Nghị quyết 367/NQ-HĐND

Nghị quyết 367/NQ-HĐND năm 2015 thông qua Quy hoạch tổng thể bố trí dân cư tỉnh Điện Biên giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến năm 2025

Nội dung toàn văn Nghị quyết 367/NQ-HĐND quy hoạch tổng thể bố trí dân cư Điện Biên 2015


HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 367/NQ-HĐND

Điện Biên, ngày 08 tháng 7 năm 2015

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC THÔNG QUA QUY HOẠCH TỔNG THỂ BỐ TRÍ DÂN CƯ TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
KHÓA XIII - KỲ HỌP THỨ 14

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 09/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 09/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình bố trí dân cư các vùng: thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Thông tư số 1776/QĐ-TTg Chương trình bố trí dân cư">03/2014/TT-BNNPTNT ngày 25/01/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 1776/QĐ-TTg ngày 21 tháng 11 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình bố trí dân cư các vùng: thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020”;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu.

Xét Tờ trình số 2330/TTr-UBND ngày 24/6/2015 của UBND tỉnh Điện Biên về việc thông qua Quy hoạch tổng thể bố trí dân cư tỉnh Điện Biên giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2025; Báo cáo thẩm tra số 15/BC-BDT ngày 04/7/2015 của Ban Dân tộc HĐND tỉnh và ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Quy hoạch tổng thể bố trí dân cư tỉnh Điện Biên giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2025, với những nội dung chủ yếu sau:

I. Quan điểm, mục tiêu

1. Quan điểm bố trí dân cư

- Quy hoạch, ổn định dân cư phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện, tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là quy hoạch sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, tăng thu nhập cho người nông dân, đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội.

- Bố trí, sắp xếp ổn định dân cư theo thứ tự ưu tiên: vùng thiên tai cần di dời cấp bách, vùng có nguy cơ thiên tai, vùng biên giới, vùng đặc biệt khó khăn về đời sống, ổn định dân di cư tự do, vùng xung yếu, rất sung yếu của rừng phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; nhằm hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, ổn định và góp phần nâng cao đời sống của người dân, đảm bảo an ninh - quốc phòng.

2. Mục tiêu quy hoạch

- Về bố trí dân cư: bố trí, sắp xếp ổn định cho 5.219 hộ, 28.696 nhân khẩu. Cụ thể như sau:

+ Bố trí dân cư theo Quyết định 1776/QĐ-TTg: 3.905 hộ, 21.289 nhân khẩu (xen ghép 2.421 hộ; n định tại chỗ 27 hộ; di chuyển tập trung: 1.466 hộ; thành lập 33 bản mới tái thành lập 01 bản).

+ Bố trí dân cư vùng biên giới Việt - Trung di chuyển đến bản sát biên giới: Di chuyển tập trung 45 hộ, 225 nhân khẩu, thành lập 02 bản mới (Có dự án đầu tư riêng theo Quyết định số 570/QĐ-TTg).

+ Sắp xếp, ổn định dân di cư tự do thuộc Đề án 79: 1.269 hộ, 7.182 nhân khẩu (Có dự án đầu tư riêng).

- Về xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu:

Phấn đấu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 cơ bản hoàn thành việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho các điểm bố trí dân cư theo thứ tự ưu tiên là: giao thông, nước sinh hoạt, thuỷ lợi, trường học, nhà văn hóa, điện sinh hoạt phù hợp với các tiêu chí trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

- Về đời sống dân cư:

+ Mục tiêu đến năm 2020:

(+) Thu nhập bình quân đầu người đạt 8,58 triệu đồng/người/năm;

(+) Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 22,83%;

(+) 95% hộ dân cư được sử dụng điện lưới quốc gia;

(+) Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 80%.

(+) Tỷ lệ hộ có nhà kiên cố và bán kiên cố đạt 80%.

+ Mục tiêu đến năm 2025:

(+) Thu nhập bình quân đầu người đạt 13,4 triệu đồng/người/năm;

(+) Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 11,33%;

(+) 100% hộ dân cư được sử dụng điện lưới quốc gia;

(+) Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 95%.

(+) Tỷ lệ hộ có nhà kiên cố và bán kiên cố đạt 90%.

II. Quy hoạch bố trí ổn định dân cư giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2025

1. Giai đoạn 2015-2020

Ưu tiên thực hiện di chuyển, sắp xếp, ổn định dân cư các dự án bố trí dân cư đã được phê duyệt; đã có chủ trương đầu tư; vùng có nguy cơ thiên tai cao.

- Các dự án đã được phê duyệt đầu tư:

Di chuyển tập trung 260 hộ, 1.794 nhân khẩu ra khỏi vùng có nguy cơ thiên tai, thành lập 04 bản mới.

- Các dự án đã có chủ trương đầu tư:

Di chuyển tập trung 133 hộ, 789 nhân khẩu vùng có nguy cơ thiên tai, đặc biệt khó khăn; bố trí xen ghép 15 hộ, 128 nhân khẩu, thành lập 04 bản mới.

- Bố trí dân cư vùng có nguy cơ thiên tai cao:

Bố trí xen ghép, nội bản 736 hộ, 4.755 nhân khẩu; di chuyển tập trung 230 hộ, 1.464 nhân khẩu đã có đất sản xuất ra khỏi vùng có nguy cơ thiên tai cao; thành lập 08 bản mới.

- Bố trí dân cư vùng biên giới Việt - Trung di chuyển đến bản sát biên giới:

Di chuyển tập trung 45 hộ, 225 nhân khẩu, thành lập 02 bản mới (Có dự án đầu tư riêng theo Quyết định số 570/QĐ-TTg).

- Sắp xếp, ổn định dân di cư tự do thuộc Đề án 79: 1.269 hộ, 7.182 nhân khẩu (Có dự án đầu tư riêng).

2. Giai đoạn 2021-2025

Ổn định tại chỗ 27 hộ, 129 nhân khẩu; bố trí xen ghép, di chuyển nội bản 284 hộ, 1.109 nhân khẩu ra khỏi vùng có nguy cơ thiên tai.

Bố trí xen ghép 414 hộ, 2.007 nhân khẩu; di chuyển tập trung 370 hộ, 1.777 nhân khẩu khu vực biên giới Việt - Lào; thành lập 05 bản mới.

Bố trí xen ghép 942 hộ, 4.742 nhân khẩu; di chuyển tập trung 494 hộ, 2.595 nhân khẩu vùng đặc biệt khó khăn; thành lập 13 bản mới.

III. Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân

Phấn đấu đến năm 2020, cơ bản hoàn thành các công trình thiết yếu theo thứ tự ưu tiên: đường giao thông, nước sinh hoạt, thủy lợi, nhà lớp học một số bản, nhà văn hóa cộng đồng bản, đường điện lưới quốc gia; nhất là ở các điểm bản dự kiến thành lập mới. Cụ thể như sau (không bao gồm các hạng mục được đầu tư bằng nguồn vốn riêng của Đề án 79 và Quyết định số 570):

1. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn mục tiêu

a) Các dự án đã được phê duyệt đầu tư:

- Giao thông: mở mới 04 công trình đường giao thông (đường vào bản loại B và đường nội bản loại C); tiếp chi 03 công trình.

- Thủy lợi: 02 công trình (đầu tư xây dựng mới).

- Công trình nước sinh hoạt: đầu tư xây dựng mới 03 công trình, tiếp chi 01 công trình.

- Nhà lớp học: Đầu tư xây dựng mới 03 công trình nhà lớp học bản, quy mô nhà cấp IV (gồm phòng công vụ, phòng học sinh, bếp ăn và công trình phụ trợ khác).

- Nhà văn hóa: 03 nhà văn hóa cộng đồng (đầu tư xây dựng mới).

b) Các dự án đã có chủ trương đầu tư

- Giao thông: 05 công trình đường GTNT loại C (đầu tư xây dựng mới).

- Nước sinh hoạt: 05 công trình nước sinh hoạt (đầu tư xây dựng mới).

- Thủy lợi: 04 công trình (xây dựng mới).

- Nhà lớp học: Đầu tư xây dựng mới 04 công trình nhà lớp học bản, quy mô nhà cấp IV (gồm phòng công vụ, phòng học sinh, bếp ăn và công trình phụ trợ khác).

c) Vùng có nguy cơ thiên tai

- Giao thông: 08 công trình đường GTNT loại C (đầu tư xây dựng mới).

- Thủy lợi: 02 công trình (đầu tư xây dựng mới)

- Nước sinh hoạt: 07 công trình (đầu tư xây dựng mới).

d) Vùng biên giới Việt - Lào

- Giao thông: 06 công trình đường GTNT loại C (đầu tư xây dựng mới).

- Nước sinh hoạt: 06 công trình (đầu tư xây dựng mới).

e) Vùng đặc biệt khó khăn

- Giao thông: 13 công trình đường GTNT loại C (đầu tư xây dựng mới).

- Thủy lợi: 10 công trình (đầu tư xây dựng mới).

- Nước sinh hoạt: 14 công trình (đầu tư xây dựng mới).

2. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ các nguồn vốn chương trình khác

- Đầu tư xây dựng mới 01 công trình đường GTNT; 01 công trình nước sinh hoạt; 04 công trình nhà lớp học bằng nguồn vốn đầu tư phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng Chương trình 30A.

- Đầu tư xây dựng mới 18 công trình nhà văn hóa cộng đồng thôn bản; 03 công trình nhà lớp học sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển Chương trình xây dựng nông thôn mới.

- Đầu tư xây dựng mới 40 công trình điện sinh hoạt phục vụ đời sống cho người dân trong vùng quy hoạch bằng nguồn vốn Dự án cấp điện cho các thôn, bản chưa có điện.

IV. Định hướng phát triển sản xuất

1. Trồng trọt

a) Trồng cây lương thực có hạt: Khai thác có hiệu quả diện tích đất sản xuất hiện có để tăng sản lượng lương thực.

- Đất trồng lúa nước:

Đầu tư hoàn thiện, xây mới một số công trình thủy lợi, khuyến khích nhân dân tận dụng nguồn nước để mở rộng diện tích đất canh tác, nhất là diện tích canh tác lúa nước; đồng thời hỗ trợ nhân dân khai hoang. Chú trọng về đầu tư tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất; thực hiện thâm canh tăng năng suất cây trồng.

- Đất nương các loại:

Giảm dần diện tích đất nương, chuyển đổi sang đất trồng cây lâm nghiệp và cây công nghiệp dài ngày.

b) Đối với các loại cây hoa màu hàng năm khác

Tăng dần diện tích trồng các loại cây hoa màu như đậu tương, lạc... trên chân ruộng 1 vụ và trên đất nương luân canh, nhằm cải tạo đất, hạn chế xói mòn rửa trôi bề mặt, góp phần tăng thêm thu nhập cho người dân.

c) Đối với trồng cây lâu năm

- Chú trọng trồng mới, tăng diện tích cây công nghiệp dài ngày. Dần hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung: huyện Mường Ảng (cà phê); huyện Tủa Chùa (chè); huyện Tuần Giáo, Điện Biên, Mường Nhé, Mường Chà (cao su).

- Phát triển cây ăn quả trên cơ sở lựa chọn các giống cây chủ lực, có lợi thế, phù hợp với điều kiện cụ thể từng địa phương.

2. Phát triển chăn nuôi

Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đàn đại gia súc, gia cầm; kiểm soát và phòng chống dịch bệnh, đầu tư xây dựng chuồng trại và chăn thả có kiểm soát, hạn chế chăn nuôi thả rông; cải tạo dần đàn gia súc, gia cầm, đưa các loại giống mới, chất lượng sản phẩm cao cho các hộ nông dân vùng quy hoạch.

3. Phát triển sản xuất lâm nghiệp

Phát triển sản xuất lâm nghiệp của vùng phải vừa đảm bảo phát triển kinh tế vừa phải làm tốt chức năng phòng hộ: bảo vệ, khoanh nuôi, trồng, chăm sóc rừng tự nhiên, rừng tái sinh; trồng rừng phòng hộ tập trung ở đầu nguồn các con suối; trồng một số loại cây rừng có giá trị kinh tế cao.

4. Phát triển ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp dịch vụ

Phát huy thế mạnh nghề truyền thống của từng vùng để khuyến khích phát triển nghề dệt vải, thổ cẩm, đan lát. Phát triển một số ngành, nghề chế biến nông sản nhằm gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, nâng cao hiệu quả sản xuất.

V. Các giải pháp chủ yếu để thực hiện quy hoạch

1. Về quy hoạch, kế hoạch

- Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể bố trí dân cư tỉnh Điện Biên giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2025 được duyệt, tiến hành lập, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư bố trí dân cư để tổ chức thực hiện theo kế hoạch hàng năm.

- Xây dựng kế hoạch bố trí dân cư theo thứ tự ưu tiên, nơi có nguy cơ cao về thiên tai phải bố trí thực hiện trước. Có kế hoạch cụ thể để thực hiện dứt điểm những dự án bố trí ổn định dân cư đang triển khai.

Trong quá trình thực hiện quy hoạch nếu có sự thay đổi cần điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tế của từng địa phương.

