, vật phẩm cấm gửi nói ở điều 12, bị các cơ quan có thẩm quyền tiêu hủy hoặc tịch thu.
d) Bưu kiện bị phát nhầm, suy suyển, hư hỏng là do lỗi hoàn toàn ở người gửi hoặc hư hỏng do tính chất của vật phẩm đựng trong bưu kiện gây nên.
Điều 42. Bưu điện cũng không bồi thường bưu kiện ngoài nước gửi cho tù binh và những người nước ngoài bị giam giữ trong thời kỳ chiến tranh hay do những người này gửi mà bị mất mát, suy suyển, hư hỏng.
Điều 43. Trong bất cứ trường hợp nào, bưu điện cũng không bồi thường những thiệt hại gián tiếp, những hậu qủa do việc mất mát, suy suyển hư hỏng bưu kiện có thể gây ra cho người gửi hoặc người nhận bưu kiện. Tuy nhiên đối với cán bộ, nhân viên phạm lỗi cũng như đối với người phụ trách trực tiếp, ngành bưu điện phải thi hành kỷ luật thi hành kỷ luật hành chính hoặc truy tố trước pháp luật hành chính hoặc truy tố trước pháp luật tùy mức độ phạm lỗi và hậu qủa gây ra.
Phần thứ hai:
BƯU KIỆN KHAI GIÁ
Điều 44. Việc gửi, nhận và chuyển, phát bưu kiện khai giá phải theo đúng các điều quy định cho bưu kiện nói chung trong phần thứ nhất (trừ điểm 22 điểm b và điều 37); ngoài ra còn phải theo các điều quy định riêng trong phần thứ hai này.
Chương 1:
GỬI VÀ NHẬN BƯU KIỆN KHAI GIÁ
Điều 45. Bưu kiện khai giá phải được đóng gói và niêm phong thật chắc chắn theo cách thức quy định riêng cho bưu kiện khai giá giá.
Điều 46. Bưu kiện khai giá chỉ được trao đổi giữa những cơ sở bưu điện trong nước có mở công vụ bưu kiện khai giá và giữa nước Việt nam dân chủ cộng hòa với những nước ngoài có ký kết trao đổi bưu kiện khai giá.
Điều 47. Người gửi không được khai qúa giá trị vật phẩm đựng trong bưu kiện hoặc qúa mức tối đa do Tổng cục Bưu điện quy định. Nhưng vẫn có thể chi khai một phần giá trị vật phẩm đựng trong bưu kiện.
Điều 48. Bưu kiện khai giá gửi cho tổ chức, cơ quan chỉ được phát cho Thủ trưởng hoặc cho người có giấy ủy nhiệm lĩnh từng bưu kiện khai giá do thủ trưởng tổ chức, cơ quan cấp cho mỗi lần lĩnh bưu kiện khai giá.
Chương 2:
BỒI THƯỜNG BƯU KIỆN KHAI GIÁ
Điều 49. Bưu kiện khai giá bị mất mát, suy suyển, hư hỏng do lỗi của bưu điện được bồi thường theo giá trị thực tế của những vật phẩm bị mất mát, suy suyển, hư hỏng. Tuy nhiên số tiền bồi thường không được qúa số tiền đã khai.
Điều 50. Ngoài những trường hợp quy định ở điều 41 và điều 42, bưu điện cũng không phải bồi thường bưu kiện khai giá nếu người gửi khai man, khai qúa giá nếu người gửi khai mang, khai qúa giá trị thực tế của vật phẩm đựng trong bưu kiện.
Điều lệ này được ban hành kèm theo nghị định số 91-CP ngày 02/5/1973 của Hội đồng Chính phủ.