Nghị quyết 55/2011/NQ-HĐND

Nghị quyết 55/2011/NQ-HĐND về Chính sách hỗ trợ rủi ro trong công tác tiêm phòng gia súc trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011- 2015

Nghị quyết 55/2011/NQ-HĐND Chính sách hỗ trợ rủi ro trong công tác tiêm phòng đã được thay thế bởi Quyết định 414/QĐ-UBND 2019 kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật tỉnh Lạng Sơn và được áp dụng kể từ ngày 28/02/2019.

Nội dung toàn văn Nghị quyết 55/2011/NQ-HĐND Chính sách hỗ trợ rủi ro trong công tác tiêm phòng


HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 55/2011/NQ-HĐND

Lạng Sơn, ngày 26 tháng 7 năm 2011

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ RỦI RO TRONG CÔNG TÁC TIÊM PHÒNG GIA SÚC TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2011- 2015

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN
KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ HAI

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Luật ban hành văn bản Quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004; Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm Pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân;

Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày 29 tháng 4 năm 2004;

Căn cứ Quyết định số 63/2005/QĐ-BNN ngày 13 tháng 10 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp & PTNT V/v Ban hành Quy định về tiêm phòng bắt buộc vắc xin cho gia súc, gia cầm;

Sau khi xem xét Tờ trình số 25/TTr-UBND ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê chuẩn chính sách hỗ trợ rủi ro trong công tác tiêm phòng gia súc trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011- 2015; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế và ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Chính sách hỗ trợ rủi ro trong công tác tiêm phòng gia súc trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011- 2015 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Đối tượng áp dụng

a) Là các hộ gia đình, cá nhân chăn nuôi gia súc (gọi chung là chủ chăn nuôi) trên địa bàn tỉnh. Các tổ chức và cá nhân chăn nuôi quy mô trang trại không thuộc đối tượng điều chỉnh của chính sách này;

b) Những người có nhiệm vụ trực tiếp tham gia xử lý rủi ro gia súc chết do tiêm vắc xin phòng bệnh bắt buộc;

c) Trưởng thú y, Thú y viên xã, phường và thị trấn (gọi chung là Thú y viên) bị tai nạn trong khi tiêm phòng. Tai nạn trong khi tiêm vắc xin phòng bệnh cho gia súc bao gồm bị vật nuôi gây tổn hại đến sức khỏe và tính mạng như bị húc, cắn, đá, xô, đẩy.

2. Phạm vi điều chỉnh và thời gian áp dụng

a) Áp dụng trong khi tiêm vắc xin phòng bệnh bắt buộc đối với các bệnh sau:

- Tiêm phòng trâu, bò: Vắc xin phòng bệnh nhiệt thán; vắc xin phòng bệnh tụ huyết trùng; vắc xin phòng bệnh lở mồm long móng;

- Tiêm phòng cho lợn: Vắc xin phòng bệnh dịch tả, vắc xin phòng bệnh tụ huyết trùng; vắc xin phòng bệnh lở mồm long móng; vắc xin phòng bệnh tai xanh;

b) Thời gian áp dụng: Kể từ ngày Chính sách được ban hành có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015.

3. Điều kiện được hỗ trợ

a) Đối với chủ chăn nuôi: Được hỗ trợ khi có gia súc chết do tiêm vắc xin phòng bệnh bắt buộc đối với các bệnh sau:

- Tiêm phòng trâu, bò: Vắc xin phòng bệnh nhiệt thán; vắc xin phòng bệnh tụ huyết trùng;

- Tiêm phòng cho lợn: Vắc xin phòng bệnh dịch tả; vắc xin phòng bệnh tụ huyết trùng;

(Gia súc chết do tiêm phòng bệnh lở mồm long móng, bệnh tai xanh thực hiện hỗ trợ theo quy định của Chính phủ);

- Chấp hành tiêm phòng định kỳ, tiêm phòng bổ sung do cơ quan thú y tổ chức triển khai theo kế hoạch tiêm phòng hàng năm và tiêm phòng khẩn cấp bao vây các ổ dịch; chấp hành tiêu hủy gia súc theo quy định và hướng dẫn của cơ quan thú y;

- Sau khi tiêm phòng bắt buộc gia súc phản ứng với vắc xin, chết trong vòng 72 giờ được hỗ trợ, ngoài thời gian này và những nguyên nhân khác làm gia súc chết không được hỗ trợ;

b) Thú y viên được phân công nhiệm vụ, trong khi tiêm vắc xin phòng bệnh cho gia súc theo quy định tại Khoản 2. Điều 1 chấp hành nghiêm kỷ luật lao động, thao tác tiêm vắc xin đúng kỹ thuật nếu bị tai nạn thì được hỗ trợ chi phí điều trị, mai táng.

4. Nội dung và mức hỗ trợ xử lý rủi ro trong công tác tiêm phòng cho gia súc

a) Đối với chủ chăn nuôi:

Khi có gia súc chết do tiêm vắc xin phòng bệnh bắt buộc, phải tiêu hủy gia súc được hỗ trợ mức tương đương 50% giá trị gia súc thương phẩm của người sản xuất bán trên thị trường. Giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định mức hỗ trợ trực tiếp cho chủ chăn nuôi có gia súc tiêu hủy trên cơ sở giá cả thực tế trên thị trường;

b) Hỗ trợ cho cán bộ thú y, thú y viên, trưởng thôn hoặc phó thôn, cán bộ UBND xã (04 người) được hưởng tiền công hướng dẫn, giám sát tiêu hủy, xử lý gia súc chết, chi theo số ngày công thực tế, mức hỗ trợ 70.000 đồng/người/ngày công đối với ngày làm việc và 120.000 đồng/người/ngày công đối với ngày nghỉ, ngày lễ, tết;

c) Chi kinh phí tiêu hủy gia súc chết sau tiêm phòng vắc xin theo chi phí thực tế bao gồm chi phí tiền công đào hố, vận chuyển, đốt, chôn lấp, phun khử trùng tiêu độc; chi phí hóa chất để khử trùng, tiêu độc, vệ sinh chuồng trại, môi trường; mua trang phục phòng hộ cho người tham gia xử lý;

d) Chi phí hỗ trợ Thú y viên (những người không thuộc đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước) bị tai nạn trong tiêm phòng vắc xin bắt buộc cho gia súc gồm:

- Trường hợp bị thương được nhà nước hỗ trợ 80% chi phí khám chữa bệnh;

- Trường hợp bị chết được ngân sách nhà nước hỗ trợ tiền mai táng mức bằng 10 tháng lương tối thiểu theo quy định của bảo hiểm xã hội.

5. Nguồn kinh phí

Kinh phí hỗ trợ rủi ro trong công tác tiêm phòng gia súc do ngân sách tỉnh bảo đảm.

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân tỉnh Lạng Sơn Khóa XV, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 20 tháng 7 năm 2011./.

 

 

CHỦ TỊCH




Phùng Thanh Kiểm

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 55/2011/NQ-HĐND

Loại văn bảnNghị quyết
Số hiệu55/2011/NQ-HĐND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành26/07/2011
Ngày hiệu lực30/07/2011
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 28/02/2019
Cập nhật4 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 55/2011/NQ-HĐND

Lược đồ Nghị quyết 55/2011/NQ-HĐND Chính sách hỗ trợ rủi ro trong công tác tiêm phòng


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Nghị quyết 55/2011/NQ-HĐND Chính sách hỗ trợ rủi ro trong công tác tiêm phòng
                Loại văn bảnNghị quyết
                Số hiệu55/2011/NQ-HĐND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Lạng Sơn
                Người kýPhùng Thanh Kiểm
                Ngày ban hành26/07/2011
                Ngày hiệu lực30/07/2011
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThể thao - Y tế
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 28/02/2019
                Cập nhật4 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Nghị quyết 55/2011/NQ-HĐND Chính sách hỗ trợ rủi ro trong công tác tiêm phòng

                      Lịch sử hiệu lực Nghị quyết 55/2011/NQ-HĐND Chính sách hỗ trợ rủi ro trong công tác tiêm phòng