Nghị quyết 32/NQ-HĐND

Nghị quyết 32/NQ-HĐND năm 2011 thông qua Đề án Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2015, có xét đến năm 2020

Nội dung toàn văn Nghị quyết 32/NQ-HĐND Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Hà Giang 2011


HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 32 /NQ-HĐND

Hà Giang, ngày 09 tháng 12 năm 2011

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC THÔNG QUA ĐỀ ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2011-2015, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG
KHOÁ XVI - KỲ HỌP THỨ BA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Quyết định số: 42/2005/QĐ-BCN ngày 30 tháng 12 năm 2005 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) về việc ban hành Quy định, nội dung, trình tự, thủ tục lập và thẩm định quy hoạch phát triển điện lực;

Sau khi xem xét Tờ trình số: 136/TTr-UBND ngày 03 tháng 11 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang về việc thông qua đề án Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2015, có xét đến năm 2020;

Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang đã thảo luận và nhất trí,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Đề án Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2015, có xét đến năm 2020 (Có Đề án kèm theo).

Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09/12/2011.

Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh hoàn tất các thủ tục trình Bộ Công thương phê duyệt và tổ chức thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang khóa XVI - Kỳ họp thứ ba thông qua./. 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Bộ Công thương;
- Thường trực Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH khóa XIII tỉnh Hà Giang;
- Các Ban và Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;
- HĐND và UBND các huyện, thành phố;
- Chuyên viên HĐND tỉnh;
- Trung tâm Công báo - Tin học;
- Lư­u VT.

CHỦ TỊCH




Vương Mí Vàng

 

ĐỀ ÁN

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Nghị quyết số: 32 /NQ-HĐND ngày 09/12/2011 của HĐND tỉnh)

1. Mục tiêu phát triển.

- Quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn 2011 - 2015, có xét đến năm 2020 phải đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 14,6%/năm;

- Đảm bảo yêu cầu cung cấp điện hiện nay và phát triển lưới điện đáp ứng cho nhu cầu phụ tải trong giai đoạn 2011 - 2015, có xét đến năm 2020;

- Phát triển lưới điện truyền tải (220kV, 110kV) đảm bảo truyền tải hết công suất phát của các nhà máy thuỷ điện trên địa bàn tỉnh, huy động thuận lợi các nguồn điện ngoài tỉnh phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời giảm tổn thất điện năng truyền tải. Xây dựng hệ thống lưới điện và các trạm biến áp (35kV, 22kV) để đảm bảo chất lượng điện năng và giảm tổn thất trên lưới phân phối, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điện khí hoá nông thôn. Từng bước cải tạo lưới điện phân phối từ cấp điện áp 10kV lên 22 kV và 35kV;

- Cải tạo và phát triển lưới điện hạ thế phù hợp tiêu chuẩn, giảm tổn thất điện năng trên lưới phân phối.

2. Dự báo nhu cầu điện.

Để nền kinh tế của tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2011-2015 là 14,6%/năm, giai đoạn 2016-2020 là 14,5%/ năm; quy mô dân số năm 2015 đạt 797,7 nghìn người, năm 2020 đạt 839 nghìn người; tỉ lệ đô thị hoá năm 2015 đạt 16,8% và năm 2020 đạt 20%, nhu cầu phụ tải điện của tỉnh như sau:

Năm 2015: Công suất cực đại Pmax = 97MW; điện thương phẩm 395,8 triệu kWh; tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm giai đoạn 2011-2015 là 26,7%/năm.

Năm 2020: Công suất cực đại Pmax = 220MW; điện thương phẩm 939,9 triệu kWh.

3. Thiết kế phát triển lưới điện tỉnh giai đoạn 2011 - 2015.

3.1. Lưới điện 220kV, 110kV.

Lưới điện 220kV, 110kV được thiết kế mạch vòng, mỗi trạm được cấp điện bằng 2 đường dây, đảm bảo hỗ trợ lẫn nhau và có dự phòng cho phát triển các năm tiếp theo, riêng khu vực vùng cao, trước mắt đến năm 2015 được thiết kế cấp điện hình tia. Các trạm 220kV, 110kV xây dựng mới được thiết kế quy mô 2 máy biến áp (có thể vận hành trước 1 máy). Hệ thống đường dây và trạm biến áp 220kV và 110kV dự kiến phát triển như sau:

+ Lắp đặt máy biến áp tại trạm 220kV Hà Giang công suất 1x125MVA – 220/110kV

+ Xây dựng 135km đường dây 220kV để đấu nối các dự án thuỷ điện gồm: Thuỷ điện Nho Quế 3 – Cao Bằng, 125km; Nhánh rẽ 220kV thủy điện Nho Quế 2, 8km; Nhánh rẽ 220kV thủy điện Bắc Mê, 2km.

+ Xây dựng mới các trạm 110kV trên địa bàn tỉnh Hà Giang phục vụ lưới điện phân phối và phụ tải tập trung gồm: Trạm biến áp 110kV Bình Vàng công suất 1x25MVA – 110/35kV; Trạm biến áp 110kV Bắc Mê công suất 1x25MVA – 110/35kV; Trạm biến áp 110kV Yên Minh công suất 1x25MVA – 110/35kV; Nâng công suất trạm biến áp 110kV Bắc Quang từ 1 máy 16MVA – 110/35/22kV thành 1 máy 25MVA – 110/35/22kV.

+ Xây dựng mới đường dây 110kV mạch đơn Hà Giang – Yên Minh, 79,4km. Nhánh rẽ 110kV vào trạm 110kV Bình Vàng, 2x0,5km. Đường dây 110kV mạch đơn Bắc Mê – Hà Giang, 25km. Đường dây 110kV Sông Miện 5 đấu nối vào đường dây 110KV Hà Giang Yên Minh, 6km. Đường dây 110kV Thủy Điện Sông Lô 3 – Thủy điện Sông Lô 2 - thanh cái 110kV trạm 220kV Hà Giang, 23km và 10km ĐZ110kV đi chung cột với đường dây 110kV Bắc Mê – Hà Giang (Trước mắt Thủy điện Sông Lô 2 đấu nối vào cột số 46A đường dây 173 Hà Giang - Bắc Quang theo văn bản thoả thuận phương án đấu nối của Công ty điện lực số 3203/PCI-P4 ngày 16/12/2009). Đường dây 110kV Sông Bạc – trạm cắt 110kV Sông Con 2 – Sông Bạc, 10km. Đường dây 110kV Sông Chảy - Sông Con 2, 35km.

+ Cải tạo đường dây 110kV trên địa bàn tỉnh Hà Giang gồm: Nâng tiết diện đường dây 110kV Hà Giang – Bắc Quang đoạn từ điểm đấu rẽ nhánh vào trạm cắt Sông Con 2 – Sông Bạc đến thanh cái 110kV trạm 110kV Bắc Quang từ dây dẫn AC-150 thành dây AC-300 dài 2km. Nâng tiết diện đường dây 110kV Bắc Quang – Hàm Yên từ dây dẫn AC-240 thành dây AC-300 dài 62,5km.

3.2. Lưới trung áp (35, 22, 10kV).

Định hướng lâu dài lưới trung áp tỉnh Hà Giang bao gồm 2 cấp điện áp 35 và 22kV. Lưới 35kV được duy trì với nhiệm vụ liên kết các khu vực và cấp điện trực tiếp cho xã miền núi do bán kính cấp điện lớn.

Toàn bộ lưới 10kV trên địa bàn tỉnh (chỉ còn ở khu vực huyện Đồng Văn, Mèo Vạc) sẽ được chuyển sang vận hành 35kV phù hợp với nguồn cấp khu vực.

3.2.1. Thành Phố Hà Giang.

Đến năm 2015, Pmax của thành phố Hà Giang là 28,3MW. Định hướng phát triển lưới điện trung áp như sau:

- Lưới điện 35kV cấp điện chủ yếu qua các lộ 372, 373, 374, 375 trạm 110kV Hà Giang.

- Lưới điện 22kV cấp điện chủ yếu qua các lộ 471, 472, 473, 474, 476 trạm 110kV Hà Giang.

- Hạ ngầm một phần lưới điện 22kV ở khu vực trung tâm thành phố, để đảm bảo an toàn cung cấp điện và mỹ quan đô thị.

3.2.2. Huyện Vị Xuyên.

Đến năm 2015, Pmax của huyện Vị Xuyên là 29,7MW. Định hướng phát triển lưới trung thế như sau:

- Lưới điện 35kV cấp điện chủ yếu qua các lộ 371, 372, 373, 376 trạm 110kV Hà Giang.

- Lưới điện 22kV cấp điện chủ yếu qua các lộ 471, 473, 474 trạm 110kV Hà Giang.

3.2.3. Huyện Bắc Quang.

Đến năm 2015, Pmax của huyện Bắc Quang là 19,3MW. Định hướng phát triển lưới điện trung thế như sau:

- Lưới điện 35kV được cấp điện qua các lộ 371, 373, 375, 377, 379 trạm 110kV Bắc Quang.

- Lưới điện 22kV được cấp điện qua các lộ 471, 473 - 110kV Bắc Quang.

3.2.4. Huyện Quang Bình.

Đến năm 2015, Pmax của huyện Quang Bình là 5,9MW. Duy trì cấp điện áp trung áp của huyện là 35kV và nhận điện từ các lộ 371 và 375 trạm 110kV Bắc Quang.

3.2.5. Huyện Bắc Mê.

Đến năm 2015, Pmax của huyện là 13,923 MW. Duy trì điện áp lưới điện trung áp huyện là 35kV và được cấp điện từ trạm 110kV Bắc Mê thông qua 4 xuất tuyến 35kV (lộ 371, 373, 375, 377)

3.2.6. Huyện Quản Bạ.

Đến năm 2015, Pmax của huyện là 2,835 MW. Duy trì cấp điện áp trung áp toàn huyện là 35kV và được cấp điện từ lộ 372 trạm 110kV Hà Giang và lộ 373 trạm 110kV Yên Minh.

3.2.7. Huyện Đồng Văn.

Đến năm 2015, Pmax của huyện là 3,87 MW, định hướng phát triển lưới trung áp như sau: Toàn bộ lưới 10kV sẽ được cải tạo lên 35kV, xóa bỏ trạm trung gian Đồng Văn, phụ tải huyện sẽ được cấp điện bởi 2 lộ 35kV trạm 110KV Yên Minh lộ 371 và lộ 377.

3.2.8. Huyện Mèo Vạc.

Đến năm 2015, Pmax của huyện là 3,894 MW. Định hướng phát triển lưới trung áp như sau: Toàn bộ lưới 10kV sẽ được cải tạo lên cấp điện áp 35kV và được cấp điện bởi lộ 371, 377 trạm 110kV Yên Minh.

3.2.9. Huyện Xín Mần.

Đến năm 2015, Pmax của huyện là 3,3 MW. Duy trì cấp điện áp trung áp toàn huyện là 35kV và được cấp điện từ lộ 371 - Bắc Quang.

3.2.10. Huyện Hoàng Su Phì.

Đến năm 2015, Pmax của huyện là 2,875 MW. Duy trì cấp điện áp trung áp toàn huyện là 35kV và được cấp điện từ lộ 377 - Bắc Quang.

3.2.11. Huyện Yên Minh.

Đến 2015, Pmax huyện là 5,3MW. Duy trì cấp điện áp trung áp toàn huyện là 35kV và được cấp điện bởi trạm 110kV Yên Minh qua 4lộ 35kV: lộ 371, 373, 375, 377.

3.3. Lưới hạ áp.

- Được thiết kế vận hành hình tia, trừ các phụ tải có yêu cầu đặc biệt phải thiết kế mạch vòng có liên kết dự phòng.

- Để giảm tổn thất phi kỹ thuật, đảm bảo an toàn vận hành cũng như mỹ quan đô thị, trong khu vực nội thị và khu vực đô thị hóa xây dựng đường dây hạ áp bằng cáp vặn xoắn 4x95mm2. Các khu vực chưa ổn định dùng loại cáp bọc:

- Đường trục AV 3x95 + 1x70.

- Đường nhánh AV 3x70 + 1x50.

- Đường dây đến công tơ khách hàng: 2x6mm2.

- Về kết cấu lưới hạ áp: Sử dụng hệ thống hạ áp 3 pha 4 dây, nối đất trung tính trực tiếp.

- Cột hạ áp: Đối với khu vực đô thị dùng cột bê tông ly tâm 8,5m và 10m để có thể kết hợp lắp đặt đèn đường. Còn đối với khu vực nông thôn: dùng phổ biến loại cột bê tông vuông 7,5m, 8,5m cho các đường trục.

- Công tơ: Mọi hộ sử dụng điện đều phải lắp đặt công tơ riêng nhằm ngăn ngừa tổn thất. Sử dụng các hòm công tơ nhựa (loại cho 1, 2 hoặc 4 công tơ) chuyên dùng kín, khóa và có gông.

Dự kiến khối lượng xây dựng mới đường dây hạ áp và công tơ toàn tỉnh Hà Giang đến 2015 như sau:

* Đường dây hạ áp:  850 km

* Công tơ: 13.760 cái

4. Dự báo phát triển lưới điện giai đoạn 2016 - 2020:

Nhu cầu phụ tải sử dụng của tỉnh Hà Giang năm 2020 là 220MW. Ngoài các thủy điện đã đưa vào vận hành giai đoạn đến 2015, tiếp tục xây dựng mới các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh, nâng tổng công suất phát của thủy điện lên 813,5MW vào năm 2020.

Để đảm bảo cấp điện cho các phụ tải vào mùa khô và truyền tải dòng công suất các nhà máy thủy điện lên lưới điện 220kV quốc gia vào mùa mưa, giai đoạn này phải nâng công suất trạm 220kV Hà Giang thành (2x125)MVA.

Dự kiến xây dựng, cải tạo và nâng cấp trong giai đoạn 2016-2020 như sau:

- Thủy điện Sông Lô 5 (31,5MW) sẽ được đấu vào thanh cái 110kV trạm 110kV Bắc Quang thông qua đường dây 110kV mạch đơn, dây dẫn AC-185, dài 13km.

- Thủy điện Sông Lô 6 (44MW) sẽ được đấu transit với đường dây 110kV Bắc Quang – Tuyên Quang thông qua đường 110kV mạch kép, dây dẫn AC-240, dài 2km.

- Thủy điện Phương Độ (23,5MW): sẽ được đấu nối vào transit với đường dây 110kV Thanh Thuỷ – Hà Giang, thông qua đường dây mạch kép, dây dẫn AC-240 dài 2km.

- Thủy điện Sông Lô 4 (24MW): Được đấu nối transit với đường dây 110kV Hà Giang – Bắc Quang thông qua đường dây mạch kép, dây dẫn AC-300 dài 1km.

- Cụm thủy điện Nùng Lý, Nậm Hóp, Nậm Khòa (tổng công suất 15,3MW): sẽ được gom vào trạm 110kV Nùng Lý, công suất 1x25MVA, điện áp 110/35/6kV, rồi hòa vào lưới điện 110kV khu vực thông qua đường dây 110kV rẽ nhánh trên đường dây Hà Giang – Bắc Quang, dây dẫn AC-185 dài 23km.

♦ Vùng I (Thành phố Hà Giang, huyện Vị Xuyên, huyện Bắc Mê)

Đến năm 2020, dự kiến nhu cầu phụ tải vùng I là 152MW, trong đó phụ tải KCN Bình Vàng là 54MW, phải nâng công suất trạm 110kV Bình Vàng thành 2x40MVA.

Giai đoạn 2016-2020, dự kiến xây dựng thêm 20 thủy điện với tổng công suất lắp đặt là 79,2MW, trong đó có 17 nhà máy phát vào lưới trung áp với tổng công suất là 30MW.

Với công suất yêu cầu của phụ tải phân phối là 98MW thì nhu cầu nguồn trạm 110kV khoảng 144MVA. Để đảm bảo cấp điện cho vùng I, dự kiến phát triển lưới điện như sau:

- Duy trì công suất trạm 110kV Bắc Mê công suất (1x25) MVA – 110/35/22kV.

- Nâng công suất trạm 110kV Hà Giang thành (2x40)MVA-110/35/22kV.

- Xây dựng mới trạm 110kV Thanh Thủy (dự kiến đặt tại khu vực cửa khẩu Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên), quy mô 2 máy biến áp, trước mắt đưa vào vận hành 1 máy 25MVA, điện áp 110/35/22kV. Đồng thời xây dựng đường dây mạch kép, dây dẫn AC – 240, dài 2x0,5km, đấu rẽ nhánh trên 2 đường dây 110kV Trung Quốc – Hà Giang.

- Nâng tiết diện đường dây 110kV Hà Giang – Bắc Quang đoạn từ điểm đấu rẽ nhánh vào trạm cắt Sông Con 2 – Sông Bạc đến thanh cái 110kV trạm 110kV Hà Giang từ dây dẫn AC-150 thành dây AC-300 dài 54,9km.

♦ Vùng II (Huyện Bắc Quang, huyện Quang Bình, huyện Hoàng Su Phì và huyện Xín Mần)

Nhu cầu phụ tải vùng II năm 2020 là 58MW, nhu cầu công suất trạm 110kV là 84 MVA.

Giai đoạn 2016-2020, trên vùng II dự kiến xây dựng thêm 19 thủy điện với tổng công suất lắp đặt là 131,9MW, trong đó có 13 nhà máy phát vào lưới trung áp với tổng công suất lắp máy là 25,7MW.

Cân đối nhu cầu phụ tải và nguồn cung cấp công suất 110kV thừa 3MVA vào mùa mưa và thiếu 40MVA vào mùa khô. Để đảm bảo cấp điện cho phụ tải vùng II, dự kiến nâng công suất trạm 110kV Bắc Quang thành (25+40) MVA-110/35/22kV.

♦ Vùng III (Huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ và huyện Yên Minh)

Năm 2020, nhu cầu phụ tải vùng III là 35MW, nhu cầu công suất trạm 110kV khoảng 52MVA.

Giai đoạn 2016-2020, khu vực vùng III dự kiến xây dựng thêm 05 thủy điện với tổng công suất lắp đặt là 54,4MW, trong đó có 04 nhà máy phát vào lưới trung áp với tổng công suất lắp máy là 18,4MW.

Cân đối nhu cầu phụ tải và nguồn cung cấp cho khu vực thì thừa 3MVA vào mùa mưa và thiếu 23MVA vào mùa khô.

5. Vốn đầu tư

Tổng vốn đầu tư cho xây dựng mới và cải tạo lưới điện toàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011-2015 là: 1.992,9 tỷ đồng trong đó:

- Vốn đã ghi kế hoạch: 341,0 tỷ đồng.

- Vốn cần bổ sung: 1.651,9 tỷ đồng.

- Vốn xây dựng lưới điện 220kV: 364,1 tỷ đồng.

- Vốn phục vụ đấu nối thủy điện: 557,7 tỷ đồng

+ Tập đoàn Điện lực Việt Nam đầu tư phần nguồn, lưới điện 220kV, 110kV phục vụ phân phối. Trong đó, vốn xây dựng lưới điện truyền tải 220kV do Tổng công ty Truyền tải đầu tư, vốn xây dựng lưới 110kV do Tổng công ty Điện lực Miền bắc đầu tư, vốn xây dựng lưới trung, hạ thế đến công tơ do Công ty Điện lực Hà Giang đầu tư.

+ Đối với các hạng mục lưới cao thế 220kV, 110kV, lưới trung thế phục vụ cho mục đích chuyên dùng của khách hàng và đấu nối thuỷ điện vào hệ thống sẽ do khách hàng đầu tư.

+ Đối với khách hàng ngoài hoặc trong khu công nghiệp, khu đô thị, khu kinh tế tập trung ngành Điện sẽ đầu tư đến chân hàng rào công trình.

+ Vốn ngân sách địa phương hỗ trợ phát triển lưới điện nông thôn, các hộ nghèo, hộ chính sách vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc./.

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 32/NQ-HĐND

Loại văn bảnNghị quyết
Số hiệu32/NQ-HĐND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành09/12/2011
Ngày hiệu lực09/12/2011
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật12 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 32/NQ-HĐND

Lược đồ Nghị quyết 32/NQ-HĐND Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Hà Giang 2011


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Nghị quyết 32/NQ-HĐND Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Hà Giang 2011
                Loại văn bảnNghị quyết
                Số hiệu32/NQ-HĐND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Hà Giang
                Người kýVương Mí Vàng
                Ngày ban hành09/12/2011
                Ngày hiệu lực09/12/2011
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcLĩnh vực khác
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật12 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Nghị quyết 32/NQ-HĐND Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Hà Giang 2011

                        Lịch sử hiệu lực Nghị quyết 32/NQ-HĐND Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Hà Giang 2011

                        • 09/12/2011

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 09/12/2011

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực