Nghị quyết 10/2006/NQ-HĐND

Nghị quyết 10/2006/NQ-HĐND thông qua Đề án "Phân cấp quản lý và phân bổ vốn đầu tư phát triển cho cấp huyện năm 2007" do tỉnh Đắk Nông ban hành

Nghị quyết 10/2006/NQ-HĐND Phân cấp quản lý phân bổ vốn đầu tư phát triển 2007 đã được thay thế bởi Quyết định 1282/QĐ-UBND năm 2010 công bố văn bản hết hiệu lực Đắk Nông và được áp dụng kể từ ngày 23/08/2010.

Nội dung toàn văn Nghị quyết 10/2006/NQ-HĐND Phân cấp quản lý phân bổ vốn đầu tư phát triển 2007


HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐĂK NÔNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 10/2006/NQ-HĐND

Gia Nghĩa, ngày 03 tháng 08 năm 2006

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC THÔNG QUA ĐỀ ÁN "PHÂN CẤP QUẢN LÝ VÀ PHÂN BỔ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CHO CẤP HUYỆN NĂM 2007"

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐĂK NÔNG
KHÓA I, KỲ HỌP THỨ 6

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước, ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

Theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Nông tại Tờ trình số 1234/TTr- UBND, ngày 23 tháng 6 năm 2006 về việc đề nghị thông qua Đề án phân cấp quản lý và phân bổ vốn đầu tư phát triển cho cấp huyện năm 2007;

Sau khi nghe báo cáo thẩm tra số 21/BC-KTNS ngày 20 tháng 7 năm 2006 của Ban Kinh tế và ngân sách của Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của các đại biểu tham dự kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Nhất trí thông qua Đề án "Phân cấp quản lý và phân bổ vốn đầu tư phát triển cho cấp huyện năm 2007" (Có Đề án kèm theo).

Điều 2. Giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này và định kỳ báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện.

Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Đăk Nông khóa I, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28 tháng 7 năm 2006.

 

 

CHỦ TỊCH




K'BEO

 

ĐỀ ÁN

PHÂN CẤP QUẢN LÝ VÀ PHÂN BỔ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CHO CẤP HUYỆN NĂM 2007
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 10/2006/NQ-HĐND ngày 03 tháng 8 năm 2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đăk Nông)

Phần 1.

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 3 NĂM 2004 - 2006

Trong 3 năm 2004 - 2006, chi đầu tư phát triển chiếm 50,5% tổng chi ngân sách Nhà nước, cụ thể như sau:

I. Về nguồn vốn đầu tư.

Nguồn vốn đầu tư (không tính các nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư) trong 3 năm thời kỳ ổn định ngân sách 2004 - 2006, tổng vốn đầu tư phát triển của tỉnh là 1.372.956 triệu đồng; bao gồm:

1. Nguồn vốn thuộc cân đối ngân sách địa phương: 273.979 triệu đồng, chiếm 19,96%.

2. Nguồn vốn đầu tư có mục tiêu: 907.682 triệu đồng, chiếm 66,11 %; bao gồm:

- Theo Quyết định 168/2001/QĐ-TTg ngày 30/10/2001 của Chính phủ về việc định hướng dài hạn, kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 và những giải pháp cơ bản phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên (sau đây gọi tắt là “Quyết định 168”): 293.000 triệu đồng;

- Chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án lớn: 127.082 triệu đồng;

- Trung ương bổ sung có mục tiêu khác: 495.600 triệu đồng.

3. Nguồn vốn vay kiên cố hoá kênh mương và giao thông nông thôn: 115.000 triệu đồng, chiếm 8,38% (năm 2004: 35.000 triệu đồng; năm 2005: 40.000 triệu đồng; năm 2006: 40.000 triệu đồng).

4. Các nguồn vốn khác: 68.295 triệu đồng, chiếm 4,97% (vốn vay kho bạc, vốn dự bị động viên, Đăk Lăk hỗ trợ, vốn JBIC, JICA).

Trong các nguồn vốn đầu tư, nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương Trung ương giao ổn định, hàng năm chỉ tăng thêm tiền sử dụng đất; nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu năm 2005 tăng 155,63% so với năm 2004 và năm 2006 bằng 91,36% so với năm 2005.

II. Về phân bổ vốn đầu tư.

Tổng số vốn đầu tư trong 3 năm được phân bổ cho khối huyện, thị xã làm chủ đầu tư: 688.930 triệu đồng, chiếm 50,18%; khối sở, ngành làm chủ đầu tư: 684.026 triệu đồng, chiếm 49,72%.

III. Nhận xét, đánh giá chung.

1. Các mặt được.

- Nhìn chung, trong 3 năm, việc thực hiện chi đầu tư phát triển cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh đối với từng lĩnh vực, đặc điểm kinh tế, địa lý, dân cư của từng vùng và trình độ quản lý của địa phương.

- Việc phân bổ vốn đầu tư đúng cơ cấu ngành, lĩnh vực và chương trình dự án theo các Quyết định giao của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.

- Hầu hết các dự án đầu tư theo kế hoạch được giao, đều tuân thủ quy trình thủ tục đầu tư theo quy định hiện hành (trừ một số công trình trên địa bàn đô thị Gia Nghĩa năm 2005, khi giao kế hoạch vốn mới có dự án được phê duyệt).

2. Một số tồn tại, hạn chế.

- Nhu cầu vốn đầu tư của tỉnh rất lớn, nhất là các công trình đô thị Gia Nghĩa, hàng năm chỉ mới đáp ứng 30 - 40% nhu cầu. Việc huy động vốn theo tỷ lệ cơ cấu đầu tư còn rất hạn chế; thực hiện các biện pháp tăng thu, tạo vốn từ quỹ đất hầu như không đáng kể; tình trạng nợ đọng vốn (tiền bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng, huy động xây dựng các công trình) khá phổ biến. Theo báo cáo của UBND các huyện, thị xã đến nay nợ đọng vốn xây dựng các công trình (phần ngân sách huyện và huy động) là 22 tỷ đồng, nợ đền bù giải phóng mặt bằng 15 tỷ đồng chưa giải quyết được.

- Việc bố trí vốn đầu tư hàng năm còn mang tính cân đối chung giữa các huyện, thị xã, chưa có tiêu chí, định mức làm cơ sở để phân bổ vốn.

- Tỉnh mới thực hiện ủy quyền, phân cấp quản lý đầu tư phát triển, chưa thực hiện phân cấp quản lý vốn đầu tư phát triển nên các huyện còn bị động trong việc quyết định đầu tư do chưa chủ động nguồn vốn.

Với những mặt được và tồn tại trên, việc nghiên cứu xây dựng tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển, phân cấp quản lý vốn đầu tư phát triển là cần thiết.

Phần 2.

PHƯƠNG ÁN PHÂN CẤP QUẢN LÝ VÀ PHÂN BỔ VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CHO CẤP HUYỆN NĂM 2007

1. Căn cứ pháp lý để phân cấp

- Luật tổ chức HĐND và UBND, ngày 26/11/2003;

- Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11, ngày 16/12/2002;

- Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2006 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐND ngày 12/6/2006 của HĐND tỉnh Đăk Nông về việc thông qua Chương trình xây dựng Nghị quyết HĐND tỉnh năm 2006.

2. Mục đích phân cấp.

- Tạo quyền chủ động cho các huyện, thị xã trong việc lựa chọn dự án đầu tư và lồng ghép nguồn vốn của tỉnh với các nguồn vốn của huyện (tạo vốn từ quỹ đất, vượt thu, nguồn vốn được để lại theo Luật Ngân sách, huy động các thành phần kinh tế và nhân dân đóng góp) để thực hiện đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tại địa phương.

- Tạo điều kiện để thực hiện đầy đủ các công trình cơ sở hạ tầng theo sự quản lý của từng cấp có hiệu quả; góp phần cải cách các thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng.

3. Nguyên tắc phân cấp.

- Thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và Luật Xây dựng.

- Đảm bảo kế hoạch phân bổ vốn đầu tư đúng theo cơ cấu ngành, lĩnh vực và chương trình, dự án theo các Quyết định giao của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính; đảm bảo tính hợp lý giữa đầu tư cho lĩnh vực kinh tế - xã hội.

- Đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu theo Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ Đăk Nông lần thứ nhất và quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của tỉnh, huyện, thị xã.

- Đảm bảo tính hiệu quả, công khai, minh bạch trong đầu tư phát triển.

- Đảm bảo trả nợ và lãi các khoản vay, nợ đầu tư theo quy định hiện hành.

- Phân cấp cho cấp huyện đối với các công trình có tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng.

4. Nguồn vốn phân cấp.

Các nguồn vốn được Trung ương giao ổn định hàng năm, nguồn đầu tư lớn, phân bổ trên nhiều lĩnh vực; do đó, có thể phân cấp quản lý cho các huyện, thị xã theo Luật Ngân sách; gồm:

- Nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương: Sau khi trích lập dự phòng vốn đầu tư theo quy định, trả nợ vốn vay giao thông nông thôn, kiên cố hoá kênh mương và vay khác (theo Khoản 3 Điều 8 Luật Ngân sách) của năm 2004 - 2006, các dự án có tổng mức đầu tư từ 5 tỷ đồng trở lên; phần còn lại giao 50% cho UBND các huyện, thị xã phân khai, 50% để lại bố trí cho các dự án do các Sở, Ban, Ngành làm chủ đầu tư, tuỳ điều kiện cụ thể từng năm, UBND tỉnh được điều chỉnh tăng, giảm không quá 5% phần cân đối theo quy định trên.

- Nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ theo Quyết định 168: Sau khi đầu tư các dự án trọng điểm theo Quyết định 168, số còn lại phân cấp cho các huyện, thị xã.

- Nguồn tăng thu ngân sách so với dự toán Tỉnh giao: Giao cho huyện, thị xã theo phân cấp ngân sách hiện hành.

- Nguồn vay kiên cố hoá kênh mương và giao thông nông thôn: Giao 100% vốn đầu tư cho UBND các huyện, thị xã phân khai. Hàng năm, Tỉnh vay Trung ương cho các huyện, thị xã để đầu tư; trả nợ gốc và lãi các khoản vay sẽ trừ vào nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương của các huyện, thị xã vào các năm sau.

- Nguồn vốn Chương trình 135: Giao 100% vốn cho UBND các huyện phân khai theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Nguồn vốn Chương trình 134: Giao cho UBND các huyện, thị xã phân khai theo Đề án đã được phê duyệt.

* Nguồn vốn không phân cấp:

- Nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án lớn (trừ nguồn vốn Chương trình 135);

- Nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu (trừ nguồn vốn Quyết định 168, Chương trình 134).

Các nguồn vốn trên Trung ương giao không ổn định hàng năm, từng nguồn đầu tư nhỏ, phân bổ từng lĩnh vực, dự án cụ thể; do đó, không thể phân cấp quản lý cho các huyện, thị xã.

5. Tiêu chí phân bổ vốn:

- Dân số: Là tiêu chí chính, có tỷ trọng phân bổ vốn đầu tư lớn nhất, do dân số càng cao thì nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng xã hội càng lớn.

- Diện tích: Là tiêu chí ưu tiên để phân bổ vốn, do huyện có diện tích đất tự nhiên càng lớn thì nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng càng nhiều.

- Điều kiện khó khăn, đặc thù: Gồm những tiêu chí là hộ nghèo, xã đặc biệt khó khăn và biên giới, số buôn/bon đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, số đơn vị hành chính, là những tiêu chí ảnh hưởng đến nhu cầu ưu tiên đầu tư.

6. Phương án phân bổ vốn:

Phân bổ vốn đầu tư dựa trên tiêu chí với hệ số như sau:

- Dân số: Hệ số 0,4; tương đương 40 điểm;

- Diện tích: Hệ số 0,25; tương đương 25 điểm;

- Điều kiện khó khăn, đặc thù: Hệ số 0,35; tương đương 35 điểm,

+ Số hộ nghèo: 5 điểm;

+ Xã đặc biệt khó khăn (khu vực 3), xã biên giới: 5 điểm;

+ Buôn, bon đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ: 10 điểm;

+ Số đơn vị hành chính (xã, phường, thị trấn): 10 điểm;

+ Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị Gia Nghĩa: 5 điểm.

Các tiêu chí được tính điểm cụ thể như sau:

(1) Số điểm được tính theo tiêu chí dân số của huyện i: Ai

Ai = x 40 điểm

(2) Số điểm được tính theo tiêu chí diện tích của huyện i: Bi

Bi = x 25 điểm

(3) Số điểm được tính theo tiêu chí điều kiện khó khăn, đặc thù của huyện i: Ci

+ Số điểm được tính theo tiêu chí số hộ nghèo của huyện i: Ci1

Ci1 = x 5 điểm

+ Số điểm được tính theo tiêu chí số xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới của huyện i: Ci2

Ci2 =  x 5 điểm

+ Số điểm được tính theo tiêu chí số buôn/bon đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ của huyện i: Ci3

Ci3 = x 10 điểm

+ Số điểm được tính theo tiêu chí số đơn vị hành chính của huyện i: Ci4

Ci4 = x 10 điểm

+ Số điểm hỗ trợ cơ sở hạ tầng đô thị Gia Nghĩa: Ci5 : 5 điểm

Tổng số điểm của tiêu chí Ci = Ci1 + Ci2 + Ci3 + Ci4 + Ci5

Tổng số điểm của huyện, thị xã i theo 3 tiêu chí: Di = Ai + Bi + Ci.

Tổng số vốn các huyện, thị xã Vi được phân bổ:

Với: V là tổng số vốn xây dựng cơ bản năm 2007 giao cho các huyện, thị xã làm chủ đầu tư.

Hệ số tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư của các huyện, thị xã

STT

Huyện, Thị xã

Hệ số phân bổ

 

Tổng số:

100,00

1

Cư Jút

15,34

2

Đăk Mil

14,34

3

Krông Nô

13,41

4

Đăk Song

11,65

5

Đăk Glong

11,95

6

Đăk R’lấp

21,89

7

TX.Gia Nghĩa

11,42

Trường hợp năm 2007 tách huyện Đăk R’lấp để thành lập huyện Đăk R’Lấp (mới) và huyện Tuy Đức thì nguồn vốn đầu tư của 2 huyện mới sẽ chia tách từ huyện Đăk R’Lấp (cũ). Các huyện mới thành lập, được hỗ trợ thêm từ nguồn vốn chia tách tỉnh, huyện do UBND tỉnh quyết định.

Trường hợp kế hoạch vốn đầu tư năm 2007 phân bổ cho các huyện, thị xã làm chủ đầu tư nhỏ hơn kế hoạch vốn đầu tư năm 2006 thì UBND tỉnh bổ sung cho bằng kế hoạch vốn đầu tư năm 2006.

Việc phân cấp quản lý và phân bổ vốn đầu tư cho các xã, phường, thị trấn giao UBND tỉnh chỉ đạo việc lựa chọn một vài đơn vị làm thí điểm.

7. Thời gian thực hiện: Trong kế hoạch năm 2007.

Phần 3.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Giao UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện với HĐND tỉnh./.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 10/2006/NQ-HĐND

Loại văn bảnNghị quyết
Số hiệu10/2006/NQ-HĐND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành03/08/2006
Ngày hiệu lực07/08/2006
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Đầu tư, Tài chính nhà nước
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 23/08/2010
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 10/2006/NQ-HĐND

Lược đồ Nghị quyết 10/2006/NQ-HĐND Phân cấp quản lý phân bổ vốn đầu tư phát triển 2007


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Nghị quyết 10/2006/NQ-HĐND Phân cấp quản lý phân bổ vốn đầu tư phát triển 2007
                Loại văn bảnNghị quyết
                Số hiệu10/2006/NQ-HĐND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Đắk Nông
                Người kýK’ Beo
                Ngày ban hành03/08/2006
                Ngày hiệu lực07/08/2006
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Đầu tư, Tài chính nhà nước
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 23/08/2010
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản gốc Nghị quyết 10/2006/NQ-HĐND Phân cấp quản lý phân bổ vốn đầu tư phát triển 2007

                Lịch sử hiệu lực Nghị quyết 10/2006/NQ-HĐND Phân cấp quản lý phân bổ vốn đầu tư phát triển 2007