Nghị quyết 155/2010/NQ-HĐND

Nghị quyết 155/2010/NQ-HĐND về đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020

Nội dung toàn văn Nghị quyết 155/2010/NQ-HĐNĐ đào tạo nghề lao động nông thôn tỉnh Phú Yên


HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 155/2010/NQ-HĐND

Tuy a, ngày 16 tháng 7 năm 2010

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
KHÓA V, KỲ HỌP THỨ 17

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020;

Sau khi xem xét Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020 kèm theo Tờ trình số 33/TTr-UBND ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa và Xã hội và ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020 với những nội dung kèm theo Nghị quyết này.

Điu 2. Hiệu lực thi hành:

Ngh quyết này hiệu lực thi hành sau 10 ngày k t ngày được Hi đng nhân dân tỉnh thông qua.

Điều 3. T chức thực hin:

Hội đồng nhân dân tỉnh giao:

1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định tăng cường đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên khóa V, kỳ họp thứ 17 thông qua ngày 16 tháng 7 năm 2010./.

 

 

CH TCH




Đào Tn Lc

 

ĐỀ ÁN

ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Ngh quyết s 155/2010/NQ-ND ngày 16 tng 7 năm 2010 ca Hội đng nhân n tnh)

I. Mục tiêu

1. Đến năm 2015: Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%; trong đó, tỷ lệ lao động qua dạy nghề đạt 41%.

2. Đến năm 2020: Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 67%; trong đó, tỷ lệ lao động qua dạy nghề đạt 51%.

3. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý hành chính, quản lý, điều hành kinh tế - xã hội và thực thi công vụ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

II. Chỉ tiêu

1. Giai đoạn 2011-2015:

- Dạy nghề cho 52.000 lao động nông thôn, trong đó người học nghề nông nghiệp: 20.800 người, chiếm tỷ lệ 40%; người học nghề phi nông nghiệp: 31.200 người, chiếm tỷ lệ 60%. Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề trong giai đoạn này tối thiểu đạt 70%.

- Đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội theo chức danh, vị trí làm việc đáp ứng yêu cầu của công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực thi công vụ cho khoảng 5.000 lượt cán bộ, công chức xã.

2. Giai đoạn 2016-2020:

- Dạy nghề cho 60.000 lao động nông thôn, trong đó: người học nghề nông nghiệp: 18.000 người, chiếm tỷ lệ 30%; người học nghề phi nông nghiệp: 42.000 người, chiếm tỷ lệ 70%. Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề trong giai đoạn này tối thiểu đạt 80%.

- Đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội theo chức danh, vị trí làm việc đáp ứng yêu cầu của công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực thi công vụ cho khoảng 5.000 lượt cán bộ, công chức xã.

III. Đi tưng

1. Dạy nghề cho lao động nông thôn:

- Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học; trong đó đối tượng được ưu tiên dạy nghề là:

- Lao động là gia đình thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.

- Lao động là hộ nghèo (có mã số).

- Lao động là người dân tộc thiểu số.

- Lao động là người tàn tật.

- Lao động là người bị thu hồi đất canh tác (thuộc các công trình, dự án của nhà nước…).

- Lao động là hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo.

2. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã:

Cán bộ chuyên trách đảng, đoàn thể chính trị - xã hội, chính quyền và công chức chuyên môn xã, cán bộ nguồn bổ sung thay thế cho cán bộ, công chức xã đến tuổi nghỉ công tác hoặc thiếu hụt do cơ học có độ tuổi phù hợp với quy hoạch cán bộ đến năm 2015 và đến năm 2020.

IV. Nghề đào to

1. Dạy nghề cho lao động nông thôn.

a) Nghề nông nghiệp.

- Các nghề kỹ thuật trồng trọt (cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn trái, trồng cây công nghiệp ...); kỹ thuật lâm sinh (ươm cây và trồng rừng); kỹ thuật chăn nuôi gia súc gia cầm (bò, heo, gà, vịt ...); kỹ thuật nuôi trồng thủy hải sản (nuôi cá, tôm nước lợ, nuôi trồng rong biển, chọn giống và nuôi thủy đặc sản nước ngọt ...); đánh bắt hải sản; kỹ thuật khai thác, chế biến và bảo quản nông sản, lâm sản, thủy sản; diêm nghiệp, khai thác mủ cao su; dịch vụ thú y; quản lý trang trại; quản lý tưới tiêu, cấp thoát nước và vệ sinh môi trường nông thôn; quản lý hợp tác xã, tổ hợp tác; dịch vụ nông nghiệp, sinh vật cảnh; khuyến nông - lâm; chọn giống cây trồng, vật nuôi và các lĩnh vực khác...

b) Nghề phi nông nghiệp.

Kỹ thuật hàn, cắt gọt kim loại; điện dân dụng; điện công nghiệp; sửa chữa động cơ dầu, động cơ xăng; vận hành bảo dưỡng, bảo trì các loại máy nông nghiệp - ngư nghiệp; nề hoàn thiện; mộc công nghiệp; sản xuất hàng mỹ nghệ, may dân dụng - công nghiệp; dịch vụ xã hội; hướng dẫn viên du lịch; nghiệp vụ buồng; nghiệp vụ bàn; nghiệp vụ bar, nghiệp vụ lễ tân; kỹ thuật chế biến món ăn; dịch vụ cá nhân; sửa chữa máy tàu thuyền; thuyền trưởng; máy trưởng; sản xuất hàng mây tre đan; và các lĩnh vực khác...

2. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã.

Đào tạo các chuyên ngành về quản lý nhà nước, chính trị, chuyên môn nghiệp vụ...

V. Các hoạt đng ca Đán giai đon 2011-2015

1. Dạy nghề cho lao động nông thôn:

a) Hoạt động 1: Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn.

Kinh phí dự kiến: 1.000 triệu đồng; trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 500 triệu đồng.

- Ngân sách địa phương: 500 triệu đồng.

b) Hoạt động 2: Điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn.

Kinh phí dự kiến: 2.000 triệu đồng.

- Ngân sách Trung ương: 1.000 triệu đồng.

- Ngân sách địa phương: 1.000 triệu đồng.

c) Hoạt động 3: Thí điểm các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn.

Kinh phí dự kiến: 500 triệu đồng.

- Ngân sách Trung ương: 250 triệu đồng.

- Ngân sách địa phương: 200 triệu đồng.

- Nguồn huy động xã hội hóa: 50 triệu đồng.

d) Hoạt động 4: Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề công lập.

Kinh phí dự kiến: 199.000 triệu đồng.

- Ngân sách Trung ương: 150.000 triệu đồng.

- Ngân sách địa phương: 39.000 triệu đồng.

- Nguồn huy động xã hội hóa: 10.000 triệu đồng.

đ) Hoạt động 5: Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu và xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề.

Kinh phí dự kiến: 200 triệu đồng.

- Ngân sách Trung ương: 100 triệu đồng.

- Ngân sách địa phương: 100 triệu đồng.

e) Hoạt động 6: Phát triển giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề.

Kinh phí dự kiến: 1.000 triệu đồng.

- Ngân sách Trung ương: 500 triệu đồng.

- Ngân sách địa phương: 250 triệu đồng.

- Nguồn huy động xã hội hóa: 250 triệu đồng.

g) Hoạt động 7: Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề.

Kinh phí dự kiến: 158.785 triệu đồng.

- Ngân sách Trung ương: 80.000 triệu đồng.

- Ngân sách địa phương: 68.785 triệu đồng.

- Nguồn huy động xã hội hóa: 10.000 triệu đồng.

h) Hoạt động 8: Giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án.

Kinh phí dự kiến là 1.000 triệu đồng.

- Ngân sách Trung ương: 500 triệu đồng.

- Ngân sách địa phương: 500 triệu đồng.

2. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.

a) Hoạt động 1: xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng. Kinh phí: 20 triệu đồng.

Ngân sách địa phương: 20 triệu đồng.

b) Hoạt động 2: xây dựng các chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng. Kinh phí: 30 triệu đồng.

Ngân sách địa phương: 30 triệu đồng.

c) Hoạt động 3: phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên. Kinh phí: 375 triệu đồng.

- Ngân sách Trung ương: 225 triệu đồng.

- Ngân sách địa phương: 150 triệu đồng.

d) Hoạt động 4: xây dựng chế độ, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng.

Kinh phí: 05 triệu đồng.

Ngân sách địa phương: 05 triệu đồng.

đ) Hoạt động 5: đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã.

Kinh phí: 6.000 triệu đồng.

- Ngân sách Trung ương: 3.600 triệu đồng.

- Ngân sách địa phương: 2.400 triệu đồng.

VI. Ngun kinh phí

1. Dạy nghề cho lao động nông thôn: Tổng số: 363.485 triệu đồng; trong đó:

- Ngân sách Trung ương hỗ trợ: 232.850 triệu đồng.

- Ngân sách địa phương: 110.335 triệu đồng.

- Nguồn xã hội hóa: 20.300 triệu đồng.

(Chi tiết xem phụ lục 2B, 08 hoạt động của đề án)

2. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã: Tổng số: 6.430 triệu đồng; trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 3.825 triệu đồng.

- Ngân sách địa phương: 2.605 triệu đồng.

VII. Các giải pháp t chc thc hiện

1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, doanh nghiệp, xã hội, của cán bộ, công chức và lao động nông thôn về vị trí, vai trò của dạy nghề đối với việc tạo việc làm.

2. Hoàn thiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn của tỉnh.

- Chính sách đối với người học nghề trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề và chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên học nghề.

- Chính sách đối với giáo viên, giảng viên dạy nghề và cán bộ quản lý dạy nghề.

- Chính sách đối với cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn: ngân sách địa phương và ngân sách Trung ương đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề các trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề và trung tâm dạy nghề.

3. Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề.

- Hoàn thiện quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề, trong đó chú trọng đầu tư phát triển các trung tâm dạy nghề cấp huyện/thị xã đủ năng lực về cơ sở vật chất và trình độ đội ngũ giáo viên để dạy nghề cho lao động nông thôn, chú trọng phát triển dạy nghề trong các doanh nghiệp, đào tạo theo nhu cầu người lao động, nhu cầu các doanh nghiệp.

- Quy hoạch đất sạch và có chính sách hỗ trợ đầu tư ngoài tường rào để đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề theo hướng khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập cơ sở dạy nghề; thu hút các cơ sở dạy nghề tư thục tham gia dạy nghề được hưởng các chính sách đào tạo nghề theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Đề án của tỉnh.

- Liên kết với các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng trên địa bàn mở rộng các loại hình đào tạo...

4. Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý dạy nghề và đào tạo cán bộ, công chức cấp xã.

- Điều tra, khảo sát, đánh giá đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đào tạo nghề để có kế hoạch đào tạo và tuyển dụng đáp ứng yêu cầu về số lượng (đối với trung tâm dạy nghề mỗi nghề tối thiểu có 01 giáo viên cơ hữu), chất lượng và cơ cấu nghề đào tạo.

- Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến nông - lâm - ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn, thực hiện chính sách thu hút chế độ giáo viên về công tác tại các trung tâm dạy nghề ở các vùng sâu, vùng xa.

- Bổ sung mỗi huyện, thị xã, thành phố 01 biên chế chuyên trách về công tác dạy nghề thuộc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và đảm bảo biên chế hành chính phù hợp cho Phòng Dạy nghề thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội.

5. Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên; xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề.

- Các cơ sở dạy nghề đổi mới mạnh mẽ và phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề cho lao động nông thôn theo yêu cầu của thị trường lao động, thường xuyên cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới.

- Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến nông - lâm - ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia xây dựng chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề cho lao động nông thôn.

6. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án ở các cấp hàng năm, giữa kỳ và cuối kỳ./.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 155/2010/NQ-HĐND

Loại văn bảnNghị quyết
Số hiệu155/2010/NQ-HĐND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành16/07/2010
Ngày hiệu lực26/07/2010
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Lao động - Tiền lương
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật14 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 155/2010/NQ-HĐND

Lược đồ Nghị quyết 155/2010/NQ-HĐNĐ đào tạo nghề lao động nông thôn tỉnh Phú Yên


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Nghị quyết 155/2010/NQ-HĐNĐ đào tạo nghề lao động nông thôn tỉnh Phú Yên
                Loại văn bảnNghị quyết
                Số hiệu155/2010/NQ-HĐND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Phú Yên
                Người kýĐào Tấn Lộc
                Ngày ban hành16/07/2010
                Ngày hiệu lực26/07/2010
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Lao động - Tiền lương
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật14 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Nghị quyết 155/2010/NQ-HĐNĐ đào tạo nghề lao động nông thôn tỉnh Phú Yên

                        Lịch sử hiệu lực Nghị quyết 155/2010/NQ-HĐNĐ đào tạo nghề lao động nông thôn tỉnh Phú Yên

                        • 16/07/2010

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 26/07/2010

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực