Nghị quyết 51/2006/NQ-HĐND

Nghị quyết 51/2006/NQ-HĐND về cải cách hành chính tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2006 - 2010

Nội dung toàn văn Nghị quyết 51/2006/NQ-HĐND cải cách hành chính tỉnh Quảng Ngãi 2006 - 2010


HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 51/2006/NQ-HĐND

Quảng Ngãi, ngày 10 tháng 10 năm 2006

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
KHOÁ X - KỲ HỌP THỨ 10

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010; Quyết định số 94/2006/QĐ-TTg ngày 27 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2006 - 2010;

Trên cơ sở xem xét Tờ trình số 2739/TTr-UBND ngày 03 tháng 10 năm 2006 của UBND tỉnh về việc đề nghị HĐND tỉnh thông qua Đề án cải cách hành chính của tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2006 - 2010; Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế HĐND tỉnh và ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Nhất trí thông qua Đề án cải cách hành chính của tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2006 - 2010. HĐND tỉnh nhấn mạnh một số nội dung quan trọng sau đây:

I. Mục tiêu

1. Xây dựng nền hành chính của tỉnh từng bước hiện đại, thật sự dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với yêu cầu quản lý trong quá trình phát triển và hội nhập, thể hiện bản chất của nền hành chính phục vụ nhân dân. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng

lực đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển của tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết HĐND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 - 2010.

II. Nhiệm vụ

1. Về cải cách thể chế.

1.1. Triển khai kịp thời các thể chế, chính sách của Chính phủ để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nâng cao năng lực soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở các cấp, các ngành nhằm bảo đảm hiệu lực và tính khả thi của các văn bản.

1.2. Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát và hệ thống hóa các văn bản qui phạm pháp luật, các cơ chế chính sách của tỉnh đã ban hành, kịp thời loại bỏ những qui định chồng chéo, trùng lắp; sửa đổi, bổ sung, ban hành cơ chế, chính sách mới kịp thời, đồng bộ, đúng pháp luật, phù hợp với tình hình thực tế địa phương và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

1.3. Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”; thực hiện đồng loạt ở tất cả các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh; áp dụng cơ chế “một cửa” liên thông ở một số lĩnh vực liên quan đến nhiều cơ quan như cấp phép đầu tư, cấp phép xây dựng, nhà đất, đăng ký kinh doanh...Chuẩn hóa qui trình, mẫu hóa các loại giấy tờ theo hướng đơn giản, thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp. Triển khai thực hiện ngay các nội dung trong Chỉ thị 32/2006/CT- TTg ngày 07/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ “Về một số biện pháp cần làm ngay để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp”.

1.4. Thể chế mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân: xây dựng quy trình thu thập ý kiến của nhân dân trước khi quyết định các chủ trương, chính sách quan trọng; quy trình thu thập ý kiến phản hồi của dân và doanh nghiệp về thực hiện cơ chế “một cửa” và cải cách thủ tục hành chính.

2. Về cải cách tổ chức bộ máy hành chính.

2.1. Cải tiến phương thức quản lý, điều hành của UBND các cấp, tăng cường quản lý bằng qui hoạch, kế hoạch và chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện. Giảm những thủ tục hình thức trong hội họp và giấy tờ hành chính, tăng cường đi và giúp cơ sở. Tiếp tục rà soát, sắp xếp, kiện toàn cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp theo hướng phân cấp rõ ràng, phân công rành mạch, bộ máy gọn nhẹ, không chồng chéo, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ. Xây dựng quy chế phối hợp về thực hiện cải cách thủ tục hành chính giữa UBND tỉnh với các sở, ngành, huyện, thành phố, Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp của tỉnh.

2.2. Thực hiện phân cấp quản lý hành chính nhà nước cho cấp huyện và xã, theo quy định của pháp luật. Gắn phân cấp nhiệm vụ với phân cấp tài chính và phân cấp công tác tổ chức cán bộ. Sắp xếp các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công, đảm bảo tách rõ hành chính với sự nghiệp. Nghiên cứu để chuyển một số dịch vụ công do cơ quan nhà nước trực tiếp thực hiện cho các tổ chức xã hội hoặc doanh nghiệp theo phương thức xã hội hoá.

2.3. Từng bước hiện đại hóa nền hành chính theo qui định của Chính phủ. Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Tăng cường đầu tư hiện đại hoá công sở giai đoạn 2 để đến năm 2010, các cơ quan hành chính có trang thiết bị tương đối hiện đại, sử dụng mạng tin học diện rộng của Chính phủ trong quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ; xây dựng và từng bước phát triển hành chính điện tử đến cấp xã.

3. Về đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.

3.1. Đổi mới công tác quản lý cán bộ, công chức, nâng cao năng lực của các cơ quan và cán bộ làm nhiệm vụ quản lý cán bộ, công chức, công vụ. Thực hiện việc phân cấp quản lý cán bộ theo hướng mở rộng quyền và trách nhiệm của các cấp. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu để từng bước chuyển sang quản lý cán bộ, công chức bằng mạng tin học. Thực hiện dân chủ, công khai minh bạch trong tuyển dụng cán bộ, công chức, chọn người đủ tiêu chuẩn, có chất lượng vào bộ máy nhà nước.

3.2. Ngoài chính sách tiền lương và đãi ngộ của Nhà nước, tỉnh cần xây dựng một số cơ chế khuyến khích, đãi ngộ nhằm sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức và thu hút những người giỏi, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tâm huyết đến công tác tại địa phương; đồng thời có cơ chế ưu đãi thích hợp để tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp tạo điều kiện trẻ hóa, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh.

3.3. Xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo từng loại: cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý; cán bộ, công chức ngạch hành chính, sự nghiệp, chuyên môn, kỹ thuật và cán bộ các xã, phường, thị trấn. Khuyến khích cán bộ, công chức tự học tập để nâng cao trình độ và năng lực thực thi nhiệm vụ.

3.4. Từng cơ quan đơn vị có trách nhiệm giáo dục cán bộ, công chức tinh thần trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hoá hành chính trong thi hành công vụ. Thực hiện nghiêm túc chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan khi để xảy ra tiêu cực, chậm trễ trong giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp. Kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy nhà nước ở các cấp, các ngành những cán bộ, công chức thoái hoá, biến chất, nhũng nhiễu, thiếu trách nhiệm trong thi hành công vụ, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước. Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong bộ máy nhà nước.

4. Về cải cách tài chính công.

4.1. Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện thí điểm tại một số cơ quan, đơn vị, năm 2007 phải tổ chức triển khai thực hiện Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ đối với các cơ quan hành chính các cấp và Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ đối với các đơn vị sự nghiệp công về giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm việc sử dụng biên chế và kinh phí của từng cơ quan, đơn vị trên tinh thần công khai minh bạch về tài chính; đồng thời thúc đẩy việc thực hành tiết kiệm và chống lãng phí.

4.2. Xây dựng và triển khai thực hiện các đề án về xã hội hoá trên các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hoá - thông tin, thể dục - thể thao theo Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

III. Các giải pháp chủ yếu

1. Công tác chỉ đạo, điều hành.

Tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng để có sự chỉ đạo toàn diện trong hệ thống chính trị nhằm gắn nhiệm vụ cải cách hành chính với đổi mới hệ thống chính trị. Chủ tịch UBND tỉnh căn cứ Nghị quyết của HĐND tỉnh về cải cách hành chính xây dựng kế hoạch cụ thể hàng năm và chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện. Giám đốc các Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và xã, phường, thị trấn có trách nhiệm triển khai thực hiện kế hoạnh cải cách hành chính một cách quyết liệt, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong hoạt động chỉ đạo, điều hành của cơ quan hành chính Nhà nước ở các cấp và phải chịu trách nhiệm trước cấp trên trực tiếp về kết quả cải cách hành chính ở đơn vị mình. Trong quá trình tổ chức thực hiện cần chú trọng công tác sơ, tổng kết đánh giá để kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

2. Thực hiện cải cách hành chính đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở.

Các nội dung về cải cách hành chính phải được triển khai thực hiện đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở và giữa các sở, ngành có nhiệm vụ liên quan. Ban hành Quy chế về sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong giải quyết công việc của tổ chức và công dân.

3. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát.

UBND tỉnh cần có kế hoạch kiểm tra, thanh tra việc triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị, việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức. Thiết lập và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng số điện thoại nóng, địa chỉ Email để tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân dân đối với các cấp, các ngành trong việc cải cách thủ tục hành chính.

4. Bố trí nguồn lực cho cải cách hành chính.

Về nguồn nhân lực: Cần củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo cải cách hành chính của tỉnh và các cấp, các ngành, đảm bảo hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Về nguồn tài chính: Trong dự toán ngân sách hằng năm phải bố trí kinh phí dành cho thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính.

5. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền.

UBND tỉnh cần chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng và các cơ quan có liên quan phổ biến, tuyên truyền kịp thời, thường xuyên, rộng khắp để cán bộ, công chức và nhân dân nhận thức đầy đủ và tích cực tham gia thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh về cải cách hành chính.

Điều 2. Giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết này.

Điều 3. Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết đạt kết quả.

Nghị quyết này được HĐND tỉnh Khoá X, kỳ họp thứ 10 (bất thường) thông qua ngày 10 tháng 10 năm 2006./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Bùi Thanh Quang

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 51/2006/NQ-HĐND

Loại văn bảnNghị quyết
Số hiệu51/2006/NQ-HĐND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành10/10/2006
Ngày hiệu lực20/10/2006
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 51/2006/NQ-HĐND

Lược đồ Nghị quyết 51/2006/NQ-HĐND cải cách hành chính tỉnh Quảng Ngãi 2006 - 2010


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Nghị quyết 51/2006/NQ-HĐND cải cách hành chính tỉnh Quảng Ngãi 2006 - 2010
                Loại văn bảnNghị quyết
                Số hiệu51/2006/NQ-HĐND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Quảng Ngãi
                Người kýBùi Thanh Quang
                Ngày ban hành10/10/2006
                Ngày hiệu lực20/10/2006
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật17 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Nghị quyết 51/2006/NQ-HĐND cải cách hành chính tỉnh Quảng Ngãi 2006 - 2010

                  Lịch sử hiệu lực Nghị quyết 51/2006/NQ-HĐND cải cách hành chính tỉnh Quảng Ngãi 2006 - 2010

                  • 10/10/2006

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 20/10/2006

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực