Nghị định 966-TTg

Nghị định 966-TTg năm 1956 về bản điều lệ về việc dùng tín hiệu báo bão và gió mùa mạnh cho tàu thuỷ và thuyền bè do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Nội dung toàn văn Nghị định 966-TTg bản điều lệ về việc dùng tín hiệu báo bão và gió mùa mạnh cho tàu thuỷ và thuyền bè


THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 966-TTg

Hà Nội, ngày 11 tháng 07 năm 1956 

 

NGHỊ ĐỊNH

BAN HÀNH BẢN ĐIỀU LỆ VỀ VIỆC DÙNG TÍN HIỆU BÁO BÃO VÀ GIÓ MÙA MẠNH CHO TÀU THUỶ VÀ THUYỀN BÈ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Xét nhu cầu công tác hiện thời:theo đề nghị của Nha khí tượng Thuỷ Văn được các Bộ Nông lâm, Bộ Giao thông và Bưu điện, Bộ Quốc phòng đồng ý.

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1.-  Nay ban hành  điều lệ về việc dùng tín hiệu báo bão và gió mùa mạnh cho tàu thuỷ và thuyền bè ở các sông và ở các bể, kèm theo nghị định này.

Điều 2.- Các ông Bộ trưởng Bộ Nông Lâm Bộ Giao thông và Bưu điện, Bộ Quốc phòng, ông Giám đốc Nha khí tượng Thuỷ Văn và Uỷ ban Hành chính các tỉnh chịu trách nhiệm thi hành nghị định này

 

 

TL.THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
CHÁNH VĂN PHÒNG

 


Phan Mỹ

 

ĐIỀU LỆ

VỀ VIỆC DÙNG TÍN HIỆU BÃO GIÓ MẠNH VÀ BÃO CHO TÀU THUỶ VÀ THUYỀN BÈ Ở VEN SÔNG VÀ VEN BỂ

Chương 1:

MỤC ĐÍCH

Điều 1.- Điều lệ này qui định các dấu hiệu  để báo tin bão hay gió mùa mạnh cho tàu thuỷ và thuyền bè ở bể và ở sông.

Các dấu hiệu này gọi là tín hiệu.

Điều 2.-  Những trường hợp sau đây:

a) Bão nhỏ (gió không quá 70 cây số 1 giờ)

b) Bão lớn( gió trên 70 cây số 1 giờ)

c) Gió mùa mạnh (từ 30 đến 60 cây số giờ)

d) Gió mùa rất mạnh( trên 60 cây số giờ), đều được báo bằng một tín hiệu riêng.

Chương 2:

Ý NGHĨA CÁC LOẠI TÍN HIỆU CÁCH LÀM VÀ SỮ DỤNG TÍN HIỆU

Điều 3.- Hình dáng và các tín hiệu định như sau:

 

Điều 4.-  Các tín hiệu đều dùng ban ngày đều làm bằng gỗ, kim loại, máy hoặc tre sơn đen.

Các tín hiệu ban đêm là đèn màu đỏ và màu xanh lá cây. Kích thước các tín hiệu thống nhất như sau:

- Hình tròn: đường kính là 1 mét.

- Hình tam giác: cạnh dưới và chiều cao là 1 mét.

- Hình vuông: mỗi cạnh là 1 mét.

Hai dấu hiệu của một tín hiệu là hình tròn  và hình tam giác dùng ban ngày treo cách nhau hai phân tay.

Hai dấu hiệu của một hình vuông dùng ban ngày treo cách nhau một nữa mét.

Hai đèn xanh hay hai đèn đỏ dùng ban đêm treo cách nhau 3 tấc tay.

Tín hiệu phải treo vào một cây cột cao hơn mức nước ít nhất là 15 mét. Cột phải dựng ở chỗ cao và các thứ tín hiệu phải treo thuận hướng để tàu bè ra vào cửa bể, thuyền bè lên xuống trên sông hay dân cư ở xung quanh thấy và phân biệt được rõ ràng.

Điều 5.-  Tín hiệu báo sức mạnh (từ 1 đến 4) và tín hiệu báo thời gian( 5 và  6) sẽ kéo cùng một lúc.

Điều 6.- Tín hiệu báo thời gian (5 và 6) không dùng cho nên buổi chiều khi thay tín hiệu ban ngày bằng tín hiệu ban đêm phải hạ tín hiệu báo thời gian xuống.

Điều 7.-  Việc thay đổi tín hiệu ban ngày và tín hiệu ban đêm hàng ngày phải làm vào lúc mặt trời mọc và lúc mặt trời lặn.

Điều 8.- Trường hợp hôm trước đã kéo tín hiệu số 5 (mai sẽ xảy ra) và nếu tin bão không có gì thay đổi thì buổi sáng hôm sau khi thay tín hiệu ban đêm bằng tín hiệu ban ngày phải thay tín hiệu số 5 bằng tín hiệu số 6(hôm nay xảy ra).

Điều 9.- Việc kéo các tín hiệu nhất thiết phải theo đúng các điều chỉ dẫn trong tin báo bão hay gió mùa mạnh của Nha khí tượng Thuỷ văn.

Điều 10.- Khi nhận được tin của Nha khí tượng Thuỷ văn cho biết bão đã đến hay gió mạnh đã yếu đi thì phải hạ những tín hiệu xuống theo đúng trong bản in.

Chương 3:

THÔNG BÁO TIN BÃO, GIÓ MÙA MẠNH

Điều 11.- Khi có bão hay gió mùa mạnh từ 30 cây số 1 giờ trở lên.Nha khí tượng Thuỷ văn có trách nhiệm báo cho các Trạm Tín hiệu ở các vùng bị đe doạ, để kéo tín hiệu báo cho tàu bè và nhân dân biết. Lúc hết bão, gió mùa mạnh hoặc không xảy ra ở địa phương . Nha khí tượng Thuỷ văn cũng sẽ báo cho các trạm biết để hạ các tín hiệu xuống.

Điều 12.-  Những tin báo của Nha khí tượng Thuỷ văn cho các Trạm Tín hiệu được thảo thành công điện bằng chữ quốc ngữ mới và mỗi bản in có chỉ rõ số tín hiệu cần kéo lên hay hạ xuống và chữ dùng để kiểm soát.Mỗi tin đều ghi rõ số thứ tự và ký hiệu riêng.

Thí dụ: NhaKhistwongj Thuyr.vawn gwir cac tramj tins hieeuj Doof-sown, Vachi, Cramphar – Tin bão THA3.

"Ngayf mai… owr vungf Hair-ninh, Hoongf-gai, Quangr-yeen sex cos baox lowns, Keos tins hieeuj 2 vaf 5 Bayr"

 Giải thích: Tin bão THA3.

- Nhóm trường hợp có nghĩa là tin danh cho các trạm tín hiệu.

- Chữ A chỉ đây là cơn bão thứ nhất từ đầu năm(theo thứ tự mẫu tự la-tinh).

- Con số 3 là bản in thứ ba về cơn bão đó.

Chữ Bayr cuối công điện là số cộng hai số hiệu tín hiệu, nó dùng để kiểm soát 2 số đó.

Chương 4:

TRẠM TÍN HIỆU - TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ.

Điều 13.-  Cơ quan sử dụng tín hiệu gọi là Trạm tín hiệu. Trạm tín hiệu đặt ở những nơi tàu thuỷ và tàu bè tập trung như cửa bể, bến đò, v.v...

Điều 14.- Ngoài những Trạm tín hiệu do Nha khí tượng Thuỷ văn trực tiếp đặt, các Ủy ban Hành chính cần thành lập và quản lý một số Trạm tín hiệu trong địa phương mình, sau đó thoã thuận với Nha khí tượng Thuỷ văn về địa điểm các Trạm tín hiệu ấy.

Các cơ quan Vận tải thuỷ, Nông lâm, đơn vị bộ đội, Cục Phòng thủ bờ đê có thể đặt một hoặc nhiều Trạm tín hiệu và trực tiếp phụ trách. Danh sách các Trạm tín hiệu phải báo cho Nha khí tượng Thuỷ văn và Tổng Cục Bưu điện biết để báo tin. Các khoản chi của Trạm sẽ do cơ quan quản lý đài thọ.

Điều 15.-  Nơi nào cần đặt Trạm tín hiệu mà nới đó đã có Trạm khí tượng thuỷ văn hay Trạm khí tượng thìTrạm khí tượng thuỷ văn hay Trạm khí tượng có nhiệm vụ phụ trách công tác tín hiệu.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN CHUNG

Điều 16.-  - Kẻ nào:

- Làm hư hỏng các dụng cụ dùng để báo bão (cột đèn, tín hiệu...)

- Kéo lên và hạ xuống các tín hiệu bao bão không có lệnh của Nha khí tượng Thuỷ văn và không đúng các thể lệ quy định trên đây.

- Tự ý dựng cột, treo tín hiệu báo bão mà không có lệnh của Nha khí tượng Thuỷ văn hay của các cơ quan định ở điều 14 trên đây, hoặc có những hành động phá hoại khác nhằm mục đích ngăn trở việc báo tin bão, đồn tin nhãm để gây hoang man, sự nhầm lẫn trong nhân dân.

Sẽ bị trừng phạt theo sắc lệnh số 267-SL ngày 16-6-1956.

Điều 17.-  Bộ Nông lâm, Bộ Giao thông và Bưu điện, Bộ Quốc phòng, Nha khí tượng Thuỷ văn, Ủy ban Hành chính  các tỉnh có trách nhiệm phổ biến sâu rộng trong nhân dân , đồng thời nghiên cứu được thực hiện điều lệ này cho kịp chống bão.

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 966-TTg

Loại văn bảnNghị định
Số hiệu966-TTg
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành...
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báoSố 21
Lĩnh vựcGiao thông - Vận tải
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật5 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Nghị định 966-TTg bản điều lệ về việc dùng tín hiệu báo bão và gió mùa mạnh cho tàu thuỷ và thuyền bè


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Nghị định 966-TTg bản điều lệ về việc dùng tín hiệu báo bão và gió mùa mạnh cho tàu thuỷ và thuyền bè
                Loại văn bảnNghị định
                Số hiệu966-TTg
                Cơ quan ban hànhThủ tướng Chính phủ
                Người kýPhan Mỹ
                Ngày ban hành...
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báoSố 21
                Lĩnh vựcGiao thông - Vận tải
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật5 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Nghị định 966-TTg bản điều lệ về việc dùng tín hiệu báo bão và gió mùa mạnh cho tàu thuỷ và thuyền bè

                            Lịch sử hiệu lực Nghị định 966-TTg bản điều lệ về việc dùng tín hiệu báo bão và gió mùa mạnh cho tàu thuỷ và thuyền bè