Nghị quyết 21/2008/QH12

Nghị quyết số 21/2008/QH12 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2009 do Quốc hội ban hành

Nội dung toàn văn Nghị quyết 21/2008/QH12 dự toán ngân sách nhà nước năm 2009


QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 21/2008/QH12

Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2008

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2009

QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Căn cứ Luật ngân sách nhà nước;
Sau khi xem xét Báo cáo số 14/BC-CP ngày 13 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ trình Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2009; Báo cáo thẩm tra số 479/BC-UBTCNS12 ngày 14 tháng 10 năm 2008 của Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội; Báo cáo số 19/BC-CP ngày 06 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ về việc điều chỉnh đánh giá thực hiện ngân sách nhà nước năm 2008, dự toán ngân sách nhà nước năm 2009 và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua dự toán ngân sách nhà nước năm 2009:

- Tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước là 389.900 tỷ đồng (ba trăm tám mươi chín nghìn chín trăm tỷ đồng), bằng 21,5% tổng sản phẩm trong nước; tính cả 14.100 tỷ đồng thu chuyển nguồn năm 2008 sang năm 2009 thì tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước là 404.000 tỷ đồng (bốn trăm linh bốn nghìn tỷ đồng);

- Tổng số chi cân đối ngân sách nhà nước là 491.300 tỷ đồng (bốn trăm chín mươi mốt nghìn ba trăm tỷ đồng);

- Mức bội chi ngân sách nhà nước là 87.300 tỷ đồng (tám mươi bảy nghìn ba trăm tỷ đồng), bằng 4,82% tổng sản phẩm trong nước.

(Kèm theo các phụ lục số 1, 2, 3, 4 và 5)

Điều 2. Tán thành các giải pháp thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2009 đã được bổ sung do Chính phủ trình và kiến nghị của Ủy ban Tài chính – Ngân sách trong Báo cáo thẩm tra, đồng thời nhấn mạnh những giải pháp trọng tâm dưới đây:

1. Tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, triệt để tiết kiệm và nâng cao hiệu quả chi, giảm bội chi ngân sách. Phối hợp đồng bộ chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ và các chính sách khác để tiếp tục thực hiện có hiệu quả mục tiêu kiềm chế lạm phát, chủ động ngăn ngừa suy giảm kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy kinh tế phát triển.

2. Chính phủ khẩn trương tổ chức thực hiện tốt các luật thuế đã được sửa đổi, có hiệu lực từ năm 2009 như Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế thu nhập cá nhân, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền quyết định chính sách thuế khác cho phù hợp với yêu cầu phát triển trong tình hình mới, phù hợp với cam kết hội nhập quốc tế. Giao Chính phủ quy định điều kiện và thực hiện miễn, giảm, giãn tiến độ nộp thuế có thời hạn đối với một số doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực hiện ráo riết hơn công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế, giảm tối đa số thuế nợ đọng, chống thất thu thuế, xử lý nghiêm các trường hợp trốn thuế, gian lận thuế. Tiếp tục rà soát để giảm, bãi bỏ những khoản phí, lệ phí không còn phù hợp, kịp thời ngăn chặn tình trạng lạm dụng, tạo ra các khoản đóng góp bất hợp lý dưới mọi hình thức.

3. Thực hiện nghiêm quy định Luật ngân sách nhà nước. Cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng ưu tiên chi cho an sinh xã hội; tăng chi có trọng điểm cho phát triển nông nghiệp, nông thôn và những vùng khó khăn, nhất là 61 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất; bảo vệ và chống ô nhiễm môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo đảm tốt hơn khả năng thực hiện nhiệm vụ của lực lượng vũ trang. Hạn chế và kiểm soát chặt chẽ các khoản chi vượt dự toán. Huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước để tăng đầu tư phát triển. Kiểm soát chặt chẽ chi tiêu công, sử dụng ngân sách đúng mục đích, đúng pháp luật, có hiệu quả. Rà soát kỹ nguồn vốn nhà nước bố trí cho các dự án, công trình thuộc trách nhiệm đầu tư của ngân sách nhà nước giao cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thực hiện. Không bố trí vốn ngân sách nhà nước cho các dự án, công trình không thuộc nhiệm vụ ngân sách nhà nước đầu tư.

4. Năm 2009 phát hành trái phiếu Chính phủ không quá 36.000 tỷ đồng để tiếp tục tập trung đầu tư các dự án, công trình giao thông, thủy lợi, kiên cố hóa trường lớp học, xây dựng nhà công vụ cho giáo viên miền núi, vùng sâu, vùng xa, nâng cấp bệnh viện huyện; đồng thời, bố trí vốn theo lộ trình để thực hiện Nghị quyết số 18/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Quốc hội đầu tư bệnh viện đa khoa khu vực liên huyện, bệnh viện lao, tâm thần, ung bướu, chuyên khoa nhi, trạm y tế xã và một số bệnh viện đa khoa tỉnh thuộc vùng miền núi khó khăn. Cần rà soát danh mục đầu tư, loại bỏ các dự án, công trình thi công kéo dài, kém hiệu quả; bổ sung dự án, công trình cấp bách, sớm phát huy hiệu quả. Chính phủ báo cáo phương án phân bổ cụ thể vốn trái phiếu Chính phủ với Ủy ban thường vụ Quốc hội trước khi quyết định, triển khai thực hiện. Tập trung chỉ đạo và thực hiện tốt công tác chuẩn bị đầu tư, tạo điều kiện khởi công sớm, giải ngân vốn kịp thời, bảo đảm hoàn thành công trình đúng tiến độ.

5. Đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư phát triển, đặc biệt là ở đô thị và lĩnh vực giáo dục – đào tạo – dạy nghề, y tế, văn hóa thông tin, thể dục thể thao và các lĩnh vực khác; tăng đầu tư cho các tỉnh khó khăn, còn nghèo và một số lĩnh vực bức thiết khác.

6. Năm 2009 nằm trong thời kỳ ổn định ngân sách địa phương 2007 – 2010, ngân sách trung ương phải bảo đảm chủ động xử lý những vấn đề lớn, quan trọng của quốc gia, đồng thời có cơ chế khuyến khích các cấp tăng thu và được hưởng hợp lý kết quả tăng thu so với nhiệm vụ nhà nước giao theo quy định của pháp luật.

7. Trường hợp kinh tế thế giới và trong nước có biến động lớn, ảnh hưởng đến cân đối thu, chi ngân sách nhà nước năm 2009 đã được Quốc hội quyết định, Chính phủ kịp thời báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội để quyết định theo thẩm quyền, báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp gần nhất hoặc trình Quốc hội quyết định theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước.

8. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc thực hiện pháp luật về tài chính – ngân sách, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh mọi vi phạm.

Điều 3. Giám sát việc thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2009

Ủy ban thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tài chính – Ngân sách, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban khác của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước một cách thiết thực, hiệu quả trên các lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ tư thông qua ngày 08 tháng 11 năm 2008.

 

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Phú Trọng

 

PHỤ LỤC SỐ 1

CÂN ĐỐI DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2009

Đơn vị: Tỷ đồng

STT

Nội dung

Dự toán năm 2009

 

A. TỔNG THU CHI CÂN ĐỐI NSNN

389.900

 

 

 

1

Thu nội địa

233.000

2

Thu từ dầu thô

63.700

3

Thu từ xuất khẩu, nhập khẩu

88.200

4

Thu viện trợ không hoàn lại

5.000

 

 

 

 

B. KẾT CHUYỂN TỪ NĂM TRƯỚC SANG

14.100

 

 

 

 

C. TỔNG CHI CÂN ĐỐI NSNN

491.300

 

 

 

1

Chi đầu tư phát triển

112.800

2

Chi trả nợ và viện trợ

58.800

3

Chi phát triển các sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính

696.300

4

Chi cải cách tiền lương

36.600

5

Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

100

6

Dự phòng

13.700

 

 

 

 

D. BỘI CHI NSNN

87.300

 

 

 

 

Tỷ lệ bội chi so GDP

4,82%

 

 

 

 

Nguồn bù đắp bội chi NSNN

 

1

Vay trong nước

71.300

2

Vay ngoài nước

16.000

 

PHỤ LỤC SỐ 2

CÂN ĐỐI NGUỒN THU CHI DỰ TOÁN NSTW VÀ NSĐP NĂM 2009

Đơn vị: Tỷ đồng

STT

Nội dung

Dự toán năm 2009

A.

NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG

 

I

Nguồn thu ngân sách Trung ương

273.141

1

Thu ngân sách Trung ương hưởng theo phân cấp

263.141

 

- Thu thuế, phí và các khoản thu khác

258.141

 

- Thu từ nguồn viện trợ không hoàn lại

5.000

2

Thu chuyển nguồn

10.000

II

Chi ngân sách Trung ương

360.441

1

Chi thuộc nhiệm vụ ngân sách Trung ương theo phân cấp

274.154

2

Bổ sung cho ngân sách địa phương

86.287

 

- Bổ sung cân đối

(1) 45.897

 

- Bổ sung có mục tiêu

40.390

III

Vay bù đắp bội chi NSNN

87.300

 

 

 

B

NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

 

I

Nguồn thu ngân sách địa phương

217.146

1

Thu ngân sách địa phương hưởng theo phân cấp

126.759

2

Thu bổ sung từ ngân sách Trung ương

86.287

 

- Bổ sung cân đối

(1) 45.879

 

- Bổ sung có mục tiêu

40.390

3

Thu chuyển nguồn

4.100

II

Chi ngân sách địa phương

217.146

1

Chi cân đối ngân sách địa phương

176.756

2

Chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu

40.390

Ghi chú: (1) Bao gồm cả số bổ sung cho ngân sách địa phương để thực hiện điều chỉnh tiền lương tối thiểu mức 540.000 đồng/tháng.

 

PHỤ LỤC SỐ 3

DỰ TOÁN THU CÂN ĐỐI NSNN THEO LĨNH VỰC NĂM 2009

Đơn vị: Tỷ đồng

STT

Nội dung thu

Dự toán năm 2009

 

Tổng thu NSNN

389.900

I

Thu nội địa

233.000

1

Thu từ khu vực kinh tế quốc doanh

72.982

2

Thu từ khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô)

51.499

3

Thu từ khu vực thương nghiệp – ngoài quốc doanh

46.597

4

Thuế sử dụng đất nông nghiệp

42

5

Thuế thu nhập cá nhân

14.545

6

Lệ phí trước bạ

7.251

7

Thu phí xăng, dầu

5.371

8

Các loại phí, lệ phí

7.324

9

Các khoản thu về nhà, đất

24.539

a

Thuế nhà đất

952

b

Thu tiền thuê đất

1.877

c

Thu tiền sử dụng đất

21.000

d

Thu bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

710

10

Thu khác ngân sách

2.166

11

Thu từ quỹ đất công ích, hoa lợi công sản tại xã

684

II

Thu từ dầu thô

63.700

III

Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu

88.200

1

Tổng số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu

121.200

a

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu

56.600

b

Thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu (tổng số thu)

64.600

2

Hoàn thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu

-33.000

IV

Thu viện trợ

5.000

 

PHỤ LỤC SỐ 4

DỰ TOÁN CHI NSNN, CHI NSTW VÀ CHI NSĐP THEO CƠ CẤU CHI NĂM 2009

Đơn vị: Tỷ đồng

 

Nội dung

Tổng số

Chia ra

NSTW

NSĐP

A

B

1 = 2 + 3

2

3

A

Tổng số chi cân đối NSNN

491.300

(1) 314.544

(2) 176.756

I

Chi đầu tư phát triển

112.800

61.300

51.500

 

Trong đó:

 

 

 

1

Chi Giáo dục, đào tạo, dạy nghề

14.379

6.794

7.585

2

Chi khoa học, công nghệ

3.477

1.615

1.862

II

Chi trả nợ và viện trợ

58.800

58.800

 

III

Chi phát triển sự nghiệp KT-XH, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính nhà nước, Đảng, đoàn thể

269.300

160.231

109.069

 

Trong đó

 

 

 

1

Chi giáo dục, đào tạo, dạy nghề

67.330

14.730

52.600

2

Chi khoa học, công nghệ

4.390

3.310

1.080

IV

Chi cải cách tiền lương

36.600

26.613

9.987

V

Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

100

 

100

VI

Dự phòng

13.700

7.600

6.100

B

Chi từ các khoản thu quản lý NSNN

46.960

37.340

9.620

C

Chi vay nước ngoài về cho vay lại

25.700

25.700

 

 

Tổng số (A + B + C)

563.960

377.584

186.376

Ghi chú: (1) Bao gồm cả 40.390 tỷ đồng bố trí cân đối NSTW để thực hiện bổ sung có mục tiêu cho NSĐP, nhưng đã loại trừ 45.897 tỷ đồng bổ sung cân đối từ NSTW cho NSĐP.

(2) Bao gồm 45.897 tỷ đồng chi bổ sung từ NSTW cho NSĐP (bổ sung cân đối và bổ sung thực hiện điều chỉnh tiền lương theo mức lương tối thiểu 540.000 đồng/tháng) nhưng chưa bao gồm 40.390 tỷ đồng bổ sung có mục tiêu từ NSTW cho NSĐP.

 

PHỤ LỤC SỐ 5

CÁC KHOẢN THU QUẢN LÝ QUA NGÂN SÁCH NĂM 2009

Đơn vị: Tỷ đồng

STT

Nội dung

Dự toán năm 2009

 

TỔNG SỐ

46.960

I

Các khoản thu, chi quản lý qua NSNN

10.960

1

Phí sử dụng đường bộ

931

2

Phí đảm bảo an toàn hàng hải

409

3

Các loại phí, lệ phí khác và đóng góp xây dựng hạ tầng; thu chi tại xã

3.120

4

Thu xổ số kiến thiết

6.500

II

Chi đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ

36.000

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 21/2008/QH12

Loại văn bảnNghị quyết
Số hiệu21/2008/QH12
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành08/11/2008
Ngày hiệu lực09/12/2008
Ngày công báo24/11/2008
Số công báoTừ số 613 đến số 614
Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Tài chính nhà nước
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật16 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 21/2008/QH12

Lược đồ Nghị quyết 21/2008/QH12 dự toán ngân sách nhà nước năm 2009


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Nghị quyết 21/2008/QH12 dự toán ngân sách nhà nước năm 2009
                Loại văn bảnNghị quyết
                Số hiệu21/2008/QH12
                Cơ quan ban hànhQuốc hội
                Người kýNguyễn Phú Trọng
                Ngày ban hành08/11/2008
                Ngày hiệu lực09/12/2008
                Ngày công báo24/11/2008
                Số công báoTừ số 613 đến số 614
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Tài chính nhà nước
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật16 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Nghị quyết 21/2008/QH12 dự toán ngân sách nhà nước năm 2009

                  Lịch sử hiệu lực Nghị quyết 21/2008/QH12 dự toán ngân sách nhà nước năm 2009

                  • 08/11/2008

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 24/11/2008

                    Văn bản được đăng công báo

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 09/12/2008

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực