Nghị quyết 31/2010/NQ-HĐND

Nghị quyết 31/2010/NQ-HĐND quy định kinh phí thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk do Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk khóa VII - Kỳ họp thứ 15 ban hành

Nghị quyết 31/2010/NQ-HĐND kinh phí thực hiện công tác phổ biến đã được thay thế bởi Nghị quyết 122/2014/NQ-HĐND mức chi phổ biến giáo dục pháp luật chuẩn tiếp cận pháp luật Đắk Lắk và được áp dụng kể từ ngày 28/07/2014.

Nội dung toàn văn Nghị quyết 31/2010/NQ-HĐND kinh phí thực hiện công tác phổ biến


HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐĂK LẮK
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 31/2010/NQ-HĐND

Buôn Ma Thuột, ngày 10 tháng 12 năm 2010

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH KINH PHÍ THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK
KHÓA VII - KỲ HỌP THỨ 15

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 73/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 14/5/2010 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
Xét Tờ trình số 98/TTr-UBND ngày 03/11/2010 của UBND tỉnh về đề nghị thông qua quy định kinh phí thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh; Báo cáo thẩm tra số 42/BC-HĐND ngày 02/12/2010 của Ban Kinh tế và Ngân sách của HĐND tỉnh và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Hội đồng nhân dân tỉnh tán thành, thông qua Quy định kinh phí chi cho việc thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk như sau:

1. Đối tượng áp dụng: Các cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

2. Nội dung chi: Thực hiện thống nhất theo hướng dẫn tại Điều 2 Thông tư liên tịch số 73/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 14/5/2010 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

3. Mức chi: Việc sử dụng kinh phí chi cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật phải thực hiện theo các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu tài chính hiện hành (như chế độ công tác phí, chế độ hội nghị, chi phí in ấn...).

Mức chi cụ thể đối với một số khoản chi cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật theo hướng dẫn tại Điều 3 Thông tư liên tịch số 73/2010/TTLT-BTC-BTP như sau:

a. Chi xây dựng các tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật:

a.1.Chi biên soạn mới các tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật (gồm cả biên tập, hiệu đính):

Loại tài liệu

Mức chi

Ghi chú

Ở tỉnh

Ở cấp huyện

Ở cấp xã

Đề cương, ấn phẩm phổ biến, giáo dục pháp luật (sách pháp luật phổ thông, sách hướng dẫn nghiệp vụ...)

45.000 đồng/trang in A4

35.000 đồng /trang in A4

25.000 đồng/trang in A4

Mỗi trang in A4 tối thiểu 500 từ

Tờ gấp tuyên truyền pháp luật

300.000 đồng/loại tờ gấp

250.000 đồng/loại tờ gấp

200.000 đồng/loại tờ gấp

 

a.2. Chi chỉnh lý tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật (gồm chỉnh sửa và biên tập): tối đa 30% mức chi xây dựng mới nêu trên.

a.3. Chi biên dịch tài liệu tuyên truyền bằng tiếng dân tộc (gồm cả hiệu đính): 60.000 đồng/trang in A4 (tối thiểu 300 từ của văn bản gốc).

b. Chi hoạt động thông tin, truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật:

b.1. Xây dựng tiểu phẩm tuyên truyền pháp luật: theo thỏa thuận hoặc hợp đồng thực tế được phê duyệt.

b.2. Thu, sang đĩa, băng catsesste, băng rôn, khẩu hiệu, pano, áp phích có nội dung tuyên truyền pháp luật: theo thỏa thuận hoặc theo hợp đồng thực tế được phê duyệt.

c. Chi thù lao cho đội ngũ tham gia thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, cộng tác viên tham gia thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, hướng dẫn sinh hoạt chuyên đề Câu lạc bộ pháp luật, nhóm nòng cốt và tổ hoà giải cơ sở):

c.1. Ở tỉnh: 200.000 đồng/người/buổi.

c.2. Ở cấp huyện: 150.000 đồng/người/buổi.

c.3. Ở cấp xã: 100.000 đồng/người/buổi.

d. Chi xây dựng, duy trì sinh hoạt Câu lạc bộ pháp luật, nhóm nòng cốt, thực hiện việc phổ biến, giáo dục pháp luật lưu động, giải đáp pháp luật trực tiếp cho nhân dân:

d.1. Hỗ trợ tiền ăn cho thành viên tham gia hội nghị ra mắt Câu lạc bộ pháp luật (không quá 01 ngày): 20.000 đồng/người/ngày.

d.2. Tiền nước uống cho người dự sinh hoạt Câu lạc bộ pháp luật, nhóm nòng cốt: 5.000 đồng/người/buổi.

d.3. Chi phiên dịch tiếng dân tộc thiểu số (áp dụng đối với hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật lưu động, sinh hoạt chuyên đề pháp luật, sinh hoạt Câu lạc bộ pháp luật, nhóm nòng cốt tại vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa cần có người phiên dịch): tối đa 200% mức lương tối thiểu chung/người/ngày (theo lương ngày do Nhà nước quy định cho khu vực quản lý hành chính).

đ. Chi hoạt động xây dựng, quản lý Tủ sách pháp luật: thực hiện theo Quyết định số 06/2010/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật, gồm: xây dựng Tủ sách pháp luật; trang bị ban đầu (mua tủ, sách, báo, tạp chí về pháp luật, bàn, ghế, sổ sách...); mua bổ sung sách, báo, tài liệu pháp luật mới và các khoản chi khác... phục vụ trực tiếp cho việc xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật: thực hiện theo hợp đồng thực tế được phê duyệt.

e. Chi cho công tác hòa giải ở cơ sở:

e.1. Thù lao hòa giải: 150.000 đồng/vụ việc/tổ hòa giải.

e.2. Mua tài liệu, văn phòng phẩm; in ấn các biểu mẫu, sổ sách, báo cáo phục vụ công tác hòa giải: 100.000 đồng/tổ hòa giải/tháng.

g. Chi tổ chức các hội thi, cuộc thi tìm hiểu pháp luật; thi nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật:

TT

Nội dung chi

Mức chi

Ghi chú

Ở tỉnh

Ở cấp huyện

Ở cấp xã

1

Biên soạn đề thi

a

Đề thi trắc nghiệm

600.000 đồng/đề thi

500.000 đồng/đề thi

400.000 đồng/đề thi

Đề thi gồm 10 câu và đáp án, thang điểm

b

Đề thi tự luận

900.000 đồng/đề thi

700.000 đồng/đề thi

500.000 đồng/đề thi

c

Đề thi tổng hợp (gồm cả trắc nghiệm, tự luận...)

750.000 đồng/đề thi

550.000 đồng/đề thi

450.000 đồng/đề thi

2

Bồi dưỡng thành viên Ban Tổ chức

a

 Trưởng ban, Phó trưởng ban

150.000 đồng/người/ngày

120.000 đồng/người/ngày

100.000 đồng/người/ngày

 

b

 Thành viên khác

120.000 đồng/người/ngày

100.000 đồng/người/ngày

80.000 đồng/người/ngày

 

3

Bồi dưỡng giám khảo, xét công bố kết quả thi

150.000 đồng/người/ngày

120.000 đồng/người/ngày

100.000 đồng/người/ngày

Tối đa 07 người, 05 ngày

4

Các khoản chi trực tiếp khác phục vụ hội thi, cuộc thi

a

Bồi dưỡng thư ký

150.000 đồng/người/ngày

120.000 đồng/người/ngày

100.000 đồng/người/ngày

 

b

Bồi dưỡng người phục vụ

100.000 đồng/người/ngày

80.000 đồng/người/ngày

70.000 đồng/người/ngày

 

c

Bồi dưỡng viết kịch bản chương trình hội thi, thuê người dẫn chương trình hội thi

Chi theo hợp đồng thực tế hoặc dự toán được phê duyệt

d

Tổ chức Lễ phát động, Lễ tổng kết và trao giải; thuê địa điểm thi, trang trí hội trường, chương trình văn nghệ chào mừng; giấy khen, văn phòng phẩm, cờ lưu niệm, phù hiệu; kiểm tra, đôn đốc việc triển khai, xây dựng kế hoạch, tài liệu, theo dõi, tổng hợp báo cáo; xây dựng phần mềm vi tính trình chiếu phục vụ hội thi, cuộc thi...

5

Giải thưởng

Ở tỉnh

Ở cấp huyện

Ở cấp xã

 

Giải tập thể

Giải cá nhân

Giải tập thể

Giải cá nhân

Giải tập thể

Giải cá nhân

 

Giải nhất

1.500.000 đồng

750.000 đồng

1.000.000 đồng

600.000 đồng

800.000 đồng

500.000 đồng

 

Giải nhì

1.000.000 đồng

500.000 đồng

800.000 đồng

500.000 đồng

600.000 đồng

400.000 đồng

 

Giải ba

800.000 đồng

400.000 đồng

600.000 đồng

400.000 đồng

400.000 đồng

250.000 đồng

 

Giải khuyến khích

500.000 đồng

250.000 đồng

400.000 đồng

200.000 đồng

300.000 đồng

150.000 đồng

 

h) Chi xây dựng, xét duyệt Đề án, Chương trình, Kế hoạch về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:

TT

Nội dung chi

Mức chi

Ghi chú

Ở tỉnh

Ở cấp huyện

Ở cấp xã

A

Đề án, Chương trình, Kế hoạch ngắn hạn (từ 3 năm đến dưới 5 năm):

I

Xây dựng đề cương

1

Xây dựng đề cương chi tiết

700.000 đồng/đề cương

500.000 đồng/đề cương

300.000 đồng/đề cương

 

2

Tổng hợp, hoàn chỉnh đề cương tổng quát

1.200.000 đồng/đề cương

1.000.000 đồng/đề cương

800.000 đồng/đề cương

 

II

Xét duyệt Đề án, Chương trình, Kế hoạch

1

Trường hợp thành lập Hội đồng xét duyệt

a

Chủ tịch Hội đồng

150.000 đồng/người/buổi

120.000 đồng/người/buổi

100.000 đồng/người/buổi

 

b

Thành viên Hội đồng, thư ký

120.000 đồng/người/buổi

70.000 đồng/người/buổi

50.000 đồng/người/buổi

 

c

Đại biểu được mời tham dự

60.000 đồng/người/buổi

50.000 đồng/người/buổi

40.000 đồng/người/buổi

 

d

Nhận xét, phản biện của Hội đồng

150.000 đồng/bài viết

100.000 đồng/bài viết

50.000 đồng/bài viết

 

đ

Bài nhận xét của ủy viên Hội đồng

120.000 đồng/bài viết

70.000 đồng/bài viết

50.000 đồng/bài viết

 

2

Trường hợp không thành lập Hội đồng xét duyệt

 

 

Lấy ý kiến thẩm định Đề án, Chương trình, Kế hoạch bằng văn bản của chuyên gia, nhà quản lý

200.000 đồng/bài viết

150.000 đồng/bài viết

100.000 đồng/bài viết

 

B

Đề án, Chương trình, Kế hoạch dài hạn (từ 5 năm trở lên):

I

Xây dựng đề cương

1

Xây dựng đề cương chi tiết

900.000 đồng/đề cương

700.000 đồng/đề cương

500.000 đồng/đề cương

 

2

Tổng hợp, hoàn chỉnh đề cương tổng quát

1.500.000 đồng/đề cương

1.200.000 đồng/đề cương

1.000.000 đồng/đề cương

 

II

Xét duyệt Đề án, Chương trình, Kế hoạch

1

Trường hợp thành lập Hội đồng xét duyệt

a

Chủ tịch Hội đồng

200.000 đồng/người/buổi

150.000 đồng/người/buổi

120.000 đồng/người/buổi

 

b

Thành viên Hội đồng, thư ký

150.000 đồng/người/buổi

100.000 đồng/người/buổi

70.000 đồng/người/buổi

 

c

Đại biểu được mời tham dự

70.000 đồng/người/buổi

60.000 đồng/người/buổi

50.000 đồng/người/buổi

 

d

Nhận xét, phản biện của Hội đồng

200.000 đồng/bài viết

150.000 đồng/bài viết

100.000 đồng/bài viết

 

đ

Bài nhận xét của ủy viên Hội đồng

150.000 đồng/bài viết

100.000 đồng/bài viết

70.000 đồng/bài viết

 

2

Trường hợp không thành lập Hội đồng xét duyệt

 

 

Lấy ý kiến thẩm định Đề án, Chương trình, Kế hoạch bằng văn bản của chuyên gia, nhà quản lý

300.000 đồng/bài viết

200.000 đồng/bài viết

150.000 đồng/bài viết

 

i. Chi tổ chức hội thảo nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật:

i.1. Người chủ trì: 200.000 đồng/người/buổi.

i.2. Đại biểu được mời tham dự: 70.000 đồng/người/buổi.

i.3. Báo cáo tham luận: 300.000 đồng/báo cáo.

k. Chi thực hiện các cuộc điều tra, khảo sát về nhu cầu phổ biến, giáo dục pháp luật của các tầng lớp nhân dân; nhận thức pháp luật của học sinh, sinh viên; khảo sát việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa môn giáo dục công dân và pháp luật; điều tra, khảo sát để thực hiện kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật và triển khai thực hiện các Đề án đã được phê duyệt:

k.1. Lập mẫu phiếu điều tra:

- Phiếu đến 30 chỉ tiêu: tối đa 500.000 đồng/phiếu.

- Phiếu có trên 30 chỉ tiêu: tối đa 1.000.000 đồng/phiếu.

k.2. Chi cho đối tượng cung cấp thông tin, tự điền phiếu điều tra:

- Phiếu đến 30 chỉ tiêu:

+ Chi cho cá nhân: 20.000 đồng/phiếu;

+ Chi cho tổ chức: 50.000 đồng/phiếu.

- Phiếu có trên 30 chỉ tiêu:

+ Chi cho cá nhân: 30.000 đồng/phiếu;

+ Chi cho tổ chức: 70.000 đồng/phiếu.

k.3. Tổng hợp số liệu, phân tích số liệu, viết báo cáo kết quả điều tra: 5.000.000 đồng/báo cáo (gồm báo cáo chính và báo cáo tóm tắt).

4. Đối với các nội dung khác có liên quan đến kinh phí thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật không được quy định trong Nghị quyết này, thì thực hiện theo Thông tư liên tịch số 73/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 14/5/2010 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

5. Việc lập, chấp hành và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán, các văn bản thi hành và hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư liên tịch số 73/2010/TTLT-BTC-BTP.

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho UBND tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết này và định kỳ hàng năm báo cáo HĐND tỉnh.

Giao cho Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và Đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc triển khai, thực hiện Nghị quyết này.

Điều 3. Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk khóa VII, kỳ họp thứ 15 thông qua ngày 10/12/2010./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 2;
- UBTV Quốc hội;
- Chính phủ;
- Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính;
- Cục Kiểm tra văn bản-Bộ Tư pháp;
- Vụ Pháp chế-Bộ Tài chính;
- Thường trực Tỉnh uỷ;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- UBMTTQ Việt Nam tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành của tỉnh;
- Thường trực HĐND cấp huyện;
- Báo Đắk Lắk; Đài PT-TH tỉnh;
- Công báo tỉnh;
- Lưu: VT, P.Ct HĐND.

CHỦ TỊCH




Niê Thuật

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 31/2010/NQ-HĐND

Loại văn bảnNghị quyết
Số hiệu31/2010/NQ-HĐND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành10/12/2010
Ngày hiệu lực20/12/2010
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài chính nhà nước
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 28/07/2014
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 31/2010/NQ-HĐND

Lược đồ Nghị quyết 31/2010/NQ-HĐND kinh phí thực hiện công tác phổ biến


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Nghị quyết 31/2010/NQ-HĐND kinh phí thực hiện công tác phổ biến
                Loại văn bảnNghị quyết
                Số hiệu31/2010/NQ-HĐND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Đắk Lắk
                Người kýNiê Thuật
                Ngày ban hành10/12/2010
                Ngày hiệu lực20/12/2010
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTài chính nhà nước
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 28/07/2014
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản hướng dẫn

                  Văn bản được hợp nhất

                    Văn bản gốc Nghị quyết 31/2010/NQ-HĐND kinh phí thực hiện công tác phổ biến

                    Lịch sử hiệu lực Nghị quyết 31/2010/NQ-HĐND kinh phí thực hiện công tác phổ biến