Nghị quyết 18/NQ-HĐND

Nội dung toàn văn Nghị quyết 18/NQ-HĐND Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng chống HIVAIDS Ninh Bình


HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 18/NQ-HĐND

Ninh Bình, ngày 22 tháng 07 năm 2015

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH SỐ 46/KH-UBND NGÀY 22/6/2015 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH VỀ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “BẢO ĐẢM TÀI CHÍNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2016 - 2020” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
KHÓA XIII, KỲ HỌP THỨ 14

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003; Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002; Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 29/6/2006;

Căn cứ Quyết định số 1899/QĐ-TTg ngày 16/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013-2020”;

Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình tại Tờ trình số 38/TTr-UBND ngày 22/6/2015 về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án về bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 22/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về thực hiện Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2016 - 2020” trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ( Kế hoạch kèm theo).

Điều 2. Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình khóa XIII, kỳ họp thứ 14 thông qua ngày 22/7/2015 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày được thông qua.

Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình tổ chức thực hiện Nghị quyết này.

Điều 4. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: Tư pháp, Y tế, Tài chính, KH&ĐT;
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- TT HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Các Ban của HĐND tỉnh;
- Các đại biểu HĐND tỉnh khóa XIII;
- Văn phòng Tỉnh ủy, VP Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh, VP UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;
- Ban Thường vụ các huyện, thành ủy;
- TT HĐND, UBND, UBMTTQVN các huyện, TP;
- Đài PT-TH tỉnh, Báo Ninh Bình, Công báo tỉnh;
- Lưu: VT, phòng CTHĐND.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Tiến Thành

 

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 46/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 22 tháng 6 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “BẢO ĐẢM TÀI CHÍNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2016 - 2020” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH

Thực hiện Quyết định số 1899/QĐ-TTg ngày 16/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án Bảo đảm tài chính cho các hoạt động Phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013 - 2020 và Hướng dẫn số 999/HD-BYT ngày 18/12/2013 của Bộ Y tế hướng dẫn triển khai thực hiện Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013-2020” tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2016 - 2020” trên địa bàn tỉnh Ninh Bình với những nội dung sau:

I. TÌNH HÌNH VÀ ĐÁP ỨNG VỚI DỊCH HIV/AIDS TẠI NINH BÌNH

1. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến dịch HIV/AIDS

a) Tình hình tệ nạn ma túy

Theo kết quả khảo sát của Công an tỉnh, tình hình tệ nạn ma túy, mại dâm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp và biểu hiện gia tăng về số lượng. Trên địa bàn tỉnh hiện có 1.935 đối tượng nghiện ma túy có hồ sơ quản lý (không bao gồm các đối tượng đang thụ án trong các trại giam thuộc tỉnh ngoài). Loại ma túy sử dụng ngày càng đa dạng, ngoài loại sử dụng phổ biến trước đây là heroin, các đối tượng còn sử dụng ma túy đá - một loại ma túy gây ảo giác, loạn thần và có hành vi lệch lạc về quan hệ tình dục.

b) Tình hình tệ nạn mại dâm và nam đồng tính

Thống kê trên địa bàn tỉnh hiện có 620 cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm có thể liên quan đến các hoạt động mại dâm, trong đó: 263 khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ; 120 nhà hàng, quán karaoke, 222 quán cà phê, cắt tóc gội đầu, 14 cơ sở massage và 1 vũ trường. Theo khảo sát, toàn tỉnh có 66 đối tượng hoạt động mại dâm có hồ sơ quản lý (số liệu từ nguồn Chi cục phòng chống TNXH tỉnh); ước tính có khoảng 100 gái mại dâm (gọi tắt là GMD) hoạt động trên địa bàn tỉnh và các vùng lân cận, 50 đối tượng nam đồng tính (gọi là MSM) (số liệu từ nguồn Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh).

c) Tình hình dịch HIV/AIDS

Ninh Bình phát hiện trường hợp nhiễm HIV đầu tiên vào năm 1995, đến 31/3/2015 đã phát hiện:

- Tổng số người nhiễm HIV còn sống: 1.612

- Tổng số bệnh nhân AIDS còn sống: 943

- Tổng số người chết do HIV: 1.026

Tỷ lệ nhiễm trong cộng đồng dân cư hiện là 0,28%; 8/8 huyện, 141/145 xã phường đã phát hiện có người nhiễm HIV/AIDS; 70 % số người nhiễm là người nghiện ma túy.

2. Một số kết quả đáp ứng với dịch HIV/AIDS ở Ninh Bình

2.1. Lĩnh vực dự phòng lây nhiễm HIV

- Chương trình trao đổi bơm kim tiêm: hiện đang can thiệp cho 600 người nghiện chích ma túy (viết tắt là NCMT).

- Chương trình bao cao su: hiện đang can thiệp cho 100 GMD, 50 MSM..

- Chương trình điều trị thay thế bằng Methadone: tính đến tháng 5/2015, có 439 bệnh nhân đang điều trị thay thế bằng Methadone (chỉ tiêu Chính phủ giao năm 2015 là 1.356 bệnh nhân).

- Chương trình truyền thông được triển khai trên nhiều kênh thông tin khác nhau: qua các phương tiện thông tin đại chúng và truyền thông trực tiếp ở cộng đồng. Hằng năm công tác tuyên truyền tập trung vào 2 chiến dịch: Tháng cao điểm dự phòng lây truyền mẹ con (tháng 6) và Tháng hành động Quốc gia phòng chống AIDS (nhân ngày Quốc tế phòng chống HIV/AIDS - 1/12). Công tác truyền thông đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân về dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS nói chung và xóa dần tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS nói riêng.

2.2. Lĩnh vực điều trị người nhiễm HIV/AIDS

- Chương trình điều trị ARV: tính đến tháng 5/2015, có 914 bệnh nhân AIDS đang được điều trị bằng thuốc ARV (trong đó có 29 trẻ em).

- Chương trình dự phòng lây truyền mẹ con: hằng năm xét nghiệm sàng lọc HIV cho 6.500 phụ nữ có thai.

2.3. Lĩnh vực giám sát và đánh giá chương trình

- Chương trình xét nghiệm: hằng năm xét nghiệm sàng lọc HIV cho 2.000 đối tượng có hành vi nguy cơ cao, xét nghiệm khẳng định khoảng 700 mẫu.

2.4. Lĩnh vực nâng cao năng lực hệ thống phòng chống HIV/AIDS

- Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Ninh Bình là đơn vị chuyên trách được kiện toàn cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và con người đủ năng lực tham mưu cho Sở Y tế và Ban chỉ đạo của tỉnh trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.

- Mạng lưới chuyên trách, bán chuyên trách phòng chống HIV/AIDS đã được thành lập ở 100% xã, phường, thị trấn.

II. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KINH PHÍ GIAI ĐOẠN 2011-2015

1. Tổng kinh phí sử dụng giai đoạn 2011 - 2015 (theo nguồn )

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

Nguồn kinh phí

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Tổng

1

Chương trình MTQG (Không bao gồm XDCB)

2.100

2.443

1.979

576

757

7.855

2

Ngân sách địa phương

100

102

115

285

386

988

3

Quỹ toàn cầu (bao gồm cả tiền và hiện vật)

4.677

9.057

5.467

4.775

4.000

27.976

4

Thu phí dịch vụ

165

304

399

365

1.000

2.233

 

Tổng

7.042

11.906

7.960

6.001

6.143

39.052

2. Tổng kinh phí sử dụng giai đoạn 2011 - 2015 (theo nội dung hoạt động)

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

Nội dung hoạt động

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Tổng

1

Dự phòng lây nhiễm HIV

3.168

5.010

1.590

1.200

843

11.811

2

Điều trị người nhiễm HIV/AIDS

1.408

2.396

3.400

3.000

3.500

13.704

3

Giám sát và đánh giá chương trình

2.112

3.400

2.300

1.651

1.700

11.163

4

Nâng cao năng lực hệ thống PC HIV/AIDS (Không bao gồm XDCB)

354

1100

670

150

100

2.374

 

Tổng

7.042

11.906

7.960

6.001

6.143

39.052

Giai đoạn 2011-2015 kinh phí trung bình chi cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS một năm là: 7.810.400.000đ.

3. Khó khăn, hạn chế trong việc huy động kinh phí

- Giai đoạn 2011 - 2015 nguồn kinh phí của tỉnh đầu tư cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS chiếm tỷ trọng thấp; chủ yếu dựa vào nguồn kinh phí của Trung ương và Dự án cấp nên thường bị động trong triển khai hoạt động.

- Năm 2014, 2015 kinh phí chương trình MTQG bị cắt giảm 70% so với năm 2013, kinh phí các Dự án Quốc tế cắt giảm 40% so với năm 2013 do vậy nhiều hoạt động bị tạm dừng.

- Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS tham gia bảo hiểm y tế còn thấp.

- Các doanh nghiệp chưa vào cuộc trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS

- Chương trình điều trị Methadone (thuộc hoạt động Dự phòng lây nhiễm HIV) thí điểm triển khai ở Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh vào tháng 9/2012, năm 2015 triển khai thêm 5 cơ sở mới theo kế hoạch 54/KH-UBND của UBND tỉnh Ninh Bình do vậy khi triển khai xã hội hóa công tác này còn gặp một số khó khăn nhất định.

III. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

Để khống chế sự lan truyền của đại dịch HIV/AIDS, trong nhiều năm qua được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt là được sự hỗ trợ của Bộ Y tế, các Dự án Quốc tế... tỉnh Ninh Bình đã khống chế được tỷ lệ nhiễm HIV ở mức 0,28% trong cộng đồng dân cư (chỉ tiêu giao là dưới 0,3%). Đồng thời Ninh Bình đã đạt được mục tiêu "ba giảm" đó là: Giảm số người nhiễm mới HIV; Giảm số người chuyển sang giai đoạn AIDS và giảm số người tử vong do AIDS.

Tuy nhiên trong thời gian tới công tác phòng, chống HIV/AIDS ở Ninh Bình đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, đó là:

- Giai đoạn 2016-2020 chỉ có 2 chương trình mục tiêu quốc gia là: chương trình xóa nghèo bền vững và chương trình xây dựng nông thôn mới (Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 5/8/2014 về lập Kế hoạch đầu tư trung hạn 5 năm 2016-2020). Như vậy nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia của Trung ương hỗ trợ cho công tác phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2016-2020 không còn.

- Dự án Quỹ toàn cầu tài trợ cho chương trình HIV/AIDS tại Ninh Bình đang cắt giảm dần và sau năm 2015 chỉ có hỗ trợ một phần thuốc điều trị cho người nhiễm HIV và điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện là: ARV, và Methadone.

Trong khi đó tình hình tệ nạn xã hội (ma túy, mại dâm), tình hình dịch HIV/AIDS trong tỉnh diễn biến ngày càng phức tạp.

Ngày 16/10/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1899/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án “Bảo đảm tài chính hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013-2020”, trong đó yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo đảm tài chính hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013-2020” trên địa bàn phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 của tỉnh, trình Hội đồng nhân dân phê duyệt.

Do vậy việc xây dựng và ban hành Kế hoạch để bảo đảm nguồn tài chính bền vững để duy trì tối thiểu các hoạt động nhằm thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 là bắt buộc.

IV. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung

Bảo đảm nguồn tài chính bền vững cho việc thực hiện thành công các mục tiêu của Kế hoạch thực hiện chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 tại tỉnh Ninh Bình.

b) Mục tiêu cụ thể

- Bảo đảm tăng dần tỷ lệ ngân sách địa phương hằng năm cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để cơ bản đáp ứng được nhu cầu kinh phí cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh;

- Tiếp tục tranh thủ nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung ương, các dự án quốc tế đảm bảo đáp ứng 30% tổng nhu cầu kinh phí;

- Phấn đấu 50% số người nhiễm HIV tham gia Bảo hiểm y tế vào năm 2016 và 100% vào năm 2020;

- Thực hiện thu các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS để tự cân đối thu, chi cho các hoạt động dịch vụ này;

- Quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí huy động được theo các quy định hiện hành.

2. Nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2016 -2020

Với mục tiêu khống chế tỷ lệ nhiễm HIV ở cộng đồng dân cư dưới 0,35% vào năm 2020, trong giai đoạn 2016-2020 hoạt động phòng chống HIV/AIDS tỉnh Ninh Bình cần tập trung vào 4 nhóm nhiệm vụ chủ yếu sau:

2.1. Dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS

a) Mở rộng phạm vi và nâng cao chất lượng các dịch vụ can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV:

- Tiếp tục triển khai chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện (CDTP) bằng Methadone cho 70% người nghiện CDTP vào năm 2020 (chỉ tiêu năm 2016: 1.356 người, hiện nay có 1.935 người nghiện có hồ sơ quản lý), trong đó có khoảng 30% người nghiện thuộc đối tượng chính sách (theo Nghị định 96/2012/NĐ-CP; thương binh, người nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ thương tật trên 81%, người nghèo, người cô đơn không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, người khuyết tật nặng) sẽ được miễn phí dịch vụ điều trị (năm 2016: 400 người).

- Tiếp tục triển khai chương trình trao đổi bơm kim tiêm cho 600 người NCMT vào năm 2016 và tăng 5% qua các năm đến năm 2020; chương trình phân phát bao cao su cho 100 đối tượng GMD và 50 người MSM vào năm 2016 và tăng 5% qua các năm đến năm 2020.

b) Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng chống HIV/AIDS

- Duy trì các hoạt động tuyên truyền ở xã, phường thông qua mạng lưới chuyên trách, bán chuyên trách phòng chống HIV/AIDS (cán bộ Trạm Y tế kiêm nhiệm) ở 100% xã, phường, thị trấn.

- Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông phòng chống HIV/AIDS trên các phương tiện thông tin đại chúng và ở cộng đồng. Tập trung vào Tháng cao điểm dự phòng lây truyền mẹ con (tháng 6 hàng năm) và Tháng hành động Quốc gia phòng chống HIV/AIDS (nhân ngày Quốc tế 1/12 hàng năm).

2.2. Điều trị người nhiễm HIV/AIDS

a) Mở rộng phạm vi cung cấp, đảm bảo tính liên tục và dễ tiếp cận của dịch vụ điều trị ARV, điều trị nhiễm trùng cơ hội, dự phòng lao cho người nhiễm HIV, dự phòng lây truyền mẹ con.

b) Nâng cao chất lượng các dịch vụ điều trị

- Tổ chức quản lý và điều trị ARV cho 900 bệnh nhân AIDS người lớn và 40 bệnh nhân AIDS trẻ em vào năm 2016 và tăng 5% qua các năm đến năm 2020.

- Xét nghiệm sàng lọc HIV miễn phí cho 6.500 phụ nữ có thai (PNCT) vào năm 2016 (chiếm 50% số PNCT) và tăng 5% qua các năm đến năm 2020.

- Điều trị dự phòng miễn phí cho 100% trẻ bị phơi nhiễm HIV qua đường mẹ con (năm 2016 dự kiến có 10 trẻ bị phơi nhiễm với HIV).

2.3. Nâng cao năng lực hệ thống phòng chống HIV/AIDS

a) Củng cố và kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác phòng chống AIDS các tuyến đặc biệt là mạng lưới chuyên trách, bán chuyên trách phòng chống HIV/AIDS.

b) Tăng cường tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn về phòng chống HIV/AIDS cho cán bộ y tế tuyến cơ sở.

c) Củng cố và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị cho Trung tâm phòng chống HIV/AIDS và các cơ sở điều trị Methadone của tỉnh.

2.4. Giám sát và đánh giá chương trình

a) Tiếp tục củng cố và kiện toàn hệ thống giám sát, theo dõi và đánh giá chương trình thống nhất từ tỉnh đến cơ sở. Tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát và đánh giá định kỳ, đột xuất chương trình ở các tuyến theo bộ chỉ số đánh giá của Bộ Y tế quy định.

b) Nâng cao chất lượng số liệu giám sát dịch HIV/AIDS; thường xuyên phân tích diễn biến dịch, đánh giá hoạt động của chương trình.

- Tổ chức xét nghiệm sàng lọc HIV cho 2000 đối tượng có hành vi nguy cơ cao năm 2016 và tăng 5% qua các năm đến năm 2020.

- Duy trì xét nghiệm khẳng định HIV năm 2016 khoảng 700 mẫu và tăng 5% qua các năm đến năm 2020.

3. Các giải pháp huy động, quản lý và sử dụng kinh phí

3.1. Từ Ngân sách Trung ương và các dự án quốc tế

- Hằng năm đề xuất với Trung ương bố trí kinh phí hỗ trợ có mục tiêu cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS;

- Đề xuất với các bộ, ngành Trung ương bố trí kinh phí triển khai các hoạt động đặc thù phòng, chống HIV/AIDS cho nhóm nghiện chích ma túy, mại dâm, quan hệ tình dục đồng tính nam; học viên Trung tâm chữa bệnh và giáo dục lao động xã hội;

- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và cam kết quốc tế trong phòng, chống HIV/AIDS; tranh thủ sự giúp đỡ của các Dự án quốc tế về lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS và tiếp tục vận động, kêu gọi các nhà tài trợ khác.

3.2. Phát huy vai trò chủ động và trách nhiệm của địa phương trong đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDS

- Đưa nhiệm vụ phòng chống HIV/AIDS trở thành một mục tiêu ưu tiên trong chương trình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

- Hằng năm theo quy định hiện hành, ngân sách tỉnh hỗ trợ một phần đảm bảo tài chính để thực hiện kế hoạch.

Tổng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách tỉnh để thực hiện kế hoạch giai đoạn 2016-2020 là: 19.370.532.000 đồng, trong đó năm 2016: 3.505.580.000đ

- Các sở, ban, ngành, đoàn thể lồng ghép hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào các hoạt động thường xuyên của đơn vị;

3.3. Huy động sự tham gia đóng góp kinh phí của các doanh nghiệp cho các hoạt động Phòng, chống HIV/AIDS

- Xây dựng và ban hành kế hoạch hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc, tại các doanh nghiệp;

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật, các hoạt động về phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động tại nơi làm việc;

- Yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghiêm pháp luật về lao động, nhất là đối với người lao động, bố trí kinh phí hàng năm đảm bảo sức khỏe cho người lao động trong đó có nội dung công tác dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS;

- Triển khai các hoạt động phòng chống ma túy, mại dâm, phòng chống HIV/AIDS cho chủ các nhà trọ, nhà hàng, dịch vụ và người lao động tại các khu nhà trọ gần các doanh nghiệp, khu công nghiệp.

3.4. Nguồn đóng góp của người sử dụng dịch vụ chăm sóc, điều trị HIV/AIDS

- Triển khai các dịch vụ chăm sóc và điều trị HIV/AIDS; xây dựng lộ trình thu các dịch vụ y tế bằng nguồn đóng góp của người sử dụng dịch vụ chăm sóc, điều trị HIV/AIDS theo các quy định hiện hành của Trung ương và địa phương;

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, vận động và hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tham gia bảo hiểm y tế; ngân sách địa phương hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng ưu tiên theo quy định;

- Triển khai có hiệu quả chương trình xã hội hóa điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone cho các đối tượng nghiện các chất dạng thuốc phiện, trong đó chủ động bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương hỗ trợ cho các đối tượng ưu tiên theo các quy định hiện hành;

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong hoạt động thu, chi kinh phí thu từ hoạt động này.

3.5 Nhóm giải pháp về quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí

a) Hoàn thiện cơ chế điều phối, phân bổ kinh phí nhằm kiểm soát hiệu quả nguồn kinh phí huy động được

- Phân bổ hợp lý và sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với các đặc điểm về mức độ tình hình dịch, tình hình kinh tế - xã hội, khả năng tự bảo đảm kinh phí của tỉnh. Tập trung ưu tiên kinh phí phân bổ cho các nhiệm vụ dự phòng và điều trị HIV/AIDS;

- Tăng cường cơ chế trao đổi thông tin giữa các cơ quan đầu mối về phòng, chống HIV/AIDS và liên tục cập nhật về các lĩnh vực, địa bàn và đối tượng cần ưu tiên can thiệp nhằm chủ động bố trí và điều phối nguồn lực;

b) Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí

- Tăng cường công tác giám sát đối với việc thực hiện các giải pháp huy động, quản lý và sử dụng các nguồn tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS;

- Định kỳ Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Y tế tiến hành kiểm tra, giám sát công tác quản lý tài chính của các chương trình, dự án và của các cơ quan, đơn vị tham gia phòng, chống HIV/AIDS.

4. Dự toán kinh phí và nguồn kinh phí thực hiện

4.1. Tổng nhu cầu kinh phí giai đoạn 2016-2020 là: 78.288.630.000đ

(Bảy mươi tám tỷ, hai trăm tám mươi tám triệu, sáu trăm ba mươi ngàn đồng)

Phân bổ cho các hoạt động:

- Hoạt động dự phòng lây nhiễm : 49.691.856.000đ

- Hoạt động điều trị người nhiễm HIV/AIDS: 25.685.877.000đ

- Hoạt động giám sát, đánh giá chương trình: 1.391.351.000đ

- Hoạt động nâng cao năng lực : 1.519.546.000đ

4.2. Nguồn kinh phí đảm bảo cho các hoạt động giai đoạn 2016 - 2020 gồm:

- Nguồn ngân sách TW, dự án hỗ trợ : 32.427.579.000đ

- Nguồn Bảo hiểm y tế thanh toán : 2.023.198.000đ

- Nguồn bệnh nhân tự chi trả : 24.467.321.000đ

- Nguồn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh : 19.370.532.000đ

Cộng : 78.288.630.000đ

Trong đó năm 2016 là:

- Nguồn ngân sách TW, dự án hỗ trợ : 5.868.576.000đ

- Nguồn Bảo hiểm y tế thanh toán : 366.150.000đ

- Nguồn bệnh nhân tự chi trả : 4.427.970.000đ

- Nguồn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh : 3.505.580.000đ

Cộng: 14.168.276.000đ

(Tổng hợp dự toán kinh phí và nguồn kinh phí đảm bảo cho các hoạt động giai đoạn 2016-2020 tại phụ lục 1, (1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5), 2, 3, 4,5 đính kèm)

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban ngành, Đoàn thể của tỉnh, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch này; Hướng dẫn, theo dõi và giám sát việc triển khai thực hiện Kế hoạch.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các giải pháp huy động tài chính cụ thể cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh, bao gồm cả việc huy động các nguồn viện trợ mới

- Tổ chức sơ kết, tổng kết và báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch về Bộ Y tế, HĐND và UBND tỉnh theo quy định.

2. Sở Tài chính

Hằng năm, căn cứ vào tình hình thực tế, khả năng cân đối của ngân sách, phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành có liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí từ ngân sách tỉnh để thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan đề xuất phân bổ vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Chủ trì phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành có liên quan triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư, vận động tài trợ quốc tế cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, đồng thời hướng dẫn các sở, ngành địa phương triển khai các hoạt động này;

- Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan liên quan tham mưu thực hiện Nghị định số 108/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về “Lồng ghép hoạt động phòng, chống HIV/AIDS với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội”.

4. Sở Thông tin và truyền thông

Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin, báo chí thực hiện thông tin, truyền thông về HIV/AIDS trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông tin cơ sở theo thẩm quyền, xác định như một hoạt động thường xuyên, liên tục của cơ quan, đơn vị.

5. Sở Giáo dục và Đào tạo

Chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng kế hoạch huy động nguồn kinh phí triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong trường học và sử dụng có hiệu quả kinh phí phòng, chống HIV/AIDS huy động được.

6. Sở Lao động- Thương binh và Xã hội

- Chủ trì, phối hợp Sở Tài chính và các cơ quan liên quan nghiên cứu xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ cho vay vốn, tổ chức tạo việc làm đối với người nhiễm HIV, người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và người đang tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, tạo điều kiện cho họ có thể tự chi trả một phần chi phí dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS;

- Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, đơn vị tạo điều kiện để nhiều người nhiễm HIV/AIDS và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tiếp cận được các chính sách xã hội hiện hành dành cho những người yếu thế, những người dễ bị tổn thương.

7. Bảo hiểm xã hội tỉnh

- Phối hợp với Sở Y tế thực hiện chi trả chi phí khám chữa bệnh cho người bệnh HIV/AIDS tham gia BHYT theo quy định của Luật BHYT;

- Chủ trì, phối hợp các sở, ban ngành, địa phương mở rộng đối tượng người nhiễm HIV/AIDS tham gia BHYT.

8. Các Sở, ban, ngành khác

- Lồng ghép các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS theo quy định của Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) vào nhiệm vụ thường xuyên của đơn vị;

- Ngoài nguồn kinh phí được giao, chủ động huy động nguồn kinh phí hợp pháp theo quy định của pháp luật để bổ sung nguồn tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS. Báo cáo mức huy động kinh phí bổ sung về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp

- Chủ động tham gia triển khai thực hiện Kế hoạch này theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của mình;

- Phối hợp với ngành Y tế và các ngành có liên quan khác ở cùng cấp huy động các tổ chức xã hội dựa vào cộng đồng tham gia hoạt động phòng, chống HIV/AIDS bằng nguồn kinh phí huy động được;

- Triển khai có hiệu quả phong trào “Toàn dân tham gia Phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư”. Đưa hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào các phong trào, các cuộc vận động quần chúng, các sinh hoạt cộng đồng dân cư.

10. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Xây dựng Kế hoạch thực hiện đề án “Bảo đảm nguồn tài chính cho phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2016-2020” trên địa bàn phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch hành động số 24/KH-UBND ngày 10/5/2013 của UBND tỉnh thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 của tỉnh Ninh Bình;

- Chỉ đạo lồng ghép thực hiện các mục tiêu, giải pháp của các kế hoạch này với các chương trình, dự án khác trên địa bàn do địa phương trực tiếp quản lý;

- Chủ động đầu tư bố trí ngân sách thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 của huyện, thành phố;

- Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện, đồng thời tổ chức kiểm tra, giám sát triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của kế hoạch trên địa bàn huyện, thành phố.

Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh bằng văn bản về UBND tỉnh Ninh Bình (qua Sở Y tế Ninh Bình) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh Ninh Bình xem xét giải quyết hoặc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Cục phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế);
- Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các thành viên BCĐ PCTP, TNXH và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ;
- Các sở, ngành của tỉnh;
- Ủy ban MTTQ và các đoàn thể ở tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu: VT; VP2, VP5, VP6 TrYT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Văn Dung

 

PHỤ LỤC I

BIỂU TỔNG HỢP DỰ TOÁN KINH PHÍ, NGUỒN KINH PHÍ ĐẢM BẢO CÁC HOẠT ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2016 – 2020
(Kèm theo Kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 22/6/2015 của UBND tỉnh)

Căn cứ lập dự toán:

- Thông tư liên tịch số 163/2012/TTLT-BTC-BYT ngày 08/10/2012 của Bộ Tài chính và Bộ Y tế về việc quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2012-2015;

- Thông tư liên tịch số 25/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 16/7/2014 của Bộ Y tế - Bộ Tài chính về việc quy định quản lý và sử dụng nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ khám, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;

- Quyết định số 231/QĐ-UBND ngày 11/3/2015 của UBND tỉnh về việc quy định mức giá của 07 dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;

- Nghị quyết số 28/2010/NQ-HĐND ngày 24/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc ban hành quy định chế độ công tác phí; chế độ chi tổ chức hội nghị trong nước; chế độ chi tiếp khách trong nước; chế độ chi đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc;

Đơn vị tính: 1.000 đồng

STT

Nội dung hoạt động

Dự toán kinh phí

Nguồn kinh phí

Tổng số

Dự án (Ngân sách TW)

Bảo hiểm y tế

Bệnh nhân

Ngân sách tỉnh

(1)

(2)

(3)

(4) = (5)+(6)+(7)+(8)

(5)

(6)

(7)

(8)

1

Hoạt động dự phòng lây nhiễm

49,691,856

49,691,856

16,828,723

 

18,881,741

13,981,392

-

Kinh phí mua thuốc Methadone

16,828,723

16,828,723

16,828,723

 

 

 

-

Kinh phí hoạt động thường xuyên

32,863,133

32,863,133

 

 

18,881,741

13,981,392

2

Hoạt động điều trị người nhiễm HIV/AIDS

25,685,877

25,685,877

15,598,856

2,023,198

5,585,580

2,478,243

-

Kinh phí mua thuốc ARV

15.598.856

15.598.856

15.598.856

 

 

 

-

Kinh phí thuốc nhiễm trùng cơ hội

414.422

414.422

 

207.211

207.211

 

-

Kinh phí hoạt động thường xuyên

9.672.599

9.672.599

 

1.815.987

5.378.369

2.478.243

3

Hoạt động giám sát, đánh giá chương trình

1.391.351

1.391.351

 

 

 

1.391.351

4

Hoạt động nâng cao năng lực

1.519.546

1.519.546

 

 

 

1.519.546

 

Tổng cộng

78.288.630

78.288.630

32.427.579

2.023.198

24.467.321

19.370.532

 

Phụ lục 1.1 – BIỂU TỔNG HỢP DỰ TOÁN KINH PHÍ, NGUỒN KINH PHÍ ĐẢM BẢO CÁC HOẠT ĐỘNG NĂM 2016

Căn cứ lập dự toán:

- Thông tư liên tịch số 163/2012/TTLT-BTC-BYT ngày 08/10/2012 của Bộ Tài chính và Bộ Y tế về việc quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2012-2015;

- Thông tư liên tịch số 25/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 16/7/2014 của Bộ Y tế - Bộ Tài chính về việc quy định quản lý và sử dụng nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ khám, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;

- Quyết định số 231/QĐ-UBND ngày 11/3/2015 của UBND tỉnh về việc quy định mức giá của 07 dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;

- Nghị quyết số 28/2010/NQ-HĐND ngày 24/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc ban hành quy định chế độ công tác phí; chế độ chi tổ chức hội nghị trong nước; chế độ chi tiếp khách trong nước; chế độ chi đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc;

Đơn vị tính: 1.000 đồng

STT

Nội dung hoạt động

Dự toán kinh phí

Nguồn kinh phí

Tổng số

Dự án (Ngân sách TW)

Bảo hiểm y tế

Bệnh nhân

Ngân sách tỉnh

(1)

(2)

(3)

(4) = (5)+(6)+(7)+(8)

(5)

(6)

(7)

(8)

1

Hoạt động dự phòng lây nhiễm

8.992.976

8.992.976

3.045.576

 

3.417.120

2.530.280

-

Kinh phí mua thuốc Methadone

3.045.576

3.045.576

3.045.576

 

 

 

-

Kinh phí hoạt động thường xuyên

5.947.400

5.947.400

 

 

3.417.120

2.530.280

2

Hoạt động điều trị người nhiễm HIV/AIDS

4.648.500

4.648.500

2.823.000

366.150

1.010.850

448.500

-

Kinh phí mua thuốc ARV

2.823.000

2.823.000

2.823.000

 

 

 

-

Kinh phí thuốc nhiễm trùng cơ hội

75.000

75.000

 

37.500

37.500

 

-

Kinh phí hoạt động thường xuyên

1.750.500

1.750.500

 

328.650

973.350

448.500

3

Hoạt động giám sát, đánh giá chương trình

251.800

251.800

 

 

 

251.800

4

Hoạt động nâng cao năng lực

275.000

275.000

 

 

 

275.000

 

Tổng cộng

14.168.276

14.168.276

5.868.576

366.150

4.427.970

3.505.580

 

Phụ lục 1.2 – BIỂU TỔNG HỢP DỰ TOÁN KINH PHÍ, NGUỒN KINH PHÍ ĐẢM BẢO CÁC HOẠT ĐỘNG NĂM 2017

Căn cứ lập dự toán:

- Thông tư liên tịch số 163/2012/TTLT-BTC-BYT ngày 08/10/2012 của Bộ Tài chính và Bộ Y tế về việc quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2012-2015;

- Thông tư liên tịch số 25/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 16/7/2014 của Bộ Y tế - Bộ Tài chính về việc quy định quản lý và sử dụng nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ khám, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;

- Quyết định số 231/QĐ-UBND ngày 11/3/2015 của UBND tỉnh về việc quy định mức giá của 07 dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;

- Nghị quyết số 28/2010/NQ-HĐND ngày 24/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc ban hành quy định chế độ công tác phí; chế độ chi tổ chức hội nghị trong nước; chế độ chi tiếp khách trong nước; chế độ chi đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc;

Đơn vị tính: 1.000 đồng

STT

Nội dung hoạt động

Dự toán kinh phí

Nguồn kinh phí

Tổng số

Dự án (Ngân sách TW)

Bảo hiểm y tế

Bệnh nhân

Ngân sách tỉnh

(1)

(2)

(3)

(4) = (5)+(6)+(7)+(8)

(5)

(6)

(7)

(8)

1

Hoạt động dự phòng lây nhiễm

9.442.624

9.442.624

3.197.854

 

3.587.976

2.656.794

-

Kinh phí mua thuốc Methadone

3.197.854

3.197.854

3.197.854

 

 

 

-

Kinh phí hoạt động thường xuyên

6.244.770

6.244.770

 

 

3.587.976

2.656.794

2

Hoạt động điều trị người nhiễm HIV/AIDS

4.880.922

4.880.922

2.964.150

384.455

1.061.392

470.925

-

Kinh phí mua thuốc ARV

2.964.150

2.964.150

2.964.150

 

 

 

-

Kinh phí thuốc nhiễm trùng cơ hội

78.750

78.750

 

39.375

39.375

 

-

Kinh phí hoạt động thường xuyên

1.838.022

1.838.022

 

345.080

1.022.017

470.925

3

Hoạt động giám sát, đánh giá chương trình

264.390

264.390

 

 

 

264.390

4

Hoạt động nâng cao năng lực

288.750

288.750

 

 

 

288.750

 

Tổng cộng

14.876.686

14.876.686

6.162.004

384.455

4.649.368

3.680.859

 

Phụ lục 1.3 – BIỂU TỔNG HỢP DỰ TOÁN KINH PHÍ, NGUỒN KINH PHÍ ĐẢM BẢO CÁC HOẠT ĐỘNG NĂM 2018

Căn cứ lập dự toán:

- Thông tư liên tịch số 163/2012/TTLT-BTC-BYT ngày 08/10/2012 của Bộ Tài chính và Bộ Y tế về việc quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2012-2015;

- Thông tư liên tịch số 25/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 16/7/2014 của Bộ Y tế - Bộ Tài chính về việc quy định quản lý và sử dụng nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ khám, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;

- Quyết định số 231/QĐ-UBND ngày 11/3/2015 của UBND tỉnh về việc quy định mức giá của 07 dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;

- Nghị quyết số 28/2010/NQ-HĐND ngày 24/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc ban hành quy định chế độ công tác phí; chế độ chi tổ chức hội nghị trong nước; chế độ chi tiếp khách trong nước; chế độ chi đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc;

Đơn vị tính: 1.000 đồng

STT

Nội dung hoạt động

Dự toán kinh phí

Nguồn kinh phí

Tổng số

Dự án (Ngân sách TW)

Bảo hiểm y tế

Bệnh nhân

Ngân sách tỉnh

(1)

(2)

(3)

(4) = (5)+(6)+(7)+(8)

(5)

(6)

(7)

(8)

1

Hoạt động dự phòng lây nhiễm

9.914.753

9.914.753

3.357.746

 

3.767.374

2.789.633

-

Kinh phí mua thuốc Methadone

3.357.746

3.357.746

3.357.746

 

 

 

-

Kinh phí hoạt động thường xuyên

6.557.007

6.557.007

 

 

3.767.374

2.789.633

2

Hoạt động điều trị người nhiễm HIV/AIDS

5.124.967

5.124.967

3.112.357

403.678

1.114.461

494.471

-

Kinh phí mua thuốc ARV

3.112.357

3.112.357

3.112.357

 

 

 

-

Kinh phí thuốc nhiễm trùng cơ hội

82.688

82.688

 

41.344

41.344

 

-

Kinh phí hoạt động thường xuyên

1.929.922

1.929.922

 

362.334

1.073.1 17

494.471

3

Hoạt động giám sát, đánh giá chương trình

277.609

277.609

 

 

 

277.609

4

Hoạt động nâng cao năng lực

303.187

303.187

 

 

 

303.187

 

Tổng cộng

15.620.516

15.620.516

6.470.103

403.678

4.881.835

3.864.900

 

Phụ lục 1.4 – BIỂU TỔNG HỢP DỰ TOÁN KINH PHÍ, NGUỒN KINH PHÍ ĐẢM BẢO CÁC HOẠT ĐỘNG NĂM 2019

Căn cứ lập dự toán:

- Thông tư liên tịch số 163/2012/TTLT-BTC-BYT ngày 08/10/2012 của Bộ Tài chính và Bộ Y tế về việc quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2012-2015;

- Thông tư liên tịch số 25/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 16/7/2014 của Bộ Y tế - Bộ Tài chính về việc quy định quản lý và sử dụng nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ khám, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;

- Quyết định số 231/QĐ-UBND ngày 11/3/2015 của UBND tỉnh về việc quy định mức giá của 07 dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;

- Nghị quyết số 28/2010/NQ-HĐND ngày 24/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc ban hành quy định chế độ công tác phí; chế độ chi tổ chức hội nghị trong nước; chế độ chi tiếp khách trong nước; chế độ chi đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc;

Đơn vị tính: 1.000 đồng

STT

Nội dung hoạt động

Dự toán kinh phí

Nguồn kinh phí

Tổng số

Dự án (Ngân sách TW)

Bảo hiểm y tế

Bệnh nhân

Ngân sách tỉnh

(1)

(2)

(3)

(4) = (5)+(6)+(7)+(8)

(5)

(6)

(7)

(8)

1

Hoạt động dự phòng lây nhiễm

10.410.490

10.410.490

3.525.633

 

3.955.742

2.929.115

-

Kinh phí mua thuốc Methadone

3.525.633

3.525.633

3.525.633

 

 

 

-

Kinh phí hoạt động thường xuyên

6.884.857

6.884.857

 

 

3.955.742

2.929.115

2

Hoạt động điều trị người nhiễm HIV/AIDS

5.381.214

5.381.214

3.267.975

423.861

1.170.184

519.194

-

Kinh phí mua thuốc ARV

3.267.975

3.267.975

3.267.975

 

 

 

-

Kinh phí thuốc nhiễm trùng cơ hội

86.822

86.822

 

43.411

43.411

 

-

Kinh phí hoạt động thường xuyên

2.026.417

2.026.417

 

380.450

1.126.773

519.194

3

Hoạt động giám sát, đánh giá chương trình

291.489

291.489

 

 

 

291.489

4

Hoạt động nâng cao năng lực

318.346

318.346

 

 

 

318.346

 

Tổng cộng

16.401.539

16.401.539

6.793.608

423.861

5.125.926

4.058.144

 

Phụ lục 1.5 – BIỂU TỔNG HỢP DỰ TOÁN KINH PHÍ, NGUỒN KINH PHÍ ĐẢM BẢO CÁC HOẠT ĐỘNG NĂM 2020

Căn cứ lập dự toán:

- Thông tư liên tịch số 163/2012/TTLT-BTC-BYT ngày 08/10/2012 của Bộ Tài chính và Bộ Y tế về việc quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2012-2015;

- Thông tư liên tịch số 25/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 16/7/2014 của Bộ Y tế - Bộ Tài chính về việc quy định quản lý và sử dụng nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ khám, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;

- Quyết định số 231/QĐ-UBND ngày 11/3/2015 của UBND tỉnh về việc quy định mức giá của 07 dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;

- Nghị quyết số 28/2010/NQ-HĐND ngày 24/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc ban hành quy định chế độ công tác phí; chế độ chi tổ chức hội nghị trong nước; chế độ chi tiếp khách trong nước; chế độ chi đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc;

Đơn vị tính: 1.000 đồng

STT

Nội dung hoạt động

Dự toán kinh phí

Nguồn kinh phí

Tổng số

Dự án (Ngân sách TW)

Bảo hiểm y tế

Bệnh nhân

Ngân sách tỉnh

(1)

(2)

(3)

(4) = (5)+(6)+(7)+(8)

(5)

(6)

(7)

(8)

1

Hoạt động dự phòng lây nhiễm

10.931.013

10.931.013

3.701.914

 

4.153.529

3.075.570

-

Kinh phí mua thuốc Methadone

3.701.914

3.701.914

3.701.914

 

 

 

-

Kinh phí hoạt động thường xuyên

7.229.099

7.229.099

 

 

4.153.529

3.075.570

2

Hoạt động điều trị người nhiễm HIV/AIDS

5.650.274

5.650.274

3.431.374

445.054

1.228.693

545.153

-

Kinh phí mua thuốc ARV

3.431.374

3.431.374

3.431.374

 

 

 

-

Kinh phí thuốc nhiễm trùng cơ hội

91.162

91.162

 

45.581

45.581

 

-

Kinh phí hoạt động thường xuyên

2.127.738

2.127.738

 

399.473

1.183.112

545.153

3

Hoạt động giám sát, đánh giá chương trình

306.063

306.063

 

 

 

306.063

4

Hoạt động nâng cao năng lực

334.263

334.263

 

 

 

334.263

 

Tổng cộng

17.221.613

17.221.613

7.133.288

445.054

5.382.222

4.261.049

 

PHỤ LỤC 2

THUYẾT MINH CHI PHÍ CHO HOẠT ĐỘNG DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV NĂM 2016
(Kèm theo Kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 22/6/2015 của UBND tỉnh)

Nội dung hoạt động

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Chia ra các nguồn

Ghi chú

Dự án (Ngân sách TW)

Ngân sách tỉnh

BHYT

BN chi trả

I- Can thiệp cho người Nghiện chích ma túy (NCMT)

 

 

8.134.376

 

1.671.680

 

3.417.120

 

1

Chi phí cho điều trị Methadone cho 1.356 người

 

 

 

7.927.176

 

1.464.480

 

3.417.120

 

1.1

Thuốc Methadone (tính bình quân 7.5ml/BN/ngày x 365 ngày X 820.404đ/ml)= 2.245.855đ

- số ml thuốc tính theo thực tế bình quân bệnh nhân uống năm 2014 tỉnh Ninh Bình

- đơn giá: 820.404đ/ml căn cứ theo giá xuất của Cục PC HIV/AIDS

Người

1.356

2.246

3.045.576

3.045.576

 

 

 

Căn cứ theo kết quả đấu thầu của Cục PC HIV/AIDS năm 2014 để xác định giá

1.2

Chi phí dịch vụ điều trị Methadone

Người

1.356

3.600

4.881.600

 

1.464.480

 

3.417.120

Căn cứ Quyết định 231/QĐ-UBND ngày 11/3/2015; Dự kiến ngân sách tỉnh cấp hỗ trợ 30% thuộc đối tượng chính sách theo Nghị định 96/NĐ-CP, còn lại bệnh nhân chi trả

+

Cấp, phát thuốc (9.000đ/lần X 30 lần/tháng)

tháng

 

3.240

 

 

 

 

 

 

+

Khám định kỳ 19.000đ, tư vấn cá nhân 10.000đ, chi phí khác 1.000đ

tháng

 

360

 

 

 

 

 

 

2

Chi phí phân phát BKT sạch cho 600 người NCMT

 

 

 

207.200

 

207.200

 

 

 

2.1

Phụ cấp cho đồng đẳng viên ma túy

người

8

6.000

48.000

 

48.000

 

 

Chi phụ cấp 500.000đ/tháng X 12 tháng. Chi theo thông tư 163/2012

2.2

Chi phí giao ban, họp nhóm

lần

8

500

4.000

 

4.000

 

 

Áp dụng theo thông tư 163/TTLB/2012

2.3

Bảo hộ lao động

người

8

500

4.000

 

4.000

 

 

Theo hợp đồng mua BHLĐ của TT HIV/AIDS

2.4

Bơm kim tiêm (600 người NCMT x 1 chiếc/ngày x 360 ngày)

chiếc

216.000

0,6

129.600

 

129.600

 

 

Đơn giá căn cứ theo kết quả đấu thầu của Cục phòng chống HIV/AIDS năm 2014

2.5

Hộp đựng BKT bẩn (01 hộp thu gom 150 chiếc bom kim tiêm bẩn)

hộp

1.440

15

21.600

 

21.600

 

 

Đơn giá căn cứ theo kết quả đấu thầu của Cục PC HIV/AIDS năm 2014;

II - Can thiệp cho gái mại dâm (GMD), nam giới đồng tính (MSM)

96.600

 

96.600

 

 

 

1

Chi phí can thiệp cho 100 gái mại dạm (76.520.000d/100 =765.200đ/người)

 

 

 

64.400

 

64.400

 

 

 

-

Phụ cấp cho đồng đẳng viên mại dâm

người

4

6.000

24.000

 

24.000

 

 

Chi phụ cấp 500.000đ/tháng X 12 tháng. Chi theo thông tư 163/2012

-

Chi phí giao ban, họp nhóm

lần

12

500

6.000

 

6.000

 

 

Áp dụng theo thông tư 163/TTLB/2012

-

Bảo hộ lao động

người

4

500

2.000

 

2.000

 

 

Theo hợp đồng mua BHLĐ của TT HIV/AIDS

-

Bao cao su (100 GMD X 2 chiếc X 270 ngày)

chiếc

54.000

0,6

32.400

 

32.400

 

 

Đơn giá căn cứ theo kết quả đấu thầu của Cục PC HIV/AIDS năm 2014;

2

Chi phí can thiệp cho 50 nam giới đồng tính

người

50

644

32.200

 

32.200

 

 

Tính chi phí = chi phí can thiệp cho gái mại dâm

III- Thông tin giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi

 

762.000

 

762.000

 

 

 

A

Tuyến xã, phường

 

 

 

348.000

 

348.000

 

 

 

-

Chi trả phụ cấp cho cán bộ chuyên trách AIDS xã, phường (cán bộ Trạm Y tế kiêm nhiệm)

145

2.400

348.000

 

348.000

 

 

Mức chi 200.000đ/tháng X 12 tháng chi theo thông tư 163/2012

B

Tuyến huyện, tỉnh

 

 

 

414.000

 

414.000

 

 

Thực hiện tại Trung tâm pc HIV/AIDS tỉnh và 8 Trung tâm Y tế các huyện, thành phố

1

Truyền thông (Truyền thanh) qua hệ thống Đài phát thanh, truyền hình

Đơn vị

9

6.000

54.000

 

54.000

 

 

Mức chi 500.000đ/tháng X 12 tháng theo hợp đồng thực tế

2

Tổ chức truyền thông nhân các sự kiện phòng, chống HIV/AIDS: Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Đơn vị

9

10.000

90.000

 

90.000

 

 

Áp dụng theo thông tư 163/TTLB/2012

3

Tổ chức truyền thông nhân các sự kiện phòng, chống HIV/AIDS: Tháng hành động quốc gia PC AIDS nhân ngày 1/12

Đơn vị

9

30.000

270.000

 

270.000

 

 

Áp dụng theo thông tư 163/TTLB/2012

Tổng kinh phí dự phòng lây nhiễm (I+II+III)

8.992.976

3.045.576

2.530.280

0

3.417.120

 

 

PHỤ LỤC 3

THUYẾT MINH CHI PHÍ CHO HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRỊ NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS NĂM 2016
(Kèm theo Kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 22/6/2015 của UBND tỉnh)

ĐVT: 1.000đ

 

 

 

 

 

 

Chia ra các nguồn

 

 

 

Nội dung hoạt động

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Dự án (Ngân sách TW)

Ngân sách tỉnh

BHYT

BN chi trả

Ghi chú

 

I - Điều trị người nhiễm HIV

 

 

 

4.217.000

2.820.000

20.000

366.150

1.010.850

 

 

1 Bệnh nhân người lớn

 

 

 

4.055.000

2.700.000

20.000

352.500

982.500

 

 

1.1

Thuốc điều trị ARV bậc 1 (1 năm)

người/tháng

900

3.000

2.700.000

2.700.000

 

 

 

Căn cứ theo kết quả đấu thầu của Cục PC HIV/AIDS năm 2014;

 

1.2

Thuốc nhiễm trùng cơ hội (1 năm)

người/năm

250

300

75.000

 

 

37.500

37.500

Theo QĐ 1292/QĐ-SYT ngày 3/7/2014 về kết quả đấu thầu

 

1.3

Xét nghiệm CD4 theo TT 32/2013/TT-BYT ngày 17/10/2013

người /2 lần/ năm

900

700

630.000

 

 

 

630.000

Theo QĐ 286/QĐ-UBND ngày 30/3/2015 về quy định giá dịch vụ

 

1.4

Xét nghiệm cơ bản gồm (huyết học, sinh hóa, nước tiểu...)

người/6 tháng

900

350

630.000

 

 

315.000

315.000

Theo QĐ 286/QĐ-UBND ngày 30/3/2015 về quy định giá dịch vụ

 

1.5

In bệnh án điều trị, biểu mẫu báo cáo, chi phí khác

đợt

2

10.000

20.000

 

20.000

 

 

Theo hợp đồng TT AIDS năm 2014

 

2. Bệnh nhân trẻ em

 

 

 

162.000

120.000

0

13.650

28.350

 

 

2.1

Thuốc ARV (Kể cả trẻ em dưới 6 tuổi và trên 6 tuổi đều do dự án cấp)

 

40

250

120.000

120.000

 

 

 

Căn cứ theo kết quả đấu thầu của Cục PC HIV/AIDS năm 2014;

 

2.2

Xét nghiệm CD4 theo TT 32/2013/TT-BYT ngày 17/10/2013 (Bệnh nhân trên 6 tuổi)

 

27

700

18.900

 

 

 

18.900

Theo QĐ 286/QĐ-UBND ngày 30/3/2015 về quy định giá dịch vụ

 

2.3

Xét nghiệm CD4 theo TT 32/2013/TT-BYT ngày 17/10/2013 (Bệnh nhân dưới 6 tuổi)

 

13

700

9.100

 

 

9.100

 

Theo QĐ 286/QĐ-UBND ngày 30/3/2015 về quy định giá dịch vụ

 

2.4

Xét nghiệm cơ bản gồm (huyết học, sinh hóa, nước tiểu...) (Bệnh nhân trên 6 tuổi)

 

27

350

9.450

 

 

 

9.450

Theo QĐ 286/QĐ-UBND ngày 30/3/2015 về quy định giá dịch vụ

 

2.5

Xét nghiệm cơ bản gồm (huyết học, sinh hóa, nước tiểu...) (Bệnh nhân dưới 6 tuổi)

 

13

350

4.550

 

 

4.550

 

Theo QĐ 286/QĐ-UBND ngày 30/3/2015 về quy định giá dịch vụ

 

II - Điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

 

 

 

 

431.500

3.000

428.500

 

 

 

I. Xét nghiệm, sàng lọc HIV cho phụ nữ thai

 

 

 

 

416.500

 

416.500

 

 

 

1.1

Test xét nghiệm nhanh HIV

test

6.500

30

195.000

 

195.000

 

 

Theo QĐ 1292/QĐ-SYT ngày 3/7/2014 về kết quả đấu thầu

 

1.2

Vật tư tiêu hao (găng tay, bơm tiêm , bông, cồn...)

mẫu

6.500

16

104.000

 

104.000

 

 

Theo hợp đồng TT AIDS năm 2014

 

1.3

Công lấy mẫu và xét nghiệm

mẫu

6.500

15

97.500

 

97.500

 

 

Mức chi áp dụng theo TT 163/2012

 

1.4

In bệnh án điều trị, biểu mẫu báo cáo, chi phí khác

đợt

2

10.000

20.000

 

20.000

 

 

Theo hợp đồng TT AIDS năm 2014

 

2. Điều trị dự - phòng lây truyền từ mẹ sang con

 

 

15.000

3.000

12.000

 

 

 

 

2.1.

Thuốc ARV trong lúc sinh con

người

10

300

3.000

3.000

 

 

 

Đơn giá căn cứ theo kết quả đấu thầu của Cục phòng chống HIV/AIDS năm 2014

 

2.2.

PCR (Xét nghiệm trực tiếp tìm virus HIV) 2 lần/năm

người

10

600

12.000

 

12.000

 

 

 

 

Tổng kinh phí điều trị (I+II)

4.648.500

2.823.000

448.500

366.150

1.010.850

 

 

 

PHỤ LỤC 4

THUYẾT MINH CHI PHÍ CHO HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO NĂNG LỰC HỆ THỐNG PC HIV/AIDS NĂM 2016
(Kèm theo Kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 22/6/2015 của UBND tỉnh)

ĐVT: 1.000 đồng

Nội dung hoạt động

Đơn vị tính

Số Iượng

Đơn giá

Thành tiền

Chia ra các nguồn

Ghi chú

 

Dự án (Ngân sách TW)

Ngân sách tỉnh

BHYT

BN chi trả

I - Nâng cao năng lực tổ chức, điều hành

 

 

 

75.000

-

75.000

 

 

 

1

Sơ kết, tổng kết, HN triển khai KH

Hội nghị

3

5.000

15.000

 

15.000

 

 

 

1,1

Báo cáo viên

Người

1

600

1.800

 

1.800

 

 

Theo TT97/2010/TT-BTC ngày 6/7/2010

1,2

Tít chữ, băng rôn

Chiếc

1

1.000

3.000

 

3.000

 

 

Theo hợp đồng dịch vụ chi thực tế

1,3

Văn phòng phẩm 16.500đ/người

người

60

1.000

3.000

 

3.000

 

 

Theo hợp đồng mua thực tế

1,4

Tài liệu 10.000đ/người

bộ

60

600

1.800

 

1.800

 

 

Theo hợp đồng mua thực tế

1,5

Nước uống: 30.000đ/người

người

60

1.800

5.400

 

5.400

 

 

Theo TT97/2010/TT-BTC ngày 6/7/2010

2

Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực

Lớp

12

5.000

60.000

 

60.000

 

 

Định mức Tính theo Hội nghị sơ tổng kết

II- Đầu tư trang thiết bị và hệ thống cơ sở hạ tầng

 

 

 

200.000

 

200.000

 

 

 

1

Mua bổ sung trang thiết bị hằng năm (do khấu hao tài sản)

Đơn vị

1

100.000

100.000

 

100.000

 

 

Theo hợp đồng mua thực tế

2

Sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì: ô tô, máy xét nghiệm

Chiếc

10

10.000

100.000

 

100.000

 

 

Theo hợp đồng bảo dưỡng, sửa chữa thực tế

Tổng kinh phí nâng cao năng lực (I+II)

 

 

275.000

 

275.000

 

 

 

 

PHỤ LỤC 5

THUYẾT MINH CHI PHÍ GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH NĂM 2016
(Kèm theo kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 22/6/2015 của UBND tỉnh)

Đơn vị : 1.000đồng

 

 

Đơn vị tính

 

 

 

Chia ra các nguồn

 

 

Nội dung hoạt động

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Dư án (Ngân sách TW)

Ngân sách tỉnh

BHYT

BN chi trả

Ghi chú

I

Xét nghiệm sàng lọc HIV

 

 

 

126.000

-

126.000

 

 

 

1

Sinh phẩm cho xét nghiệm HIV

test

2000

33

66.000

 

66.000

 

 

Theo QĐ 1292/QĐ-SYT ngày 3/7/2014 về kết quả đấu thầu

2

Công xét nghiệm, lấy mẫu

test

2000

15

30.000

 

30.000

 

 

Chi theo Thông tư 163/TTLT-BTC-BYT ngày 18/10/2012

3

Vật tư tiêu hao, sổ sách...

 

2000

15

30.000

 

30.000

 

 

Theo hợp đồng mua thực tế

II

Xét nghiệm khẳng định HIV

 

 

 

88.200

-

88.200

 

 

 

1

Sinh phẩm cho xét nghiệm khẳng định HIV (700 mẫu dương tính/năm X 2 test)

test

1400

50

70.000

 

70.000

 

 

Theo QĐ 1292/QĐ-SYT ngày 3/7/2014 về kết quả đấu thầu

2

Công xét nghiệm

test

700

5

3.500

 

3.500

 

 

Chi theo Thông tư 163/TTLT-BTC-BYT ngày 18/10/2012

3

Vật tư tiêu hao, sổ sách...

 

700

21

14.700

 

14.700

 

 

Theo hợp đồng mua thực tế

III

Kiểm tra, giám sát, đánh giá

 

 

 

37.600

-

37.600

 

 

 

1

Xăng xe đi giám sát

ngày

24

1.000

24.000

 

24.000

 

 

Theo định mức xăng tiêu hao thực tế

2

Công giám sát

công

120

30

3.600

 

3.600

 

 

Chi theo Thông tư 163/TTLT-BTC-BYT ngày 18/10/2012

3

In ấn tài liệu biểu mẫu báo cáo

Đợt

2

5.000

10.000

 

10.000

 

 

Theo hợp đồng mua thực tế

Tổng kinh phí giám sát (I+II+III+IV)

 

 

 

251.800

 

251.800

 

 

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 18/NQ-HĐND

Loại văn bảnNghị quyết
Số hiệu18/NQ-HĐND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành22/07/2015
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài chính nhà nước, Thể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật2 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 18/NQ-HĐND

Lược đồ Nghị quyết 18/NQ-HĐND Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng chống HIVAIDS Ninh Bình


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Nghị quyết 18/NQ-HĐND Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng chống HIVAIDS Ninh Bình
                Loại văn bảnNghị quyết
                Số hiệu18/NQ-HĐND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Ninh Bình
                Người kýNguyễn Tiến Thành
                Ngày ban hành22/07/2015
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTài chính nhà nước, Thể thao - Y tế
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật2 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Nghị quyết 18/NQ-HĐND Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng chống HIVAIDS Ninh Bình

                            Lịch sử hiệu lực Nghị quyết 18/NQ-HĐND Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng chống HIVAIDS Ninh Bình

                            • 22/07/2015

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực