Nghị quyết 01/2011/NQ-HĐND

Nghị quyết số 01/2011/NQ-HĐND thông qua đồ án quy hoạch xây dựng vùng du lịch quốc gia Hô Núi Cốc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do tỉnh Thái Nguyên ban hành

Nội dung toàn văn Nghị quyết 01/2011/NQ-HĐND quy hoạch xây dựng vùng du lịch quốc gia Thái Nguyên


HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/2011/NQ-HĐND

Thái Nguyên, ngày 03 tháng 4 năm 2011

 

NGHỊ QUYẾT

THÔNG QUA ĐỒ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG DU LỊCH QUỐC GIA HỒ NÚI CỐC TỈNH THÁI NGUYÊN, ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
KHOÁ XI, KỲ HỌP THỨ 16

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003;

Căn cứ Luật Xây dựng năm 2003;

Căn cứ Luật Du lịch, năm 2005;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị năm 2009;

Căn cứ Nghị định số: 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Nghị định số: 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

Căn cứ Quyết định số: 58/2007/QĐ-TTg ngày 04/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số: 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ Xây dựng về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Quyết định số: 91/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 30/12/2008 của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Trung du miền núi Bắc bộ đến năm 2020.

Căn cứ Thông tư số: 07/TT-BXD ngày 07/4/2008 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng;

Xét Tờ trình số: 15/TTr-UBND ngày 17/3/2011 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc đề nghị thông qua Đồ án quy hoạch xây dựng vùng du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Báo cáo Thẩm tra của Ban kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (có Báo cáo tóm tắt nội dung cơ bản của đồ án quy hoạch kèm theo)

Điều 2. Giao Uỷ ban nhân dân tỉnh tiếp thu ý kiến của các đại biểu tại kỳ họp về định hướng không gian hình thành đô thị Núi Cốc trong tương lai, đảm bảo sự phát triển hài hoà với các huyện, thành lân cận, đặc biệt là thành phố Thái Nguyên; đảm bảo vệ sinh môi trường nước thải của các khu quy hoạch và sân golf đối với Hồ Núi Cốc … để bổ sung hoàn chỉnh Đồ án và triển khai thực hiện Đồ án theo đúng Luật Xây dựng năm 2003; Luật Du lịch năm 2005; Luật Quy hoạch đô thị năm 2009; Nghị định số: 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng; Quyết định số: 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ Xây dựng về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng. Đối với một số khu chức năng đặc thù như sân golf, khu vui chơi có thưởng… giao Uỷ ban nhân dân tỉnh báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan theo qui định hiện hành.

Điều 3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Ban Kinh tế và Ngân sách, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên khoá XI, kỳ họp thứ 16 thông qua ngày 23 tháng 3 năm 2011./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Vượng

 

BÁO CÁO TÓM TẮT

ĐỒ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG DU LỊCH QUỐC GIA HỒ NÚI CỐC, TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số: 01/2011/NQ-HĐND ngày 03 tháng 4 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên)

1. Phạm vi quy hoạch: Gồm 9 xã và 01 thị trấn thuộc 3 đơn vị hành chính cấp huyện là: thành phố Thái Nguyên, huyện Phổ Yên, huyện Đại Từ, với diện tích được quy hoạch là 189,4 Km2 và dân số là 44.000 người.

2. Tính chất vùng quy hoạch: Là trung tâm dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái và bảo tồn của tỉnh Thái Nguyên nói riêng và của khu vực phía Bắc Việt Nam.

3. Định hướng phát triển không gian vùng

3.1. Phân vùng phát triển kinh tế

a) Khu vực phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản:

b) Khu vực phát triển du lịch, thương mại dịch vụ và đô thị:

3.2. Tổ chức hệ thống mạng lưới đô thị, điểm dân cư nông thôn a) Mạng lưới đô thị:

Mạng lưới đô thị trong vùng quy hoạch bao gồm: Thị trấn Quân Chu (huyện Đại Từ) hiện có và đô thị mới Phúc Xuân.

+ Thị trấn Quân Chu: là đô thị cấp V, là trung tâm vùng phía Nam của huyện Đại Từ, trung tâm thương mại và dịch vụ hỗ trợ sự phát triển của Vùng du lịch Hồ Núi Cốc - cửa ngõ phía Nam kết nối với tỉnh Vĩnh Phúc và khu du lịch Tam Đảo. Dự kiến đến năm 2015, dân số thị trấn đạt khoảng 4,6-5 nghìn người, nhu cầu đất phát triển các chức năng đô thị (không kể đất khu du lịch) khoảng 32-35ha; đến năm 2020, dân số đạt 5,5-6 nghìn người, nhu cầu đất 44-48ha và đến năm 2030, dân số đạt 6,5-7 nghìn người, nhu cầu đất 59-62ha. Chỉ tiêu đất đô thị bình quân theo các giai đoạn 2015 - 2020 - 2030 là 80 - 85 - 90m2/người, trong đó đất ở đạt 40 - 45 - 50m2/người.

+ Đô thị mới Phúc Xuân: là trung tâm hành chính, tài chính và thương mại, dịch vụ của vùng du lịch Hồ Núi Cốc. Dự kiến đến năm 2015, dân số đô thị này đạt khoảng 2,5- 3,5 nghìn người, nhu cầu đất phát triển các chức năng đô thị (không kể đất khu du lịch) là khoảng 18-24ha; đến năm 2020, dân số đạt 8-9 nghìn người, nhu cầu đất 65-70ha và đến năm 2030, dân số đạt 10-11,5 nghìn người, nhu cầu đất 90-100ha. Chỉ tiêu đất đô thị bình quân theo các giai đoạn 2015 - 2020 - 2030 là 70 - 80 - 90m2/người, trong đó đất ở đạt 40 - 45 - 50m2/người.

b) Mạng lưới điểm dân cư nông thôn:

- Lấy trung tâm xã làm hạt nhân mạng lưới điểm dân cư nông thôn được phát triển thành từng cụm tập trung trên cơ sở của các làng, xóm để phát triển kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng, vùng sản xuất và du lịch,…

- Trung tâm xã và các điểm dân cư nông thôn, được phát triển theo các tiêu chí về nông thôn mới, đáp ứng nhu cầu phát triển lâu dài của người dân nông thôn. Tại trung tâm các xã đều bố trí: Trường tiểu học, trung học cơ sở và trường mầm non; Trạm y tế, các công trình văn hoá thể thao,...

4. Định hướng phát triển không gian

KHU A: Khu du lịch, thể thao và thương mại dịch vụ tổng hợp

Khu vực này nằm ở phía Đông Bắc, có diện tích khoảng 430 ha. Đây là khu vực có sự kết nối tốt với thành phố Thái Nguyên (đường 270), có lợi thế về cảnh quan và sự phát triển mạnh về du lịch hiện nay. Khu vực này có tiềm năng để phát triển các quần thể du lịch, thể thao và thương mại dịch vụ.

a) Khu trung tâm xã Tân Thái: Trung tâm hành chính; khu dân cư mới; khu thương mại.

b) Khu hoạt động du lịch: Khu du lịch nghỉ dưỡng (Hotel, Resort); khu hoạt động thể thao; khu thương mại.

c) Khu du lịch sinh thái: Trung tâm bến Cano và thuyền Kayak; khu cắm trại; vườn sinh vật học.

d) Khu đảo và cáp treo: Cáp treo, phòng bán vé và bãi gửi xe; nhà hàng và đài quan sát trên đỉnh đồi; Đảo Chùa nơi du lịch văn hóa tâm linh.

KHU B: Khu giải trí, sân golf, du lịch sinh thái và vui chơi có thưởng

Nằm ở phía Tây Nam Hồ Núi Cốc, bao gồm xã Bình Thuận, Lục Ba, Vạn Thọ và Phúc Tân.

a) Khu giải trí và sân golf: Khu sân Golf và giải trí; khu Spa và khách sạn; khu nghỉ dưỡng cao cấp.

b) Khu du lịch sinh thái và vui chơi có thưởng: Nằm ở phía Tây Nam Hồ Núi Cốc và ở phía Nam sân Golf, gồm: khu du lịch sinh thái hồ và rừng; khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp; khu vực vui chơi có thưởng trong nhà và ngoài trời; trung tâm thương mại, dịch vụ.

KHU C: Trung tâm hành chính mới và du lịch sinh thái

Nằm ở phía Đông của vùng quy hoạch, thuộc xã Phúc Xuân và xã Phúc Trìu, có diện tích khoảng 380 ha. Khu đô thị mới Phúc Xuân sẽ phát triển thành trung tâm hành chính, tài chính và thương mại, dịch vụ của Vùng du lịch Hồ Núi Cốc.

a) Trung tâm hành chính: Trung tâm hành chính; khu công trình kết cấu hạ tầng và công viên; khu thương mại dịch vụ; khu dân cư đô thị; khu dân cư cao cấp.

b) Khu du lịch sinh thái và văn hóa: Đây là khu vực tập trung vào các hoạt động văn hóa và giải trí, nơi du khách có thể trải nghiệm cuộc sống của người địa phương trong một khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp: Trung tâm Thông tin Du lịch; trung tâm Văn hóa và Bảo tàng Hồ Núi Cốc; bảo tàng Chè; trung tâm nghiên cứu về cây chè; trung tâm tổ chức các hoạt động văn hoá lớn; nhà nghỉ và làng dân tộc; du lịch bằng xe đạp.

c) Khu hoạt động du lịch năng động: Khu dân cư ven hồ; khu bãi tắm nhân tạo; khách sạn; nhà hàng; bến du thuyền; trường đua ngựa.

KHU D: Khu đô thị và dịch vụ du lịch - Thị trấn Quân Chu

Thị trấn này nằm ở phía Nam của khu vực quy hoạch, cách xa khu vực Hồ Núi Cốc.

a) Trung tâm hành chính: Trung tâm hành chính; khu thương mại; khu dân cư; công viên công cộng; khu công trình kết cấu hạ tầng gồm: trường học, phòng khám đa khoa,...

b) Khu nghỉ dưỡng sinh thái:

KHU E: Khu lâm viên - Rừng phòng hộ và bảo vệ môi trường sinh thái

Để đảm bảo rừng tự nhiên, có giá trị trong vùng quy hoạch, khu rừng phòng hộ cần phải được coi trọng. Khu này bao gồm khu vực trên 100m so với mực nước biển được dành riêng cho bảo vệ rừng và hệ sinh thái. Khu vực này sẽ được giữ lại và gìn giữ như khu vực hoang dã.

- Khu đồi núi phía Bắc của Khu A: Diện tích khoảng 1.450ha.

- Khu đồi núi phía Nam của thị trấn Quân Chu: Diện tích khoảng 3.250 ha.

- Các vùng rừng tự nhiên ở các khu vực khác: Diện tích khoảng 5.400 ha.

Tổng hợp cơ cấu sử dụng đất trong vùng du lịch Hồ Núi Cốc

TT

Hạng mục

Diện tích (ha)

Năm 2020

Năm 2030

I

Đất nông, lâm nghiệp và thủy sản

13.500-13.600

13.200-13.300

1.1

Đất nông nghiệp

4.100-4.200

3.900- 4.000

1.2

Đất lâm nghiệp *

8.900-9.000

9.000-9.100

1.3

Đất thủy sản

220-230

220- 230

II

Đất phát triển đô thị, nông thôn và khu du lịch

910-930

1.220-1.240

2.1

Đất phát triển đô thị

110-115

155- 160

 

Đất ở

72-75

95-98

 

Đất CTCC, TMDV

10-10,5

13,5-14

 

Đất cây xanh

8,5-9

12-12,5

 

Đất TTCN

7-7,5

10,5-11

 

Đất khác (giao thông, HTKT,…)

17,5-18

24-25

2.2

Đất phát triển điểm dân cư nông thôn

575-590

595- 610

 

Đất ở

400-410

410-420

 

Đất CTCC, TMDV

28-29

41-42

 

Đất cây xanh

28-29

36-37

 

Đất TTCN

19-19,5

25,5-26,5

 

Đất khác (giao thông, HTKT, ao vườn liền kề, dự trữ,…)

108-110

77-79

2.3

Đất phát triển khu du lịch **

220-230

465-480

 

Đất CTCC, thương mại, dịch vụ, lễ hội văn hóa,…phục vụ du lịch

33-34

46-48

 

Các loại hình khu du lịch (khách sạn, nhà nghỉ, resort, thể thao,…)

165-175

373-384

 

Đất phát triển hỗn hợp ở và dịch vụ du lịch

22-23

46-48

III

Đất chuyên dụng khác

4.050-4.100

4.100-4.150

 

Hồ Núi Cốc

2.500

2.500

 

Đất giao thông liên xã, liên huyện

40

50

 

Đất chuyên dựng khác ***

1.510-1.560

1.550-1.560

IV

Đất chưa sử dụng

400-450

300-350

 

Tổng cộng (I+II+III+IV)

18.940

18.940

 (*) Đất lâm nghiệp bao gồm cả đất rừng phục vụ việc phát triển các khu du lịch.

 (**) Đất phát triển khu du lịch chỉ tính diện tích các khu đất xây dựng công trình, không tính đến đất rừng, mặt nước bổ trợ xung quanh khu du lịch.

 (***) Đất chuyên dựng khác bao gồm cả đất tôn giáo tín ngưỡng, đất nghĩa trang nghĩa địa, đất sông suối và mặt nước chuyên dụng./.

5. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật

5.1. Chuẩn bị kỹ thuật

- Hướng thoát nước tự nhiên là từ phía Bắc của sông Công hướng về phía Nam đi qua Hồ Núi Cốc. Hướng khác là từ rặng núi Tam Đảo nằm một phần phía Nam của xã Quân Chu, chạy từ phía Nam đến phía Bắc qua thị trấn Quân Chu.

- Cao độ xây dựng xung quanh hồ từ cốt +50m đến cốt +100. Cao độ thuận lợi nhất là từ +50m đến +60m.

Giải pháp san nền:

Giải pháp san nền tại khu vực quy hoạch là san gạt cục bộ chủ yếu giữ địa hình tự nhiên chỉ đào đắp khi lấy mặt bằng xây dựng, không phá vỡ địa hình tự nhiên để chống sói lở và ảnh hưởng tới môi trường cảnh quan, môi trường sinh thái. Cốt xây dựng cao hơn cốt ngập úng tại từng lưu vực.

Các khu vực sườn đồi, núi dốc cần san nền giật cấp cho từng công trình. Các mái taluy cần tính toán gia cường để chống sạt lở (kè đá, bêtông,…).

Trong quá trình san nền nghiêm cấm đổ đất xuống lòng hồ.

5.2. Thoát nước mưa

- Nước mưa thoát theo nguyên tắc tự chảy. Phân chia lưu vực theo dạng phân tán theo từng khu vực địa hình và theo tuyến giao thông từng khu vực. Nước mặt thoát tự nhiên theo địa hình và độ dốc san nền được thu gom bằng hệ thống cống hay mương thu nước mưa tùy điều kiện cụ thể của từng khu vực dồn về các cửa xả thoát ra hồ, sông, suối.

5.3. Giao thông

a) Giao thông đường bộ:

b) Tuyến xe bus:

c) Hệ thống cáp treo:

d) Giao thông đường thủy:

e) Bãi đỗ xe:

f) Bến thuyền:

g) Sân bay trực thăng:

5.4. Cấp nước

a) Nguồn nước:

Các xã Lục Ba, Bình Thuận, Vạn Thọ sử dụng nguồn nước từ Sông Công. Các xã Tân Thái (H. Đại Từ) xã Phúc Xuân, Phúc Trìu, Tân Cương (TP Thái Nguyên) xã Phúc Tân (H. Phổ Yên) sử dụng nguồn nước Hồ Núi Cốc.

Thị trấn Quân Chu, xã Quân Chu sử dụng nguồn nước suối từ dãy Tam Đảo.

b) Nhu cầu sử dụng nước:

- Nhu cầu cấp nước sinh hoạt vùng quy hoạch năm 2020 là 6.447 m3/ngđ; năm 2030 là 10172 m3/ngđ.

- Nhu cầu cấp nước phục vụ du lịch vùng quy hoạch năm 2020 là 1279m3/ngđ; năm 2030 là 2253 m3/ngđ.

Tổng nhu cầu cấp nước vùng quy hoạch đến năm 2020 là khoảng 7.700m3/ngđ và đến năm 2030 là khoảng 12.500m3/ngđ.

c) Phương án cấp nước: Giải pháp cấp nước:

Sử dụng giải pháp cấp nước tập trung theo cụm các xã, khu dân cư và khu du lịch. Nguồn nước sử dụng là nước Hồ Núi Cốc. Bố trí các trạm bơm nước thô ven hồ bơm nước về trạm xử lý nước sạch. Sau đó, nước được bơm truyền dẫn tới các khu vực chức năng.

Trạm cấp nước:

Dự kiến phân bổ các trạm cấp nước như sau:

Nhà máy nước Núi Cốc công suất 100.000m3/ngđ, cấp nước cho khu vực các xã Phúc Xuân, Phúc Trìu, Tân Cương, Phúc Tân, khu du lịch phía Đông và một phần khu du lịch phía Bắc hồ, khu du lịch phía Nam và Tây Nam hồ.

Trạm cấp nước Bình Thuận công suất 4.500m3/ngđ, diện tích 1ha, cấp nước cho khu vực các xã Tân Thái, Bình Thuận, Lục Ba, Vạn Thọ, một phần khu du lịch phía Bắc và phía Tây hồ.

Trạm cấp nước Quân Chu công suất 1.750m3/ngđ, cấp nước cho khu vực xã Quân

Chu và thị trấn Quân Chu.

5.5. Cấp điện:

a) Nhu cầu sử dụng điện:

- Nhu cầu cấp điện Khu vực đô thị và nông thôn trong vùng quy hoạch năm 2020 là khoảng 14.721 KW; năm 2030 là khoảng 27.483 KW

- Nhu cầu cấp điện Khu vực du lịch trong vùng quy hoạch năm 2020 là khoảng

14.875 KW; năm 2030 là khoảng 24.360 KW

- Nhu cầu cấp điện Khu vực nông nghiệp, thuỷ sản trong vùng quy hoạch năm 2020 là khoảng 2.102 KW; năm 2030 là khoảng 2.508 KW

Tổng nhu cầu cấp điện trong vùng quy hoạch đến năm 2020 là khoảng 31.700KW

và đến năm 2030 là khoảng 54.400KW.

b) Nguồn cấp điện và mạng lưới trung thế:

Trạm biến áp Đán 110/22KV (18MW) thông qua tuyến 22KV ĐDK 473 và trạm trung gian Đán 35/6KV (2x7.500KVA) thông qua tuyến 6KV: Cấp cho các xã Phúc Xuân, Phúc Trìu, Tân Cương, khu đô thị mới Phúc Xuân và một phần phía Đông Nam xã Tân Thái;

Trạm biến áp Đại Từ 220/35KV (1.800KVA) thông qua tuyến 35KV ĐDK 377: Cấp cho các xã Bình Thuận, Lục Ba, Vạn Thọ;

Trạm biến áp trung gian Đại Từ 35/10KV (2.500KVA) thông qua tuyến 10KV ĐDK 971: Cấp cho phần phía Bắc xã Tân Thái;

Trạm biến áp 110/22KV Gò Đầm (22MW) thông quan tuyến 22KV ĐDK 376: Cấp cho các xã Phúc Tân, Quân Chu, thị trấn Quân Chu.

Giai đoạn sau, đến năm 2030, toàn bộ lưới điện trung thế này được chuyển đổi thành 22KV để cùng hòa nhập chung với lưới điện chuẩn quốc gia.

5.6. Thoát nước thải:

a) Khối lượng nước thải vùng quy hoạch:

Tổng khối lượng nước thải vùng quy hoạch đến năm 2020 là khoảng 5.350m3/ngđ và đến năm 2030 là khoảng 8.600m3/ngđ.

b) Mạng lưới thu gom nước thải:

- Hệ thống thoát nước bẩn của vùng là hệ thống riêng hoàn toàn.

- Nước bẩn được thu gom tại từng khu vực bằng hệ thống cống riêng chảy vào các trạm xử lý nước thải trước khi đổ về các suối và Sông Công. Toàn bộ khu vực bố trí 10 trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn loại A theo tiêu chuẩn Việt Nam. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn loại A theo TCVN 6984 - 2001 mới được xả ra các suối và Sông Công.

- Toàn bộ hệ thống thoát nước bẩn được xây dựng mới. Các cống thoát nước bẩn chính có đường kính D600 - D2000 mm. Các cống thoát nước bẩn nhánh có đường kính D200-300mm.

- Ngoài hệ thống cống thoát nước chính và cống thoát nước nhánh còn bố trí hệ thống cống thoát nước bẩn chạy xung quanh hồ có đường kính ống D300mm nhằm thu gom toàn bộ nước bẩn xả xuống hồ.

- Nghiêm cấm các hành vi xả nước bẩn không đạt tiêu chuẩn ra hồ, sông và suối.

c) Trạm xử lý nước thải:

Xây dựng 10 trạm xử lý nước thải được phân bổ theo các khu vực như sau:

- Khu đô thị mới Phúc Xuân và xã Phúc Xuân: 01 trạm công suất 3.800m3/ngđ.

- Thị trấn Quân Chu: 01 trạm, công suất 800m3/ngđ.

- Các xã Phúc Trìu, Tân Cương, Tân Thái, Bình Thuận, Lục Ba, Vạn Thọ, Quân Chu và Phúc Tân; mỗi xã 01 trạm, công suất 600-800m3/ngđ.

Vị trí trạm xử lý nước thải cần được nghiên cứu kỹ lưỡng nhằm đảm bảo hiệu quả của hệ thống thu gom, xử lý, khoảng cách ly vệ sinh và tính thẩm mỹ với môi trường cảnh quan vùng hồ xung quanh.

5.7. Quản lý chất thải rắn (CTR) và nghĩa trang:

a) Quản lý chất thải rắn (CTR):

Tổng khối lượng chất thải rắn trong vùng quy hoạch đến năm 2020 là khoảng 50 tấn/ngày (120m3/ngày) và đến năm 2030 là khoảng 84 tấn/ngày (200m3/ngày).

* Giải pháp xử lý:

- CTR được thu gom rồi chuyển tới điểm tập kết rác của từng khu vực, sau đó chuyển tới các khu xử lý CTR chung toàn vùng.

- Đối với khu vực nông thôn, khuyến khích sử dụng việc xử lý CTR tại chỗ bằng việc xây dựng hầm ủ phân Compost và Biogas từ các chất thải hữu cơ.

* Hình thức thu gom:

- Đối với khu vực nhà ở: Dùng xe thu gom kết hợp thùng chứa rác công cộng đặt tại vị trí thích hợp và thuận tiện cho xe thu gom rác vào vận chuyển, sau đó chuyển tới điểm tập kết rác của từng khu vực.

- Đối với các công trình công cộng, thương mại, dịch vụ, du lịch: Sử dụng cthùng rác lớn đặt tại từng công trình, sau đó chuyển tới điểm tập kết rác của từng khu vực.

- Dùng xe chuyên dụng chở CTR từ các điểm tập kết rác tới Khu xử lý CTR chung.

* Hệ thống thu gom:

Hệ thống các điểm tập kết rác được phân bố như sau:

- Đô thị mới Phúc Xuân: 02 điểm

- Thị trấn Quân Chu: 01 điểm

- Các xã còn lại: Mỗi xã 01 điểm.

* Khu xử lý chất thải rắn (CTR):

Khu xử lý CTR chung của thành phố Thái Nguyên: Tại thung lũng Đá Mài, xã Tân Cương. Khu xử lý CTR này phục vụ nhu cầu của khu đô thị mới Phúc Xuân và các xã Phúc Xuân, Phúc Trìu, Tân Cương, Tân Thái và Phúc Tân.

Khu xử lý chất thải y tế: Đã xây dựng liền kề với khu xử lý chất thải rắn công suất đủ phục vụ cho nhu cầu của khu vực.

Khu xử lý CTR công nghiệp: Dự kiến tại khe Đá Mài, xã Tân Cương. Quy mô diện tích 5ha. CTR công nghiệp, TTCN của Thành phố Thái Nguyên và vùng quy hoạch sẽ được xử lý chung tại đây.

Xây dựng mới trạm đốt rác phục vụ nhu cầu các xã Bình Thuận, Lục Ba, Vạn Thọ, Quân Chu và thị trấn Quân Chu mới xã 1 trạm. Công suất xử lý đến năm 2020 là khoảng 80m3/ngày và đến năm 2030 là khoảng 180m3/ngày. Lựa chọn công nghệ xử lý phải đảm bảo các yêu cầu tiêu chuẩn của Việt Nam hiện hành.

b) Nghĩa trang:

- Để đảm bảo cảnh quan và môi trường sinh thái vùng Hồ Núi Cốc, không phát triển nghĩa trang trong vùng quy hoạch.

- Các nghĩa trang cũ được chỉnh trang và cải tạo theo hướng trở thành công viên nghĩa trang, hòa nhập với cảnh quan vùng du lịch./.

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 01/2011/NQ-HĐND

Loại văn bảnNghị quyết
Số hiệu01/2011/NQ-HĐND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành03/04/2011
Ngày hiệu lực02/04/2011
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Xây dựng - Đô thị
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật13 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 01/2011/NQ-HĐND

Lược đồ Nghị quyết 01/2011/NQ-HĐND quy hoạch xây dựng vùng du lịch quốc gia Thái Nguyên


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Nghị quyết 01/2011/NQ-HĐND quy hoạch xây dựng vùng du lịch quốc gia Thái Nguyên
                Loại văn bảnNghị quyết
                Số hiệu01/2011/NQ-HĐND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Thái Nguyên
                Người kýNguyễn Văn Vượng
                Ngày ban hành03/04/2011
                Ngày hiệu lực02/04/2011
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Xây dựng - Đô thị
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật13 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Nghị quyết 01/2011/NQ-HĐND quy hoạch xây dựng vùng du lịch quốc gia Thái Nguyên

                        Lịch sử hiệu lực Nghị quyết 01/2011/NQ-HĐND quy hoạch xây dựng vùng du lịch quốc gia Thái Nguyên

                        • 03/04/2011

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 02/04/2011

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực