Nghị quyết 22/2012/NQ-HĐND

Nghị quyết 22/2012/NQ-HĐND chính sách hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm do tỉnh Cao Bằng ban hành

Nội dung toàn văn Nghị quyết 22/2012/NQ-HĐND hỗ trợ phòng chống dịch gia súc gia cầm tại Cao Bằng


HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 22/2012/NQ-HĐND

Cao Bằng, ngày 05 tháng 7 năm 2012

 

NGHỊ QUYẾT

BAN HÀNH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
KHOÁ XV KỲ HỌP THỨ 4

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Pháp lệnh Thú y;

Căn cứ Quyết định số 719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 05 tháng 6 năm 2008 về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm;

Căn cứ Quyết định số 1442/QĐ-TTg ngày 23 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số Điều của Quyết định số 719/QĐ-TTg ngày 05 tháng 6 năm 2008 về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm;

Căn cứ Thông tư số 80/2008/TT-BTC ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính để phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm;

Xét Tờ trình số 1390/TTr-UBND ngày 11 tháng 6 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc đề nghị ban hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm;

Sau khi nghe báo cáo thẩm tra của Ban Dân tộc, ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Nhất trí ban hành chính sách hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm (có nội dung chính sách kèm theo).

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện với Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định. Trong quá trình thực hiện Nghị quyết nếu có sự thay đổi về định mức hỗ trợ công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm theo hướng dẫn của Chính phủ, giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định và báo cáo với Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần nhất.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Điều 4. Nghị quyết có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày thông qua và thay thế Nghị quyết số 12/2009/NQ-HĐND ngày 17 tháng 7 năm 2009 về việc phê chuẩn chính sách hỗ trợ công tác thú y tỉnh Cao Bằng.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng khoá XV, kỳ họp thứ 4 thông qua./.

 

 

CHỦ TỊCH




Hà Ngọc Chiến

 

 

CHÍNH SÁCH

HỖ TRỢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 22/2012/NQ-HĐND ngày 05 tháng 7 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Chính sách này hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Chủ chăn nuôi gia súc, gia cầm bao gồm hộ gia đình, cá nhân, trang trại, hợp tác xã, cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm của Trung ương, địa phương và các đơn vị quân đội.

2. Người trực tiếp thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

Chương II

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÒNG DỊCH CHO GIA SÚC, GIA CẦM

Điều 3. Hỗ trợ vắc xin tiêm phòng

1. Hỗ trợ 100% vắc xin tụ huyết trùng trâu bò, dịch tả lợn, niu cát sơn để tiêm phòng cho gia súc, gia cầm trên địa bàn toàn tỉnh.

2. Hỗ trợ 100% vắc xin bệnh tai xanh cho đàn lợn nái, vắc xin nhiệt thán cho trâu bò, ngựa tại các huyện có ổ dịch cũ, vùng có nguy cơ cao (lân cận chợ, các điểm giết mổ gia súc…).

Điều 4. Ngân sách hỗ trợ công tiêm phòng

1. Hỗ trợ tiền công cho người trực tiếp tiêm phòng các loại vắc xin trong các chương trình phòng, chống dịch của Trung ương và của tỉnh (lở mồm long móng, nhiệt thán, cúm gia cầm…).

2. Hỗ trợ công tiêm phòng vắc xin tụ huyết trùng trâu bò, dịch tả lợn cho các hộ nghèo.

3. Định mức hỗ trợ công tiêm phòng như sau:

a) Trâu, bò, ngựa: tiêm một mũi: 4.000 đồng/con; tiêm hai mũi: 5000 đồng/con;

b) Lợn, dê: Tiêm một mũi: 2.000 đồng /con; tiêm hai mũi: 3000 đồng/con;

c) Gia cầm: 200 đồng /con;

e) Trường hợp mức bồi dưỡng cho một ngày tiêm phòng (8 tiếng) dưới 100.000 đồng /ngày thì được thanh toán bằng mức 100.000 đồng /ngày.

Điều 5. Thu tiền công tiêm phòng với chủ gia súc, gia cầm không được ngân sách hỗ trợ

Người tiêm phòng được thu tiền công tiêm phòng với chủ gia súc, gia cầm khi tiêm phòng các vắc xin phòng bệnh không thuộc các chương trình phòng, chống dịch, tiêm phòng vắc xin tụ huyết trùng trâu bò, dịch tả lợn cho các hộ chăn nuôi không thuộc diện nghèo, mức thu không cao hơn quy định sau:

a) Trâu, bò, ngựa, chó: 5.000 đồng/con;

b) Lợn, dê: 3.500 đồng/ con;

c) Gia cầm: 400 đồng/con.

Điều 6. Hỗ trợ cho người tiêm phòng bị tai nạn lao động

1. Người tiêm phòng bệnh dại bị chó, mèo cắn, phải tiêm phòng dại, được hỗ trợ 100% chi phí tiêm vắc xin bệnh dại.

2. Người tiêm phòng cho gia súc bị tai nạn lao động trong khi tiêm phòng được hưởng các chế độ quy định trong Bộ Luật lao động.

3. Chi phí cho người tiêm phòng tại Khoản 1 và 2 Điều này được chi trong nguồn kinh phí phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm của huyện, thị xã.

Điều 7. Hỗ trợ chủ hộ có gia súc (trâu, bò, dê, ngựa, lợn) bị phản ứng do tiêm phòng

1. Hỗ trợ kinh phí điều trị gia súc bị phản ứng do tiêm phòng

- Kinh phí mua thuốc chữa phản ứng và tiền công cho người trực tiếp điều trị không quá 200.000 đồng/con gia súc bị phản ứng.

2. Định mức hỗ trợ cho gia súc chết do phản ứng vắc xin tiêm phòng

- Trâu, bò, dê, ngựa: 45.000 đồng/kg hơi;

- Lợn: 38.000 đồng/kg hơi.

3. Giá trị của con gia súc chết vì phản ứng vắc xin tiêm phòng do đại diện Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân xã) trư­ởng xóm, nhân viên thú y xã, cán bộ thú y huyện và chủ hộ có gia súc chết xác định; biên bản xác nhận gia súc chết do phản ứng, khối lượng thịt hơi và đề nghị mức hỗ trợ được Uỷ ban nhân dân xã xác nhận. Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân huyện) ban hành quyết định hỗ trợ.

Điều 8. Hỗ trợ cho chủ hộ chăn nuôi khi lấy mẫu máu gia súc, gia cầm để giám sát hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng và lấy mẫu các bệnh phẩm khác (trừ việc lấy mẫu phân để kiểm tra ký sinh trùng)

- Trâu, bò, ngựa: 20.000 đồng/con;

- Dê, lợn, chó, mèo: 10.000 đồng/con;

- Gia cầm: 3.000 đồng /con.

Điều 9. Hỗ trợ phun khử trùng tiêu độc

Người phun thuốc khử trùng tiêu độc không hưởng lương từ ngân sách được trả công 20.000 đồng/giờ, thời gian làm việc không quá 5 giờ/ngày.

Điều 10. Thưởng cho cá nhân báo kịp thời dịch bệnh gia súc, gia cầm

1. Người đầu tiên báo dịch bệnh truyền nhiễm gia súc, gia cầm kịp thời đến Uỷ ban nhân dân xã, trạm thú y huyện (thời gian báo chậm nhất 5 ngày tính từ khi con vật đầu tiên mắc bệnh truyền nhiễm) được thưởng 100.000 đồng/một lần báo dịch.

2. Thủ tục thưởng: Xác nhận của trạm thú y về tình hình dịch bệnh, thời gian báo dịch; xác nhận của cơ quan nhận được tin báo dịch. Uỷ ban nhân dân huyện ban hành quyết định thưởng.

3. Chi phí thưởng được trích từ kinh phí phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm của huyện.

Chương III

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ THỰC HIỆN CHỐNG DỊCH

Điều 11. Hỗ trợ chống dịch trong trường hợp công bố dịch

1. Hỗ trợ trực tiếp cho chủ chăn nuôi có gia súc, gia cầm thuộc diện tiêu huỷ bắt buộc

Trâu bò, ngựa, dê, lợn, gia cầm nếu bị tiêu hủy được ngân sách hỗ trợ 70% giá trị gia súc gia cầm thương phẩm của người sản xuất bán trên thị trường. Mức hỗ trợ như sau:

- Lợn: 38.000 đồng/kg hơi;

- Trâu, bò, dê, ngựa: 45.000 đồng/kg hơi;

- Gia cầm:

+ 35.000 đồng/con đối với gia cầm từ 0,3 kg trở lên;

+ 20.000 đồng/con với gia cầm có khối lượng dưới 0,3 kg.

2. Hỗ trợ kinh phí tiêu hủy gia súc, gia cầm

a) Trâu, bò, ngựa trưởng thành (trên 130 kg)

- Dầu hỏa: 10 lít/con;

- Vôi bột: 100kg/con;

- Công đào hố, vận chuyển, chôn lấp gia súc chết 1.000.000 đồng/con.

b) Gia súc (bê, nghé, dê, lợn) từ 50 - 130 kg: Chi phí vật tư và nhân công bằng 40% mức chi cho trâu bò ngựa trưởng thành.

c) Gia súc từ 20 - 50 kg: Chi phí vật tư và nhân công bằng 30% mức chi cho trâu bò ngựa trưởng thành.

d) Gia súc dưới 20 kg: Chi phí vật tư và nhân công bằng 20% mức chi cho trâu bò ngựa trưởng thành.

đ) Gia cầm: Thanh toán theo chi phí thực tế.

e) Trường hợp chi phí tiêu hủy không áp dụng các định mức nêu trên do yêu cầu của cơ quan thú y hoặc do điều kiện thực tế không đáp ứng đủ các loại vật tư cần thiết cho tiêu hủy, do phải vận chuyển gia súc, gia cầm phải tiêu hủy đi xa, hố đào có nhiều sỏi đá, số lượng con vật chết nhiều phải thuê máy để đào hố… thì việc tiêu huỷ được thanh toán theo chi phí thực tế.

3. Chi hỗ trợ cán bộ thú y và những người trực tiếp tham gia phòng, chống dịch

a) Lực lượng thực hiện nhiệm vụ tại chốt kiểm dịch: Đư­ợc hỗ trợ 100.000 đồng/ngày/người. Đối với ngày nghỉ, ngày lễ, tết được hưởng: 200.000 đồng/ngày/người. Không thanh toán tiền công tác phí và tiền làm thêm giờ.

b) Lực lượng thực hiện nhiệm vụ phun hóa chất khử trùng tiêu độc vùng dịch và vùng bao vây ổ dịch được trả 20.000 đồng/giờ. Số giờ được thanh toán theo thực tế nhưng không quá 5 giờ/ngày.

c) Cán bộ thú y, các ban ngành ở tỉnh, huyện tăng cường xuống cơ sở tham gia phòng, chống dịch bệnh được hưởng công tác phí theo quy định hiện hành.

d) Đối với ngư­ời không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước nếu được yêu cầu tham gia chống dịch, mức chi trả 100.000 đồng/ngày/người.

4. Các chi phí khác

Mua các loại vật tư, hóa chất, dụng cụ…cần thiết cho công tác chống dịch.

Điều 12. Hỗ trợ chống dịch trước khi có quyết định công bố dịch và trong trường hợp không công bố dịch

1. Hỗ trợ chống dịch trước khi có quyết định công bố dịch của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Khi phát hiện có dịch truyền nhiễm (gia súc, gia cầm ốm chết và có biểu hiện lây lan) Uỷ ban nhân dân huyện và Uỷ ban nhân dân xã khẩn trương tiến hành các biện pháp chống dịch trước khi có quyết định công bố dịch của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

2. Hỗ trợ chống dịch trong trường hợp không cần công bố dịch

Được áp dụng khi dịch xảy ra trên phạm vi nhỏ, Uỷ ban nhân dân huyện, xã và cơ quan thú y đã thực hiện các biện pháp bao vây dập tắt ổ dịch nhanh chóng nên không cần công bố dịch. Khi hết dịch Trạm thú y huyện lập báo cáo trình Uỷ ban nhân dân huyện để ban hành quyết định ngừng các biện pháp chống dịch.

3. Tổ chức chống dịch áp dụng cho Khoản 1, 2 Điều 12

Uỷ ban nhân dân huyện ban hành Quyết định kế hoạch chống dịch, Uỷ ban nhân dân huyện, xã ra quyết định cử người tham gia chống dịch, thành lập các trạm gác, xử lý gia súc ốm, chết, phun khử trùng tiêu độc, tiêm phòng bao vây ổ dịch…theo hướng dẫn của cán bộ thú y.

4. Mức hỗ trợ và thủ tục thanh toán cho công tác chống dịch tại Khoản 1 và 2 Điều 12

a) Mức hỗ trợ: Áp dụng theo quy định như đối với trường hợp có quyết định công bố dịch.

b) Thủ tục thanh quyết toán.

- Báo cáo tình hình dịch của trạm thú y huyện;

- Quyết định ban hành kế hoạch chống dịch Uỷ ban nhân dân huyện;

- Thông báo hết dịch và ngừng các biện pháp chống dịch (áp dụng cho trường hợp không cần công bố dịch);

- Các chứng từ hợp lệ.

Chương IV

NGÂN SÁCH HỖ TRỢ PHÒNG, CHỐNG DỊCH

Điều 13. Ngân sách tỉnh

Mua vắc xin, hoá chất, kinh phí cho các trạm gác phòng chống dịch do Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập và cán bộ các sở, ngành tham gia chống dịch.

Điều 14. Ngân sách cấp huyện

1. Ngân sách huyện để thực hiện phòng dịch: Phun khử trùng tiêu độc, tiền công tiêm phòng, thưởng cho người báo dịch, chi trả chi phí điều trị cho người tiêm phòng bị tai nạn trong khi tiêm phòng, chữa gia súc bị phản ứng vắc xin, hỗ trợ chủ chăn nuôi có gia súc bị phản ứng vắc xin tiêm phòng.

2. Chi cho các hoạt động chống dịch tại địa phư­ơng: Kinh phí tiêu hủy gia súc, gia cầm ốm chết; hỗ trợ cho người chăn nuôi có gia súc, gia cầm bắt buộc phải tiêu hủy; chi cho lực lượng tham gia chống dịch

3. Nguồn kinh phí dự phòng của huyện không đủ để thực hiện phòng, chống dịch, Uỷ ban nhân dân huyện lập dự toán đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp bổ sung.

Điều 15. Ngân sách xã

Xã được sử dụng ngân sách dự phòng chi cho các hoạt động chống dịch tại xã: Lập chốt kiểm dịch, phun khử trùng tiêu độc, chi trả công cho người do Uỷ ban nhân dân xã giao nhiệm vụ trực tiếp chống dịch./.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 22/2012/NQ-HĐND

Loại văn bảnNghị quyết
Số hiệu22/2012/NQ-HĐND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành05/07/2012
Ngày hiệu lực15/07/2012
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Tài chính nhà nước, Thể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật12 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 22/2012/NQ-HĐND

Lược đồ Nghị quyết 22/2012/NQ-HĐND hỗ trợ phòng chống dịch gia súc gia cầm tại Cao Bằng


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản bị đính chính

        Văn bản được hướng dẫn

          Văn bản đính chính

            Văn bản hiện thời

            Nghị quyết 22/2012/NQ-HĐND hỗ trợ phòng chống dịch gia súc gia cầm tại Cao Bằng
            Loại văn bảnNghị quyết
            Số hiệu22/2012/NQ-HĐND
            Cơ quan ban hànhTỉnh Cao Bằng
            Người kýHà Ngọc Chiến
            Ngày ban hành05/07/2012
            Ngày hiệu lực15/07/2012
            Ngày công báo...
            Số công báo
            Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Tài chính nhà nước, Thể thao - Y tế
            Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
            Cập nhật12 năm trước

            Văn bản thay thế

              Văn bản được dẫn chiếu

                Văn bản hướng dẫn

                  Văn bản được hợp nhất

                    Văn bản gốc Nghị quyết 22/2012/NQ-HĐND hỗ trợ phòng chống dịch gia súc gia cầm tại Cao Bằng

                    Lịch sử hiệu lực Nghị quyết 22/2012/NQ-HĐND hỗ trợ phòng chống dịch gia súc gia cầm tại Cao Bằng