Nghị quyết 29/2007/NQ-HĐND

Nghị quyết 29/2007/NQ-HĐND về nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội năm 2008 do tỉnh Quảng Trị ban hành

Nội dung toàn văn Nghị quyết 29/2007/NQ-HĐND về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội Quảng Trị năm 2008


HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 29/2007/NQ-HĐND

Đông Hà, ngày 15 tháng 12 năm 2007

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2008

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
KHÓA V, KỲ HỌP THỨ 11

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Trên cơ sở xem xét Báo cáo của UBND tỉnh về Tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2007 và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2008; Báo cáo của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh, của các cơ quan hữu quan và ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

HĐND tỉnh tán thành về đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội năm 2007 và định hướng kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2008 với các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nêu trong báo cáo UBND tỉnh, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh với các nội dung chính sau đây:

I. MỤC TIÊU VÀ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU NĂM 2008

Mục tiêu tổng quát

Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, chất lượng, bền vững, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế gắn với xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống của nhân dân; tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình trọng điểm; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ; phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; chú trọng chăm sóc sức khỏe nhân dân; giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp; giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và an toàn xã hội.

Những chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2008:

1. Các chỉ tiêu về kinh tế

- Tổng sản phẩm (GDP) tăng từ 12,5 - 13%, giá trị tăng thêm của ngành nông - lâm - ngư nghiệp 4 - 4,5%, công nghiệp - xây dựng 24,5 - 25%, ngành dịch vụ 10 - 11%;

- Kim ngạch xuất khẩu đạt 35 triệu USD;

- Kim ngạch nhập khẩu đạt 30 triệu USD;

- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 3.200 - 3.500 tỷ đồng;

- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: 637,760 tỷ đồng; trong đó: Thu nội địa: 437,760 tỷ đồng; thu thuế xuất nhập khẩu: 200 tỷ đồng;

- Tổng chi ngân sách địa phương: 1.842,464 tỷ đồng;

- Sản lượng lương thực có hạt 22 vạn tấn;

- Diện tích trồng mới cây công nghiệp dài ngày: 1.300ha;

- Trồng mới rừng tập trung: 4.500ha;

- Sản lượng thủy, hải sản: 21.000 tấn.

2. Các chỉ tiêu xã hội

- Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập THCS 100%;

- Tạo việc làm mới cho trên 8.500 lao động;

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 28,5%; trong đó: Đào tạo nghề 20%;

- Giảm tỷ xuất sinh bình quân trong năm trên 0,6%0;

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 3% trở lên (Hộ nghèo theo chuẩn mới còn 20%);

- Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi xuống dưới 21,3%.

3. Các chỉ tiêu môi trường

- Tỷ lệ độ che phủ rừng đến cuối năm 2008 đạt trên 43,2%;

- Tỷ lệ dân cư thành thị sử dụng nước sạch trên 72,6%;

- Tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh trên 65,3%.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHÍNH

Cơ bản tán thành với các nhóm nhiệm vụ, giải pháp do UBND tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh trình và các Ban của HĐND tỉnh kiến nghị trong các báo cáo giám sát chuyên đề, báo cáo thẩm tra; HĐND tỉnh nhấn mạnh một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau đây:

1. Tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất, tập trung nâng cao trình độ thâm canh, tăng năng suất, sản lượng, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh và vệ sinh an toàn thực phẩm các sản phẩm nông nghiệp.

Ổn định diện tích trồng lúa, tập trung tu sửa, khôi phục hệ thống đê, đập, kênh mương thủy lợi, mở rộng sản xuất vụ Đông- Xuân, phát triển chăn nuôi; xây dựng các cơ sở sản xuất cây giống, con giống chất lượng cao trên địa bàn, chú trọng khuyến khích cơ sở làm giống trong nhân dân để chủ động cung cấp giống sản xuất tại chỗ. Thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển gắn với hỗ trợ làng nghề; phát triển hệ thống thú y, bảo vệ thực vật; xây dựng, phát triển hạ tầng nông thôn, nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn. Hỗ trợ, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển để góp phần chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn. Ưu tiên đầu tư kinh phí đo đạc, lập hồ sơ địa chính, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, dồn điền, đổi thửa bảo đảm sự thống nhất giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch 03 loại rừng và các quy hoạch khác.

2. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng và phát huy hiệu quả đầu tư tại các Khu Du lịch, Khu Công nghiệp, Khu Kinh tế Thương mại đặc biệt Lao Bảo, phát triển cụm công nghiệp các huyện, thị xã gắn với thu hút đầu tư; thúc đẩy các dự án sản xuất công nghiệp đầu tư hoàn thành đi vào hoạt động; xúc tiến khởi công các dự án sản xuất, kinh doanh đã cấp phép đầu tư; tăng cường công tác quản lý quy hoạch xây dựng, quản lý đầu tư; rà soát, sắp xếp lại các Ban Quản lý dự án đầu tư theo hướng tập trung đầu mối, tinh gọn, hiệu quả; rà soát thu hồi đất đối với các dự án đăng ký đầu tư nhưng không triển khai thực hiện. Các ngành, các địa phương, các Ban Quản lý dự án chủ động chỉ đạo thực hiện ngay từ đầu năm các chương trình mục tiêu Quốc gia, chương trình thủy lợi được đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, phòng trừ bệnh tật, tệ nạn xã hội và thực hiện công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

3. Tiếp tục thực hiện sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, tăng cường công tác hậu kiểm sau đăng ký kinh doanh; có chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã và củng cố, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã; đẩy mạnh việc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Làm điểm chuyển những đơn vị tự bảo đảm được kinh phí sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Đẩy mạnh thực hiện quyền tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập gắn với thu hút lực lượng lao động là con em trong tỉnh có tri thức, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có tay nghề cao, đặc biệt là ngành y, dược về công tác tại địa phương.

4. Tiếp tục thực hiện các biện pháp khắc phục tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục gắn với việc củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập THCS; phổ cập THPT ở những nơi có điều kiện. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ kiên cố hóa trường, lớp học; chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục- đào tạo; sửa đổi bổ sung chính sách luân chuyển giáo viên kết hợp xây dựng chính sách cho giáo viên tình nguyện ở lại công tác lâu dài tại miền núi; mở rộng các hình thức đào tạo nghề cho nhân dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Thực hiện chính sách bán trú dân nuôi cho học sinh; phát triển các hình thức cho sinh viên nghèo vay vốn để học tập; đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài; phát triển trung tâm văn hóa giáo dục cộng đồng, thực hiện xã hội hóa học tập.

5. Đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết về xã hội hóa các hoạt động Giáo dục - Đào tạo, Y tế, Văn hóa, Thể dục- Thể thao; khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển các loại hình giáo dục, các cơ sở khám, chữa bệnh ngoài công lập và các dịch vụ xã hội khác.

Tăng cường công tác Y tế dự phòng, đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng và trang thiết bị tại các cơ sở y tế công lập, tập trung cho y tế tuyến huyện, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

6. Thực hiện có hiệu quả chương trình giảm nghèo, chương trình việc làm, tập trung nguồn lực đầu tư cho khu vực miền núi, ven biển có nhiều hộ nghèo thông qua tăng cường hỗ trợ, nâng cao kiến thức, tay nghề cho người nghèo để họ có khả năng tự tạo việc làm tại chỗ và xuất khẩu lao động.

7. Thực hiện đồng bộ các chính sách phát triển khoa học công nghệ, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất; chỉ đạo chuyển đổi hoạt động các đơn vị sự nghiệp khoa học và công nghệ theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định của Chính phủ; tiếp tục thực hiện chương trình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001-2000 vào hoạt động các cơ quan hành chính sự nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao chất lượng hội nhập kinh tế quốc tế.

Ngăn chặn, xử lý kịp thời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường tại các khu dân cư, khu vực đô thị, khu công nghiệp, vùng đầu nguồn nước; tăng cường kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm và việc phòng, chống dịch bệnh, xử lý nghiêm vi phạm pháp luật, giảm thiểu rủi ro và thiệt hại.

8. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, trọng tâm là tập trung vào những nơi, những việc đang còn nhiều vướng mắc, phiền hà cho nhân dân và doanh nghiệp, đặc biệt là trong đầu tư, xây dựng cơ bản, nộp thuế, xuất, nhập khẩu, xuất nhập cảnh, hộ tịch, hộ khẩu, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...; thực hiện Chỉ thị của Chính phủ về Rà soát các khoản đóng góp của nhân dân, loại bỏ các thủ tục, các khoản đóng góp, các khoản thu phí không phù hợp với quy định của nhà nước. Công khai minh bạch những quy định về thủ tục hành chính để tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện và giám sát. Thực hiện phân cấp mạnh cho cấp dưới đi đôi với tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra của cấp trên; nâng cao năng lực quản lý của chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở.

Đẩy mạnh tiến độ giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; có giải pháp hợp lý và hiệu quả nhằm xử lý, hạn chế tình trạng khiếu nại tố cáo sai, giải quyết dứt điểm các vụ khiếu nại tồn đọng, phức tạp, kéo dài; kịp thời giải quyết các vụ việc khiếu nại phát sinh, không để xảy ra điểm nóng.

Tổng kết việc thực hiện chi ngân sách hỗ trợ một phần lãi vay ngân hàng để phát triển cao su tiểu điền; sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm hoặc sửa đổi, bổ sung để tiếp tục thực hiện có hiệu quả hơn các Nghị quyết chuyên đề của HĐND tỉnh về Sử dụng quỹ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, kiên cố hóa kênh mương, giao thông nông thôn, mạng lưới y tế cơ sở, việc làm, giảm nghèo, giáo dục mầm non, thu hút sử dụng nguồn nhân lực...

9. Đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc thực thi nhiệm vụ, công vụ, phòng ngừa và đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Nâng cao năng lực chất lượng hoạt động kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử các vụ tham nhũng theo quy định của pháp luật.

Công bố công khai kết quả các cuộc thanh tra, kiểm toán tài chính và xử lý các vụ tham nhũng, chú trọng thu hồi tài sản sau khi có kết luận thanh tra, gắn với xử lý nghiêm túc cán bộ sai phạm. Thực hiện công khai, kiểm soát chặt chẽ thu nhập và chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật. Phát huy vai trò của nhân dân và các cơ quan báo chí trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

10. Tổ chức thực hiện nghiêm túc quy định về phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản công tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và tài sản được xác lập quyền sở hữu nhà nước, bảo đảm sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm.

11. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về quốc phòng- an ninh, kết hợp phát triển kinh tế- xã hội gắn với củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm; kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm minh đối với các loại tội phạm, đặc biệt là tội phạm nghiêm trọng, tội phạm mới. Tập trung chỉ đạo, thực hiện kiên quyết các giải pháp kiềm chế tai nạn giao thông, phấn đấu giảm tai nạn giao thông cả số người tử vong và số người bị thương so với năm 2007.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

HĐND tỉnh giao cho UBND tỉnh, các ngành, các cấp chính quyền chủ động tổ chức, thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng- an ninh năm 2008.

HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, đại biểu HĐND giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác phối hợp giám sát và động viên mọi tầng lớp nhân dân thực hiện tốt Nghị quyết của HĐND tỉnh.

HĐND tỉnh kêu gọi toàn thể cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trong toàn tỉnh nêu cao tinh thần thi đua yêu nước, đoàn kết, động viên mọi nguồn lực xây dựng quê hương Quảng Trị ngày càng giàu đẹp.

Nghị quyết này được HĐND tỉnh khóa V, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 15 tháng 12 năm 2007 và có hiệu lực từ ngày ký./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Viết Nên

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 29/2007/NQ-HĐND

Loại văn bảnNghị quyết
Số hiệu29/2007/NQ-HĐND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành15/12/2007
Ngày hiệu lực15/12/2007
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Thương mại
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 01/08/2010
Cập nhật16 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 29/2007/NQ-HĐND

Lược đồ Nghị quyết 29/2007/NQ-HĐND về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội Quảng Trị năm 2008


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Nghị quyết 29/2007/NQ-HĐND về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội Quảng Trị năm 2008
                Loại văn bảnNghị quyết
                Số hiệu29/2007/NQ-HĐND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Quảng Trị
                Người kýNguyễn Viết Nên
                Ngày ban hành15/12/2007
                Ngày hiệu lực15/12/2007
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Thương mại
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 01/08/2010
                Cập nhật16 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Nghị quyết 29/2007/NQ-HĐND về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội Quảng Trị năm 2008

                      Lịch sử hiệu lực Nghị quyết 29/2007/NQ-HĐND về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội Quảng Trị năm 2008

                      • 15/12/2007

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 15/12/2007

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực