Nghị quyết 47/2005/NQ-QH11

Nghị quyết số 47/2005/NQ-QH11 về việc dự toán ngân sách nhà nước năm 2006 do Quốc hội ban hành

Nội dung toàn văn Nghị quyết 47/2005/NQ-QH11 dự toán ngân sách nhà nước năm 2006


QUỐC HỘI
*****

47/2005/QH11

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

*****

Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2005

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2006 QUỐC HỘI

 QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ vào Điều 84 của Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội Khóa X, kỳ họp thứ mười;
Căn cứ vào Luật ngân sách nhà nước;
Sau khi xem xét Báo cáo số 16/CP-KTTH ngày 05/10/2005 của Chính phủ trình Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2006; Báo cáo thẩm tra số 2060/UBKTNS ngày 06/10/2005 của Ủy ban Kinh tế và Ngân sách của Quốc hội và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội,

QUYẾT NGHỊ:

I. THÔNG QUA DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2006, THEO ĐÓ:

- Tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước: 237.900 tỷ đồng (hai trăm ba bảy nghìn chín trăm tỷ đồng), bằng 24,5% tổng sản phẩm trong nước (GDP); tính cả 8.000 tỷ đồng thu kết chuyển năm 2005 sang năm 2006 thì tổng số thu ngân sách nhà nước là 245.900 tỷ đồng (hai trăm bốn lăm nghìn chín trăm tỷ đồng);

- Tổng số chi cân đối ngân sách nhà nước: 294.400 tỷ đồng (hai trăm chín tư nghìn bốn trăm tỷ đồng);

- Mức bội chi ngân sách nhà nước: 48.500 tỷ đồng (bốn tám nghìn năm trăm tỷ đồng), bằng 5% tổng sản phẩm trong nước (GDP).

(Kèm theo các Phụ lục số 1, 2, 3, 4 và 5).

II. THÔNG QUA CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2006 CỦA CHÍNH PHỦ, CÁC GIẢI PHÁP NÊU TẠI BÁO CÁO THẨM TRA CỦA ỦY BAN KINH TẾ VÀ NGÂN SÁCH TRÌNH QUỐC HỘI VÀ NHẤN MẠNH MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN SAU:

1. Chính phủ tổ chức triển khai thực hiện kịp thời nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2006 theo quy định của pháp luật; đẩy mạnh cải cách hành chính và mở rộng áp dụng các hình thức quản lý thuế hiện đại để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước. Tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, trốn lậu thuế, kiểm tra và thu triệt để các khoản nợ đọng ngân sách; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về thu ngân sách nhà nước;

2. Từ năm 2006 đến hết năm 2010, thực hiện miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên, thuế môn bài ở khâu đánh bắt hải sản, sản xuất muối chưa qua chế biến; giảm thuế thu nhập doanh nghiệp tương ứng với số tiền đào tạo, dạy nghề đối với những cơ sở sản xuất kinh doanh tiếp nhận lao động là người dân tộc thiểu số để cơ sở sản xuất kinh doanh có nguồn kinh phí đào tạo, dạy nghề cho số lao động này. Giao Chính phủ hướng dẫn và tổ chức thực hiện;

3. Trong trường hợp giá xăng dầu thế giới tăng cao so với giá tính dự toán thu ngân sách nhà nước, Chính phủ có giải pháp để ổn định thị trường, giá cả trong nước; không bù lỗ đối với mặt hàng xăng, giảm dần bù lỗ đối với mặt hàng dầu và sớm chấm dứt việc bù lỗ vào thời điểm thích hợp, bỏ bao cấp, thúc đẩy khả năng cạnh tranh của nền kinh tế;

4. Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương thực hiện đúng những quy định của Luật ngân sách nhà nước; bố trí ngân sách tập trung, chống lãng phí, thất thoát, sử dụng ngân sách đúng mục đích, tiết kiệm; kiện toàn và nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, xác định rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân trong quản lý, điều hành ngân sách nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong lĩnh vực tài chính – ngân sách nhà nước; tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng, chống tham nhũng. Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước có liên quan chịu trách nhiệm về những thất thoát, lãng phí, kém hiệu qủa, những khoản chi sai chế độ, vượt định mức ở đơn vị mình;

5. Tập trung chỉ đạo công tác quản lý đất đai theo Luật đất đai, đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành cơ bản việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khơi thông thị trường bất động sản, tạo nguồn tho cho ngân sách nhà nước. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng tài sản công, chống vụ lơi cá nhân, bảo đảm hiệu quả, đúng quy định của pháp luật;

6. Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp tạo nguồn để thực hiện cải cách chính sách tiền lương và chính sách chi đảm bảo xã hội;

7. Bảo đảm sử dụng dự phòng ngân sách đúng mục tiêu, đúng đối tượng, không sử dụng vào những việc trái với quy định của Luật ngân sách nhà nước; định kỳ hàng quý, Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban nhân dân báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp kết quả sử dụng khoản dự phòng ngân sách theo quy định của pháp luật;

8. Năm 2006, tiếp tục phát hành công trái giáo dục để đầu tư kiên cố hóa trường, lớp học theo đề án đã được phê duyệt; tiếp tục phát hành trái phiếu Chính phủ để đầu tư các công trình trọng điểm về giao thông, thủy lợi và tái định cư phục vụ việc xây dựng các nhà máy thủy điện, đường tuần tra biên giới, thuỷ lợi nhỏ miền núi và đường giao thông ở những nơi chưa đi được bằng ô tô đến trung tâm xã. Bố trí vốn theo đúng mục tiêu, tiến độ đối với từng dự án, công trình đã quyết định. Căn cứ vào khả năng giải ngân để huy động vốn công trái, vốn trái phiếu hợp lý, không để tồn đọng vốn.

Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi quyết định về chủ trương đầu tư, phương án cụ thể sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ để thực hiện các nhiệm vụ trên.

Tiếp tục huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tại chỗ và hỗ trợ từ nguồn tín dụng nhà nước để kiên cố hóa hệ thống thủy lợi, giao thông nông thôn;

9. Đẩy mạnh xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục – đào tạo, y tế, văn hóa  và thể thao, nhất là ở đô thị để phát triển mạnh các lĩnh vực trên và tạo điều kiện dành thêm vốn đầu tư cho các vùng khó khăn;

10. Chính phủ tổng kết, báo cáo chi tiết với Quốc hội tại kỳ họp thứ chín về việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 135, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, kiến nghị sửa đổi, hoàn thiện cơ chế quản lý các chương trình, dự án này, đặc biệt là chương trình mục tiêu quốc gia đã hết thời hạn; đánh giá việc thực hiện ổn định ngân sách địa phương giai đoạn 2004 – 2006, đồng thời nghiên cứu xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi Chính phủ quyết định, làm cơ sở cho việc xây dựng, quyết định dự toán ngân sách nhà nước của năm đầu và của cả thời kỳ ổn định mới về ngân sách địa phương.

Ủy ban Kinh tế và Ngân sách phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trong việc lập dự toán ngân sách nhà nước, xây dựng phương án phân bổ ngân sách trung ương để thẩm tra trình Quốc hội xem xét, quyết định, bảo đảm dự toán ngân sách hàng năm sát thực, minh bạch, dân chủ, công khai.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2006

1. Chính phủ tổ chức điều hành ngân sách theo dự toán ngân sách nhà nước đã được Quốc hội quyết định. Trường hợp có biến động lớn về thu, chi ngân sách nhà nước, Chính phủ xây dựng phương án điều chỉnh,  trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

2. Trong quá trình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2006, Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo thu, nhất là các khoản nợ đọng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và thu nội địa, phấn đấu thu vượt dự toán để có thêm nguồn thực hiện chính sách tiền lương, thanh toán nợ xây dựng cơ bản, bổ sung vốn đầu tư phát triển và giải quyết các vấn đề cấp bách, đột xuất phát sinh.

3. Giao NSNN Chính phủ chỉ đạo sử dụng nguồn dự phòng ngân sách và nguồn vượt thu ngân sách ở các cấp, trường hợp đặc biệt thì sử dụng quỹ dự trữ tài chính và các nguồn tài chính hợp pháp khác, huy động nguồn lực trong xã hội để xử lý có kết quả dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người (nếu xảy ra) theo kế hoạch hành động khẩn cấp của Chính phủ.

IV. GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2006

Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Kinh tế và Ngân sách, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban khác của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước trên các lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Nâng cao vai trò, hiệu lực và chất lượng hoạt động của Kiểm toán nhà nước theo Luật kiểm toán nhà nước, phát hiện kịp thời các sai phạm trong quản lý và điều hành ngân sách nhà nước, kịp thời kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoàn thiện cơ chế, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, tăng cường kỷ luật tài chính.

Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Khóa XI, kỳ họp thứ tám thông qua ngày 01 tháng 11 năm 2005./.

 

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Văn An

 

PHỤ LỤC SỐ 1

CÂN ĐỐI DỰ TOÁN NSNN NĂM 2006

Đơn vị: Tỷ đồng

Số thứ tự

Nội dung

Dự toán năm 2006

A

B

1

 

A. TỔNG THU CÂN ĐỐI NSNN

237.900

1

Thu nội địa

132.000

2

Thu từ dầu thô

63.400

3

Thu từ xuất khẩu, nhập khẩu

40.000

4

Thu viện trợ không hoàn lại

2.500

 

B. KẾT CHUYỂN TỪ NĂM TRƯỚC GANG

8.000

 

C. TỔNG CHI CÂN ĐỐI NSNN

294.400

1

Chi đầu tư phát triển

81.580

2

Chi trả nợ và viện trợ

40.800

3

Chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính nhà nước, Đảng, đoàn thể

131.473

4

Chi cải cách tiền lương

29.197

5

Chi bổ sung quỹ dự trử tài chính

100

6

Dự phòng

11.250

 

D. BỘI CHI NSNN

48.500

 

Tỷ lệ bội chi so GDP

5%

 

Nguồn bù đắp bội chi NSNN

 

1

Vay trong nước

36.000

2

Vay ngoài nước

12.500

 

PHỤ LỤC SỐ 2

CÂN ĐỐI NGUỒN THU CHI DỰ TOÁN NSTW VÀ NSĐP NĂM 2006

Đơn vị: Tỷ đồng

Số thứ tự

Nội dung

Dự toán năm 2006

A

B

1

A

A. NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG

 

 

I

Nguồn thu ngân sách Trung ương

 

166.058

1

Thu ngân sách Trung ương hưởng theo phân cấp

 

160.058

 

- Thu thuế, phí và các khoản thu khác

 

157.558

 

­- Thu từ nguồn viện trợ không hoàn lại

 

2.500

2

Thu chuyển nguồn

 

6.000

II

Chi ngân sách Trung ương

 

214.558

1

Chi thuộc nhiệm vụ của ngân sách Trung ương theo phân cấp (không kể bổ sung cho ngân sách địa phương)

 

163.425

2

Bổ sung cho ngân sách địa phương

 

51.133

 

- Bổ sung cân đối

 

22.363

 

- Bổ sung có mục tiêu

(1)

28.770

III

Vay bù đắp bội chi NSNN

 

48.500

 

 

 

 

B

NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG

 

 

I

Nguồn thu ngân sách địa phương

 

130.975

1

Thu ngân sách địa phương hưởng theo phân cấp

 

77.842

2

Thu bổ sung từ ngân sách trung ương

 

51.133

 

- Bổ sung cân đối

 

22.363

 

- Bổ sung có mục tiêu

(1)

28.770

3

Thu chuyển nguồn

 

2.000

II

Chi ngân sách địa phương

 

130.975

1

Chi cân đối NSĐP

 

102.205

2

Chi từ nguồn bổ sung có mục tiêu

 

28.770

Ghi chú: (1) Trong đó chi đầu tư từ vốn ngoài nước 3.500 tỷ đồng.

PHỤ LỤC SỐ 3

DỰ TOÁN THU CÂN ĐỐI NSNN THEO LĨNH VỰC NĂM 2006

Đơn vị: Tỷ đồng

Số thứ tự

Nội dung thu

Dự toán năm 2006

A

B

1

 

Tổng thu cân đối NSNN:

237.900

I

Thu nội địa

132.000

1

Thu từ kinh tế quốc doanh

42.243

2

Thu từ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (không kể dầu)

27.807

3

Thuế công thương nghiệp – ngoài quốc doanh

20.650

4

Thuế sử dụng đất nông nghiệp

85

5

Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao

5.100

6

Lệ phí trước bạ

3.200

7

Thu xổ số kiến thức

5.450

8

Thu phí xăng, dầu

4.850

9

Các loại phí, lệ phí

3.550

10

Các khoản thu về nhà, đất

16.650

a

Thuế nhà đất

490

b

Thuế chuyển quyền sử dụng đất

840

c

Thu tiền thuê đất

690

d

Thu giao quyền sử dụng đất

13.500

e

Thu bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước

1.130

11

Thu khác ngân sách

1.760

12

Thu quỹ đất công ích, hoa lợi công sản tại xã

655

II

Thu từ dầu thô

63.400

III

Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu

40.000

1

Tổng số thu từ hoạt động xuất nhập khẩu

56.000

a

Thuế XK, NK, TTĐB hàng nhập khẩu

22.000

b

Thuế GTGT hàng nhập khẩu (tổng số thu)

34.000

2

Hoàn thuế GTGT hàng nhập khẩu và kinh phí quản lý thu

-16.000

IV

Thu viện trợ

2.500

PHỤ LỤC SỐ 4

DỰ TOÁN CHI NSNN, CHI NSTW VÀ CHI NSĐP

THEO CƠ CẤU CHI NĂM 2006

Đơn vị: Tỷ đồng

 

Nội dung

Tổng số

Chia ra

NSTW

NSĐP

A

B
1 = 2 + 3
2
3

 

Tổng số chi cân đối NSNN

 

294.400
(1)
192.195
(2)
102.205

 

Chi đầu tư phát triển

 

81.580
 
46.180
 
35.400

 

Trong đó:
 
 
 
 
 

 

Chi Giáo dục – đào tạo, dạy nghề
9.705
 
3.995
 
5.710

 

Chi khoa học – công nghệ
2.272
 
1.252
 
1.020

 

Chi trả nợ và viện trợ

 

40.800
 
40.800
 
 

 

Chi phát triển sự nghiệp KT – XH, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể
131.473
 
76.389
 
55.084

 

Trong đó:
 
 
 
 
 

 

Chi Giáo dục – đào tạo, dạy nghề

 

36.367
 
10.056
 
26.311

 

Chi khoa học – công nghệ

 

3.157
 
2.404
 
753

 

Chi cải cách tiền lương

 

29.197
 
21.376
 
7.821

 

Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

 

100
 
 
 
100

 

Dự phòng

 

11.250
 
7.450
 
3.800

 

Chi từ các khoản thu quản lý qua NSNN

 

22.169
 
19.199
 
2.970

 

Chi vay nước ngoài về cho vay lại

 

12.200
 
12.200
 
 

 

Tổng số (A + B + C)

 

328.769
 
223.594
 
105.175

Ghi chú:

(1) Bao gồm cả 28.770 tỷ đồng bố trí cân đối NSTW để bổ sung có mục tiêu cho NSĐP.

(2) Bao gồm 22.363 tỷ đồng chi bổ sung cân đối từ NSTW cân đối NSĐP.

PHỤ LỤC SỐ 5

CÁC KHOẢN THU QUẢN LÝ QUA NGÂN SÁCH  NĂM 2006

Đơn vị: Tỷ đồng

Số thứ tự

Nội dung

Dự toán năm 2006

 

TỔNG SỐ

22.169

 

I

Các khoản thu, chi quản lý qua NSNN

4.169

 

1

Phí cầu đường bộ

695

 

2

Lệ phí cảng vụ (đường biển)

49

 

3

Chi từ nguồn thu sử dụng hạ tầng đường sắt

221

 

4

Phí đảm bảo an toàn hàng hải

234

 

5

Các loại phí, lệ phí khác và đóng góp xây dựng hạ tầng; thu, chi tại xã

2.970

II

Chi đầu tư từ nguồn công trái giáo dục, trái phiếu Chính phủ

18.000

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 47/2005/NQ-QH11

Loại văn bảnNghị quyết
Số hiệu47/2005/NQ-QH11
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành01/11/2005
Ngày hiệu lực08/12/2005
Ngày công báo23/11/2005
Số công báoSố 24
Lĩnh vựcTài chính nhà nước
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 47/2005/NQ-QH11

Lược đồ Nghị quyết 47/2005/NQ-QH11 dự toán ngân sách nhà nước năm 2006


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Nghị quyết 47/2005/NQ-QH11 dự toán ngân sách nhà nước năm 2006
                Loại văn bảnNghị quyết
                Số hiệu47/2005/NQ-QH11
                Cơ quan ban hànhQuốc hội
                Người kýNguyễn Văn An
                Ngày ban hành01/11/2005
                Ngày hiệu lực08/12/2005
                Ngày công báo23/11/2005
                Số công báoSố 24
                Lĩnh vựcTài chính nhà nước
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật17 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Nghị quyết 47/2005/NQ-QH11 dự toán ngân sách nhà nước năm 2006

                      Lịch sử hiệu lực Nghị quyết 47/2005/NQ-QH11 dự toán ngân sách nhà nước năm 2006

                      • 01/11/2005

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 23/11/2005

                        Văn bản được đăng công báo

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 08/12/2005

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực