Nghị quyết 33/2015/NQ-HĐND

Nghị quyết 33/2015/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Cao Bằng, giai đoạn 2013 - 2020

Nội dung toàn văn Nghị quyết 33/2015/NQ-HĐND thông qua quy hoạch bảo vệ phát triển rừng Cao Bằng


HỘI ĐNG NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 33/2015/NQ-HĐND

Cao Bằng, ngày 10 tháng 12 năm 2015

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC THÔNG QUA QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2013 - 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ 14

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 13 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về Thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rng;

Căn cứ Quyết định số 512/2014/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, định hướng đến năm 2025;

Căn cứ Thông tư 05/2008/TT-BNN ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Hướng dẫn lập Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;

Xét Tờ trình số 3360/TTr-UBND ngày 20 tháng 11 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị thông qua Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Cao Bằng, giai đoạn 2013 - 2020;

Sau khi nghe báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Nhất trí thông qua Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Cao Bằng, giai đoạn 2013 - 2020 (Có nội dung quy hoạch chi tiết kèm theo).

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết này và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện với Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và các Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Điều 4. Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày thông qua.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng khóa XV, kỳ họp thứ 14 thông qua./. 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Hoàng Anh

 

QUY HOẠCH

BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2013 - 2020
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 33/2015/NQ-HĐND, ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng)

I. MỤC TIÊU

1. Về kinh tế

- Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững đất rng được quy hoạch cho 03 loại rừng: rng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất; đẩy mạnh phát triển các vùng nguyên liệu tập trung đảm bảo cung cấp tối đa nguyên liệu cho các nhà máy, cơ sở chế biến trong và ngoài tỉnh, hướng ti xuất khẩu;

- Xây dựng và phát triển nền lâm nghiệp sản xuất hàng hóa đa dạng với nhiều thành phần kinh tế, đáp ứng lâu dài và ổn định nhu cầu gỗ và các loại lâm sản khác phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, đồng thời áp dụng các giải pháp lâm sinh hữu hiệu nhằm nâng cao năng suất, chất lượng rừng, rút ngắn chu kỳ kinh doanh, nâng cao giá trị thu nhập từ sản xuất lâm nghiệp.

2. Về môi trường

Duy trì và nâng cao độ che phủ của rừng lên 53% vào năm 2020; nâng cao năng suất, chất lượng rừng, làm tốt công tác quản lý bảo vệ diện tích rừng hiện có; khoanh nuôi phục hồi rng, trồng và chăm sóc rừng nhằm phát huy tối đa khả năng phòng hộ của rừng, hạn chế thiên tai, giảm thiểu khí phát thải và ứng phó với biến đổi khí hậu.

3. Về xã hội và an ninh quốc phòng

- Giải quyết, tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 13,5 nghìn lao động/năm, gắn kế hoạch bảo vệ phát triển rừng với chương trình xây dựng nông thôn mới;

- Thông qua hoạt động sản xuất lâm nghiệp, tạo môi trường đào tạo và chuyển giao công nghệ cho trên 30% số lao động ngành lâm nghiệp thông qua các chương trình khuyến lâm;

- Bảo vệ và phát triển rừng trên các diện tích quy hoạch cho các khu vực quốc phòng, an ninh, đảm bảo khả năng phòng thủ của tỉnh và quốc gia.

II. NHIỆM VỤ

1. Sử dụng đất lâm nghiệp

Diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp 534.099 ha, trong đó: Rng đặc dụng 17.623 ha; rng phòng hộ 298.321 ha; rng sản xuất 218.155 ha.

2. Bảo vệ rừng

Bảo vệ 339.484 ha rng, trong đó: Rừng đặc dụng 14.759 ha; rừng phòng hộ 185.484 ha; rng sản xuất 139.227 ha.

3. Phát triển rừng

- Trồng rng tập trung: 34.321 ha, trong đó: Rừng đặc dụng 426 ha; rừng phòng hộ 4.547 ha; rng sản xuất 29.348 ha;

- Trồng lại rừng sau khai thác trắng rng trồng: 5.690 ha;

- Trồng cây phân tán: 1.272.300 cây (tương đương với diện tích 1.060 ha);

- Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác: 800 ha;

- Khoanh nuôi tái sinh rng tự nhiên 19.948 ha, bao gồm: Rừng phòng hộ 18.812 ha; rng sản xuất 1.136 ha;

- Cải tạo rừng 5.000 ha.

4. Khai thác gỗ và lâm sản

- Khai thác gỗ rừng trồng sản xuất: 7.186 ha vi sản lượng dự kiến 388.068 m3 gỗ;

- Khai thác tận dụng đối với diện tích rng tự nhiên được cải tạo 5.000 ha;

- Khai thác lâm sản ngoài gỗ (tre nứa, vầu, trúc) 22,87 triệu cây.

5. Chế biến gỗ và lâm sản

- Quy hoạch hệ thống chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ gắn liền với vùng nguyên liệu, chú trọng đến công nghệ và dây chuyền sản xuất hiện đại đảm bảo tiết kiệm nguyên liệu, mẫu mã sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường và giảm thiểu ô nhiễm môi trường;

- Kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng 1 nhà máy sản xuất chế biến gỗ, công suất 120 nghìn tấm sản phẩm/năm;

- Mặt hàng chủ lực: gỗ xẻ, ván MDF, ván thanh, gỗ dán ép, đồ gia dụng, văn phòng, chiếu trúc, mành trúc, đồ thủ công mỹ nghệ, đũa, tinh dầu hồi, nhựa thông, hạt dẻ.

6. Phân vùng sản xuất nguyên liệu chế biến gỗ và lâm sản

- Vùng sản xuất gỗ lớn phục vụ xây dựng và gia dụng: Quy hoạch trên đối tượng diện tích rừng tự nhiên thuộc rừng sản xuất trên địa bàn các huyện của tỉnh Cao Bằng, diện tích 122.252,5 ha;

- Vùng sản xuất gỗ ván thanh, ván bóc: Quy hoạch trên đối tượng rừng trồng và đất chưa có rừng thuộc các xã vùng thấp thuộc các huyện Nguyên Bình, Hòa An, Thạch An và thành phố Cao Bằng, diện tích 34.073,9 ha;

- Vùng phát triển lâm sản ngoài gỗ: Nguyên liệu sản xuất mành trúc, đồ thủ công mỹ nghệ và rng đặc sản thuộc các huyện Nguyên Bình, Bảo Lạc, Thông Nông, Trà Lĩnh, Trùng Khánh, diện tích 15.000 ha;

- Vùng sản xuất gỗ nhỏ và nguyên liệu chế biến khác: Quy hoạch phần diện tích còn lại của rng trồng và đất chưa có rừng thuộc địa bàn các huyện, diện tích quy hoạch 46.829 ha.

7. Các hoạt động khác

- Vườn ươm: cải tạo 17 vườn ươm, xây mới 06 vườn;

- Xây dựng đường lâm nghiệp: 182,6 km;

- Xây dựng đường băng xanh cản lửa: 600,5 km;

- Xây dựng chòi canh lửa: 15 chòi canh.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp về tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất bảo vệ rừng

- Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo điều hành của Chính quyền và phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rng;

- Khuyến khích liên doanh, liên kết giữa các chủ rng và các cơ sở, nhà máy chế biến lâm sản trên địa bàn tạo mối liên kết bền vng trong phát triển kinh tế lâm nghiệp;

- Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rng và xây dựng, thực hiện chế độ thi đua khen thưởng; phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

2. Giải pháp về xây dựng quy hoạch, kế hoạch và chính sách đất đai

- Lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp huyện, xã để quản lý bảo vệ, phát triển rừng ổn định, lâu dài, đạt hiệu quả;

- Chính sách đất đai: thực hiện hoàn thành việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp gắn với giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào sản xuất kinh doanh lâm nghiệp theo đúng quy định của pháp luật; miễn giảm thuế sử dụng đất lâm nghiệp, giảm thuế sản phẩm khai thác rừng trồng ở chu kỳ đầu để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các tổ chức và hộ gia đình có khả năng tích tụ và đầu tư phát triển rng.

3. Giải pháp về khoa học và công nghệ và môi trường

- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất giống cây lâm nghiệp nhằm rút ngắn chu kỳ kinh doanh, nâng cao năng suất rừng trồng; xây dựng chứng chỉ quản lý rừng bền vững;

- Về môi trường: Trồng rừng, làm giàu rừng phải lựa chọn biện pháp kỹ thuật thích hợp hạn chế thấp nhất gây tác hại tới môi trường; khai thác sử dụng rừng cần chú trọng tới phương thức khai thác rừng cho từng khu vực, từng mức độ xung yếu để lựa chọn phương thức khai thác hợp lý, hạn chế gây ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ đầu nguồn, môi trường sinh thái và ảnh hưởng tới nguồn nước sản xuất nông nghiệp; chế biến lâm sản phải lựa chọn dây chuyền công nghệ tiên tiến, chú trọng việc đầu tư xây dựng các công trình xử lý chất thải để giảm thiểu những tác động bất lợi tới môi trường.

4. Giải pháp về thị trường

- Nhà máy phải đầu tư vốn, vật tư, kỹ thuật với người trồng rừng trong vùng nguyên liệu được quy hoạch, bằng hình thức liên doanh liên kết. Doanh nghiệp có tiềm lực về vốn, trình độ quản lý, khoa học kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm, người dân có đất tham gia nhận trồng rng, chăm sóc và bán nguyên liệu cho Nhà máy;

- Các cơ sở chế biến cải tiến công nghệ sản xuất để giảm giá thành sản xuất và tăng tính cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ sản phẩm sau chế biến.

5. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

- Tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và khoa học kỹ thuật lâm nghiệp, đặc biệt chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn;

- Bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý lâm nghiệp có kinh nghiệm thực tiễn cho các Ban quản lý rùng đặc dụng, các dự án lâm nghiệp.

6. Giải pháp về huy động nguồn lực đầu tư

Thực hiện huy động lồng ghép các nguồn vốn để bảo vệ và phát triển rừng, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển rừng; tạo điều kiện để doanh nghiệp, người dân tiếp cận được các nguồn vốn vay tín dụng đầu tư và các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, tranh thủ nguồn vốn ngân sách Trung ương để đầu tư cho bảo vệ và phát triển rng phòng hộ, rừng đặc dụng và hỗ trợ trồng rừng sản xuất theo Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2007 và Quyết định số 66/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020.

7. Kinh phí thực hiện và nguồn vốn đầu tư

Tổng nhu cầu vốn đầu tư: 1.509 tỷ đồng, trong đó:

- Giai đoạn 2014 - 2015: 368,1 tđồng (đã thực hiện), bao gồm: 42,925 tỷ đồng ngân sách Trung ương; 12 tỷ đồng thu từ tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng; 147,1 tỷ đồng vốn doanh nghiệp; 166,075 tỷ đồng vốn huy động từ người dân;

- Giai đoạn 2016 - 2020: 1.140,9 tỷ đồng, bao gồm: 199,2 tỷ đồng vốn ngân sách Trung ương; 30 tỷ đồng thu từ tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng; 479 tỷ đồng vốn doanh nghiệp; 432,7 tỷ đồng vốn huy động từ người dân.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 33/2015/NQ-HĐND

Loại văn bảnNghị quyết
Số hiệu33/2015/NQ-HĐND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành10/12/2015
Ngày hiệu lực20/12/2015
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật8 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 33/2015/NQ-HĐND

Lược đồ Nghị quyết 33/2015/NQ-HĐND thông qua quy hoạch bảo vệ phát triển rừng Cao Bằng


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Nghị quyết 33/2015/NQ-HĐND thông qua quy hoạch bảo vệ phát triển rừng Cao Bằng
                Loại văn bảnNghị quyết
                Số hiệu33/2015/NQ-HĐND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Cao Bằng
                Người kýNguyễn Hoàng Anh
                Ngày ban hành10/12/2015
                Ngày hiệu lực20/12/2015
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật8 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Nghị quyết 33/2015/NQ-HĐND thông qua quy hoạch bảo vệ phát triển rừng Cao Bằng

                  Lịch sử hiệu lực Nghị quyết 33/2015/NQ-HĐND thông qua quy hoạch bảo vệ phát triển rừng Cao Bằng

                  • 10/12/2015

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 20/12/2015

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực