Nghị quyết 09/2016/NQ-HĐND

Nghị quyết 09/2016/NQ-HĐND quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách địa phương; tỷ lệ (%) phân chia các nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn năm 2017-2020 do tỉnh Phú Thọ ban hành

Nội dung toàn văn Nghị quyết 09/2016/NQ-HĐND phân cấp nguồn thu nhiệm vụ chi ngân sách địa phương Phú Thọ


HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 09/2016/NQ-HĐND

Phú Thọ, ngày 08 tháng 12 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH PHÂN CẤP NGUỒN THU, NHIỆM VỤ CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG, TỶ LỆ (%) PHÂN CHIA CÁC NGUỒN THU GIỮA CÁC CẤP NGÂN SÁCH GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
KHÓA XVIII, KỲ HỌP THỨ BA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Xét Tờ trình số 5335/TTr-UBND ngày 21 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Về việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ (%) phân chia các nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2017 - 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách địa phương; tỷ lệ (%) phân chia các nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn năm 2017-2020:

A. Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách cấp tỉnh

I. Các khoản thu ngân sách cấp tỉnh được hưởng 100%

1. Thuế giá trị gia tăng; thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế tài nguyên; thu tiền thuê đất; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp từ các doanh nghiệp Trung ương quản lý, doanh nghiệp địa phương, các doanh nghiệp cổ phần hóa có vốn nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

2. Thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản thu do Cục Thuế tỉnh trực tiếp thu.

3. Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết.

4. Thu phí và lệ phí (không kể lệ phí trước bạ, đã bao gồm lệ phí môn bài); phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp; phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt do đơn vị cung cấp nước sạch là Công ty cổ phần Cấp nước Phú Thọ thu.

5. Thuế bảo vệ môi trường (đối với phần ngân sách địa phương được hưởng theo quy định).

6. Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản do Trung ương cấp giấy phép (đối với phần ngân sách địa phương được hưởng theo quy định).

7. Thu sự nghiệp phần nộp ngân sách của các đơn vị do tỉnh quản lý.

8. Thu huy động, đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho ngân sách cấp tỉnh.

9. Thu kết dư ngân sách cấp tỉnh.

10. Thu từ quỹ dự trữ tài chính địa phương.

11. Thu các khoản thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan, đơn vị thuộc cấp tỉnh tổ chức thu (bao gồm cả thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông, tiền sử dụng đất do các cơ quan Tòa án, Công an, Viện kiểm sát quyết định thu hồi).

12. Thu bổ sung từ ngân sách Trung ương.

13. Thu chuyển nguồn ngân sách từ ngân sách cấp tỉnh năm trước sang ngân sách cấp tỉnh năm sau.

14. Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho ngân sách cấp tỉnh.

II. Các khoản thu ngân sách cấp tỉnh được hưởng theo tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa các cấp ngân sách

1. Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

2. Thu tiền sử dụng đất.

3. Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

4. Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (do UBND tỉnh cấp giấy phép).

III. Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp tỉnh

1. Chi đầu tư và phát triển, gồm:

- Đầu tư xây dựng cho các công trình thuộc nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung của ngân sách cấp tỉnh.

- Đầu tư xây dựng các công trình mục tiêu quốc gia có tính chất đầu tư.

- Đối ứng các công trình dự án có vốn nước ngoài, vốn do các Bộ, ngành, Trung ương đầu tư cho ngân sách cấp tỉnh.

- Đầu tư và hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho các tổ chức khoa học và công nghệ: Xây dựng mới, nâng cấp, tăng cường năng lực nghiên cứu của các tổ chức khoa học và công nghệ, bao gồm: Phòng thí nghiệm, xưởng thực nghiệm, trạm thực nghiệm; trung tâm phân tích, kiểm nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn và đánh giá sự phù hợp; các cơ sở thiết kế, chế tạo, thử nghiệm chuyên dụng; các cơ sở ứng dụng và chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng; tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ; xây dựng hạ tầng thông tin; các hoạt động đầu tư khác phục vụ phát triển khoa học và công nghệ.

- Chi từ nguồn vốn vay, vốn tạm ứng ngân sách Trung ương, tạm ứng vốn nhàn rỗi Kho bạc Nhà nước Trung ương, vốn vay qua Ngân hàng phát triển.

- Trả nợ các khoản vay, tạm ứng từ ngân sách Trung ương.

- Hỗ trợ đầu tư cho các chương trình theo chính sách đầu tư của tỉnh.

- Bổ sung cho Quỹ phát triển đất.

- Bổ sung có mục tiêu cho ngân sách huyện từ các nguồn vốn cho những dự án cấp huyện, cấp xã làm chủ đầu tư.

- Các khoản chi đầu tư phát triển khác thuộc ngân sách cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.

2. Chi thường xuyên

a) Chi sự nghiệp kinh tế

- Sự nghiệp nông, lâm nghiệp, thủy sản:

+ Hoạt động của các đơn vị, tổ chức trực thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn; hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi, giống thủy sản; triển khai các nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh xảy ra trên diện rộng và nghiêm trọng; chi quy hoạch xây dựng nông thôn mới; chi thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, các dự án, chương trình nông, lâm nghiệp của tỉnh và bổ sung cho các hoạt động sự nghiệp nông nghiệp khác theo quy định.

+ Hỗ trợ công tác hoạt động kiểm lâm trên địa bàn; nghiệp vụ bảo vệ phòng cháy, chữa cháy rừng; các chính sách đặc thù, phụ cấp ưu đãi ngành; công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật bảo vệ rừng; công tác thừa hành pháp luật, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và một số hoạt động khác của ngành.

- Sự nghiệp thủy lợi:

+ Hỗ trợ hoạt động của bộ máy Hạt quản lý đê Trung ương, hỗ trợ xây dựng kè và đắp đê địa phương; chi cho hoạt động diễn tập và phòng, chống lụt bão, khắc phục hậu quả sau bão lũ đối với các công trình thủy lợi do tỉnh quản lý.

+ Đảm bảo hoạt động sự nghiệp thủy lợi khác theo quy định.

- Sự nghiệp giao thông:

Đảm bảo hoạt động các sự nghiệp giao thông trên địa bàn; duy tu, sửa chữa thường xuyên, xây dựng và sửa chữa lớn các tuyến đường thuộc tỉnh quản lý; chi khắc phục bão lũ đối với đường, cầu cống do tỉnh quản lý; chi hỗ trợ giao thông nông thôn cho cấp huyện, xã.

- Sự nghiệp tài nguyên và môi trường:

Hoạt động bộ máy và nghiệp vụ công tác quản lý tài nguyên môi trường của tỉnh, bao gồm: Công tác quản lý đất đai; công tác quản lý tài nguyên khoáng sản; công tác quản lý tài nguyên nước; hoạt động sự nghiệp môi trường trên địa bàn tỉnh quản lý; công tác đo đạc bản đồ; các hoạt động phục vụ quản lý chuyên môn khác về tài nguyên môi trường theo quy định.

- Sự nghiệp kiến thiết thị chính và kinh tế khác:

Đảm bảo thực hiện một số nhiệm vụ hoạt động sự nghiệp kiến thiết thị chính và kinh tế khác ngoài những nhiệm vụ đã được quy định ở trên.

b) Chi sự nghiệp văn xã

b.1. Chi sự nghiệp giáo dục:

- Các hoạt động sự nghiệp giáo dục của các đơn vị do Sở Giáo dục - Đào tạo quản lý: Khối các trường dân tộc nội trú, bán trú; khối trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp của tỉnh và các huyện, thành, thị; khối các trường trung học phổ thông; Trường chuyên Hùng Vương.

- Chi thực hiện các hoạt động sự nghiệp chung của ngành (tổ chức các kỳ thi, cuộc thi, bồi dưỡng học sinh giỏi, bồi dưỡng giáo viên, các hội nghị tập huấn chuyên môn,...); chi bổ sung thiết bị dạy học, thực hiện duy trì và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; chi thực hiện kế hoạch dạy và học ngoại ngữ; chi bổ sung thiết bị, đồ chơi duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non và thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới, chi ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy, học tập; chi thi đua khen thưởng khối giáo dục tỉnh quản lý; chi học bổng học sinh đạt giải theo quy định của tỉnh; công tác đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục; các hoạt động giáo dục khác thuộc tỉnh quản lý.

- Chi bổ sung có mục tiêu thực hiện các chương trình, đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hỗ trợ tăng cường cơ sở vật chất trường học đạt chuẩn quốc gia.

b.2. Chi sự nghiệp đào tạo và đào tạo nghề

- Các hoạt động sự nghiệp đào tạo của các đơn vị: Trường đại học Hùng Vương, Trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh, Trường cao đẳng Y tế, Trường Trung cấp Nông lâm nghiệp, Trường trung cấp Văn hóa nghệ thuật, Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học, Trường Bồi dưỡng Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú,

Trường Trung cấp nghề công nghệ và vận tải, Trường Cao đẳng nghề, Trung tâm giới thiệu việc làm, các Trung tâm dạy nghề, Trường Năng khiếu thể dục thể thao; một số nhiệm vụ đào tạo của các ngành theo các chương trình và đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Công tác đào tạo, đào tạo lại đối với cán bộ, công chức theo kế hoạch đào tạo của tỉnh.

- Đào tạo học sinh cử tuyển tại các trường đại học do tỉnh cử đi đào tạo.

- Hoạt động đào tạo khác thuộc tỉnh quản lý (bao gồm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về đào tạo nghề; quy chế tuyển sinh, quy chế thi, kiểm tra, công nhận văn bằng tốt nghiệp, chứng chỉ học nghề; chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý giáo viên giáo dục nghề nghiệp và học sinh, sinh viên học nghề theo quy định).

b.3. Chi sự nghiệp y tế

Các hoạt động sự nghiệp y tế của các đơn vị do Sở Y tế quản lý, bao gồm:

- Công tác khám chữa bệnh:

+ Tuyến tỉnh: Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện lao và bệnh phổi, Bệnh viện tâm thần, Bệnh viện y dược cổ truyền và phục hồi chức năng, Bệnh viện Mắt, Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản.

+ Tuyến huyện: Bệnh viện đa khoa thị xã Phú Thọ, Bệnh viện đa khoa các huyện: Phù Ninh, Lâm Thao, Thanh Ba, Đoan Hùng, Hạ Hòa, Cẩm Khê, Yên Lập, Thanh Sơn, Tân Sơn, Thanh Thủy, Tam Nông.

- Công tác phòng bệnh, Dân số - KHHGĐ: Chi cục dân số kế hoạch hóa gia đình, Chi cục VSATTP, Trung tâm giám định y khoa, Trung tâm Pháp y, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm truyền thông giáo dục sức khoẻ, Trung tâm Kiểm nghiệm, Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm y tế các huyện, thành, thị, Hội Đông y.

- Chăm sóc sức khỏe ban đầu tại xã, phường, thị trấn:

+ Đảm bảo đủ các khoản lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo quy định cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn và hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế thôn bản.

+ Hoạt động chi thường xuyên cho trạm y tế xã, phường, thị trấn.

- Kinh phí mua thẻ BHYT theo quy định.

- Kinh phí nghiệp vụ ngành, đào tạo cán bộ y tế, phòng chống dịch bệnh, tăng cường cơ sở vật chất ngành y tế và các hoạt động khác của ngành theo quy định.

b.4. Chi sự nghiệp VHTT

- Các hoạt động sự nghiệp, các đơn vị văn hóa thông tin của tỉnh; kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa “; chi cho công tác gia đình; du lịch; chi trợ giá điện ảnh miền núi.

- Hoạt động sự nghiệp văn hóa khác thuộc tỉnh quản lý.

b.5. Chi sự nghiệp TDTT

Chi các hoạt động thể dục thể thao cấp tỉnh, các giải thi đấu khu vực, quốc gia và giải phong trào do tỉnh tổ chức hàng năm, công tác thể thao quần chúng, Trung tâm huấn luyện thể dục thể thao và các khoản nghiệp vụ thể dục thể thao khác của tỉnh (trong đó bao gồm cả chi đào tạo vận động viên tham gia Hội khỏe Phù Đổng).

b.6. Chi sự nghiệp PTTH

Chi cho bộ máy và nghiệp vụ của Đài phát thanh và truyền hình tỉnh.

b.7. Chi sự nghiệp khoa học công nghệ

- Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, bao gồm chi trực tiếp cho các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; chi cho các hoạt động quản lý của cơ quan có thẩm quyền đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ; chi tổ chức đánh giá sau nghiệm thu đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

- Chi thường xuyên và các nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của tổ chức khoa học và công nghệ công lập theo quy định pháp luật về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập.

- Chi đảm bảo quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh.

- Đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ nghiên cứu về khoa học và công nghệ ở trong nước và nước ngoài.

- Hỗ trợ đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, hoạt động tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng, công bố kết quả nghiên cứu khoa học; khen thưởng, giải thưởng khoa học và công nghệ.

- Chi cho công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở vật chất - kỹ thuật và trang thiết bị phục vụ hoạt động khoa học và công nghệ.

- Các khoản chi có liên quan khác.

b.8. Chi sự nghiệp đảm bảo xã hội

- Chi cho hoạt động của các đơn vị trực thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội quản lý: Trung tâm giáo dục lao động xã hội; Trung tâm trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần; Trung tâm điều dưỡng người có công, Trung tâm quản lý sau cai nghiện ma túy.

- Chi trợ giúp các đối tượng chính sách theo quy định; chi thăm viếng mộ liệt sỹ, đưa đón các đối tượng nghỉ điều dưỡng, thăm hỏi và tặng quà đối với các đối tượng tỉnh quản lý.

- Chi các hoạt động, nghiệp vụ, các chính sách đảm bảo xã hội khác theo quy định của tỉnh.

c) Chi quản lý hành chính

- Chi đảm bảo hoạt động bộ máy quản lý nhà nước, cơ quan Đảng và các đoàn thể; kinh phí các kỳ họp; phụ cấp, phụ cấp kiêm nhiệm đại biểu HĐND tỉnh theo quy định.

- Chi hỗ trợ các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp cấp tỉnh.

- Chi tuyên truyền, giáo dục pháp luật; chi xây dựng, thẩm định văn bản; kiểm tra và xử lý các văn bản quy phạm pháp luật.

- Chi đảm bảo biểu mẫu, sổ sách cấp hộ tịch cho các xã, phường, thị trấn.

- Chi thi đua khen thưởng; chi cải tạo, sửa chữa trụ sở, mua sắm phương tiện làm việc các cơ quan hành chính, sự nghiệp; chi cải cách hành chính.

- Chi cho sinh viên tốt nghiệp đại học về công tác tại xã, chi hỗ trợ cán bộ công chức của tỉnh đào tạo sau đại học và các chính sách thu hút nhân tài về công tác tỉnh.

- Chi hoạt động đối ngoại, xúc tiến đầu tư, quản lý và vận động viện trợ phi Chính phủ theo quy định.

- Chi các hoạt động nghiệp vụ khác của quản lý hành chính cấp tỉnh.

d) Chi an ninh - quốc phòng

- Chi công tác đảm bảo an ninh và trật tự an toàn xã hội của tỉnh gồm: Chi phòng chống các loại tội phạm, các chiến dịch giữ gìn an ninh và trật tự an toàn xã hội, hỗ trợ các hội nghị tổng kết, sơ kết các phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, công tác phòng cháy chữa cháy, tổ chức diễn tập xử lý các tình huống phức tạp về an ninh trật tự.

- Chi công tác giáo dục quốc phòng; chi công tác xây dựng huy động lực lượng dự bị động viên, công tác huấn luyện dân quân tự vệ; chi công tác tuyển quân, tiếp đón quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự; xây dựng phương án phòng thủ khu vực, tổ chức diễn tập phòng thủ khu vực; chi mua sắm trang phục dân quân tự vệ theo quy định của Chính phủ.

- Tổ chức hội nghị tập huấn và báo cáo công tác, các nhiệm vụ an ninh, quốc phòng khác theo quy định.

e) Chi khác ngân sách

- Chi điều tra thống kê kinh tế - xã hội theo yêu cầu của tỉnh; Chi hoàn thuế, thoái thu đối với các khoản phải hoàn, phải thoái theo quy định của pháp luật; chi hỗ trợ cho các cơ quan, đơn vị có các khoản thu nộp ngân sách.

- Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

3. Chi bổ sung ngân sách cấp dưới.

4. Chi trả gốc, lãi tiền vay huy động cho đầu tư theo quy định của tỉnh.

5. Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh.

6. Chi chuyển nguồn từ ngân sách cấp tỉnh năm trước sang ngân sách cấp tỉnh năm sau.

B. Nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện

I. Các khoản thu ngân sách cấp huyện được hưởng 100%

1. Ghi thu chi phí đấu giá đất, kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng, kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch cho diện tích đất đấu giá… do cấp huyện thực hiện.

2. Lệ phí trước bạ đối với ô tô, tàu thuyền, xe máy.

3. Phí và lệ phí phần nộp ngân sách cấp huyện (đã bao gồm lệ phí môn bài) theo quy định do các đơn vị thuộc huyện, thành, thị tổ chức thu.

4. Phí bảo vệ môi trường nước thải sinh hoạt do đơn vị cung cấp nước sạch tổ chức thu đối với các tổ chức, cá nhân là đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường nước thải sinh hoạt có sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước (không bao gồm đơn vị cung cấp nước sạch là Công ty cổ phần Cấp nước Phú Thọ).

5. Huy động của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng của cấp huyện theo quy định.

6. Đóng góp tự nguyện của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước cho ngân sách cấp huyện.

7. Thu sự nghiệp phần nộp ngân sách cấp huyện do các đơn vị thuộc cấp huyện tổ chức thu.

8. Thu kết dư ngân sách cấp huyện.

9. Thu các khoản thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan đơn vị thuộc cấp huyện tổ chức thu (bao gồm cả thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông, tiền sử dụng đất do các cơ quan Tòa án, Công an, Viện kiểm sát quyết định thu hồi).

10. Thu bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh.

11. Thu chuyển nguồn ngân sách từ ngân sách cấp huyện năm trước sang ngân sách cấp huyện năm sau.

12. Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho ngân sách cấp huyện.

II. Các khoản thu ngân sách cấp huyện được hưởng theo tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa các cấp ngân sách

1. Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

2. Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, tiền thuê đất từ các hộ kinh doanh cá thể.

3. Lệ phí trước bạ đối với nhà đất.

4. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với hộ gia đình và cá nhân.

5. Thuế thu nhập cá nhân do chi cục Thuế các huyện, thành, thị quản lý thu.

6. Thu tiền sử dụng đất.

7. Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

8. Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản do UBND tỉnh cấp giấy phép.

III. Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện

1. Chi đầu tư và phát triển

- Đầu tư xây dựng cơ bản các công trình kết cấu hạ tầng của cấp huyện theo phân cấp của tỉnh (bao gồm từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung, nguồn bổ sung của ngân sách cấp trên thực hiện các chương trình, nhiệm vụ mục tiêu... và các nguồn khác).

- Đầu tư XDCB các công trình kết cấu hạ tầng từ nguồn thu đóng góp của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật cho ngân sách huyện.

- Đầu tư xây dựng cơ bản các công trình từ nguồn vượt thu ngân sách huyện, thành, thị được hưởng, nguồn trợ cấp bổ sung có mục tiêu từ ngân sách tỉnh cho ngân sách các huyện, thành thị để đầu tư xây dựng cơ bản; nguồn thu từ tiền sử dụng đất (bao gồm cả tiền đấu giá đất); nguồn bổ sung có mục tiêu từ các nguồn vốn do ngân sách tỉnh cấp đối với các dự án do huyện, xã làm chủ đầu tư.

- Đối ứng cho các dự án của các Bộ, ngành Trung ương, của nước ngoài.

- Trả nợ các khoản vay, tạm ứng từ ngân sách cấp trên.

2. Chi thường xuyên

a) Chi các hoạt động sự nghiệp kinh tế do cấp huyện quản lý

- Sự nghiệp nông, lâm nghiệp và thủy sản:

+ Sự nghiệp khuyến nông, khuyến lâm do cấp huyện quản lý.

+ Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, đưa khoa học tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; công tác khuyến công phòng chống cháy rừng và các hoạt động phục vụ cho công tác phát triển nông, lâm nghiệp trên địa bàn.

- Sự nghiệp thủy lợi:

Hỗ trợ thủy lợi nhỏ; hỗ trợ công tác triển khai, khắc phục hậu quả lũ lụt đối với các công trình thủy lợi và một số nhiệm vụ thuộc sự nghiệp thủy lợi khác do cấp huyện quản lý.

- Sự nghiệp giao thông:

+ Đảm bảo hoạt động quản lý giao thông; duy tu, sửa chữa thường xuyên các tuyến huyện lộ, tỉnh lộ (do tỉnh phân cấp cho huyện quản lý ).

+ Khắc phục giao thông sau lũ lụt, bão đối với đường, cầu, cống do huyện quản lý, kể cả hỗ trợ cho các xã, thị trấn.

+ Hỗ trợ giao thông nông thôn.

- Sự nghiệp tài nguyên và môi trường:

Đảm bảo hoạt động, nghiệp vụ sự nghiệp tài nguyên môi trường do cấp huyện quản lý.

- Sự nghiệp kiến thiết thị chính và kinh tế khác:

+ Chi cho công tác quản lý môi trường đô thị (Công ty môi trường và dịch vụ đô thị) đối với thành phố Việt Trì và thị xã Phú Thọ.

+ Các sự nghiệp kiến thiết thị chính và kinh tế khác theo quy định. b) Chi các hoạt động sự nghiệp văn hóa - xã hội

b.1. Chi sự nghiệp giáo dục

- Các hoạt động sự nghiệp giáo dục do cấp huyện quản lý, bao gồm: Khối các trường mầm non; khối các trường tiểu học; khối các trường trung học cơ sở.

- Hỗ trợ tiền lương cho giáo viên mầm non ngoài biên chế.

- Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; chi bổ sung nâng cấp cơ sở vật chất trường, lớp học và trường chuẩn quốc gia; mua sắm máy móc thiết bị phục vụ học tập; chi phục vụ hoạt động toàn ngành: Tổ chức tập huấn, thi học sinh giỏi…và các khoản chi khác theo quy định.

b.2. Chi sự nghiệp đào tạo

- Đảm bảo các hoạt động của các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên; Trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thành, thị.

- Hỗ trợ đào tạo cán bộ cấp huyện; bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh đối tượng 3 cho các đối tượng thuộc Ban thường vụ Huyện ủy quản lý, đại biểu Hội đồng nhân dân các huyện... và các hoạt động đào tạo khác theo quy định.

b.3. Chi sự nghiệp VHTT - TDTT - PHTH

- Đảm bảo cho các hoạt động sự nghiệp VHTT, TDTT, PTTH cấp huyện; chi công tác gia đình; du lịch; hoạt động Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; chi cho hoạt động thư viện; liên hoan văn hóa văn nghệ; tổ chức các giải thi đấu thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ và hỗ trợ hoạt động văn hóa thông tin, thể dục thể thao cho các cơ quan hành chính sự nghiệp, đoàn thể cấp huyện.

- Chi cải tạo, sửa chữa, nâng cấp tu bổ, tôn tạo và duy trì hoạt động của các thiết chế văn hóa, thể thao.

b.4. Chi sự nghiệp đảm bảo xã hội

- Trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định.

- Hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn theo quy định, bổ sung các quỹ cho vay hộ nghèo, hộ chính sách.

- Chi quà cho các đối tượng chính sách theo quy định: Gia đình liệt sỹ, thương bệnh binh, anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, Mẹ Việt Nam anh hùng, người có công với cách mạng....; trợ cấp đột xuất và mai táng phí cho các đối tượng hưu xã. Chi trợ cấp đối tượng chính sách khác.

- Các hoạt động đảm bảo xã hội khác.

b.5. Chi sự nghiệp y tế

Đảm bảo hoạt động Trung tâm dân số KHHGĐ huyện, hỗ trợ thù lao cộng tác viên dân số; đảm bảo hoạt động cho các trạm y tế cấp xã theo quy định; kinh phí hoạt động và kinh phí khám chữa bệnh cho người cao tuổi.

b.6. Chi quản lý hành chính

- Đảm bảo hoạt động bộ máy các cơ quan QLNN, cơ quan Đảng và các đoàn thể.

- Hỗ trợ cho các hoạt động của các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp cấp huyện.

- Xét nghiệm HIV khám tuyển nghĩa vụ quân sự.

- Thi đua khen thưởng, phụ cấp, phụ cấp kiêm nhiệm của Đại biểu HĐND cấp huyện, kinh phí các kỳ họp HĐND theo mức quy định.

- Các hoạt động thường xuyên về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn.

- Triển khai thực hiện các chủ trương chính sách của Trung ương, tỉnh, huyện; công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, xây dựng, thẩm định, kiểm tra và xử lý các văn bản quy phạm pháp luật.

- Các nhiệm vụ chi quản lý hành chính khác.

b.7. Chi quốc phòng, an ninh

- Công tác giáo dục quốc phòng, công tác tuyển quân và đón tiếp quân nhân hoàn thành nghĩa vụ trở về, tổ chức huấn luyện cán bộ dân quân tự vệ, xây dựng và huy động lực lượng dự bị động viên; chi diễn tập phòng thủ khu vực, chi các nhiệm vụ theo quy định của Luật dân quân tự vệ....

- Công tác đảm bảo an ninh và trật tự an toàn xã hội của cấp huyện gồm: Chi phòng chống các loại tội phạm, các chiến dịch giữ gìn an ninh và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, hội nghị tổng kết phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc; các nhiệm vụ chi theo quy định của Pháp lệnh Công an xã.

b.8. Chi khác ngân sách

Các khoản chi khác của ngân sách cấp huyện theo quy định của pháp luật.

3. Chi bổ sung ngân sách cấp xã.

4. Chi chuyển nguồn từ ngân sách cấp huyện năm trước sang ngân sách cấp huyện năm sau.

C. Nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách cấp xã

I. Các khoản thu ngân sách cấp xã được hưởng 100%

1. Ghi thu chi phí đấu giá đất, kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng, kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch cho diện tích đất đấu giá… do cấp xã thực hiện.

2. Các khoản thu phí, lệ phí (không bao gồm lệ phí trước bạ) phần nộp ngân sách cấp xã theo quy định của pháp luật.

3. Phí bảo vệ môi trường nước thải sinh hoạt do UBND cấp xã tổ chức thu đối với các tổ chức, cá nhân tự khai thác nước để sử dụng thuộc đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt.

4. Huy động của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng thuộc cấp xã theo quy định.

5. Thu từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản khác.

6. Đóng góp tự nguyện của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước cho ngân sách cấp xã.

7. Thu kết dư ngân sách cấp xã.

8. Thu các khoản thu khác theo quy định của pháp luật do cấp xã tổ chức thu (bao gồm cả thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông).

9. Thu bổ sung từ ngân sách cấp huyện.

10. Thu chuyển nguồn ngân sách từ ngân sách cấp xã năm trước sang ngân sách cấp xã năm sau.

11. Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho ngân sách cấp xã.

II. Các khoản thu ngân sách cấp xã được hưởng theo tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa các cấp ngân sách gồm

1. Thuế giá trị gia tăng; thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế tài nguyên; tiền thuê đất và thu khác từ các hộ kinh doanh cá thể.

2. Lệ phí trước bạ đối với nhà đất.

3. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đối với hộ gia đình và cá nhân.

4. Thuế thu nhập cá nhân do Chi cục Thuế các huyện, thành, thị quản lý thu.

5. Thu tiền sử dụng đất.

6. Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

7. Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản do UBND tỉnh cấp giấy phép.

III. Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp xã

1. Bao gồm các khoản chi theo quy định của Bộ Tài chính về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn.

2. Chi hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các Trung tâm học tập cộng đồng (phụ cấp kiêm nhiệm, kinh phí hoạt động); hoạt động Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” theo Thông tư liên tịch số 144/2014/TTLT-BTC-BVHTTDL ngày 30/9/2014 của liên bộ Tài chính - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

3. Các nhiệm vụ khác theo chế độ, chính sách quy định.

D. Tỷ lệ (%) phân chia các nguồn thu giữa các cấp ngân sách

Tỷ lệ (%) phân chia các nguồn thu giữa ngân sách cấp tỉnh với ngân sách từng huyện, thành, thị; tỷ lệ (%) phân chia các nguồn thu giữa ngân sách từng huyện, thành, thị với ngân sách xã, phường, thị trấn (theo phụ biểu đính kèm).

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao:

Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.

- Thường trực Hội đồng nhân dân, các ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ, Khóa XVII, kỳ họp thứ Ba thông qua ngày 07 tháng 12 năm 2016 và có hiệu lực áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017./.

 

 

CHỦ TỊCH




Hoàng Dân Mạc

 

BIỂU TỶ LỆ (%) PHÂN CHIA CÁC KHOẢN THU GIỮA CÁC CẤP NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2017-2020

(Kèm theo Nghị quyết số 09/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của HĐND tỉnh Phú Thọ, Khóa XVIII)

STT

Nội dung

Việt Trì, TX Phú Thọ

11 huyện còn lại (1)

NS cấp tỉnh

NS thành phố, thị xã

NS xã, phường

NS cấp tỉnh

NS cấp huyện

NS xã, thị trấn

NS phường

NS xã

1

Thuế GTGT từ các doanh nghiệp Trung ương (DNTƯ); doanh nghiệp địa phương, doanh nghiệp cổ phần hóa có vốn nhà nước (DNĐP); doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (DNĐTNN)

100

 

 

 

100

 

 

 

2

Thuế TNDN từ các DNTƯ; DNĐP; DNĐTNN

100

 

 

 

100

 

 

 

3

Thuế TTĐB từ các DNTƯ; DNĐP; DNĐTNN

100

 

 

 

100

 

 

 

4

Thuế tài nguyên từ các DNTƯ; DNĐP; DNĐTNN

100

 

 

 

100

 

 

 

5

Tiền thuê đất từ các DNTƯ; DNĐP; DNĐTNN

100

 

 

 

100

 

 

 

*/

Kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân bị thu hồi đất... từ tiền thuê đất, cấp nào thực hiện được phản ánh vào ngân sách cấp đó 100%.

100

100

100

100

100

100

100

 

6

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp từ các DNTƯ; DNĐP; DNĐTNN

100

 

 

 

100

 

 

 

7

Thu từ khu vực CTN ngoài quốc doanh

 

 

 

 

 

 

 

 

a/

Thuế GTGT, TNDN, TTĐB, tài nguyên, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp từ các DN ngoài QD

70

30

 

 

50

50

 

 

b/

Thuế GTGT, TNDN, TTĐB, tài nguyên, tiền thuê đất từ các hộ kinh doanh cá thể

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Đối với các phường

 

80

20

 

 

 

 

 

-

Đối với các xã, thị trấn

 

20

 

80

 

20

80

 

c/

Kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân bị thu hồi đất... từ tiền thuê đất, cấp nào thực hiện được phản ánh vào ngân sách cấp đó 100%.

100

100

100

100

100

100

100

 

8

Lệ phí trước bạ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đối với ô tô, tàu thuyền, xe máy

 

100

 

 

 

100

 

 

 

- Đối với nhà đất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó: - Phường

 

80

20

 

 

 

 

 

 

- Xã, thị trấn

 

30

 

70

 

30

70

 

9

Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (đối với hộ gia đình và cá nhân)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đối với phường

 

70

30

 

 

 

 

 

 

- Đối với xã, thị trấn

 

30

 

70

 

30

70

 

10

Thuế thu nhập cá nhân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cục Thuế tỉnh quản lý thu

100

 

 

 

100

 

 

 

 

- Chi cục Thuế các huyện, thành, thị quản lý thu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Đối với các phường

 

80

20

 

 

 

 

 

 

+ Đối với các xã, thị trấn

 

20

 

80

 

20

80

11

Thu xổ số kiến thiết

100

 

 

 

100

 

 

12

Thu tiền sử dụng đất

 

 

 

 

 

 

 

a/

Đối với các xã: Tứ Xã, Thạch Sơn, Cao Xá, Sơn Dương, Hợp Hải, Xuân Huy, Kinh Kệ, Vĩnh Lại, Sơn Vi, Tiên Kiên, Bản Nguyên (huyện Lâm Thao); Đồng Luận, Xuân Lộc, Đoan Hạ, Tu Vũ, Thạch Đồng, Trung Nghĩa, Hoàng Xá, Yến Mao, Bảo Yên, Trung Thịnh, Phượng Mao, Sơn Thủy, Đào Xá, Tân Phương (huyện Thanh Thủy); Thụy Vân, Tân Đức, Phượng Lâu, Hy Cương, Thanh Đình, Chu Hóa (thành phố Việt Trì); Tử Đà, Phú Nham, Tiên Du, An Đạo (huyện Phù Ninh); Vân Du, Minh Tiến, Bằng Luân (huyện Đoan Hùng); Đông Thành, Lương Lỗ, Đỗ Xuyên, Chí Tiên (huyện Thanh Ba); Thanh Minh, Hà Lộc, Phú Hộ (thị xã Phú Thọ); Gia Điền, Hiền Lương, Y Sơn, Mai Tùng (huyện Hạ Hòa); Thượng Nông, Hương Nộn (huyện Tam Nông); Phương Xá, Sai Nga, Tình Cương (huyện Cẩm Khê); Lương Nha (huyện Thanh Sơn); Minh Đài (huyện Tân Sơn); Hưng Long (huyện Yên Lập) (2)

30

20

 

50

30

20

50

b/

Đối với thị trấn Tân Phú (huyện Tân Sơn)

 

 

 

 

30

70

 

c/

Đối với các xã, phường, thị trấn còn lại

30

50

20

20

30

30

40

d/

Đối với trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất các dự án, công trình (các khu đô thị mới, các dự án nhà ở thương mại,...) do tỉnh quản lý và tổ chức thu

70

20

10

10

70

20

10

e/

Chi phí đấu giá quyền sử dụng đất, kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng, kinh phí đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, quy hoạch cho diện tích đất đấu giá... cấp nào thực hiện được phản ánh vào NS cấp đó 100%.

100

100

100

100

100

100

100

13

Thu phí và lệ phí (đã bao gồm lệ phí môn bài)

 

 

 

 

 

 

 

 

*/ Phí và lệ phí tỉnh

100

 

 

 

100

 

 

 

*/ Phí và lệ phí huyện, thành, thị

 

100

 

 

 

100

 

 

*/Phí và lệ phí xã, phường, thị trấn

 

 

100

100

 

 

100

 

*/ Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

20

30

50

50

20

30

50

 

*/ Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải:

 

 

 

 

 

 

 

 

- Phí bảo vệ môi trường nước thải công nghiệp

100

 

 

 

100

 

 

 

- Phí bảo vệ môi trường nước thải sinh hoạt

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Đơn vị cung cấp nước sạch tổ chức thu đối với các tổ chức, cá nhân là đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt có sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước

 

100

 

 

 

100

 

 

Riêng đơn vị cung cấp nước sạch là Công ty cổ phần Cấp nước Phú Thọ

100

 

 

 

100

 

 

 

+ UBND xã, phường, thị trấn tổ chức thu đối với các tổ chức, cá nhân tự khai thác nước để sử dụng thuộc đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt

 

 

100

100

 

 

100

14

Thuế bảo vệ môi trường (đối với phần ngân sách địa phương được hưởng theo quy định)

100

 

 

 

100

 

 

15

Thu Quỹ đất công ích, hoa lợi công sản... tại xã

 

 

100

100

 

 

100

16

Thu khác ngân sách (bao gồm cả thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông): lực lượng xử phạt thuộc cấp nào thu ngân sách cấp đó hưởng 100%

100

100

100

100

100

100

100

17

Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

 

 

 

 

 

 

 

a/

Tiền thu do Trung ương cấp Giấy phép (đối với 30% ngân sách địa phương được hưởng theo quy định)

100

 

 

 

100

 

 

b/

Tiền thu do Ủy ban nhân dân tỉnh cấp Giấy phép:

20

30

50

50

20

30

50

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

- (1): 11 huyện còn lại bao gồm: Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thủy, Đoan Hùng, Thanh Ba, Hạ Hoà, Cẩm Khê, Yên Lập, Thanh Sơn, Tân Sơn.

- (2): Dự kiến lộ trình 57 xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 theo Kế hoạch số 1623/KH-UBND ngày 04/5/2016 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 09/2016/NQ-HĐND

Loại văn bảnNghị quyết
Số hiệu09/2016/NQ-HĐND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành08/12/2016
Ngày hiệu lực01/01/2017
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài chính nhà nước
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 09/2016/NQ-HĐND

Lược đồ Nghị quyết 09/2016/NQ-HĐND phân cấp nguồn thu nhiệm vụ chi ngân sách địa phương Phú Thọ


Văn bản bị đính chính

    Văn bản được hướng dẫn

      Văn bản đính chính

        Văn bản bị thay thế

          Văn bản hiện thời

          Nghị quyết 09/2016/NQ-HĐND phân cấp nguồn thu nhiệm vụ chi ngân sách địa phương Phú Thọ
          Loại văn bảnNghị quyết
          Số hiệu09/2016/NQ-HĐND
          Cơ quan ban hànhTỉnh Phú Thọ
          Người kýHoàng Dân Mạc
          Ngày ban hành08/12/2016
          Ngày hiệu lực01/01/2017
          Ngày công báo...
          Số công báo
          Lĩnh vựcTài chính nhà nước
          Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
          Cập nhật7 năm trước

          Văn bản thay thế

            Văn bản gốc Nghị quyết 09/2016/NQ-HĐND phân cấp nguồn thu nhiệm vụ chi ngân sách địa phương Phú Thọ

            Lịch sử hiệu lực Nghị quyết 09/2016/NQ-HĐND phân cấp nguồn thu nhiệm vụ chi ngân sách địa phương Phú Thọ