2. Giải pháp về cơ chế chính sách

- Chính sách đất đai:

Xây dựng chính sách bố trí đất đai cho các hộ thuộc đối tượng thụ hưởng Chương trình như: Cấp đất ở, miễn giảm thuế sử dụng đất và cho thuê đất mở rộng sản xuất kinh doanh của các hộ trong quy hoạch.

+ Có chính sách khuyến khích các hộ, các thành phần kinh tế sử dụng đất đúng mục đích và sử dụng có hiệu quả, làm cho đất được cải tạo thường xuyên, tạo điều kiện cho tích tụ ruộng đất và tập trung ruộng đất.

+ Tạo mọi điều kiện về quỹ đất cho các thành phần kinh tế ở vùng nông thôn thuê để xây dựng các cơ sở sản xuất nông nghiệp - công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: như kinh tế hộ gia đình, kinh tế tư nhân, kinh tế HTX và kinh tế nhà nước.

- Chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng:

Ngân sách Nhà nước hỗ trợ từ nguồn đầu tư phát triển để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu đối với vùng bố trí ổn định dân cư tập trung theo dự án được phê duyệt, bao gồm các hạng mục: Bồi thường, giải phóng mặt bằng (nếu có); san lấp mặt bằng đất ở tại điểm tái định cư; khai hoang đất sản xuất (đối với khai hoang tập trung); đường giao thông (nội vùng quy hoạch và đường nối điểm dân cư đến tuyến giao thông gần nhất); công trình cấp nước sinh hoạt; thủy lợi nhỏ và một số công trình thiết yếu khác.

- Chính sách hỗ trợ trực tiếp hộ gia đình:

Thực hiện các nội dung hỗ trợ theo Quyết định số 21/2013/QĐ-UBND ngày 31/10/2013 của UBND tỉnh Điện Biên Quy định mức hỗ trợ thực hiện Chương trình bố trí dân cư trên địa bàn tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020 theo Quyết định số 1776/QĐ-TTg.

- Các chính sách khác:

+ Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động vùng quy hoạch theo quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020;

+ Hỗ trợ xây dựng nội dung, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về quản lý, tổ chức thực hiện chương trình cho cán bộ làm công tác bố trí dân cư và bảo đảm kinh phí chỉ đạo thực hiện chương trình ở các cấp.

3. Giải pháp tạo quỹ đất ổn định dân cư

- Thu hồi diện tích đất sử dụng kém hiệu quả của các tổ chức, cá nhân.

- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo qui hoạch, kế hoạch.

- Khai hoang, phục hóa mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở những nơi có điều kiện.

- Huy động các tổ chức, cá nhân hiến đất.

4. Giải pháp về phát triển sản xuất

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chú trọng phát triển các loại cây có giá trị kinh tế, chăn nuôi đại gia súc, trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng, thúc đẩy tăng thu nhập cho hộ gia đình từ rừng.

Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, thâm canh, tăng vụ, nâng cao năng suất, chất lượng nông sản.

Thực hiện đổi mới các hình thức kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh hợp tác, liên kết kinh tế giữa các thành phần kinh tế trên địa bàn.

Chủ động bố trí vốn lồng ghép của các chương trình, dự án triển khai trên địa bàn vùng quy hoạch để hỗ trợ phát triển cho các hộ gia đình, nhất là những hộ di chuyển tập trung đến nơi ở mới theo chế độ chính sách hiện hành.

Tăng cường thông tin, tìm kiếm thị trường; gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm cho các hộ dân.

Phát triển ngành nghề nông thôn, nhất là một số nghề truyền thống của các dân tộc như đan mây, dệt thổ cẩm…

5. Giải pháp về vốn đầu tư

Ngoài nguồn vốn ngân sách Trung ương trực tiếp đầu tư cho Quy hoạch Bố trí ổn định dân cư theo Quyết định 1776/QĐ-TTg dự kiến cần lồng ghép các nguồn lực đầu tư từ các nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án khác để thực hiện các nội dung Quy hoạch đã đề ra.

- Tổng vốn đầu tư: 2.184 tỷ 598 triệu đồng, trong đó:

+ Vốn đầu tư trực tiếp (QĐ số 1776/QĐ-TTg): 789 tỷ 251 triệu đồng, gồm: Vốn đầu tư phát triển: 695 tỷ 142 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 94 tỷ 109 triệu đồng.

+ Vốn dự kiến lồng ghép từ các chương trình, dự án khác: 1.395 tỷ 348 triệu đồng.

- Phân kỳ đầu tư:

+ Giai đoạn 2015-2020 là: 1.596 tỷ 825 triệu đồng;

+ Giai đoạn 2021-2025 là: 587 tỷ 773 triệu đồng.

6. Giải pháp về tuyên truyền

Huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể, quần chúng nhân dân, các tổ chức xã hội và cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu rõ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tích cực tham gia cùng chính quyền các cấp thực hiện bố trí dân cư theo quy hoạch, kế hoạch.

Tăng cường huy động các nguồn lực từ nhân dân, đặc biệt là ở vùng bố trí dân cư xem ghép và ổn định tại chỗ, để duy tu, sửa chữa các công trình hạ tầng đang xuống cấp, ổn định sản xuất và sinh hoạt; góp phần thực hiện hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới.

Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, đảm bảo thế trận phòng thủ chặt chẽ, liên hoàn, hình thành phòng tuyến nhân dân và an ninh nhân dân trên địa bàn toàn vùng nói chung, đặc biệt là địa bàn tuyến biên giới nói riêng.

Thường xuyên tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm, đẩy mạnh tự quản an ninh trật tự bản, góp phần bảo vệ vững chắc biên cương Tổ quốc.

Xây dựng và củng cố hệ thống cơ sở chính trị các xã, bản biên giới vững mạnh, đủ sức lãnh đạo hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch được giao.

7. Giải pháp giảm thiểu tác động môi trường

- Thực hiện có hiệu quả công tác giao khoán, khoanh nuôi, bảo vệ rừng.

- Đẩy mạnh các hoạt động về tuyên truyền, khuyến nông, khuyến ngư, đưa khoa học kĩ thuật vào sản xuất, nhân rộng các mô hình phát triển bền vững; đảm bảo an ninh lương thực kết hợp giữ đất sản xuất, chống xói mòn, rửa trôi.

- Đối với những điểm bản mới: Hỗ trợ người dân tự cải tạo mặt bằng, làm nền nhà; tránh tác động mạnh làm thay đổi địa hình, địa mạo của đất; đảm bảo cho người dân định cư lâu dài, an toàn.

- Tiếp tục triển khai, thực hiện chương trình phòng chống lụt bão; thực hiện tốt công tác dự báo, cảnh báo thiên tai.

Điều 2. Giao Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát thực hiện Nghị quyết.

Điều 4. Nghị quyết có hiệu lực thi hành kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên khóa XIII, kỳ họp thứ 14 thông qua ngày 08 tháng 7 năm 2015./.

 

 

Nơi nhận:
- UBTV Quốc hội;
- Chính phủ;
- TT Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ tỉnh;
- Các ban của HĐND tỉnh;
- Đại biểu QH, ĐB HĐND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- TT HĐND - UBND các huyện, TX,TP;
- Lưu: VT, CVHĐND tỉnh.

KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Giàng Thị Hoa

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 367/NQ-HĐND

Loại văn bản Nghị quyết
Số hiệu 367/NQ-HĐND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành 08/07/2015
Ngày hiệu lực 08/07/2015
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội
Tình trạng hiệu lực Còn hiệu lực
Cập nhật 9 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 367/NQ-HĐND

Lược đồ Nghị quyết 367/NQ-HĐND quy hoạch tổng thể bố trí dân cư Điện Biên 2015


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

Văn bản liên quan ngôn ngữ

Văn bản sửa đổi, bổ sung

Văn bản bị đính chính

Văn bản được hướng dẫn

Văn bản đính chính

Văn bản bị thay thế

Văn bản hiện thời

Nghị quyết 367/NQ-HĐND quy hoạch tổng thể bố trí dân cư Điện Biên 2015
Loại văn bản Nghị quyết
Số hiệu 367/NQ-HĐND
Cơ quan ban hành Tỉnh Điện Biên
Người ký Giàng Thị Hoa
Ngày ban hành 08/07/2015
Ngày hiệu lực 08/07/2015
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội
Tình trạng hiệu lực Còn hiệu lực
Cập nhật 9 năm trước

Văn bản thay thế

Văn bản gốc Nghị quyết 367/NQ-HĐND quy hoạch tổng thể bố trí dân cư Điện Biên 2015

Lịch sử hiệu lực Nghị quyết 367/NQ-HĐND quy hoạch tổng thể bố trí dân cư Điện Biên 2015

  • 08/07/2015

    Văn bản được ban hành

    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

  • 08/07/2015

    Văn bản có hiệu lực

    Trạng thái: Có hiệu lực