Nghị quyết 91/2008/NQ-HĐND

Nghị quyết 91/2008/NQ-HĐND quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Hải Dương đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

Nội dung toàn văn Nghị quyết 91/2008/NQ-HĐND quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Dương


HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 91/2008/NQ-HĐND

Hải Dương, ngày 22 tháng 02 năm 2008

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
KHOÁ XIV, KỲ HỌP THỨ 11

- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003;

- Căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006-2020;

- Xét đề nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh tại tờ trình số 04/TTr-UBND ngày 16 tháng 01 năm 2008, báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách và ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1: Thông qua Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương đến năm 2015 và định hướng đến 2020, với những nội dung chủ yếu sau:

I. Quan điểm phát triển:

- Đến năm 2020 cơ bản hoàn thành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền sản xuất nông nghiệp; phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá; phát triển toàn diện và đa dạng hoá các loại sản phẩm. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi với năng suất, chất lượng cao. Hình thành các vùng sản xuất chuyên canh hàng hoá tập trung, đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đẩy mạnh phát triển các ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, tăng cường liên kết 4 nhà trong sản xuất, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhất là tiến bộ về giống.

- Tập trung đầu tư xây dựng, tăng cường cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, nông thôn: giao thông, điện, đê điều, trạm bơm, kênh mương, trạm, trại giống, bảo vệ thực vật, thú y...đáp ứng yêu cầu phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá.

- Phát triển nông nghiệp tỉnh phù hợp với phương hướng phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh giai đoạn 2006 – 2020.

- Phát triển nông nghiệp gắn với việc bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo ổn định xã hội.

II. Mục tiêu phát triển

1. Mục tiêu chung

- Phát triển nông nghiệp toàn diện, xây dựng một số mô hình, vùng sản xuất có công nghệ cao gắn với phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm. Mở rộng thâm canh tăng vụ, hình thành vùng sản xuất phù hợp với lợi thế từng địa phương, tạo ra hàng hoá có giá trị kinh tế cao trên một đơn vị diện tích.

- Phát triển chăn nuôi thành ngành sản xuất chính. Đưa nhanh các giống có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Phát triển đàn lợn; đàn gia cầm theo mô hình sản xuất, chế biến tập trung gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Tăng cường chất lượng công tác thú y, xây dựng vùng an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi. Đẩy mạnh chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp, bán công nghiệp với quy mô trang trại và khuyến khích, hỗ trợ các trang trại nông nghiệp xây dựng xa khu dân cư để đảm bảo vệ sinh môi trường. Thâm canh và khai thác triệt để diện tích mặt nước, tạo bước đột phá trong nuôi trồng thủy sản; khuyến khích hỗ trợ vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung. Đẩy mạnh nuôi trồng các giống thuỷ sản có năng suất, chất lượng cao, nhất là các giống con đặc sản.

- Tập trung làm tốt công tác quản lý, bảo vệ diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng tự nhiên. Tiếp tục thực hiện tốt chương trình 5 triệu ha rừng, phong trào trồng cây nhân dân.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1- Chỉ tiêu về tăng trưởng

Tốc độ tăng trưởng bình quân/năm về giá trị SX ( %)

 

Giai đoạn 2006 – 2010

GĐ 2011 – 2015

GĐ 2016 - 2020

+ Nông nghiệp

3,5-4

1,8

1,8

- Trồng trọt

2

0,2

-0,1

- Chăn nuôi

9,3

4

4

- Dịch vụ

9,5

4,2

4

+ Lâm nghiệp

4,3

4,3

4,2

+ Thuỷ sản

10,9

5,2

4,6

Toàn ngành

3,5-4

2,2

2,2

2.2- Chỉ tiêu về sản xuất

 

Năm 2005

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020

DT đất nông nghiệp (ha)

109.315

101.667

98.000

95.859

DT đất trồng lúa (ha)

70.220,83

61.789

58.000

55.000

DT cây vụ đông (ha)

29.650

35.000

35.000

35.000

Hệ số sử dụng đất (lần)

2,41

2,76

2,82

2,88

Tổng SL l. thực (tấn)

795.055

854.000

778.000

739.000

SL quả (tấn)

113.800

130.000

135.000

140.000

SL cây thực phẩm (tấn)

570.000

620.000

700.000

700.000

SL thịt lợn hơi (tấn)

75.614

115.000

140.000

170.000

SL thịt gia cầm (tấn)

15.108

25.000

30.000

37.000

Sl thuỷ sản (tấn)

30.594

45.500

58.780

75.570

2.3- Chỉ tiêu về lao động nông nghiệp

Tăng năng suất lao động trong nông nghiệp kết hợp phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trong nông thôn, đào tạo, chuyển đổi nghề để giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp từ 70,57% năm 2005 xuống 53% vào năm 2010 và 35% vào năm 2020.

III. Định hướng phát triển các ngành nông nghiệp chính

1. Trồng trọt:

Tăng cường đầu tư thâm canh, áp dụng rộng rãi các giống mới và bố trí cơ cấu giống, mùa vụ hợp lý, sản xuất đa canh. Ổn định diện tích trồng lúa 60-62 ngàn ha năm 2010 và 55 ngàn ha năm 2020 với các giống có năng suất, chất lượng cao, gieo cấy một số lúa đặc sản phù hợp với đất đai, kinh nghiệm sản xuất ở một số địa phương. Mở rộng diện tích vụ đông lên 32-35 ngàn ha. Phát triển mạnh cây rau thực phẩm lên 22-25% diện tích gieo trồng với các loại rau, củ, quả có giá trị kinh tế cao. Hình thành và có chính sách hỗ trợ phát triển vùng rau an toàn, rau sạch với các loại rau, củ làm hàng hoá. Giữ diện tích và bố trí vùng trồng vải như hiện nay; áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất chất lượng vải quả, phát huy hiệu quả và phổ biến rộng rãi thương hiệu vải thiều Thanh Hà. Hình thành từng bước các vùng hoa cây cảnh đáp ứng yêu cầu của xã hội.

2. Chăn nuôi:

Tổ chức chăn nuôi tập trung qui mô lớn gắn với việc xây dựng vùng an toàn dịch bệnh và xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi để có thực phẩm an toàn với năng suất, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân trong tỉnh và tham gia thị trường xuất khẩu.

3. Thuỷ sản:

- Khai thác hợp lý tài nguyên đất và nước đưa vào nuôi trồng thuỷ sản gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

- Ưu tiên phát triển các con truyền thống, con đặc sản đáp ứng được nhu cầu của thị trường, đặc biệt thị trường xuất khẩu. Ưu tiên đầu tư phát triển các khu nuôi tập trung và nuôi thuỷ sản xuất khẩu.

IV. Các giải pháp, chính sách chủ yếu:

1. Giải pháp về vốn:

Dự kiến tổng mức vốn đầu tư phát triển ngành nông nghiệp trên địa bàn Hải Dương thời kỳ 2006 – 2020 là 11.296 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2006 – 2010 là 2.546 tỷ đồng, giai đoạn 2011 – 2015 là 3.725 tỷ đồng, giai đoạn 2016 – 2020 là 5.025 tỷ đồng. Dự kiến cơ cấu các nguồn vốn đầu tư gồm: vốn ngân sách 32%, vốn tín dụng 28%, vốn dân doanh 30,7%, vốn đầu tư nước ngoài 9,3%. Huy động mọi nguồn vốn để phát triển nông nghiệp thông qua hệ thống tín dụng, ngân hàng, thị trường chứng khoán, đầu tư nước ngoài. Đầu tư theo các chương trình dự án từng thời kỳ, ưu tiên cho các chương trình giống, các vùng sản xuất tập trung, các dự án phòng trừ dịch bệnh và vệ sinh môi trường.

2. Giải pháp và chính sách về đất đai

- Bố trí sử dụng đất hợp lý để phát triển công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng và đô thị.

- Bố trí đất cho sản xuất nông nghiệp theo vùng đã được hoạch định. Chú trọng mục tiêu an ninh lương thực quốc gia. Giữ ổn định diện tích đất trồng lúa đến năm 2020 là 55 ngàn ha.

- Quy hoạch các vùng sản xuất tập trung đối với trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản để phát huy lợi thế và có sản lượng hàng hoá lớn, tiện lợi cho chế biến và tiêu thụ.

- Khuyến khích việc dồn điền đổi thửa, chuyển nhượng, tích tụ đất đai để có sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn hơn.

3. Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

- Đẩy mạnh việc mở rộng sản xuất, thâm canh tăng vụ để tạo việc làm, nâng thời gian sử dụng lao động nông thôn lên 85% năm 2010 và 92% năm 2020.

- Phát triển mạnh tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nông thôn và làng nghề, các loại hình dịch vụ ở nông thôn.

- Đưa nhanh máy móc, thiết bị vào các khâu của sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất lao động. Phấn đấu giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống còn 53% vào năm 2010, còn 46% vào năm 2015 và 35% tổng lao động xã hội vào năm 2020.

- Củng cố tăng cường năng lực và chất lượng đào tạo của trường trung cấp Nông nghiệp và PTNT, của hệ thống Khuyến nông tỉnh.

- Thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật và quản lý cho cán bộ cơ sở ở nông thôn, cho các chủ trang trại. Chú trọng đào tạo để chuyển nghề cho nông dân ở những nơi bị thu hồi đất.

4. Giải pháp về khoa học công nghệ

- Khuyến khích việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất. Hỗ trợ xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao để sản xuất ra các sản phẩm sạch.

- Dành 30% kinh phí khoa học cho công tác khảo nghiệm, ứng dụng công nghệ lai tạo sản xuất giống mới, giống lai để chủ động cung cấp giống tốt cho sản xuất.

- Hỗ trợ một phần kinh phí cho việc ứng dụng các thành tựu khoa học – kỹ thuật vào sản xuất và chế biến đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

5. Giải pháp về xúc tiến thương mại lưu thông hàng hoá

- Hoàn thiện hệ thống chợ đầu mối nông sản, phát triển một số sàn giao dịch, kho bán buôn, trung tâm phân phối với các phương thức mua bán hiện đại.

- Thực hiện đồng bộ chương trình phát triển các loại hình chợ nông thôn để đảm bảo có đủ chợ phục vụ việc trao đổi hàng hoá của nhân dân.

- Hỗ trợ 50% kinh phí cho doanh nghiệp tìm kiếm thị trường mới xuất khẩu nông sản hàng hoá và tham dự hội chợ triển lãm.

- Thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính trong việc cấp phép, đăng ký kinh doanh, thuê đất, giải phóng mặt bằng … tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư tham gia đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm.

6. Chính sách hỗ trợ phát triển hạ tầng cơ sở sản xuất nông nghiệp

- Ưu tiên đầu tư cho trung tâm Giống gia súc để xây dựng khu chăn nuôi mới quy mô, hiện đại, đảm bảo an toàn dịch bệnh.

- Đầu tư xây dựng khu thực nghiệm công nghệ cao tại trung tâm Khảo nghiệm giống cây trồng để xây dựng mô hình mẫu cho các địa phương áp dụng.

- Tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng thủy lợi, xây dựng hệ thống trạm bơm tưới tiêu, đảm bảo hệ số tiêu mới theo quy hoạch thuỷ lợi đã được điều chỉnh. Chủ động phòng chống thiên tai.

7. Biện pháp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

Thực hiện việc đánh giá tác động môi trường đối với các khu chăn nuôi, thuỷ sản tập trung các cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm. Bố trí sản xuất phải gắn với việc xử lý các chất thải, ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở chăn nuôi tập trung, cơ sở giết mổ chế biến sản phẩm chăn nuôi di chuyển, xây dựng xa khu dân cư. Có các biện pháp khống chế dịch cúm gia cầm và các dịch bệnh khác đối với gia súc, gia cầm.

Điều 2: Giao UBND tỉnh căn cứ nghị quyết này chỉ đạo cơ quan chuyên môn hoàn chỉnh quy hoạch để phê duyệt, công bố và tổ chức thực hiện quy hoạch.

Điều 3: Thường trực HĐND, các ban HĐND và các đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện nghị quyết này.

Nghị quyết được thông qua tại kỳ họp thứ 11 Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XIV./.

 

 

Nơi nhận:
- Uỷ ban TV Quốc hội;
- Thủ tướng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp ( Cục kiểm tra văn bản);
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Thường trực Tỉnh uỷ;
- Thường trực HĐND, UBND, UB MTTQ tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Các đại biểu HĐND tỉnh;
- Các Sở, ngành của tỉnh;
- Văn phòng Tỉnh uỷ, VP HĐND, VP UBND tỉnh;
- Thường trực HĐND, UBND huyện, thành phố;
- Báo Hải Dương, Công báo tỉnh;
- Lưu VT.

CHỦ TỊCH




Bùi Thanh Quyến

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 91/2008/NQ-HĐND

Loại văn bảnNghị quyết
Số hiệu91/2008/NQ-HĐND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành22/02/2008
Ngày hiệu lực03/03/2008
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật18 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 91/2008/NQ-HĐND

Lược đồ Nghị quyết 91/2008/NQ-HĐND quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Dương


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Nghị quyết 91/2008/NQ-HĐND quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Dương
                Loại văn bảnNghị quyết
                Số hiệu91/2008/NQ-HĐND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Hải Dương
                Người kýBùi Thanh Quyến
                Ngày ban hành22/02/2008
                Ngày hiệu lực03/03/2008
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcLĩnh vực khác
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật18 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Nghị quyết 91/2008/NQ-HĐND quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Dương

                        Lịch sử hiệu lực Nghị quyết 91/2008/NQ-HĐND quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Dương

                        • 22/02/2008

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 03/03/2008

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực