Nghị quyết 13/2007/NQ-HĐND

Nghị quyết 13/2007/NQ-HĐND về Quy hoạch, kế hoạch phát triển Thương mại- Du lịch Quảng Trị và tuyến Hành lang kinh tế Đông- Tây giai đoạn 2007- 2010, tầm nhìn đến năm 2020

Nội dung toàn văn Nghị quyết 13/2007/NQ-HĐND phát triển thương mại du lịch hành lang kinh tế Đông Tây Quảng Trị


HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13/2007/NQ-HĐND

Đông Hà, ngày 10 tháng 08 năm 2007

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI- DU LỊCH QUẢNG TRỊ VÀ TUYẾN HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG- TÂY GIAI ĐOẠN 2007- 2010, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
KHÓA V, KỲ HỌP THỨ 10

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Sau khi xem xét Tờ trình số 1926/TTr-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2007 của UBND tỉnh về việc Đề nghị thông qua Đề án Quy hoạch, kế hoạch phát triển Thương mại- Du lịch Quảng Trị và tuyến Hành lang kinh tế Đông- Tây giai đoạn 2007- 2010, tầm nhìn đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế ngân sách HĐND tỉnh và ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. HĐND tỉnh nhất trí thông qua Đề án Quy hoạch, kế hoạch phát triển Thương mại- Du lịch Quảng Trị và tuyến Hành lang kinh tế Đông- Tây giai đoạn 2007- 2010, tầm nhìn đến năm 2020 với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu phát triển Thương mại- Du lịch

Đưa ngành kinh tế Thương mại- Du lịch phát triển vững mạnh, từng bước hiện đại tương xứng với vai trò, vị trí quan trọng hàng đầu trên Hành lang kinh tế Đông- Tây. Thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIV đề ra “Thương mại- Du lịch- Dịch vụ giữ vị trí quan trọng, phấn đấu sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo bước đột phá thời kỳ sau năm 2010”.

a) Các mục tiêu cụ thể về phát triển thương mại

- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2006- 2010 từ 8,5- 9%, cơ cấu GDP chiếm 12,5- 13% tổng GDP toàn tỉnh;

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ đến năm 2010 đạt 4.000 tỷ đồng (Giá so sánh năm 1994), tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 15- 16%;

- Tổng kim ngạch xuất khẩu đến năm 2010 đạt 50 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 24- 25%;

- Tổng kim ngạch nhập khẩu đến năm 2010 đạt 40 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 14%;

- Thu hút khoảng 25- 27 nghìn lao động, chiếm 8,4- 9% lao động xã hội;

b) Các mục tiêu cụ thể về phát triển du lịch

- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2006- 2010 đạt trên 25%;

- Tổng lượng khách quốc tế đến năm 2010 đạt 100.700 lượt, tăng 22- 25%, ngày khách lưu trú trung bình đạt 1,8- 02 ngày/khách;

- Tổng lượng khách nội địa đến 2010 đạt 250.000 lượt, tăng từ 20- 22%, ngày khách lưu trú trung bình đạt 1,7- 1,8 ngày/khách;

- Tạo việc làm cho khoảng 9.000 lao động, chiếm 3% lao động xã hội;

- Hình thành các sản phẩm du lịch đặc thù có sức hấp dẫn; hình thành từ 02 đến 03 khu du lịch- dịch vụ- vui chơi giải trí tập trung;

- Tăng quy mô hệ thống cơ sở kỹ thuật phục vụ du lịch, đến năm 2010 có 1.700 phòng. Có thêm 05- 06 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 đến 4 sao đáp ứng yêu cầu của khách quốc tế. Công suất sử dụng phòng đạt trên 60%.

2. Mục tiêu phát triển Hành lang kinh tế Đông- Tây

Huy động mọi nguồn lực, khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của tuyến Hành lang kinh tế Đông- Tây, tạo bước phát triển mới nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội. Tăng cường quan hệ hợp tác giao lưu thương mại, mở rộng thị trường, thu hút đầu tư, hình thành các trung tâm thương mại- du lịch- dịch vụ đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Khuyến khích và khơi dậy tiềm lực các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư vươn lên làm giàu, tăng thu nhập, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân. Đảm bảo quốc phòng- an ninh, trật tự an toàn xã hội.

II. ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN

1. Quy hoạch phát triển ngành Thương mại

a) Tổ chức 02 luồng lưu thông hàng hóa chủ yếu

- Luồng Bắc- Nam;

- Luồng Đông- Tây qua Quốc lộ 9;

b) Tổ chức các hệ thống hạt nhân thương mại

- Các điểm thương mại- dịch vụ các cụm xã: Quy hoạch 42 xã, 03 thị trấn miền núi của 05 huyện có xã miền núi thành 16 trung tâm cụm xã (Hướng Hóa 07, Đakrông 04, Vĩnh Linh 02, Gio Linh 01, Cam Lộ 02).

- Các cụm điểm thương mại- dịch vụ:

Tổ chức các cụm thương mại- dịch vụ ở các trung tâm thị trấn, thị tứ và điểm thương mại- dịch vụ kiêm chợ ở các thị tứ, trung tâm liên xã, các đầu mối giao thông quan trọng ở nông thôn, xã miền núi.

c) Các trung tâm thương mại- dịch vụ

Nâng cấp 02 Trung tâm thương mại Đông Hà- Lao Bảo đạt tiêu chuẩn Trung tâm Thương mại- Dịch vụ của khu vực và cả nước. Sau năm 2015 phát triển cụm thương mại- dịch vụ tiểu vùng phía Nam (Thị xã Quảng Trị) thành trung tâm thương mại phía Nam của tỉnh.

d) Hệ thống mạng lưới chợ

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 tập trung nguồn vốn để hoàn thiện mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh theo các quyết định và chương trình phát triển chợ của UBND tỉnh Quảng Trị đến năm 2010, có tính đến năm 2020.

Đến năm 2020, toàn tỉnh có 107 chợ và 03 trung tâm thương mại.

(Phụ lục 01 đính kèm)

e) Hệ thống mạng lưới xăng dầu

Quy hoạch cải tạo các cây xăng dầu cũ, đầu tư xây dựng mới hệ thống cây xăng dầu theo hướng kinh doanh tổng hợp bảo đảm các tiêu chuẩn và nâng cao văn minh phục vụ.

(Phụ lục 02 đính kèm)

f) Quy hoạch phát triển hệ thống kho tàng đáp ứng yêu cầu phục vụ hàng quá cảnh, tạm nhập, tái xuất, gia công tái chế ở khu vực cửa khẩu Lao Bảo, Khu Dịch vụ tổng hợp Làng Vây, Khu Công nghiệp Nam Đông Hà, ga Đông Hà, cảng Đông Hà và cảng Cửa Việt.

2. Quy hoạch phát triển du lịch

Định hướng phát triển không gian du lịch được cụ thể hóa trong việc hình thành vùng, các cụm điểm, các tuyến và các khu du lịch.

a) Vùng Du lịch

- Vùng Du lịch phía Tây: Trung tâm chủ yếu là vùng Khe Sanh- Rào Quán và các vệ tinh Lao Bảo, Làng Vây, thác Ồ Ồ, Đakrông (Khu nghỉ dưỡng suối nước nóng Klu Đakrông - Làng Cát);

- Vùng Du lịch phía Đông: Tập trung là tuyến du lịch biển Cửa Tùng- Cửa Việt - Đảo Cồn Cỏ gắn với 02 đô thị trẻ thị trấn Cửa Việt và Cửa Tùng;

b) Cụm Du lịch

- Cụm phía Nam với định hướng phát triển: Du lịch tham quan, nghiên cứu lịch sử văn hóa, nghiên cứu du lịch tôn giáo văn hóa, du lịch sinh thái đồng quê, du lịch trên sông;

Bao gồm các di tích trên địa bàn thị xã Quảng Trị, vùng phụ cận các huyện Triệu Phong và Hải Lăng. Trung tâm chủ yếu là thành cổ Quảng Trị- La Vang- Trằm Trà Lộc, Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn, chiến khu Ba Lòng, tổ đình Sắc Tứ.

- Cụm trung tâm tỉnh lỵ và phụ cận với định hướng phát triển: Du lịch lưu trú, vui chơi giải trí, du lịch sinh thái và tham quan di tích văn hóa lịch sử, du lịch công vụ, thương mại và mua sắm;

Gồm địa bàn thị xã Đông Hà và vùng phụ cận của huyện Gio Linh, Cam Lộ với các điểm thăm viếng Nghĩa trang Quốc gia đường 9, Nghĩa trang Quốc gia Trường Sơn, Bảo tàng Trung tâm thị xã Đông Hà, Khu Di tích Chính phủ cách mạng lâm thời, Khu Du lịch lâm sinh thái Khe Gió, Công viên Trung tâm thị xã Đông Hà, Trung tâm Thương mại- Dịch vụ Đông Hà...

- Cụm Du lịch phía Tây với định hướng phát triển: Tham quan nghỉ dưỡng, thể thao sân golf ở Khe Sanh- Rào Quán, điều dưỡng tắm suối nước nóng Đakrông kết hợp với tham quan sinh thái rừng và các dịch vụ đón khách, bến bãi giữ xe tay lái nghịch trên Hành lang kinh tế Đông- Tây, du lịch mua sắm tham quan Khu Thương mại đặc biệt Lao Bảo- ĐenSaVẵn;

Tập trung tại địa bàn Đakrông, Hướng Hóa, Khu thương mại Lao Bảo, hệ thống đường Hồ Chí Minh. Cứ điểm Khe Sanh, Làng Vây, Tà Cơn, cao điểm 544, đồi Động Tri, nhà tù Lao Bảo, văn hóa lịch sử của dân tộc Vân Kiều, PaCô, suối nước nóng Đakrông, thác Ồ Ồ, lòng hồ thủy điện Khe Sanh- Rào Quán, Khu Bảo tồn thiên nhiên và hệ thống hang động Đakrông.

- Cụm Du lịch phía Bắc với định hướng phát triển: Du lịch tham quan nghiên cứu lịch sử văn hóa, nghỉ dưỡng sinh thái biển kết hợp với thể thao biển và sân gold, du lịch làng nghề, lễ hội truyền thống cách mạng. Các điểm tham quan du lịch hàng rào điện tử Macnamara, đôi bờ Hiền Lương- sông Bến Hải, địa đạo Vịnh Mốc, Khu Du lịch biển Cửa Tùng- Cửa Việt- Đảo Cồn Cỏ, điểm sinh thái Rú Lịnh, di tích văn hóa khảo cổ hệ thống dẫn thủy cổ Gio An...;

c) Các chương trình (Tour) tuyến du lịch đặc thù

- Du lịch "Hoài niệm về chiến trường xưa và đồng đội", du lịch vùng phi quân sự (DMZ tour), du lịch Con đường huyền thoại gắn Con đường di sản miền Trung. Du lịch quốc tế bằng đường bộ qua Quốc lộ 9: Du lịch Hành lang Đông- Tây, du lịch Caravan. Tuyến du lịch bằng đường biển Đông Hà- Cửa Tùng- Cửa Việt- đảo Cồn Cỏ. Tuyến đường sông Đakrông- Ba Lòng- Thạch Hãn- Cửa Việt;

d) Các Khu Du lịch: (Phụ lục 03 đính kèm)

2. Định hướng quy hoạch phát triển tuyến Hành lang kinh tế Đông- Tây

a) Định hướng quy hoạch chung toàn tuyến

Tuyến Hành lang kinh tế Đông- Tây gắn với Quốc lộ số 9 được xác định là trục kinh tế động lực của tỉnh.

Phát triển kinh tế tổng hợp trên toàn tuyến, trong đó Thương mại- Du lịch- Dịch vụ giữ vị trí quan trọng hàng đầu, phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo bước đột phá cho thời kỳ sau năm 2010. Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp giữ vị trí trọng tâm với tốc độ tăng trưởng cao, tạo sự chuyển dịch nhanh về cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Phát triển nông nghiệp hàng hóa và nông nghiệp ven đô để bảo đảm nguyên liệu cho các cơ sở công nghiệp chế biến Nông- Lâm- Thủy sản và hàng hóa chất lượng cao cho xuất khẩu, tiêu dùng.

b) Các vùng động lực: Quy hoạch phát triển 03 vùng kinh tế động lực trên tuyến Hành lang kinh tế Đông- Tây, gồm:

- Khu Kinh tế Thương mại đặc biệt Lao Bảo;

- Thị xã Đông Hà là trung tâm chính trị- kinh tế- văn hóa- xã hội của tỉnh, xây dựng đô thị Đông Hà trở thành thành phố của tỉnh;

- Khu Cửa Tùng- Cửa Việt- Đảo Cồn Cỏ;

c) Các cụm kinh tế thương mại dịch vụ khác

- Thị xã Quảng Trị, thị trấn Ái Tử, Diên Sanh- Mỹ Chánh: Tập trung phát triển dịch vụ, du lịch, kết hợp với phát triển thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống;

- Cụm Đakrông- đường Hồ Chí Minh, cụm Cam Lộ- Túy Loan: Tập trung phát triển ngành dịch vụ tổng hợp, du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái rừng, nghỉ dưỡng, nghiên cứu và bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số.

III. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN

1. Thương mại

a) Tiếp tục phát triển thương mại nội tỉnh trong sự đa dạng về loại hình tổ chức, thành phần kinh tế và phương thức kinh doanh;

b) Khai thác tốt vai trò, vị trí của thương mại Quảng Trị trong việc tổ chức giao thương hai luồng hàng hóa Bắc- Nam, Đông- Tây và chính sách ưu đãi dành cho Khu Kinh tế Thương mại đặc biệt Lao Bảo, củng cố thị trường hiện có;

c) Tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ Trung tâm Thương mại- Dịch vụ Đông Hà, Trung tâm Thương mại- Dịch vụ Lao Bảo đạt tiêu chuẩn của trung tâm thương mại- dịch vụ khu vực và cả nước. Sau năm 2015 phát triển cụm thương mại- dịch vụ tiểu vùng phía Nam tại thị xã Quảng Trị thành trung tâm thương mại- dịch vụ mới gắn với việc mở rộng địa giới hành chính thị xã Quảng Trị;

- Phát triển hệ thống mạng lưới chợ, hệ thống cửa hàng xăng dầu theo các quy hoạch, quyết định phê duyệt của UBND tỉnh;

- Nâng cấp, xây dựng mới các cụm thương mại- dịch vụ tổng hợp tại trung tâm các thị trấn, thị tứ và dọc theo tuyến hành lang Quốc lộ 9, tại trung tâm cụm xã nông thôn, miền núi, tại cửa khẩu La Lay và các cặp cửa khẩu phụ mới khác để phát triển thương mại- dịch vụ;

- Quy hoạch, xây dựng hệ thống kho tàng, trung tâm Logicstics...để phát triển mạnh các dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường;

- Quy hoạch xây dựng Trung tâm triển lãm, hội chợ và thông tin kinh tế - xã hội của tỉnh tại thị xã Đông Hà và Trung tâm triển lãm hội chợ Việt- Lào tại Khu Kinh tế Thương mại đặc biệt Lao Bảo;

d) Tăng cường công tác quản lý thị trường, chống hàng nhái hàng giả, hàng kém chất lượng và không rõ nguồn gốc xuất xứ lưu hành trên địa bàn, đặc biệt tại các trung tâm thương mại góp phần phát triển loại hình du lịch mua sắm, kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch;

e) Nghiên cứu chuyển đổi các Ban Quản lý chợ đang hoạt động theo đơn vị sự nghiệp thành các đơn vị kinh doanh phù hợp với định hướng xã hội hóa;

f) Đa dạng hóa các dịch vụ thương mại, chú trọng phát triển mạnh các loại hình dịch vụ theo phương thức kinh doanh tiên tiến, hiện đại như: Các trung tâm thương mại- dịch vụ, trung tâm mua sắm, siêu thị, phố chợ, các dịch vụ- tài chính ngân hàng...tại khu vực đô thị, nhất là 02 Trung tâm thương mại- dịch vụ lớn Đông Hà, Lao Bảo;

g) Nghiên cứu đề xuất với Chính phủ 02 nước Việt Nam- Lào và đẩy mạnh quan hệ hợp tác với tỉnh Savannakhet xây dựng phát triển Khu thương mại tự do ĐenSaVẵn để bổ sung tiềm năng, lợi thế cùng với Khu Kinh tế Thương mại đặc biệt Lao Bảo phát triển vững mạnh.

2. Du lịch

a) Xây dựng hoàn chỉnh các quy hoạch chi tiết nhất là Khu Du lịch- Dịch vụ ven biển từ Cửa Việt đến Cửa Tùng, du lịch đảo Cồn Cỏ, du lịch sinh thái rừng Đakrông- Khe Sanh- Rào Quán;

Nghiên cứu xây dựng dự án Khu Du lịch Quốc gia sinh thái biển tổng hợp Cửa Tùng- Cửa Việt- đảo Cồn Cỏ để trình Thủ tướng Chính phủ công nhận trước năm 2010;

b) Thực hiện liên kết vùng, tăng cường quan hệ hợp tác với các tỉnh miền Trung, các nước trên Hành lang Đông- Tây để khai thác tiềm năng thế mạnh du lịch mỗi tỉnh, mỗi địa phương. Tập trung nâng cao chất lượng 03 sản phẩm du lịch có thế mạnh nổi trội tạo khả năng liên kết, cạnh tranh với các sản phẩm du lịch của vùng, khu vực. Thực hiện lồng ghép các sản phẩm du lịch với du lịch nghiên cứu văn hóa dân tộc, tâm linh, du lịch lễ hội, du lịch mua sắm vào chương trình du lịch để tăng thêm tính đa dạng, hấp dẫn;

c) Tranh thủ và quản lý tốt nguồn vốn ngân sách thông qua các chương trình đầu tư mục tiêu của nhà nước nhất là các chương trình dành cho khu vực miền Trung- Tây Nguyên;

d) Ưu tiên đầu tư xây dựng tập trung, đồng bộ và hoàn thiện các dự án trọng điểm của ngành, đặc biệt là các di tích lịch sử chiến tranh cách mạng sớm đưa vào khai thác hiệu quả gắn với xây dựng thương hiệu, thu hút khách du lịch;

e) Tạo môi trường thuận lợi, xây dựng và thực hiện các chính sách khuyến khích ưu đãi, đẩy mạnh xã hội hóa trong kinh doanh du lịch. Đặc biệt tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân, các hộ gia đình tham gia khai thác phát triển du lịch, dịch vụ;

f) Phát triển du lịch gắn liền với việc phát huy, bảo vệ nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc, gắn liền với việc khai thác tài nguyên, môi trường du lịch an toàn và tăng trưởng bền vững;

Có biện pháp cụ thể về trồng, bảo vệ cây xanh hai bên đường Quốc lộ 9 trên tuyến Hành lang kinh tế Đông- Tây kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan du lịch tạo ấn tượng tốt nhất cho du khách khi đến Quảng Trị.

3. Phương hướng, nhiệm vụ phát triển các ngành lĩnh vực chủ yếu trên tuyến Hành lang Đông- Tây

a) Công nghiệp- Tiểu thủ công nghiệp

- Phát triển các ngành công nghiệp có thế mạnh, giải quyết được nguồn nhân lực của địa phương. Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng Khu Kinh tế Thương mại đặc biệt Lao Bảo, Khu Công nghiệp Tân Thành, Khu Công nghiệp Nam Đông Hà, Khu Công nghiệp Quán Ngang. Khẩn trương triển khai xây dựng các dự án: Nhà máy bia và nhà máy xi măng, nhà máy may xuất khẩu, dự án thủy điện hạ Rào Quán, nâng cấp mở rộng cơ sở sửa chữa tàu thuyền tại Cửa Việt;

- Củng cố và phát triển thủ công mỹ nghệ và các ngành nghề truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, xuất khẩu và phục vụ du lịch;

- Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá, xây dựng, thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư, thu hút các dự án đến đầu tư tại các khu công nghiệp;

b) Nông nghiệp

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa, thực hiện công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Phát triển làng nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; hình thành các thị trấn, thị tứ mới ở nông thôn;

- Phát triển các vùng kinh tế hàng hóa chuyên canh về cây công nghiệp xuất khẩu và rau, hoa, quả sạch phục vụ cho tiêu dùng và du lịch. Đầu tư khai thác vùng đất đỏ bazan trên trục Quốc lộ 9 (Của, Tân Lâm, Hướng Hóa) theo hướng phát triển cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, hồ tiêu. Và tạo vùng nguyên liệu tập trung để đáp ứng cho công nghiệp chế biến. Tạo thị trường tiêu thụ ổn định cho người sản xuất và tăng nhanh giá trị sản phẩm;

c) Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển hệ thống đô thị

- Tập trung đầu tư có trọng điểm các công trình hạ tầng kinh tế- kỹ thuật và xã hội, trong đó giao thông, điện, cấp nước, thông tin liên lạc đi trước một bước, ưu tiên các khu kinh tế trọng điểm thương mại- dịch vụ- du lịch;

- Triển khai chương trình phát triển đô thị theo Nghị quyết 01/2007/NQ-HĐND ngày 12 tháng 4 năm 2007 của HĐND tỉnh và quy hoạch xây dựng các trung tâm, dịch vụ, cơ sở hạ tầng dọc tuyến Hành lang kinh tế Đông- Tây;

d) Giải quyết các vấn đề Văn hóa- Xã hội

- Chú trọng xây dựng môi trường văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc thực hiện văn hóa trong kinh doanh dịch vụ. Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên;

- Tiếp tục thực hiện các chính sách xã hội; kết hợp với các chương trình, dự án phát triển kinh tế để giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, thực hiện tốt luật giao thông trên toàn tuyến hành lang Đông- Tây;

e) Quốc phòng- An ninh

Tăng cường công tác Quốc phòng- An ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; xác định rõ cơ chế phối hợp, phạm vi quản lý của từng ngành, từng địa phương đặc biệt là các địa bàn trọng điểm để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh trật tự trên địa bàn; kết hợp phát triển hạ tầng kinh tế- xã hội với nhiệm vụ phòng thủ trên tuyến biên giới và biển đảo; phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại. Xây dựng, củng cố hệ thống chính trị các cấp trong sạch, vững mạnh.

4. Nhu cầu về vốn đầu tư

Tổng nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn từ năm 2007- 2010: 3.074,5 tỷ đồng.

Trong đó: - Nguồn ngân sách do địa phương quản lý: 1.070,5 tỷ đồng;

- Nguồn tín dụng ưu đãi: 640 tỷ đồng;

- Nguồn doanh nghiệp và các thành phần kinh tế: 1.364 tỷ đồng.

(Phụ lục 4 đính kèm)

IV. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Công bố công khai quy hoạch, kế hoạch phát triển Thương mại- Du lịch và tuyến Hành lang kinh tế Đông- Tây. Đẩy mạnh công tác Thông tin- Tuyên truyền, quảng bá về vai trò, vị trí tuyến Hành lang kinh tế Đông- Tây và Thương mại- Du lịch cho các ngành, các cấp, doanh nghiệp và nhân dân biết để có cơ hội tìm kiếm đầu tư.

2. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch. Quy hoạch toàn diện các khu trọng điểm trên tuyến Hành lang kinh tế Đông- Tây để đầu tư xây dựng, thúc đẩy sự phát triển các vùng khác. Nâng cao chất lượng xây dựng và quản lý quy hoạch đô thị.

3. Tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến quảng bá lợi thế, tiềm năng tuyến Hành lang kinh tế Đông- Tây và Thương mại- Du lịch Quảng trị ở trong và ngoài nước nhưng có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên các thị trường có nguồn khách quan trọng nhằm củng cố và nâng cao hình ảnh du lịch Quảng Trị trên Tuyến hành lang kinh tế Đông- Tây. Trong đó, đặc biệt chú trọng công tác xây dựng thương hiệu du lịch riêng phù hợp với lợi thế đặc trưng của tỉnh nhằm khai thác khách du lịch tiềm năng.

4. Huy động các nguồn lực đầu tư, phát huy sức mạnh tổng hợp các thành phần kinh tế, khơi dậy mọi nguồn nội lực, tranh thủ ngoại lực, mở rộng liên doanh, liên kết để đầu tư phát triển. Tích cực tranh thủ, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương thông qua các Chương trình phát triển có mục tiêu.

5. Tạo môi trường thuận lợi hơn nữa để thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI). Tranh thủ tối đa nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, trong đó ưu tiên đầu tư trên tuyến Hành lang kinh tế Đông- Tây đi qua tỉnh.

6. Có chính sách đầu tư, thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du lịch, dịch vụ, đặc biệt coi trọng phát triển các dịch vụ đồng bộ như: Nhà hàng, nhà trọ, khách sạn kết hợp trạm bảo dưỡng xe ô tô, trạm bán xăng, máy rút tiền tự động...; quầy bán hàng lưu niệm, hàng giải khát, nước sạch, vệ sinh tại các điểm du lịch. Có chính sách giữ gìn, tôn tạo, nâng cấp các khu di tích lịch sử nhằm phát huy giá trị gắn với khai thác lâu dài.

7. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính công, nhất là cải cách các thủ tục hành chính liên quan đến công tác xúc tiến đầu tư như cấp phép đầu tư, đăng ký thành lập doanh nghiệp, giao đất, thủ tục xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu, kiểm tra, kiểm soát trên tuyến Hành lang kinh tế Đông- Tây.

8. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực: Có chương trình và kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực tham gia các Chương trình hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực Thương mại, Du lịch, Công nghiệp, gắn với Chương trình cải cách hành chính nhà nước; nâng cấp và mở rộng quy mô các trường đào tạo nghề trong tỉnh kết hợp chính sách khuyến khích phát triển đào tạo cho người lao động; tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên tuyến Hành lang Đông- Tây đào tạo nguồn nhân lực trên các lĩnh vực: Ngoại ngữ, hợp tác đầu tư, quản lý kinh doanh.

Có chính sách thu hút, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác Du lịch, đặc biệt chú trọng nâng cao hơn nữa năng lực của đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên tại các điểm di tích lịch sử chiến tranh cách mạng.

Tổ chức tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm về văn minh du lịch cho các cấp chính quyền và nhân dân địa phương nhằm góp phần tôn tạo, làm sạch đẹp môi trường du lịch tại các khu, các điểm du lịch.

9. Tiếp tục đề xuất với Bộ Chính trị và Chính phủ đưa Quảng Trị vào 1 trong 5 Khu Kinh tế trọng điểm của miền Trung, vì đây là điểm xuất phát đầu tiên về phía Đông của Hành lang kinh tế Đông- Tây, từ đó xác định đầu tư Quảng Trị như các địa phương trong vùng kinh tế động lực.

Điều 2. HĐND tỉnh giao trách nhiệm cho UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, các địa phương tổ chức triển khai thực hiện tốt Nghị quyết theo chức năng, nhiệm vụ của mình.

HĐND tỉnh giao trách nhiệm cho Thường trực HĐND, các Ban HĐND, các đại biểu HĐND tỉnh tăng cường công tác giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết được HĐND tỉnh Quảng Trị khóa V, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 10 tháng 8 năm 2007 và có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày thông qua./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Viết Nên


PHỤ LỤC 01:

QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CHỢ TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM 2020

STT

Địa danh

Phân loại chợ theo NĐ 02/CP

Phân theo tính chất chợ

Theo chức năng KD

Theo khu vực

Dự kiến vốn đầu tư XD (Triệu đồng)

Tổng số

Chợ loại I

Chợ loại II

Chợ loại III

Trung tâm

Đầu mối chuyên ngành

Biên giới

Cửa khẩu

Thường

Tổng họp

Chuyên doanh

Thành thị

Thị trấn

Thị tứ

Nông thôn

 

Toàn tỉnh

107

9

20

78

17

4

1

1

84

103

4

13

13

12

69

108.600

1

TX. Đông Hà

10

1

6

3

1

 

 

 

9

10

 

10

 

 

 

16.700

2

TX. Quảng Tri

3

1

 

2

1

 

 

 

2

3

 

3

 

 

 

10.000

3

Vĩnh Linh

16

1

2

13

2

1

 

 

13

15

1

 

4

 

12

11.800

4

Gio Linh

14

1

2

11

2

1

 

 

11

13

1

 

2

1

11

8.600

5

Cam Lộ

13

1

2

10

2

 

 

 

11

13

 

 

2

3

8

8.600

6

Đakrông

8

0

2

6

1

 

 

1

6

8

 

 

1

3

4

9.700

7

Hướng Hóa

12

2

1

9

1

1

1

 

9

11

1

 

2

2

8

5.200

8

Triệu Phong

16

1

3

12

4

1

 

 

11

15

1

 

1

1

14

18.500

9

Hải Lăng

15

1

2

12

3

 

 

 

12

15

 

 

1

2

12

19.500


PHỤ LỤC 02:

DANH MỤC CÁC CỬA HÀNG XĂNG DẦU QUI HOẠCH ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

TT

Tên cửa hàng

Địa điểm kinh doanh

Loại cửa hàng

Doanh nghiệp kinh doanh

Ghi chú

 

Thị xã Đông Hà

14 cửa hàng

 

 

 

1

Cửa hàng XD số 10

QL 1A, P. Đông Lương

3

Công ty XD Quảng Trị

 

2

Cửa hàng XD số 12

QL 1A, P. Đông Lương

3

Công ty XD Quảng Trị

 

3

Cửa hàng XD Đường 9

QL9, P. I, Đông Hà

2

Công ty XD Quảng Trị

 

4

Cửa hàng XD Lý T. Kiệt

Đường LTK, Đông Lương

1

Công ty XD Quảng Trị

 

5

Cửa hàng XD số 2

QL 1A, P. Đông Giang

3

Công ty XD Quảng Trị

 

6

Cửa hàng XD Hoài Quyên

Đường LTK, Đông Lễ

3

Cty TNHH Hoài Quyên

 

7

Cửa hàng XD số 1

QL 1A, P. II, Đông Hà

1

Cty TM TH Quảng Trị

 

8

Cửa hàng XD số 110

QL 9, P. I, Đông Hà

3

Cty TNHH Thuận Tiến

 

9

Cửa hàng XD Công an

QL 1A, P. Đông Lương

3

Công An Quảng Trị

 

10

Cửa hàng XD Phường 3

Km3, QL 9, P3

3

Công ty XD Quảng Trị

 

11

Cửa hàng XD số 9

QL1A, P. Đông Lễ

3

Công ty XD Quảng Trị

Nâng cấp

12

Của hàng XD số 6

QL1A, P. Đông Lễ

3

Công ty XD Quảng Trị

Nâng cấp

13

Cửa hàng XD số 9

QL9, Phường 5

3

DNTN Thúy Lan

Nâng cấp

14

Cửa hàng XD đường 9D

Đường 9D, phường 5

1

 

Xây mới

 

Thị xã Quảng Trị

04 cửa hàng

 

 

 

15

Cửa hàng XD TX Quảng Trị

QL 1A, TX Quảng Trị

2

Công ty XD Quảng Trị

 

16

Cửa hàng XD Thanh Quảng

QL 1A, TX Quảng Trị

3

Cty khai thác đá Quảng Trị

 

17

Cửa hàng XD số 1

QL 1A, TX Quảng trị

3

Cty TM TH Thạch Hãn

 

18

Cửa hàng XD số 2

Đường Trần Hưng Đạo

3

Cty TM TH Thạch Hãn

Nâng cấp

 

Huyện Vĩnh Linh

17 cửa hàng

 

 

 

19

Cửa hàng XD Hồ Xá

QL 1A, TT Hồ Xá

2

Công ty XD Quảng Trị

 

20

Cửa hàng XD Hiền Lương

QL 1A, xã Vĩnh Thành

3

Công ty XD Quảng Trị

 

21

Cửa hàng XD Cửa Tùng

Cửa Tùng, Vĩnh Quang

3

Công ty XD Quảng Trị

 

22

Cửa hàng XD Vĩnh Chấp

QL1A, xã Vĩnh Chấp

1

Công ty XD Quảng Trị

 

23

Cửa hàng XD 1/5

QL 1A, xã Vĩnh Long

2

Cty XNK Quảng Trị

 

24

Cửa hàng XD Sa Lung

QL1A, xã Vĩnh Long

3

Cty CP TM H. Lương

 

25

Cửa hàng XD Thái Bình

QL 1A, TT Hồ Xá

3

DNTN Thái Bình

 

26

Cửa hàng XD Vĩnh Tiến

QL 1A, Vĩnh Tiến,Hồ Xá

3

DNTN Châu Thị

 

27

Cửa hàng XD Ngã ba Hồ Xá

QL1A, TT Hồ Xá

3

Cty CP TM H. Lương

Nâng cấp

28

Cửa hàng XD Bến Quan

Thị trấn Bến Quan

3

Công ty XD Quảng Trị

 

29

Thuyền bán dầu Diezen

Bến cá Cửa Tùng

 

DNTN Thành Luân

 

30

Cửa hàng XD Bình Minh

QL1A, Vĩnh Chấp

1

DNTN Bình Minh

 

31

Cửa hàng XD Vĩnh Tân

QL1A, Vĩnh Tân

3

Công ty XD Quảng Trị

 

32

Cửa hàng XD Vĩnh Sơn

Xã Vĩnh Sơn

3

 

Xây mới

33

Cửa hàng XD Thái Lai

Thái Lai, Vĩnh Thái

3

 

Xây mới

34

Cửa hàng XD Vĩnh Lâm

Xã Vĩnh Lâm

3

 

Xây mới

35

Cửa hàng XD Bãi Hà

Xã Vĩnh Hà

3

 

Xây mới

 

Huyện Gio Linh

13 cửa bán hàng

 

 

 

36

Cửa hàng XD Gio Việt

Gio Việt, Gio Linh

3

Công ty XD Quảng Trị

 

37

Cửa hàng XD Dốc Miếu

QL 1A, xã Gio Phong

3

Công ty XD Quảng Trị

 

38

Cửa hàng XD Quán Ngang

QL 1A, xã Gio Quang

3

Công ty XD Quảng Trị

 

39

Cửa hàng XD Trường Thọ

QL1A, xã Gio Phong

3

DNTN Dốc Miếu

 

40

Cửa hàng XD Thuận Phát

QL1A, Xã Gio Phong

3

DNTN Thuận Phát

 

41

Cửa hàng XD thị trấn Gio Linh

QL1A, thị trấn Gio Linh

3

Cty cao su Quảng Trị

Nâng cấp

42

Kho XD Cửa Việt

Cảng Cửa Việt, Gio Hải

 

Cty CP dầu khí Cửa Việt

 

43

Cây dầu Diezen cảng Cửa Việt

Cảng Cửa Việt, Gio Hải

 

Cảng Cửa Việt

 

44

Thuyền bán dầu Diezen

Cảng Cửa việt, Gio Linh

 

DNTN Ánh Tuyết

 

45

Cửa hàng XD Ánh Tuyết

Long Hà, Gio Việt

3

DNTN Ánh Tuyết

 

46

Thuyền bán dầu Diezen

Cảng Cửa việt, Gio Linh

 

DNTN Ngô Đồng

 

47

Cửa hàng XD đường 74

Đường 74, Gio Sơn

3

DNTN Ngọc Anh

 

48

Cửa hàng XD Trung Giang

Xã Trung Giang

3

 

Xây mới

 

Huyện Cam Lộ

11 cửa bán hàng

 

 

 

49

Cửa hàng XD Cam Hiếu

QL9, xã Cam Hiếu

2

Công ty XD Quảng Trị

 

50

Cửa hàng XD km27

QL9, xã Cam thành

3

Cty khai thác đá Q.Trị

 

51

Cửa hàng XD Ngã Tư Sòng

QL1A, xã Cam An

2

Công ty XD Quảng Trị

 

52

Cửa hàng XD Đoạn QLĐB I

QL1A, xã Cam An

3

Đoạn QLĐB I

 

53

Cửa hàng XD Xi măng

QL9, Cam Hiếu

3

Cty Đông Trường Sơn

 

54

Cửa hàng XD Cam Lộ

QL9, thị trấn Cam Lộ

3

Công ty XD Quảng Trị

 

55

Cửa hàng XD Ngô Đồng

QL9, thị trấn Cam Lộ

3

DNTN Ngô Đồng

 

56

Cửa hàng XD An Phú

Km 8, QL9, Cam Hiếu

3

DNTN Toàn Phát

 

57

Cửa hàng XD Tân Tường

Km 17, QL9, Cam Thành

1

Hành lang Đông - Tây

Xây mới

58

Cửa hàng XD Cam Thủy

Xã Cam Thủy

3

 

Xây mới

59

Cửa hàng XD Cầu Đuồi

Cầu Đuồi, TT Cam Lộ

1

 

Xây mới

 

Huyện Đakrông

05 cửa hàng

 

 

 

60

Cửa hàng XD Đakrông

QL9, TT Đa krông

3

Công ty XD Quảng Trị

 

61

Cửa hàng XD Tà Rụt

Xã Tà Rụt

2

 

Xây mới

62

Cửa hàng XD 41

Km 41, QL9

2

 

Xây mới

63

Cửa hàng XD Tà Long

Xã Tà Long

3

 

Xây mới

64

Cửa hàng XD Ba Lòng

Xã Ba Lòng

3

 

Xây mới

 

Huyện Hướng Hóa

14 cửa hàng

 

 

 

65

Cửa hàng XD Lao Bảo

QL9, TT Lao Bảo

2

Công ty XD Quảng Trị

 

66

Cửa hàng XD Khe Sanh

QL9, TT Khe Sanh

2

Công ty XD Quảng Trị

 

67

Cửa hàng XD Khe Sanh

QL9, xã Tân Hợp

3

Cty TM Miền Núi

 

68

Cửa hàng XD Tân Long

QL9, xã Tân Long

3

DNTN Tân Long

 

69

Cửa hàng XD Đường 9

QL9, TT Khe Sanh

3

Cty TNHH Điệu Minh

 

70

Cửa hàng XD Tân Thành

QL9, xã Tân Thành

2

Công ty XD Quảng Trị

 

71

Cửa hàng XD Tân Thành

QL9, xã Tân Thành

2

Cty CP DK Cửa Việt

 

72

Cửa hàng XD Lao Bảo

QL9, xã Tân Thành

2

Cty CPTMVTPetro ĐN

 

73

Cửa hàng XD Tân Long

QL9, xã Tân Long

3

Công ty XD Quảng Trị

 

74

Cửa hàng XD Tân Liên

QL9, xã Tân Liên

3

Công ty XD Quảng Trị

 

75

Trạm Xăng dầu 21

Đường 14, Hướng Tân

3

Cty Xăng dầu Quân đội

 

76

Cửa hàng XD Làng Vây

Km 72, QL9, Làng Vây

1

Hành lang Đông - Tây

Xây mới

77

Cửa hàng XD 23

Đường 14, Hướng Phùng

3

 

Xây mới

78

Cửa hàng XD xã Thuận

Xã Thuận

3

 

Xây mới

 

Huyện Triệu Phong

09 cửa hàng

 

 

 

79

Cửa hàng XD Hàng Không

QL1A, TT Ái Tử

2

Cty TMTH Thạch Hãn

 

80

Cửa hàng XD Ba Bến

Xã Triệu Tài

3

Cty TMTH Thạch Hãn

 

81

Cửa hàng XD Bồ Bản

Xã Triệu Trạch

3

Cty TMTH Thạch Hãn

 

82

Cửa hàng XD Thành Minh

QL1A, TT Ái Tử

3

DNTN Minh Thành

 

83

Cửa hàng XD cảng cá Cửa Việt

Cảng Cửa Việt, Triệu An

3

DNTN Ngô Đồng

 

84

Cửa hàng XD Triệu Ái

QL1A, xã Triệu Ái

2

Cty CPTMVTPetro ĐN

 

85

Cửa hàng XD Đại Hào

Xã Triệu Đại

2

 

Xây mới

86

Cửa hàng XD Chợ Cạn

Xã Triệu Sơn

3

 

Xây mới

87

Cửa hàng XD Phước Mỹ

QL1A, xã Triệu Giang

1

 

Xây mới

 

Huyện Hải Lăng

10 cửa hàng

 

 

 

88

Cửa hàng XD Mỹ Chánh

QL1A, xã Hải Chánh

2

Công ty XD Quảng Trị

 

89

Cửa hàng XD Hải Lâm

QL1A, xã Hải Lâm

1

Công ty XD Quảng Trị

 

90

Cửa hàng XD 30/4

QL1A, TT Hải Lăng

1

Cty XNK Quảng Trị

 

91

Cửa hàng XD 19/5

QL1A, xã Hải Phú

2

Cty XNK Quảng Trị

 

92

Cửa hàng XD Hải Lăng

QL1A, TT Hải Lăng

2

Cty CPTMVTPetro ĐN

 

93

Cửa hàng XD Hải Chánh

QL1A, xã Hải Chánh

3

DNTN Hoàng Cách

 

94

Cửa hàng XD Hải Phú

QL1A, xã Hải Phú

3

DNTN Hùng Đức

 

95

Cửa hàng XD Hội Yên

Xã Hải Quế

3

Cty TMTH Thạch Hãn

 

96

Cửa hàng XD Hải Trường

QL1A, xã Hải Trường

1

Hành lang Đông - Tây

Xây mới

97

Cửa hàng XD Hải An

Xã Hải An

3

 

Xây mới


PHU LUC 03:

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC KHU DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM 2015

STT

Các khu du lịch

Quy mô, tính chất

Ghi chú

1

Khu Du lịch Cửa Tùng

135ha, khu du lịch sinh thái biển, các dịch vụ khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ bổ trợ khác, gắn với đô thị Cửa Tùng

UBND tỉnh đã có Quyết định Phê duyệt quy hoạch chi tiết số 850/QĐ-UBND ngày 31/3/2004 và Quyết định số 623/2006/QĐ-UBND Phê duyệt quy hoạch điều chỉnh bổ sung quy hoạch chi tiết lần 2

2

Khu Du lịch- Dịch vụ Cửa Tùng- Địa đạo Vịnh Mốc

178ha, khu du lịch sinh thái biển, các dịch vụ khách sạn, nhà hàng, thể thao biển kết hợp tham quan di tích lịch sử Địa đạo Vịnh Mốc, du lịch sinh thái Rú Lịnh, rừng mưng… gắn với đô thị Cửa Tùng và Khu Du lịch Cửa Tùng

Đã thông qua quy hoạch chung, đang tiếp tục triển khai quy hoạch chi tiết. Đã xây dựng tuyến đường Du lịch từ Cửa Tùng về Địa đạo Vịnh Mốc với tổng số vốn trên 11 tỷ đồng

3

Khu Du lịch- Dịch vụ Cửa Việt

141ha, phát triển các dịch vụ tắm biển, khách sạn, nhà hàng, các hoạt động vui chơi thể thao lễ hội và các dịch vụ khác, gắn với phát triển thị trấn Cửa Việt

Quyết định Phê duyệt quy hoạch chi tiết 2012/QĐ-UBND ngày 19/9/2002 và các Quyết định Phê duyệt dự án đầu tư, dự toán và thiết kế các hạng mục công trình khác. Đến 31/12/2006 đã đầu tư cơ sở hạ tầng 17 tỷ đồng, năm 2007 bố trí 6 tỷ đồng chưa kể nguồn vay kho bạc chuyển sang

4

Khu Du lịch- Dịch vụ dọc tuyến đường ven biển từ Cửa Tùng đến Cửa Việt

746ha, khu dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí sân golf, nhà hàng khách sạn, các khu resort và các dịch vụ thương mại

Quyết định phê duyệt quy hoạch chung số 79/2006/QĐ-UBND ngày 23/11/2006, đang triển khai các quy hoạch chi tiết giai đoạn 1: 428ha

5

Khu Du lịch sinh thái Rú Lịnh

270ha, bảo tồn thiên nhiên và du lịch sinh thái rừng

Quyết định Phê duyệt quy hoạch chi tiết số 1151/QĐ-UBND ngày 04/5/2004, Quyết định Phê duyệt dự án đầu tư cơ sở hạ tầng số 2774/QĐ-UBND Đến 31/12/2006 đã đầu tư cơ sở hạ tầng 2 tỷ, năm 2007 bố trí 05 tỷ

6

Khu Du lịch sinh thái Trằm Trà Lộc

100ha giai đoạn 01: 20 ha

Quyết định phê duyệt đầu tư dự án số 849/QĐ-UBND ngày 15/3/2003, các Quyết định 745/QĐ-UBND ngày 23/4/2002 và các Quyết định bổ sung khác. Đến 31/12/2006 đã đầu tư cơ sở hạ tầng 13 tỷ đồng, năm 2007 bố trí 05 tỷ đồng

7

Khu Du lịch đảo Cồn Cỏ

240ha, giai đoạn 1 tập trung 50ha dành cho phát triển du lịch. Tính chất là khu du lịch sinh thái biển cao cấp các dịch vụ nghỉ dưỡng, thể thao, tắm biển, câu cá, du lịch sinh thái rừng và di tích lịch sử cách mạng…

Đã có báo cáo nghiên cứu tổng quát phát triển du lịch do chuyên gia CuBa xây dựng. Đang triển khai xây dựng quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết

8

Khu Du lịch sinh thái rừng Đakrông - Rào Quán- Khe Sanh

1208ha, giai đoạn 1: 109ha, khu du lịch sinh thái rừng, nghỉ dưỡng chữa bệnh, các dịch vụ nhà hàng khách sạn, biệt thự, thể thao sân golf, tham quan khám phá hang động, nghiên cứu văn hóa dân tộc, các dịch vụ hỗ trợ khác…

Đã có Quyết định Phê duyệt quy hoạch chi tiết 7,5ha khu suối nước nóng KaLu, 70ha khu công viên văn hóa Khe Sanh, đang tiếp tục triển khai quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết mở rộng

9

Khu Du lịch sinh thái thác Ồ Ồ Tân Thành- Tân Long- Hướng Hóa

Giai đoạn 1: 20ha, du lịch sinh thái rừng kết hợp nghiên cứu văn hóa đồng bào dân tộc Vân Kiều, PaCô

Đã có Quyết định Phê duyệt quy hoạch chi tiết, đang xem xét thông qua dự án đầu tư

10

Khu Du lịch- Dịch vụ Làng Vây

65ha, Khu Dịch vụ- Du lịch tổng hợp bao gồm dịch vụ quá cảnh, thương mại, du lịch

Quyết định Phê duyệt quy hoạch chi tiết số 1802/QĐ-UBND ngày 15/8/2005

11

Khu Du lịch- Dịch vụ tắm biển Mỹ Thủy- Hải An- Hải Lăng

100ha, Khu Dịch vụ tắm biển, nghỉ dưỡng, khách sạn nhà hàng, các dịch vụ bổ trợ khác gắn với việc phát triển thị tứ Mỹ Thủy- Hải An

Quyết định Phê duyệt dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật 746/QĐ-UBND UBND huyện đang thực hiện quy hoạch xây dựng khu dịch vụ du lịch biển Mỹ Thủy

12

Khu Du lịch sinh thái hồ Ái Tử

Du lịch sinh thái, các dịch vụ nhà hàng nghỉ dưỡng

UBND tỉnh ban hành Quyết định số 738/QĐ-UBND ngày 18/4/2007 bố trí vốn 150 triệu để giao UBND huyện Triệu Phong xây dựng quy hoạch

13

Khu Du lịch lâm sinh thái Khe Gió

Du lịch sinh thái leo núi nghỉ dưỡng, cắm trại, khám phá, hang động Tân Lâm kết hợp tham quan di tích Tân Sở, Đầu Mầu, cứ điềm 241…

UBND tỉnh đã đồng ý chủ trương cho UBND huyện Cam Lộ xây dựng quy hoạch tại công văn số 935/UB-TM ngày 24/5/2004 về việc xây dựng khu du lịch Lâm sinh thái Khe Gió

14

Khu Du lịch bãi tắm Triệu Lăng

Tắm biển và Dịch vụ- Du lịch

UBND tỉnh ban hành Quyết định số 738/QĐ-UBND ngày 18/4/2007 bố trí vốn 50 triệu để giao UBND huyện Triệu Phong xây dựng quy hoạch

15

Khu Du lịch dịch vụ Bão Đài

Khu Du lịch sinh thái rừng kết hợp các dịch vụ nhà hàng nghỉ dưỡng gắn với thị trấn Bến Quan

Đã có dự án triển khai xây dựng một số hạng mục và các dịch vụ nhà hàng, bơi thuyền và các dịch vụ khác

 

PHỤ LỤC 04:

DANH MỤC ĐẦU TƯ MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG - TÂY VÀ NGÀNH THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH

Đơn vị tính: tỷ đồng

TT

Danh mục

Địa điểm

Thời gian KC-HT

Năng lực thiết kế

Tổng vốn đầu tư

Thực hiện 01-05

Giai đoạn 2006-2010

2006

2007

2008

2009

2010

Cộng

I

Nguồn ngân sách nhà nước do tỉnh quản lý

 

 

 

1.620,5

170,0

176,0

193,0

198,5

237,0

266,0

1.070,5

1

Hạ tầng Khu Công nghiệp Quán Ngang

Gio Linh

2006- 2010

200ha

120,0

0,0

10,0

10,0

10,0

30,0

60,0

120,0

2

Hạ tầng Khu Công nghiệp Nam Đông Hà

Đông Hà

2003-2010

160ha

140,0

20,0

20,0

20,0

20,0

30,0

30,0

120,0

3

Làng Du lịch sinh thái và làng nghề Cát Sơn

Gio Linh

2007- 2008

20ha

10,0

0,0

2,0

3,0

3,0

2,0

0,0

10,0

4

Hạ tầng các Cụm Công nghiệp tại các huyện, thị xã

Toàn tỉnh

2006- 2010

10 cụm

200,0

0,0

10,0

20,0

20,0

20,0

30,0

100,0

5

Cơ sở hạ tầng làng nghề Diên Sanh

Hải Lăng

2004- 2007

40ha

25,0

7,0

5,0

13,0

0,0

0,0

0,0

18,0

6

Công viên Trung tâm Đông Hà

Đông Hà

2007- 2009

16ha

20,0

0,0

0,0

4,0

5,0

5,0

6,0

20,0

7

Cơ sở hạ tầng Khu Du lịch sinh thái biển Cửa Việt- Cửa Tùng

Vĩnh Linh, Gio Linh

2006- 2011

500ha

160,0

0,0

20,0

20,0

20,0

30,0

30,0

120,0

8

Nhà khách và Trung tâm Hội nghị tỉnh

Đông Hà

2006- 2009

3 sao

30,0

0,0

15,0

5,0

5,0

5,0

0,0

30,0

9

Di tích Thành cổ Quảng Trị giai đoạn 2

Quảng Trị

2007- 2010

Tôn tạo

50,0

0,0

0,0

5,0

15,0

15,0

15,0

50,0

10

Khu Di tích Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam

Cam Lộ

2006- 2008

Tôn tạo

10,0

0,0

5,0

3,0

2,0

0,0

0,0

10,0

11

Di tích sân bay Tà Cơn

Hướng Hóa

2007- 2009

Tôn tạo

20,0

0,0

0,0

5,0

5,0

10,0

0,0

20,0

12

Cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế xã hội đảo cồn Cỏ

Đảo Cồn Cỏ

2006- 2011

240ha

140,0

0,0

10,0

10,0

20,0

25,0

35,0

100,0

13

Đường ven biển Cửa Tùng - Cửa Việt giai đoạn 1

Vĩnh Linh, Gio Linh

2004- 2006

14,69km

50,0

25,0

25,0

0,0

0,0

0,0

0,0

25,0

14

Đường ven biển Cửa Tùng - Cửa Việt giai đoạn 2

Vĩnh Linh, Gio Linh

2007- 2010

14,69km

100,0

0,0

0,0

20,0

20,0

25,0

35,0

100,0

15

Bảo tôn tái tạo Khu Di tích đôi bờ Hiền Lương sông Bến Hải

Vĩnh Linh, Gio Linh

2002- 2007

Tôn tạo

40,0

20,0

10,0

10,0

0,0

0,0

0,0

20,0

16

Đường Hồ Chí Minh huyền thoại

Hướng Hóa

2003- 2007

42km

53,0

33,0

10,0

10,0

0,0

0,0

0,0

20,0

17

Khu Sinh thái Trằm Trà Lộc

Hải Lăng

2003- 2008

100

24,0

9,0

4,0

5,0

6,0

0,0

0,0

15,0

18

Khu Du lịch sinh thái Rú Lịnh

Vĩnh Linh

2006- 2008

270ha

14,5

0,0

2,0

5,0

7,5

0,0

0,0

14,5

19

Cơ sở hạ tầng Khu Kinh tế Thương mại đặc biệt Lao Bảo

Hướng Hóa

2003-2010

28ha

350,0

50,0

20,0

20,0

20,0

20,0

20,0

100,0

20

Chợ Diên Sanh trung tâm Hải Lăng

 

2004- 2006

3501Ô

14,0

6,0

8,0

0,0

0,0

0,0

0,0

8,0

21

Quốc lộ 9 đoạn tránh thị trấn Cam Lộ

Cam Lộ

2007- 2010

4,2km

50,0

0,0

0,0

5,0

20,0

20,0

5,0

50,0

II

Nguồn vốn tín dụng

 

 

 

640,0

0,0

55,0

65,0

90,0

180,0

250,0

640,0

1

Nhà máy xi măng lò quay

Cam Lộ

2006- 2010

35 vạn tấn/n

500,0

0,0

50,0

50,0

50,0

140,0

210,0

500,0

2

Trung tâm Thương mại hội chợ Đông Hà

Đông Hà

2007- 2010

20.000m2

50,0

0,0

0,0

5,0

20,0

20,0

5,0

50,0

3

Khu Du lịch Lâm viên Hồ Ái Tử

Triệu Phong

2008-2010

30ha

20,0

0,0

0,0

0,0

5,0

5,0

10,0

20,0

4

Khu Du lịch lâm sinh thái Khe Gió

Cam Lộ

2008-2010

20ha

20,0

0,0

0,0

0,0

5,0

5,0

10,0

20,0

5

Hạ tầng Khu Du lịch sinh thái Khe Sanh - Rào quán - Đakrông

Hướng Hóa - Đakrông

2006- 2010

50ha

50,0

0,0

5,0

10,0

10,0

10,0

15,0

50,0

III

Vốn đầu tư của các doanh nghiệp

 

 

 

1.488,0

0,0

40,0

195,0

329,0

375,0

425,0

1.364,0

1

Dự án nhà máy bia

Gio Linh

2006- 2009

30 triệu lít/n

250,0

0,0

0,0

40,0

70,0

70,0

50,0

230,0

2

Nhà máy cán thép chất lượng cao

Đông Hà

2007- 2011

250.000tấn/n

200,0

0,0

10,0

20,0

30,0

30,0

50,0

140,0

3

Nhà máy cà phê hòa tan

Hướng Hóa

2007- 2010

-

40,0

0,0

0,0

0,0

10,0

10,0

20,0

40,0

4

Thủy điện hạ Rào Quán

Hướng Hóa

2007- 2011

9MW/năm

180,0

0,0

0,0

20,0

40,0

50,0

70,0

180,0

5

Thủy điện Đakrông

Đakrông

2007- 2010

8,7MW/năm

174,0

0,0

0,0

20,0

30,0

50,0

70,0

170,0

6

Sản xuất đồ gỗ xuất khẩu

Đông Hà

2007- 2010

-

70,0

0,0

0,0

10,0

20,0

20,0

20,0

70,0

7

Các cây xăng dầu trên hành lang Đông- Tây

Hướng Hóa- Cam Lộ- Hải Lăng

2007- 2010

8 cột xăng kiêm cửa hàng tổng hợp

60,0

0,0

0,0

10,0

20,0

20,0

10,0

60,0

8

Siêu thị và Trung tâm Thương mại ở Lao Bảo

Hướng Hóa

2007- 2011

-

150,0

0,0

0,0

20,0

30,0

30,0

30,0

110,0

9

Khu Du lịch dịch vụ tổng hợp Sông Hiếu

Đông Hà

2008-2011

4 sao

90,0

0,0

10,0

10,0

10,0

30,0

30,0

90,0

10

Khách sạn Du lịch Sài Gòn- Đông Hà

Đông Hà

2007- 2010

4 sao

100,0

0,0

0,0

10,0

30,0

30,0

30,0

100,0

11

Khách sạn Mê Kông

Đông Hà

2007- 2008

40 phòng

8,0

0,0

0,0

4,0

4,0

0,0

0,0

8,0

12

Khách sạn Hữu Nghị

Đông Hà

2007- 2008

50

16,0

0,0

0,0

6,0

10,0

0,0

0,0

16,0

13

Khách sạn và các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch ở Cửa Tùng- Cửa Việt

Vĩnh Linh - Gio Linh

2007- 2010

3 - 4 sao

150,0

0,0

20,0

25,0

25,0

35,0

45,0

150,0

Tổng cộng I + II + III

 

 

 

3.748,5

170,0

271,0

453,0

617,5

792,0

941,0

3.074,5

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 13/2007/NQ-HĐND

Loại văn bảnNghị quyết
Số hiệu13/2007/NQ-HĐND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành10/08/2007
Ngày hiệu lực20/08/2007
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Thương mại
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 13/2007/NQ-HĐND

Lược đồ Nghị quyết 13/2007/NQ-HĐND phát triển thương mại du lịch hành lang kinh tế Đông Tây Quảng Trị


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Nghị quyết 13/2007/NQ-HĐND phát triển thương mại du lịch hành lang kinh tế Đông Tây Quảng Trị
                Loại văn bảnNghị quyết
                Số hiệu13/2007/NQ-HĐND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Quảng Trị
                Người kýNguyễn Viết Nên
                Ngày ban hành10/08/2007
                Ngày hiệu lực20/08/2007
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Thương mại
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật17 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Nghị quyết 13/2007/NQ-HĐND phát triển thương mại du lịch hành lang kinh tế Đông Tây Quảng Trị

                  Lịch sử hiệu lực Nghị quyết 13/2007/NQ-HĐND phát triển thương mại du lịch hành lang kinh tế Đông Tây Quảng Trị

                  • 10/08/2007

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 20/08/2007

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực