Nghị quyết 145/2009/NQ-HĐND16

Nghị quyết 145/2009/NQ-HĐND16 về thực hiện ngân sách nhà nước năm 2009; phương hướng, nhiệm vụ dự toán ngân sách nhà nước năm 2010 do Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh khóa XVI, kỳ họp thứ 19 ban hành

Nội dung toàn văn Nghị quyết 145/2009/NQ-HĐND16 thực hiện ngân sách nhà nước năm 2009


HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

Số: 145/2009/NQ-HĐND16

Bắc Ninh, ngày 09 tháng 12  năm 2009

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ THỰC HIỆN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2009; PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2010

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
KHÓA XVI, KỲ HỌP THỨ 19

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16/12/2002 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật;
Căn cứ Quyết định số 2880/QĐ-BTC ngày 19/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc giao dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2010;
Sau khi xem xét báo cáo của UBND tỉnh về tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2009; phương hướng nhiệm vụ dự toán ngân sách nhà nước năm 2010; báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách và ý kiến thảo luận của đại biểu,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ước thực hiện dự toán và phương án điều hành ngân sách cuối năm 2009:

Tổng thu NSNN trên địa bàn và tổng chi ngân sách địa phương được hoàn thành vượt dự toán. HĐND tỉnh nhất trí với phương án điều hành ngân sách cuối năm 2009 theo báo cáo số 34/BC-UBND ngày 01/12/2009 của UBND tỉnh. Cụ thể một số nội dung như sau:

1. Phần thu nội địa vượt dự toán, sau khi trừ nguồn phải dành thực hiện cải cách tiền lương năm 2010, được sử dụng bổ sung chi đầu tư phát triển, không bổ sung nhiệm vụ chi thường xuyên.

2. Các nhiệm vụ chi sử dụng nguồn thu tiền sử dụng đất không thực hiện, hoặc thực hiện không hết sẽ huỷ dự toán, không chi chuyển sang năm sau.

3. Các nội dung chi khác đã giao trong dự toán đầu năm không phân bổ hết (kể cả dự phòng ngân sách) được tập trung bổ sung chi đầu tư phát triển, không chuyển nguồn sang năm sau. Cho phép điều chỉnh giảm chi hỗ trợ doanh nghiệp đồng thời bổ sung vốn XDCB là 25,8 tỷ đồng.

4. Dự phòng ngân sách cấp tỉnh bổ sung các nhiệm vụ sau: Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp theo Quyết định 72/2009/QĐ-UBND kinh phí thực hiện dồn điển đổi thửa, kinh phí khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi theo Luật BHYT và một số nhiệm vụ phát sinh ngoài dự toán đầu năm, số không sử dụng hết sẽ bổ sung cho chi đầu tư phát triển.

Điều 2. Dự toán ngân sách năm 2010:

1. Dự toán thu, chi ngân sách địa phương năm 2010:

1.1. Tổng thu NSNN trên địa bàn đạt 3.500 tỷ đồng. Trong đó :

- Thu nội địa: 2.837,85 tỷ đồng,

- Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu: 400 tỷ đồng,

- Các khoản quản lý qua ngân sách: 262,15 tỷ đồng.

1.2. Tổng thu NSĐP năm 2010 là 3.636,597 tỷ đồng. Bao gồm:

- Thu điều tiết theo phân cấp : 2.831,98 tỷ đồng,

- Thu bổ sung từ ngân sách Trung ương : 537,85 tỷ đồng,

- Thu chuyển nguồn năm 2009 : 4,617 tỷ đồng,

- Các khoản quản lý qua ngân sách: 262,15 tỷ đồng.

1.3. Tổng chi NSĐP năm 2010 là 3.636,597 tỷ đồng. Trong đó:

a) Phân bổ chương trình MTQG và các nhiệm vụ mục tiêu của Trung ương: 170,267 tỷ đồng.

b) Tổng chi cân đối NSĐP là: 3.204,18 tỷ đồng, bao gồm:

- Chi đầu tư phát triển: 945,895 tỷ đồng ,

- Chi thường xuyên: 1.668,711 tỷ đồng,

- Bổ sung quỹ dự trữ tài chính: 1 tỷ đồng,

- Dự phòng ngân sách: 156,23 tỷ đồng,

- Tạo nguồn làm lương:  432,344 tỷ đồng,

- Các khoản không cân đối quản lý qua ngân sách: 262,15 tỷ đồng.

1.4. Giao UBND tỉnh xây dựng phương án, thống nhất với Thường trực HĐND tỉnh về huy động vốn vay Kho bạc nhà nước, theo Khoản 3 - Điều 8 - Luật Ngân sách 200 tỷ đồng để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội do ngân sách cấp tỉnh đảm bảo, thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch 5 năm ( 2006 - 2010) đã được HĐND tỉnh quyết định.

1.5. Một số nhiệm vụ chưa được bố trí trong dự toán đầu năm để thực hiện các chính sách của Trung ương, sẽ được sử dụng từ nguồn bổ sung có mục tiêu của Trung ương và dự phòng ngân sách các cấp: Kinh phí mua BHYT cho đối tượng cận nghèo; hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà ở cho hộ nghèo; kinh phí cấp bù miễn thủy lợi phí theo Nghị định 115/2008/NĐ-CP

2. Dự toán chi ngân sách cấp tỉnh:

Tổng chi ngân sách cấp tỉnh: 3.032,086 tỷ đồng. Trong đó:

- Chi ngân sách cấp tỉnh theo phân cấp: 2.329,496 tỷ đồng;

- Chi bổ sung ngân sách cấp dưới: 702,59 tỷ đồng.

3. Một số vấn đề xử lý trong phương án phân bổ dự toán ngân sách năm 2010:

- Các phường, xã thuộc thị xã Từ Sơn tiếp tục thực hiện phân loại xã ổn định như năm 2009.

- Thuế GTGT và TNDN của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh do tỉnh thu, thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động kinh doanh, thuế thu nhập cá nhân phát sinh thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, được phân chia cho các cấp ngân sách ổn định như năm 2009.

- Lập quỹ phát triển đất.

Thực hiện Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13.8.2009 của Chính phủ, trích lập Quỹ phát triển đất hàng năm là 30% tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.

4. Giải pháp thực hiện dự toán ngân sách năm 2010:

4.1. Về thu ngân sách nhà nước:

a) Tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn diện, đồng bộ và kịp thời các giải pháp, chính sách đã đề ra, theo dõi diễn biến của thị trường để có giải pháp ứng phó linh hoạt, thích hợp. Tạo sự thống nhất, quyết tâm của cả hệ thống chính trị, làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền về các chủ trương chính sách để tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội, các doanh nghiệp, nhà đầu tư và nhân dân.

b) Tăng cường quản lý thu ngân sách:

-Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thu với các lực lượng chức năng, với các cấp chính quyền địa phương kiểm soát chặt chẽ nguồn thu, chống thất thu, chống buôn lậu, gian lận thương mại.

- Giám sát chặt chẽ việc kê khai, nộp thuế của các đối tượng nộp thuế, đặc biệt chú ý các doanh nghiệp thành lập mới, các doanh nghiệp hết thời gian hưởng chính sách ưu đãi.

- Rà soát, đôn đốc việc nộp thuế của các đối tượng thuộc diện được giãn thuế năm 2009 sang năm 2010.

-Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý dứt điểm các khoản phải thu theo kết luận thanh tra, kiểm toán ...

-Tiếp tục đẩy nhanh việc rà soát, kiểm tra, tổ chức thực hiện các khoản thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

c) Tập trung cao các biện pháp thu ngân sách từ đất đai:

- Các huyện, thị xã, thành phố, cần tổ chức triển khai kịp thời các dự án đã được quy hoạch, các dự án còn tồn đọng. Tỉnh tạm ứng kinh phí để thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng và tạo điều kiện thuận lợi cho các huyện, thị xã, thành phố, đẩy nhanh tiến độ đấu giá, thu tiền sử dụng đất. 

- Có biện pháp xử lý các doanh nghiệp cố tình không nộp tiền sử dụng đất như: Phạt chậm nộp, thu hồi một phần đất giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất… Tiếp tục thực hiện việc ghi thu, ghi chi tiền sử dụng đất phải nộp cho đầu tư XDCB.

4.2. Về chi ngân sách địa phương:

a) Đối với chi đầu tư phát triển:

Các cấp ngân sách chủ động trình HĐND cùng cấp, phân bổ vốn XDCB cho các công trình từ các nguồn vốn ngay từ đầu năm, theo đúng quy định của Luật NSNN và các quy định hiện hành.

b) Đối với các đơn vị dự toán:

- Chủ động phân bổ và sử dụng kinh phí được giao ngay từ đầu năm, tránh chi dồn vào những tháng cuối năm. Hạn chế tối đa bổ sung kinh phí ngoài dự toán, nghiêm túc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP các cơ quan quản lý hành chính theo Nghị định số 130/2007/NĐ-CP

- Thực hiện nghiêm túc Luật Chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm và chống lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách.                   

c) Đối với các huyện, thị xã, thành phố:

- Triển khai công tác phân bổ và giao dự toán đảm bảo các chỉ tiêu pháp lệnh của tỉnh giao, bố trí dành nguồn làm lương theo qui định của nhà nước.

- Chủ động phân bổ chương trình mục tiêu, các chính sách hỗ trợ hạ tầng nông thôn ngay từ đầu năm, có biện pháp chỉ đạo các đơn vị, các xã, phường, thị trấn thực hiện nghiêm chỉ thị số 06/UBND-CT ngày 12.6.2008 của UBND tỉnh về việc khắc phục tình trạng nợ đọng XDCB ở cấp huyện, xã trên địa bàn tỉnh.

- Sử dụng dự phòng ngân sách theo đúng quy định của Luật NSNN. Không sử dụng dự phòng ngân sách để bổ sung cho các nhiệm vụ chưa thật cần thiết, cấp bách.

Điều 3. Giao UBND tỉnh trên cơ sở tiếp thu ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh, chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện, thống nhất với Thường trực HĐND ban hành quyết định.

Điều 4. Nghị quyết có hiệu lực từ ngày ký.

Thường trực HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh và các đại biểu HĐND tỉnh có trách nhiệm giám sát, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này được HĐND tỉnh Bắc Ninh khóa XVI, kỳ họp thứ 19 thông qua./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Công Ngọ

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 145/2009/NQ-HĐND16

Loại văn bảnNghị quyết
Số hiệu145/2009/NQ-HĐND16
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành09/12/2009
Ngày hiệu lực09/12/2009
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài chính nhà nước
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật14 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 145/2009/NQ-HĐND16

Lược đồ Nghị quyết 145/2009/NQ-HĐND16 thực hiện ngân sách nhà nước năm 2009


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Nghị quyết 145/2009/NQ-HĐND16 thực hiện ngân sách nhà nước năm 2009
                Loại văn bảnNghị quyết
                Số hiệu145/2009/NQ-HĐND16
                Cơ quan ban hànhTỉnh Bắc Ninh
                Người kýNguyễn Công Ngọ
                Ngày ban hành09/12/2009
                Ngày hiệu lực09/12/2009
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTài chính nhà nước
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật14 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Nghị quyết 145/2009/NQ-HĐND16 thực hiện ngân sách nhà nước năm 2009

                  Lịch sử hiệu lực Nghị quyết 145/2009/NQ-HĐND16 thực hiện ngân sách nhà nước năm 2009

                  • 09/12/2009

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 09/12/2009

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực