Nghị quyết 124-HĐBT

Nghị quyết số 124-HĐBT về việc bổ sung kế hoạch Nhà nước năm 1985 do Hội đồng Bộ trưởng ban hành

Nghị quyết 124-HĐBT bổ sung kế hoạch Nhà nước năm 1985 đã được thay thế bởi Quyết định 207-HĐBT huỷ bỏ các văn bản pháp luật và được áp dụng kể từ ngày 04/07/1991.

Nội dung toàn văn Nghị quyết 124-HĐBT bổ sung kế hoạch Nhà nước năm 1985


HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
*******

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

Số: 124-HĐBT

Hà Nội, ngày 22 tháng 04 năm 1985

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC BỔ SUNG KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC NĂM 1985

Trong phiên họp ngày 5 và 6 tháng 4 năm 1985, sau khi nghe báo cáo của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và thảo luận về tình hình bổ sung kế hoạch năm 1985, Hội đồng Bộ trưởng đã quyết định như sau:

I. Chấp hành nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7, dưới sự chỉ đạo của Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng, các địa phương, các Bộ, Ủy ban Nhà nước và các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng đã triển khai việc rà xét lại kế hoạch Nhà nước, bổ sung thêm điều kiện vật chất cân đối để thực hiện và xây dựng cao hơn một số chỉ tiêu đã tạm giao. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều chỉ tiêu chưa tạo được những cân đối vững chắc, cần thiết. Thậm chí có nhiều Bộ và địa phương còn đề ra những yêu cầu quá lớn về xăng dầu, sắt thép, vốn đầu tư, v.v…

Như vậy, công tác bổ sung kế hoạch chưa thể xem là kết thúc mà phải được tiếp tục xử lý trong quá trình điều hành kế hoạch từ nay tới cuối năm, theo tinh thần tích cực hơn, vững chắc hơn.

Hội đồng Bộ trưởng chấp nhận mức chỉ tiêu kế hoạch năm 1985 như Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước đã thông báo và bổ sung. Yêu cầu các Bộ và địa phương tiếp tục tìm mọi cách khai thác thêm các nguồn khả năng, đặc biệt là ở cơ sở để nâng mức cân đối nhằm bảo đảm thực hiện một cách vững chắc và vượt các chỉ tiêu đã đề ra.

II. VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỤ THỂ

Sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp

- Sản xuất lương thực giữ chỉ tiêu pháp lệnh 19 triệu tấn, đồng thời tạo điều kiện và khuyến khích địa phương đạt được mức phấn đấu cao hơn mà các địa phương đã dự kiến. Phải hết sức coi trọng thâm canh cả lúa và màu. Cần khắc phục tư tưởng xem nhẹ màu, đề ra những biện pháp và những kiến nghị cụ thể về chính sách để thúc đẩy phát triển màu. Các địa phương cần tranh thủ thời gian trồng các cây màu lương thực còn thời vụ. Để tăng nhanh hơn sản lượng lương thực ở miền Bắc là nơi sản xuất có nhiều khó khăn về thời tiết, nhưng nhu cầu lương thực lại rất lớn, Nhà nước sẽ tập trung vật tư, nhất là phân bón để tăng sản lượng lương thực và lương thực hàng hóa ở các tỉnh, bảo đảm cung cấp cho địa phương nhiều hơn. Có như vậy mới vừa chủ động trong việc chống chiến tranh lấn chiếm ở các tỉnh biên giới, bảo vệ Tổ quốc, vừa thúc đẩy công nghiệp phát triển, giảm chi phí vận tải do phải vận chuyển một khối lượng lương thực quá lớn từ miền Nam ra; ở miền Nam là nơi có điều kiện sản xuất lương thực thuận lợi, phải phấn đấu tăng nhanh sản lượng lương thực hàng hóa để tăng quỹ dự trữ và thông qua xuất khẩu nhập vật tư đẩy mạnh thâm canh. Chú trọng tạo vùng lúa đặc sản để xuất được giá hơn.

- Về cây công nghiệp và rau đậu, các loại cây còn thời vụ, phải tìm mọi cách đẩy mạnh việc gieo trồng, gắn với việc giải quyết các vấn đề về chính sách để khuyến khích nông dân phát triển sản xuất.

- Về chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp phải cùng các địa phương tìm các biện pháp chặn ngay tình trạng giảm sút của đàn lợn nái, sắp xếp và tổ chức ngành chăn nuôi lợn; Bộ Nội thương có biện pháp thu mua lợn thịt cho dân, khắc phục tình trạng do thiếu tiền nên không thu mua được lợn của nông dân cần bán.

- Về lâm nghiệp, giữ chỉ tiêu khai thác gỗ như số tạm giao và bảo đảm cung ứng 1,350 triệu m3 cho các nhu cầu kinh tế; tổ chức tốt việc hợp tác khai thác gỗ với Lào, Campuchia.

- Về thủy sản, Bộ Thủy sản cần xúc tiến mạnh mẽ hơn nữa việc tổ chức lại sản xuất trên các ngư trường, đẩy mạnh nuôi tôm và các thủy, hải sản khác và coi trọng hơn nữa việc đẩy mạnh nuôi cá nước ngọt, để tăng sản lượng khai thác hải, thủy sản, tăng hàng xuất khẩu và thực phẩm cung cấp trong nước.

Sản xuất công nghiệp

Chấp nhận các chỉ tiêu đã được cân nhắc lại và bổ sung thêm như trong báo cáo của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước. Các ngành và địa phương phải rà xét lại, bảo đảm cân đối có căn cứ vững chắc và thực hiện cao hơn nhằm tăng hàng hóa đối lưu lại với nông dân. Đặc biệt đối với hàng tiêu dùng cần tạo điều kiện đẩy mạnh sản xuất hơn nữa ở miền Bắc, sử dụng tối đa công suất hiện có để đỡ việc vận chuyển từ miền Nam ra.

Cố gắng giải quyết bông để giữ được sản lượng vải 380 triệu mét; bảo đảm đủ dược liệu để tăng thêm thuốc chữa bệnh đáp ứng nhu cầu của nhân dân; phấn đấu đạt và vượt mức 1,7 triệu tấn xi măng. Bộ xây dựng phối hợp với các ngành và bàn với địa phương, tìm cách tăng sản lượng gạch, ngói, đá, cát… riêng về than, Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng sẽ họp chuyên đề làm sáng tỏ hơn và phấn đấu đạt sản lượng cao hơn để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và đời sống.

Giao thông vận tải

Phấn đấu bảo đảm nhu cầu về vận tải của nền kinh tế. Mặt khác, các ngành và địa phương hết sức chú ý tìm mọi cách để giảm bớt chi phí vận tải trong mọi hoạt động. Phải thu gom, tạo chân hàng thật tốt, tổ chức lại công tác vận chuyển và quản lý chặt chẽ.

Xây dựng cơ bản

Trên cơ sở số vật tư, tiền vốn được giao, các ngành và địa phương cần kiểm tra thật chặt chẽ danh mục các công trình xây dựng, tránh tình trạng phân tán vật tư, tiền vốn. Kiên quyết thực hiện đúng trình tự và thủ tục đầu tư.

Xuất khẩu (sẽ có nghị quyết riêng của Hội đồng Bộ trưởng về cơ chế xuất nhập khẩu).

Vật tư Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước cùng các ngành có liên quan cần rà xét lại khả năng nguồn vật tư, cân nhắc kỹ về mặt phân phối khi nguồn chưa thật vững chắc.

Thực hiện việc cải tiến tổ chức cung ứng vật tư theo phương thức cung ứng thẳng, nhanh nhất.

Trong việc sử dụng, phải đề cao tiết kiệm, cố gắng đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tìm vật tư thay thế… để giảm tiêu hao vật tư trên đơn vị sản phẩm.

Phân phối - lưu thông

- Phải thực hiện chặt chẽ và nghiêm túc kỷ luật giao nộp sản phẩm đối với các cơ sở quốc doanh và các mặt hàng gia công. Các biện pháp thu mua phải thật cụ thể, phải dồn quỹ hàng hóa để trước hết nắm cho được lương thực và các nông sản nguyên liệu chủ yếu. Quản lý chặt hơn hàng tiểu, thủ công nghiệp, đặc biệt là quản lý về mặt chất lượng sản phẩm.

- Giữ chỉ tiêu thu mua lương thực (4,2 triệu tấn) và điều về trung ương (1,97 triệu tấn).

Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng sẽ chỉ đạo các ngành và địa phương tìm cách động viên thêm lương thực còn thừa trong dân và có biện pháp bảo đảm được mức đề ra (hạn chế lãng phí lương thực, chống nấu rượu lậu…)

- Ngành thương nghiệp và các ngành có liên quan cùng các địa phương khẩn trương phát triển mạng lưới thương nghiệp xã hội chủ nghĩa, cải tạo thương nghiệp tư nhân, làm chủ thị trường xã hội và giá cả, phục vụ tốt sản xuất và đời sống nhân dân.

Về tài chính - tiền tệ. Cần phải tăng cường quản lý cả về thu và chi. Các Bộ trưởng và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các địa phương không những chỉ nắm sản xuất mà phải quan tâm đầy đủ về mặt tài chính, tiền tệ, có biện pháp tích cực để tăng thu, giảm chi, nghiêm chỉnh chấp hành các chế độ thu chi tài chính và quản lý tiền tệ của Nhà nước đã ban hành.

III. MỘT SỐ VIỆC VỀ CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH

1. Các ngành và địa phương cần tiếp tục và khẩn trương hơn trong việc sắp xếp và tổ chức lại sản xuất trong ngành và địa phương mình.

2. Đẩy nhanh việc đổi mới cơ chế quản lý theo tinh thần nghị quyết Hội nghị lần thứ VI của Trung ương và các nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng nhằm tạo mọi thuận lợi và bảo đảm quyền cho cơ sở thực hiện tự chủ tài chính và kinh doanh để phát huy hơn nữa tính chủ động, sáng tạo của cơ sở.

3. Khẩn trương sắp xếp lại bộ máy và bố trí cán bộ chủ chốt của ngành và địa phương.

4. Đẩy mạnh công tác thanh tra và chấp hành nghiêm túc kỷ luật của Nhà nước.

Các ngành và địa phương chấn chỉnh bộ máy thanh tra của mình và tăng cường kiểm tra, thanh tra trong ngành, không trông chờ, ỷ lại vào cơ quan thanh tra của Nhà nước.

5. Với những chỉ tiêu kế hoạch đã được thông qua, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước phân chia ngay chỉ tiêu để giao kế hoạch chính thức cho ngành và địa phương sớm nhất.

 

 

TM. HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Tố Hữu

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 124-HĐBT

Loại văn bảnNghị quyết
Số hiệu124-HĐBT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành22/04/1985
Ngày hiệu lực07/05/1985
Ngày công báo30/05/1985
Số công báoSố 4
Lĩnh vựcBộ máy hành chính
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 04/07/1991
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Nghị quyết 124-HĐBT bổ sung kế hoạch Nhà nước năm 1985


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Nghị quyết 124-HĐBT bổ sung kế hoạch Nhà nước năm 1985
                Loại văn bảnNghị quyết
                Số hiệu124-HĐBT
                Cơ quan ban hànhHội đồng Bộ trưởng
                Người kýTố Hữu
                Ngày ban hành22/04/1985
                Ngày hiệu lực07/05/1985
                Ngày công báo30/05/1985
                Số công báoSố 4
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 04/07/1991
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Nghị quyết 124-HĐBT bổ sung kế hoạch Nhà nước năm 1985

                          Lịch sử hiệu lực Nghị quyết 124-HĐBT bổ sung kế hoạch Nhà nước năm 1985