Nghị quyết 267/NQ-HĐND

Nghị quyết 267/NQ-HĐND năm 2011 phê duyệt chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2 do tỉnh Điện Biên ban hành

Nghị quyết 267/NQ-HĐND 2011 chương trình giảm nghèo nhanh Điện Biên đã được thay thế bởi Nghị quyết 32/NQ-HĐND Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Điện Biên 2016 2020 và được áp dụng kể từ ngày 11/10/2016.

Nội dung toàn văn Nghị quyết 267/NQ-HĐND 2011 chương trình giảm nghèo nhanh Điện Biên


HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 267/NQ-HĐND

Điện Biên, ngày 30 tháng 12 năm 2011

 

NGHỊ QUYẾT

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO NHANH VÀ BỀN VỮNG TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2011 - 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
KHÓA XIII - KỲ HỌP THỨ 3

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững tại 61 huyện nghèo;

Căn cứ Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 18/11/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Điện Biên về Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020;

Sau khi xem xét Tờ trình số: 1848 /TTr-UBND ngày 02 tháng 12 năm 2011 của UBND tỉnh về Phê duyệt chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra số: 43/BC- HĐND ngày 22 tháng 12 năm 2011 của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh và ý kiến của đại biểu tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững tỉnh Điện Biên giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Về quan điểm chỉ đạo:

1.1. Xác định giảm nghèo gắn với bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ chiến lược lâu dài, có ý nghĩa to lớn cả về chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, thể hiện đạo lý tốt đẹp của dân tộc. Giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị, trước hết của cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và sự vươn lên thoát nghèo của người nghèo.

1.2. Phát huy truyền thống và sức mạnh đoàn kết các dân tộc, đẩy mạnh phát triển kinh tế, tập trung giảm nghèo nhanh và bền vững; thu hút, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển, trên cơ sở khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của tỉnh.

1.3. Thực hiện chương trình giảm nghèo đồng bộ với xây dựng nông thôn mới và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn như: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, cơ cấu lao động, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông - lâm nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực, xây dựng đời sống văn hóa và xây dựng nông thôn mới… đẩy nhanh giảm nghèo trên địa bàn 04 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao; đồng thời, tiếp tục đầu tư cho các huyện nghèo, xã nghèo, xã biên giới, xã, thôn bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc ít người, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững.

2. Mục tiêu chung giảm nghèo trong giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020:

2.1. Điều kiện sống của người nghèo được cải thiện rõ rệt, trước hết là về y tế, giáo dục, văn hóa, nước sinh hoạt, nhà ở; phấn đấu 95% số hộ nghèo được tiếp cận các dịch vụ xã hội. Thu nhập bình quân của hộ nghèo tăng 1,87 lần vào năm 2015 và 3,5 lần vào năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm 4%/năm (riêng 4 huyện thực hiện Chương trình 30a giảm 4,5-5%/năm).

2.2. Mỗi năm tạo thêm khoảng 8.000 - 8.500 việc làm mới, tăng tỷ lệ lao động phi nông nghiệp lên 32,4%, nâng thời gian sử dụng lao động ở nông thôn lên 88%; giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống còn 3,2% vào năm 2015.

3. Các chỉ tiêu cụ thể

3.1. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm giai đoạn 2011-2015 đạt trên 12%/năm (GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 1.100 USD/người/năm), định hướng đến năm 2020, GDP bình quân đầu người đạt trên 2.000 USD/người/năm.

3.2. Giảm tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2015 còn dưới 31,29% (giảm 4%/năm), định hướng đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 15%.

3.3. 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm, đi lại được quanh năm; trên 85% phòng học kiên cố; trên 80% số hộ dân được dùng điện; 20% số xã cơ bản đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.

3.4. Toàn tỉnh đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi mức độ hai và đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi; duy trì và nâng cao chất lượng phổ cấp trung học cơ sở; học sinh các cấp lên lớp đạt trên 98%; học sinh tốt nghiệp đạt trên 90%; trên 46% số trường đạt chuẩn quốc gia.

3.5. Mỗi năm đào tạo nghề từ 7.000 - 8.000 lao động, nâng tỷ lệ lao động được đào tạo lên 44,8% vào năm 2015 và 65% vào năm 2020.

4. Các nhiệm vụ chủ yếu:

4.1. Đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng các xã và địa bàn khó khăn.

4.2. Đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn các huyện, xã khó khăn; xây dựng các mô hình sản xuất tạo thu nhập và lợi ích kinh tế cao.

4.3. Phát triển nguồn nhân lực theo hướng đảm bảo về số lượng, có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và xu thế hội nhập quốc tế.

4.4. Thực hiện các chính sách hỗ trợ huyện nghèo, xã nghèo, hộ nghèo, người nghèo, các chính sách an sinh xã hội.

4.5. Đẩy mạnh triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ giảm nghèo đặc thù.

4.6. Thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án trọng điểm.

5. Các giải pháp chủ yếu:

5.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về công tác xóa đói giảm nghèo, tuyên truyền vận động giúp người nghèo nâng cao nhận thức về trách nhiệm xây dựng cộng đồng, thôn bản văn minh, đời sống văn hóa, không cam chịu đói nghèo, có ý chí vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại.

5.2. Tổ chức tốt công tác rà soát, nắm chắc thực trạng nghèo ở từng địa bàn, đơn vị theo kế hoạch hàng năm để xây dựng nhiệm vụ cụ thể, giải pháp giảm nghèo đạt hiệu quả, đề xuất cơ chế chính sách phù hợp hỗ trợ có hiệu quả cho các hoạt động giảm nghèo tại địa phương.

5.3. Huy động mọi nguồn lực cho Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững; tranh thủ nguồn đầu tư của Trung ương, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân; bố trí hợp lý nguồn lực của tỉnh, nhằm tạo điều kiện cho các xã nghèo, hộ nghèo phát triển sản xuất, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo.

5.4. Tăng cường phân cấp quản lý, đi đôi với nâng cao năng lực và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành, nhất là người đứng đầu; tổ chức công tác giám sát và huy động sự tham gia của cộng đồng đối với việc thực hiện đầu tư và chính sách tại địa bàn.

5.5. Thực hiện có hiệu quả các đề án: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm, sản xuất hàng hóa tập trung trong nông, lâm nghiệp, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp... để tạo sự phát triển đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực.

5.6. Nhân rộng mô hình xóa đói giảm nghèo ở vùng đặc thù đã thực hiện có hiệu quả; mở rộng mô hình và gắn kết được với các doanh nghiệp với hộ, xã nghèo phát triển vùng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm, đồng thời mở rộng các ngành nghề khác; tập trung ưu tiên phát triển các mô hình xóa đói giảm nghèo ở xã biên giới.

5.7. Củng cố, kiện toàn bộ máy thực hiện công tác giảm nghèo các cấp; nâng cao năng lực chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp, phân định rõ trách nhiệm và công tác phối hợp giữa các ban ngành, các cấp trong thực hiện các nhiệm vụ của chương trình giảm nghèo. Tiếp tục tổ chức các mô hình tăng cường có thời hạn cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện cho cơ sở, giúp xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở cơ sở.

5.8. Tăng cường lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức Đảng, sự phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng với chính quyền; phát huy vai trò già làng, trưởng bản, người có uy tín, cá nhân tiêu biểu ở cơ sở trong công tác xóa đói giảm nghèo.

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, giám sát việc tổ chức thực hiện Nghị quyết.

Điều 4. Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 29 tháng 12 năm 2011./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Tùng

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 267/NQ-HĐND

Loại văn bảnNghị quyết
Số hiệu267/NQ-HĐND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành30/12/2011
Ngày hiệu lực29/12/2011
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 11/10/2016
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 267/NQ-HĐND

Lược đồ Nghị quyết 267/NQ-HĐND 2011 chương trình giảm nghèo nhanh Điện Biên


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Nghị quyết 267/NQ-HĐND 2011 chương trình giảm nghèo nhanh Điện Biên
                Loại văn bảnNghị quyết
                Số hiệu267/NQ-HĐND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Điện Biên
                Người kýNguyễn Thanh Tùng
                Ngày ban hành30/12/2011
                Ngày hiệu lực29/12/2011
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 11/10/2016
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Nghị quyết 267/NQ-HĐND 2011 chương trình giảm nghèo nhanh Điện Biên

                      Lịch sử hiệu lực Nghị quyết 267/NQ-HĐND 2011 chương trình giảm nghèo nhanh Điện Biên