Nghị quyết 265/2016/NQ-HĐND

Nghị quyết 265/2016/NQ-HĐND thông qua Đề án xây dựng trường trung học phổ thông phát triển theo định hướng chất lượng cao giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Long An

Nội dung toàn văn Nghị quyết 265/2016/NQ-HĐND Đề án xây dựng trường trung học phổ thông Long An 2016 2020


HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 265/2016/NQ-NĐND

Long An, ngày 26 tháng 04 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ THÔNG QUA ĐỀ ÁN XÂY DỰNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHÁT TRIỂN THEO ĐỊNH HƯỚNG CHẤT LƯỢNG CAO GIAI ĐOẠN 2016-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
KHÓA VIII - KỲ HỌP THỨ 16

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Thực hiện Nghị quyết s 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị TW8 khóa XI v Đi mi căn bn, toàn diện giáo dục và đào tạo:

Căn cứ Quyết định số 1439/QĐ-TTg ngày 3/10/2012 của Thtướng Chính ph Quyết định phê duyệt tng thphát triển kinh tế- xã hội tnh Long An đến năm 2020, tm nhìn đến năm 2030;

Sau khi xem xét Ttrình số 1209/TTr-UBND ngày 08/4/2016 của UBND tỉnh về việc thông qua Đề án xây dựng trường trung học ph thông phát triển theo định hướng chất lượng cao giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Long An: báo cáo thm tra của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND và ý kiến của đại biu HĐNĐ tnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất xây dựng trường trung học phổ thông phát triển theo định hướng chất lượng cao giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh (có Đề án kèm theo).

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp thu ý kiến của đại biểu HĐND và thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND để điều chỉnh, bổ sung, hoàn chỉnh Đề án và thống nhất với Thường trực HĐND tỉnh trước khi tổ chức triển khai thực hiện.

Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Thường trực, các Ban và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng, nhân dân tỉnh Long An khóa VIII, khọp thứ 16 thông qua ngày 26 tháng 4 năm 2016.

Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua./.

 


Nơi nhận:
- UB Thường vụ Quốc hội (b/c);
- Chính phủ (b/c):
- VP.QH, VP.CP "TP.HCM" (b/c);
- Ban Công tác đại biểu, UBTVQH (b/c);
- Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - Bộ Tư pháp;
- TT.TV (b/c);
- UBND tỉnh, UBMTTQ tỉnh;
- Đại biểu QH đơn vị tỉnh Long An;
- Đại biểu HĐND tỉnh khóa VIII;
- Các sở ngành, đoàn thể tỉnh;
- TT. HĐND, UBND huyện, thị xã, thành phố;
- VP. UBND tỉnh;
- LĐ và CV VP. Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Phạm Văn Rạnh

 

ĐỀ ÁN

XÂY DỰNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHÁT TRIỂN THEO ĐỊNH HƯỚNG CHẤT LƯỢNG CAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 265/2016/NQ-HĐND ngày 26/04/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Long An)

Phần I

SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1. Những kết quả đạt được

- Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Long An cấp trung học phthông (THPT) có 47 trường (41 trường công lập và 6 trường ngoài công lập). Chất lượng giáo dục tương đi ổn định, hiệu quả đào tạo đạt 81,74%.

- Đội ngũ giáo viên giảng dạy đạt chuẩn đào tạo. Cơ sở vật chất cơ bản đảm bảo cho tổ chức hoạt động giáo dục; có 44,7% trường học có phòng học ngoại ng, phòng nghe nhìn.

- Công tác xã hội hóa giáo dục được chú trọng, phụ huynh học sinh rất quan tâm đến việc học của con em, nhu cầu học 2 bui/ ngày, học bán trú ngày càng cao.

2. Những mặt hạn chế

- Chất lượng giáo dục các môn văn hóa chưa đồng đều giữa các đơn vị; việc đi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá nhiều nơi chưa đi vào chiu sâu, còn nặng dạy chữ, chưa thật sự chú trọng rèn luyện k năng sng cho học sinh. Strường mở lớp dạy học hai bui/ngày hoặc bán trú quá thp.

- Học sinh chưa có ý thức tự học, tự nghiên cứu; chưa phát huy tính sáng tạo và vận dụng kiến thc vào thực tiễn.

- Chương trình ging dạy còn bất cập, chưa phù hp với điều kiện thực tế của nhà trường, chưa đảm bảo theo định hướng phát triển năng lực học sinh theo kết quđu ra.

- Chất lượng dạy học bộ môn Tiếng Anh còn nhiều hạn chế do phần lớn đội ngũ giáo viên tiếng Anh cấp THPT chưa đạt chuẩn theo khung tham chiếu Châu Âu[1]. Học sinh chưa có knăng giao tiếp, chưa đạt chuẩn đào tạo theo quy định (đạt trình độ B1).

- Phòng chức năng phục vụ dạy và học chưa đáp ứng đổi mới giáo dục. Chưa tạo điều kiện cho học sinh ứng dụng công nghệ thông tin trong tự học, nghiên cứu.

- Đội ngũ cán bộ quản lý ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế.

II. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Trên cơ sở phát huy những mặt đạt được và khc phục những hạn chế, khó khăn thì việc xây dựng Đ án trường THPT phát trin theo định hướng cht lượng, cao nhằm tiếp Tục nâng cao chất lượng, hiệu qugiáo dục, đáp ứng nhu cầu của phụ huynh và học sinh, hạn chế dạy thêm, học thêm, cn thiết thực hiện công tác phân luồng cho học sinh sau tt nghiệp THCS,... tham gia đào tạo nguồn nhân lực cht lượng cao góp phần phát trin kinh tế - xã hội của tnh.

III. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

- Quyết định 1439/QĐ-TTg ny 3/10/2012 của Thủ Tướng Chính phủ Quyết định phê duyệt tng thphát triển kinh tế - xã hội tnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI vềi mới căn bn, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trưng định hướng xã hội chnghĩa và hội nhập quốc tế’';

- Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Thtướng Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lí học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc h thng giáo dục quốc dân và chính sách min giảm học phí, h trchi phí học tập từ năm 2015-2016 đến năm học 2020-2021;

- Quyết đnh 1215/QĐ- BGDĐT ngày 4/4/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định ban hành chương trình hành động của ngành giáo dục thực hiện chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011-2020:

- Văn bn 7291/BGDĐT-GDTrH ngày 01/11/2010 của Bộ giáo dục và Đào tạo vviệc hướng dn dạy học 02 bui/ngày đối với các trường trung học;

- Chương trình số 37-CTr/TU ngày 09/6/2014 của Ban Chp hành Tỉnh Đảng bộ Long An về thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đng Khóa XI về "Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghip hóa, hiện đại hóa trong điu kiện kinh tế thị trường định ớng xã hội chnghĩa và hội nhập quốc tế;

- Quyết định số 3956/QD-UBND ngày 14/11/2013 của UBND tỉnh Long An về việc ban hành Chiến lược Phát trin giáo dục và đào tạo tỉnh Long An giai đoạn 2013-2020, định hướng đến 2030;

- Kế hoạch s 768/KH-UBND ngày 09/3/2015 của UBND tỉnh Long An về việc thực hiện "Đổi mới n bn, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội ch nghĩa và hội nhập quc tế” trên địa bàn tỉnh Long An;

- Hướng dẫn 791/HD-BGDĐT ngày 25/6/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thí điểm phát triển chương trình nhà trường phổ thông.

 

Phần II

NỘI DUNG ĐỀ ÁN

I. KHÁI NIỆM TRƯỜNG THPT PHÁT TRIỂN THEO ĐỊNH HƯỚNG CHẤT LƯỢNG CAO

Trường THPT chất lượng cao là trường đảm bảo tiêu chí sau: nời học được học trong môi trường tích cực, được chăm sóc tốt từ thchất đến tinh thần, được khuyến khích đcó động cơ học tập chủ động, kết quả học tập tốt; giáo viên thạo nghề, được tạo điều kiện về học tập, chuyên môn, phát huy sáng tạo, biu dương, khen thưởng, động viên đúng mức; phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực; chương trình giáo dục thích hợp với người dạy và người học; thiết bị, công nghệ, học liệu giáo dục thích hợp, dễ tiếp cận; môi trường học tập vệ sinh, an toàn, lành mạnh; hệ thng đánh giá thích hợp với môi trường, quá trình và kết quả giáo dục; hệ thng quản lý giáo dục có tính tham gia và dân ch; tôn trọng và thu hút được cộng đồng và nền văn hóa địa phương trong hoạt động giáo dục; các thiết chế đầy đủ; chương trình giáo dục có nguồn lực thích hợp, thỏa đáng và bình đng.

II. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU

1. Mục tiêu

- Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trường THPT thí điểm theo mô hình trên địa bàn tỉnh Long An, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đi mới giáo dục trong thời kì hội nhập; giáo dục học sinh phát triển toàn diện, phát huy khả năng sáng tạo, tư duy độc lập; u gia đình, yêu Tổ quốc; sng và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật, có tinh thần trách nhiệm trong cuộc sng, hiệu quả lao động cao.

- Góp phần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học; xây dựng môi trường dạy học thân thiện, xây dựng chương trình phát triển nhà trường theo định hướng giáo dục mở.

2. Chỉ tiêu

a) Về cht lượng giáo dục, phn đu:

- 100% học sinh được tổ chức học 02 buổi/ngày và bán trú.

- 100% học sinh được xếp loại học lực từ khá, gii trlên và 100% học sinh được xếp loại hạnh kim t khá, tốt trở n.

- Hiệu quả đào tạo[2] đạt từ 95% trở lên.

- 100% học sinh đỗ đại học, cao đẳng trong và ngoài nước, trong đó có từ 70% trở lên đđại học.

- 100% học sinh đạt trình độ Tiếng Anh theo khung, tham chiếu Châu Âu từ bậc 3-B1 trở lên.

- 100% học sinh đạt trình độ A tin học trở lên.

b) Về chất ợng đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, phấn đu:

- 100% cán bộ qun lý, giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; trong đó, có từ 15% trlên cán bộ, giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn.

- 95% trở lên giáo viên được xếp loại xuất sc theo chuẩn nghề nghiệp.

- 100% giáo viên dạy tiếng Anh có trình độ C1 trở lên.

- 100% cán bộ quản lý và giáo viên biết sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trong giảng dạy, quản lý và điều hành nhà trường.

c) Về phát triển năng lực sáng tạo, kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng sng của học sinh nhằm phát huy năng khiếu, tài năng của học sinh:

Bảo đảm 100% học sinh được tham gia các hoạt động xã hội, thdục ththao và các chương trình giáo dục knăng sống, các hoạt động tri nghiệm thực tin.

III. GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp

1.1. Công tác tuyên truyền

Ngành giáo dục và đào tạo tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng trong các nhà trường có điều kiện xây dựng trường chất lượng cao, đặc biệt là học sinh và phụ huynh học sinh nắm rõ về chủ trương và quyn lợi khi tham gia, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội. Đa dạng hóa các hình thức truyền thông, tuyên truyền. Cụ thể hàng năm, trường THPT thí điểm theo mô hình tổ chức thu nhận ý kiến các đối tượng chịu sự tác động ít nhất 04 ln/năm nhằm tự kim tra, đánh giá.

1.2. Công tác chuyên môn của ngành giáo dục và đào tạo

a) Về nâng cao chất lượng giáo dục học sinh

- Hiệu trưởng trường thí đim tổ chức xây dựng chương trình phát triển nhà trường phù hợp với định hướng kết quả đầu ra của học sinh và tình hình nhà trường. Học sinh học tập trên cơ sở học liệu do nhà trường biên soạn, được cam kết đảm bo chất lượng giáo dục và công khai trên website của đơn vị trường học; được tham gia đánh giá người dạy và cán bộ quản lý trường học.

- Tổ chức các hoạt động giáo dục kết hợp dạy chữ và dạy người theo nhiều hình thức, phương pháp nhằm giáo dục kỹ năng sống, hướng nghiệp, giáo dục phẩm chất tình yêu gia đình, quê hương, đất nước: tích hợp các nội dung trong giảng dạy, hoạt động dạy học gắn với di sn văn hóa, các hoạt động ngoại khóa,...

- Học sinh được tham gia các hoạt động học tập chất lượng cao[3] như: sinh hoạt các câu lạc bộ bộ môn văn hóa[4], câu lạc bộ nghiên cứu khoa học, các hoạt động liên quan đến giáo dục thể chất, kĩ năng sống,...

b) Về xây dựng chương trình giảng dạy

- Chương trình giảng dạy được nhà trường xây dựng dựa trên định hướng phát triển năng lực học sinh các môn Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Vật Lý, Hóa học, Sinh học và rèn luyện kỹ năng phù hợp với định hướng nghề nghiệp; tổ chức dạy, học Tiếng Anh vi người bản ngữ; chương trình giáo dục k năng sng; tư vn hướng nghiệp, tư vn tâm lí học đường và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; các lớp bồi dưỡng về năng khiếu, tài năng và các hoạt động thể dục, th thao…

- Xây dựng nội dung và tổ chức hoạt động ngoại khóa theo kế hoạch của nhà trường và được tổ chức tập luyện thông qua các hình thức: đội, nhóm, khối lớp và có hướng dẫn của giáo viên[5]

- Việc thực hiện chương trình được tổ chức như sau:

+ Bui sáng: Hiệu trưởng tổ chức dạy học theo chương trình hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

+ Bui chiều: Hiệu trưởng tổ chức dạy học các chương trình phát triển theo định hướng nghề nghiệp của học sinh do nhà trường biên soạn (chương trình nâng cao các môn văn hóa); các hoạt động trải nghiệm, các lớp bồi dưng năng khiếu tài năng, thể dục, thể thao,... theo nhu cầu của học sinh.

c) Nguồn tuyển và hình thức tuyển sinh

Nguồn tuyển sinh: những học sinh tốt nghiệp THCS trên địa bàn tỉnh Long An.

- Hình thức tuyn sinh: Thi tuyển đối với học sinh có nguyện vọng và đủ điều kiện, tiêu chuẩn được xét học các lớp chất lượng cao theo kế hoạch tuyển sinh vào tháng 5 hàng năm của trường. Hoặc tuyển thng theo quy định ca nhà trường.

d) Về đầu tư cơ svật chất trường học phát triển theo định hướng cht lượng cao

Đảm bảo đủ phòng học, phòng bộ môn, phòng thí nghiệm, các phòng chức năng, khu giáo dục thchất,… cho việc tổ chức dạy học 02 buổi/ngày, trang bị đủ bàn, ghế để bố trí tối thiểu 35 học sinh/lớp. Được đầu tư thiết bị dạy học hiện đại đa phương tiện[6].

e) Về xây dựng chế độ chính sách đối với trường thực hiện theo đ án

* Đối với Nhà trường:

- Tăng hoạt động phí cho trường nhưng không vượt quá định mức của trường THPT chuyên đtạo điều kiện thuận li, kích thích phát triển, từ nguồn ngân sách chi thường xuyên của sự nghiệp giáo dục; chủ động hp đng giáo viên có năng lực giảng dạy các chương trình ngoại khóa theo nhu cầu của học sinh.

* Đối với cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên:

- Ưu tiên đặc biệt trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng cho cán bộ qun lý giáo viên khi tham gia thực hiện Đề án đđảm bảo đạt chuẩn và trên chuẩn theo quy định[7];

- Ưu tiên bồi dưỡng, nghiệp vụ lý luận chính trị; được tham quan học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước;

- Được hưởng chính sách hỗ trợ theo hướng tăng phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp ưu đãi giảng dạy từ nguồn xã hội hóa, cụ thể:

+ Chế độ phụ cấp trách nhiệm: Ngoài chế độ phụ cấp chức vụ đang được hưởng theo chế độ hiện hành, tăng thêm 0,1 phụ cấp trách nhiệm (0,1 x mức lương tối thiểu) cho Hiệu trưởng; tăng 0,05 phụ cấp trách nhiệm cho Phó Hiệu trưng, ttrưởng, t phó chuyên môn.

+ Chế độ phụ cấp ưu đãi: Tăng thêm phụ cấp ưu đãi ngành cho cán bộ qun lý, giáo viên là 10% lương theo ngạch bậc (4,98 x mức lương tối thiểu x 10%) và phụ cấp trách nhiệm/tháng, được hưởng 12 tháng/năm; tăng thêm phụ cấp trách nhiệm cho nhân viên là 5% theo ngạch-bậc và hưởng 12 tháng/năm.

+ Chế độ khác: Ngoài các chế độ theo quy định hiện hành của nhà nước, giáo viên được hỗ trợ thêm các chi phí học trên chuẩn và học nâng cao trình độ ngoại ngữ nhm phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu tnguồn xã hội hóa.

* Đối với học sinh:

- Học sinh được định hướng nghề nghiệp ngay từ lớp 10 và không phải tham gia bất kỳ hình thức học thêm nào trong và ngoài nhà trường.

- Được chọn chương trình học nâng cao các bộ môn văn hóa, tham gia các lớp bi dưỡng các kỹ năng sng, trải nghiệm sáng tạo,...

- Được hưởng chế độ khen thưởng theo quy định hiện hành và đặc thù của tỉnh.

- Được miễn, giảm học phí với đi tượng học sinh nghèo, học giỏi; được tài trợ học bổng/năm theo kế hoạch tuyển sinh của trường.

f) Cơ chế thu chi từ nguồn thu buổi học th hai (được quy định trong quy chế chtiêu nội bộ):

- Mức thu học sinh học bui thứ 2 theo khung (5 năm) quy định của UBND tỉnh.

+ Mức chi đảm bảo:

+ Tối đa 80% chi cho giáo viên trực tiếp đứng lớp (các lớp chất lượng cao).

+ Số % còn lại: chi cho công tác quản lý, cơ sở vật chất phục vụ cho những lớp chất lượng cao.

1.3. Thực hiện thí điểm, tăng cường công tác kiểm tra, kết, tng kết.

- Chọn trường thí điểm có đủ điều kiện phát triển theo định hướng chất lượng cao. Hàng năm trong quá trình triển khai thực hiện, Hiệu trưởng tiến hành tự kiểm tra đánh giá kết quả của học sinh, nội dung chương trình giảng dạy, rà soát sp xếp đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.

- Qua báo cáo của đơn vị thí điểm, ngành giáo dục và đào tạo tiến hành sơ kết giữa giai đoạn làm cơ sở tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Tháng 4/2021, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án tiến hành tổng kết đánh giá kết quả thực hiện đnhân rộng mô hình.

- Việc kiểm tra, sơ kết, tổng kết phải coi trọng mục tiêu, chỉ tiêu của Đề án và hệ thống các biện pháp thực hiện mang tính khả thi.

2. Biện pháp

Trong giai đoạn 2016-2020, chọn 02 đơn vị thí điểm gồm trường THPT Lê Quý Đôn và trường THPT Hậu Nghĩa “xây dựng trường THPT phát triển theo định hướng chất lượng cao”. Trong quá trình thực hiện đề án, hàng năm mhội nghị vào tháng 4 nhằm đánh rút kinh nghiệm và điều chỉnh triển khai cho những năm tiếp theo. Năm 2021 tng kết, nhân rộng một số trường THPT có điều kiện tham gia Đề án và lập kế hoạch bổ sung kinh phí thực hiện.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nhu cu kinh phí

- Đầu tư mua sắm thiết bị phòng học tiếng Anh (phòng Lab), trang thiết bị cho hệ thng CNTT quản lý nhà trường, hệ thng thí nghiệm cảm biến lý hóa sinh. Kinh phí dự kiến 2.964.900.000 đồng.

- Đầu tư mua sắm thiết bị dạy học đa phương tiện với tng kinh phí 2.807.500.000 đồng.

2. Nguồn kinh phí

a) Ngân sách tỉnh (chi hỗ trợ thiết bị dạy học phòng học tiếng Anh, thiết bị cho hệ thống CNTT quản lý nhà trường, hệ thng thí nghiệm cm biến lý hóa sinh): 2.964.900.000 đồng.

b) Nguồn kinh phí tự chủ của đơn vị trường chọn thí điểm với tổng kinh phí 2.807.500.000 đồng.

c) Các khon chi khác thuộc đóng góp xã hội hóa: sau khi được Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt đề án, UBND tỉnh sẽ ban hành khung mức thu phí học tăng cường.

3. Phân kỳ thực hiện (chi tiết theo các phụ lục đính kèm)

- Năm 2016: 425.000.000 đồng[8].

- Năm 2017: 3,677.400.000 đồng[9].

- Năm 2018: 755.000.000 đồng[10].

- Năm 2019: 755.000.000 đồng[11].

- Năm 2020: 160.000.000 đồng[12].

- Từ năm 2021 trở đi hoặc trong quá trình xây dựng thí điểm, nhân rộng một số trường THPT có điều kiện tham gia Đề án và lập kế hoạch bổ sung kinh phí đầu tư thực hiện.

4. Tiến độ thực hiện

a) Giai đoạn 1 (2016-2018):

- Về quy mô trường lớp thực hiện xây dựng trường THPT phát triển theo định hướng chất lượng cao: Xây dựng đơn vị thí điểm tham gia trực tiếp Đề án, gm THPT Hậu Nghĩa, THPT Lê Quý Đôn. Đến năm 2018 có 38 lớp được thực hiện phát triển theo định hướng chất lượng cao.

- Nâng cao, hoàn thiện về chương trình, chế độ chính sách:

+ Rà soát, đánh giá, sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên hàng năm, từng giai đoạn.

+ Ban hành văn bản qui định về tổ chức, hoạt động các trường; về cơ chế ưu đãi, cơ cấu, định mức giáo viên, nhân viên; v công tác tuyn dụng, điều động, luân chuyn giáo viên.

+ Tổ chức biên soạn chương trình và tài liệu dạy giảng dạy phù hợp.

+ Tổ chức đánh giá, kim định chất lượng giáo dục của các trường.

- Thực hiện bồi dưỡng cán bộ qun lý, giáo viên: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, cán bộ qun lý hàng năm cho các trường.

- Đu tư về cơ sở vật chất:

+ Đầu tư cơ svật chất cho các trường THPT trong Đề án, đảm bo theo các tiêu chí, tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn quốc gia, tăng cường phương tiện, trang thiết bị dạy học hiện đại cho các trường.

+ Xây dựng hệ thống thư viện số, xây dựng website các trường.

- Kinh phí đầu tư: Rà soát chi tiết thực trạng, xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí thực hiện các mục tiêu cụ thể của đề án.

- Năm 2018 tổ chức sơ kết Đề án giai đoạn 1.

b) Giai đoạn 2 (2018-2020):

- Tiếp tục nâng cao chất lượng trường THPT phát triển theo định hướng chất lượng cao bền vững. Đến năm 2020 phấn đấu có 51 lớp tham gia Đ án và đến sau năm 2020 scó hai đơn vị trường THPT chính thức hoạt động là trường THPT chất lượng cao[13].

- Tiếp tục kế hoạch bồi dưỡng, cán bộ qun lý, giáo viên.

- Hoàn chỉnh tài liệu và nâng cao chất lượng ging dạy các chủ đề nâng cao đối với trường tạo nguồn và các chủ đề nâng cao các môn học đối với các trường chất lượng cao.

 

PHỤ LỤC 1

KẾ HOẠCH KINH PHÍ HÀNG NĂM CỦA 02 TRƯỜNG THÍ ĐIỂM

Đơn vị: triệu đồng

TT

Đơn vị

Kinh phí nguồn vốn tự chủ

Kinh phí nguồn ngân sách tỉnh

Kinh phí nguồn XHH

Tổng kinh phí

Ti vi

Camera

Máy tính

Duy trì hệ thống CNTT

Tổng thành tiền

Hthống CNTT

Thiết bị cảm biến Lý-Hóa- Sinh

Thiết bị phòng LAB

Tổng thành tiền

SL

Thành  tiền

SL

Thành tiền

SL

Thành tiền

Năm 2016

 

 

 

 

 

 

 

425,0

 

 

 

 

1.642,2

2.067,2

1

THPT Hậu Nghĩa

5

140

5

17,5

5

55

 

212,5

 

 

 

 

798,0

1.010,5

2

THPT Lê Quý Đôn

5

140

5

17,5

5

55

 

212,5

 

 

 

 

844,2

1.056,7

Năm 2017

 

 

 

 

 

 

 

712,5

1.428

696,9

840

2.964,9

3.772,44

7.449,84

1

THPT Hu Nghĩa

7

196

7

24,5

7

77

80

377,5

714

696,9

 

1.410,9

1.915,2

3.703,60

2

THPT Lê Quý Đôn

6

168

6

21

6

66

80

335,0

714

 

840

1.554,0

1.857,24

3.746,24

Năm 2018

 

 

 

 

 

 

 

755,0

 

 

 

 

6.231,12

6.986,12

1

THPT Hậu Nghĩa

7

196

7

24,5

7

77

80

377,5

 

 

 

 

3.192

3.569,50

2

THPT Lê Quý Đôn

7

196

7

24,5

7

77

80

377,5

 

 

 

 

3.039,12

3.416,62

Năm 2019

 

 

 

 

 

 

 

755,0

 

 

 

 

7.376,04

8.131,04

1

THPT Hậu Nghĩa

7

196

7

24,5

7

77

80

377,5

 

 

 

 

3.830,4

4.207,9

2

THPT Lê Quý Đôn

7

196

7

24,5

7

77

80

377,5

 

 

 

 

3.545,64

3.923,14

Năm 2020

 

 

 

 

 

 

 

160

 

 

 

 

8.370,6

8.530,6

1

THPT Hậu Nghĩa

 

 

 

 

 

 

80

80

 

 

 

 

4.149,6

4.229,6

2

THPT Lê Quý Đôn

 

 

 

 

 

 

80

80

 

 

 

 

4.221

4.301,0

Tổng cộng 2016-2020

2.807,5

1.428

696,9

840

2.964,9

27.392,4

33.164,8

 

PHỤ LỤC 2

TỔNG HỢP KINH PHÍ CỦA 02 TRƯỜNG THÍ ĐIỂM

TT

Trường

Năm

Cộng

2016

2017

2018

2019

2020

1

Trường THPT Hậu Nghĩa

212.500.000

1.788.400.000

377.500.000

377.500.000

80.000.000

2.835.900.000

Ngân sách tỉnh

 

1.410.900.000

 

 

 

1.410.900.000

Nguồn tự chủ của trường

212.500.000

377.500.000

377.500.000

377.500.000

80.000.000

1.425.000.000

2

THPT Lê Quý Đôn

212.500.000

1.889.000.000

377.500.000

377.500.000

80.000.000

2.936.500.000

Ngân sách tỉnh

 

1.554.000.000

 

 

 

1.554.000.000

Nguồn tự chủ của trường

212.500.000

335.000.000

377.500.000

377.500.000

80.000.000

1.382.500.000

 

Tổng cộng

425.000.000

3.677.400.000

755.000.000

755.000.000

160.000.000

5.772.400.000

Ngân sách tỉnh

-

2.964.900.000

-

-

-

2.964.900.000

Nguồn tự chủ của trường

425.000.000

712.500.000

755.000.000

755.000.000

160.000.000

2.807.500.000

 

PHỤ LỤC 3

THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT 02 TRƯỜNG THÍ ĐIỂM

Loại phòng

Hậu Nghĩa

Lê Quý Đôn

Sphòng học theo chức năng

49

39

Chia ra: - Phòng học văn hóa

43

30

- Phòng học bộ môn

6

9

Tr.đó: + Phòng bộ môn Vật lý

1

1

+ Phòng bộ môn Hóa học

1

1

+ Phòng bộ môn Sinh vật

1

1

+ Phòng bộ môn Tin học

2

3

+ Phòng bộ môn Ngoại ngữ

1

2

+ Phòng bộ môn Công nghệ

 

1

- Phòng khác

 

 

Số phòng chia theo chức năng

6

4

Chia ra: - Thư viện

1

1

- Phòng thiết bị giáo dục

2

1

- Phòng Đoàn

1

1

- Phòng truyn thống

1

1

- Nhà tập đa năng

1

 

- Phòng khác

 

 

Số phòng chia theo chức năng

7

7

Chia ra: - Phòng Hiệu trưởng

1

1

- Phòng Phó hiệu trưởng

3

3

- Phòng giáo viên

1

1

- Phòng họp

1

1

- Văn phòng trường

1

1

Tổng diện ch đất

25000

12050

 

PHỤ LỤC 4

KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ CƠ SỞ VẬT CHẤT 02 TRƯỜNG THÍ ĐIỂM

Các trường được chọn tham gia Đề án là những trường đạt chuẩn quốc gia, về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học nhìn chung là đảm bảo. Tuy nhiên để thực hiện và đạt được trường THPT phát triển theo định hướng chất lượng cao thì các trường cần phải được đầu tư thêm về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại, đáp ứng cho việc tổ chức dạy học 02 buổi/ngày.

Đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá cũng như việc đổi mới trong công tác quản lí rất cần thiết đến việc thay đổi và trang cấp các thiết bị hiện đại (sử dụng màn hình Tivi 60 inch đ thay thế máy chiếu, lp camera theo quan sát giờ dạy, giờ học của học sinh; trang bị thêm máy tính, xây dựng thư viện điện tử,... nhm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của người học). Hệ thống CNTT nhằm đưa các quy trình quản lý của nhà trường theo hướng hiện đại, có thể qun lý từ xa. Phòng lab đa phương tiện giúp cho nhà trường đào tạo ngoại ngữ cho học sinh theo hướng đổi mới phương pháp, luyện nghe, nói, học theo nhóm.

1. Trường THPT Hậu Nghĩa

- Năm 2016: Trang bị cho 05 phòng học: Camera, máy tính, truyn hình 60 inch.

- Năm 2017:

+ Trang bị cho 07 phòng học: Camera, máy tính, truyền hình 60 inch.

+ Trang bị hệ thống thiết bị CNTT và phần mềm hỗ trợ.

+ Trang bị hệ thống thí nghiệm cảm biến lý, hóa, sinh.

- Năm 2018: Trang bị thêm 7 phòng học có camera an ninh, máy tính, truyền hình 60 inch.

- Năm 2019: Trang bị thêm 7 phòng học có camera an ninh, máy tính, truyền hình 60 inch.

2. Trường THPT Lê Quý Đôn

- Năm 2016: Trang bị cho 05 phòng học: Camera, máy tính, truyền hình 60 inch.

- Năm học 2017:

+ Trang bị cho 06 phòng học: Camera, máy tính, truyền hình 60 inch.

+ Trang bị hệ thống thiết bị CNTT và phần mềm hỗ trợ.

+ Trang bị 1 phòng Lab dạy ngoại ngữ.

- T năm 2018: Trang bị thêm 7 phòng học có camera an ninh, máy tính, truyền hình 60 inch.

- Từ năm 2019: Trang bị thêm 7 phòng học có camera an ninh, máy tính, truyền hình 60 inch.

 

PHỤ LỤC 5

TỔNG HỢP DANH MỤC THIẾT BỊ 02 TRƯỜNG THÍ ĐIỂM

STT

 

Tên trường

TV 60 ich

Camera

Máy tính  phòng  học

Phòng lab

Hệ  thống Phòng thí  nghim cảm biến

Hệ thống CNTT

2

THPT Lê Quý Đôn

25

25

25

1

0

1

4

THPT Hậu Nghĩa

26

26

26

0

1

1

Tổng cộng

51

51

51

1

1

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 6

DỰ TOÁN ĐƠN GIÁ THIẾT BỊ ĐẦU TƯ CHO 02 TRƯỜNG THÍ ĐIỂM

STT

Tên thiết bị

Đơn giá (đồng)

1

TV 60 ich (Cái)

28.000.000

2

Camera (Bộ)

3.500.000

3

y tính phòng học (Cái)

11.000.000

4

PhÒng lab (Phòng)

840.000.000

5

Hệ thống CNTT (Hệ thống)

714.000.000

6

Hệ thống thí nghiệm cảm biến lý, hóa, sinh

696.900.000

 

PHỤ LỤC 7

TIẾN ĐỘ PHÁT TRIỂN LỚP HỌC CỦA 02 TRƯỜNG THÍ ĐIỂM

Stt

Trường

2016-2017

2017- 2018

2018-2019

2019-2020

2020-2021

1

THPT Lê Quý Đôn

5 lớp 10

11 lớp (06 lớp 10, 05 lp 11)

18 lớp (07 lớp 10, 06 lớp 11, 05 lớp 12)

21 lớp (08 lớp 10, 07 lớp 11, 06 lớp 12)

25 lớp (10 lớp 10, 08 lớp 11, 07 lớp 12)

2

THPT Hậu Nghĩa

5 lớp 10

12 lớp (07 lớp 10, 05 lớp 11)

20 lớp (08 lớp 10, 07 lớp 11,05 lớp 12)

24 lớp (09 lớp 10,08 lớp 11, 07 lớp 12)

26 lớp (10 lớp 10, 09 lp 11, 7 lớp 12)

* Ghi chú: Quy mô s lp được tính theo lũy tiến.

 



[1] Đối với GV THPT phải đạt bậc 5 (C1); học sinh sau khi học xong THPT phải đạt bậc 3 (B1)

[2] Hiệu quả đào tạo=

Tổng số học sinh cuối cấp có bằng tốt nghiệp THPT

x 100%

Tổng số học sinh đầu cấp - số học sinh chuyển đi + số học sinh chuyển đến

 

[3] Ngoài chế độ đóng học phí theo quy định, học sinh sẽ đóng học phí khi có nhu cầu học chương trình tiếp nhận năng lực ở các môn Toán, Văn, Ngoại ngữ, Lý, Hóa. (học tiếng Anh với người bản ngữ), các chương trình phát triển năng khiếu, ngoại khóa…

[4] Câu lạc bộ: Toán, Vật lí, Hóa học, Ngữ văn, Tiếng Anh, Lịch sử, Địa lý…

[5] Tổ chức các giải thể thao, Hội khỏe Phù Đổng cấp trường theo định kỳ hàng năm để trao đổi kinh nghiệm và nâng cao năng lực cá nhân học sinh. Tổ chức các hoạt động giáo dục, hoạt động trải nghiệm có sự tham gia của các bậc cha mẹ học sinh của cộng đồng xã hội: tổ chức dạy học gắn với di sản văn hóa, trải nghiệm sáng tạo…

[6] Gồm: Máy tính có kết nối mạng internet, ti vi màn hình lớn có tương tác hoặc đèn chiếu Projector Hoặc bng tương tác thông minh, phòng dạy tiếng Anh (phòng Lab); thư viện điện tử trường học: hthống thí nghiệm cảm biến Lý-Hóa-Sinh, phòng nghiên cứu khoa học.

[7] Có trình độ tin học đạt chuẩn theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông; có trình độ ngoại ngữ bậc 2 trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Riêng đối với giáo viên tham gia giảng dạy phải có năng lực giáo dục, có kinh nghiệm đào tạo học sinh giỏi và uy tín được khẳng định trong học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng.

[8] Năm 2016: Trường THPT Hậu Nghĩa (212.500.000 đồng): Trường THPT Lê Quý Đôn (212.500.000 đồng).

[9] Năm 2017: Chia ra: THPT Hậu Nghĩa (1.788.400.000 đồng); THPT Lê Quý Đôn (1.889.000.000); trong đó: Ngân sách tĩnh hỗ trợ là 2.964.900.000 đồng.

[10] Năm 2018: THPT Hậu Nghĩa (377.500.000 đồng); THPT Lê Quý Đôn (377.500.000 đồng)

[11] Năm 2019: THPT Hậu Nghĩa (377.500.000 đồng); THPT Lê Quý Đôn (377.500.000 đồng)

[12] Năm 2010: THPT Hậu Nghĩa (80.000.000 đồng); THPT Lê Quý Đôn (80.000.000 đồng)

[13] Trường THPT Lê Quý Đôn, trường THPT Hậu Nghĩa.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 265/2016/NQ-HĐND

Loại văn bảnNghị quyết
Số hiệu265/2016/NQ-HĐND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành26/04/2016
Ngày hiệu lực06/05/2016
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcGiáo dục
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật8 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 265/2016/NQ-HĐND

Lược đồ Nghị quyết 265/2016/NQ-HĐND Đề án xây dựng trường trung học phổ thông Long An 2016 2020


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Nghị quyết 265/2016/NQ-HĐND Đề án xây dựng trường trung học phổ thông Long An 2016 2020
                Loại văn bảnNghị quyết
                Số hiệu265/2016/NQ-HĐND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Long An
                Người kýPhạm Văn Rạnh
                Ngày ban hành26/04/2016
                Ngày hiệu lực06/05/2016
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcGiáo dục
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật8 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Nghị quyết 265/2016/NQ-HĐND Đề án xây dựng trường trung học phổ thông Long An 2016 2020

                  Lịch sử hiệu lực Nghị quyết 265/2016/NQ-HĐND Đề án xây dựng trường trung học phổ thông Long An 2016 2020

                  • 26/04/2016

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 06/05/2016

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực