Nghị quyết 05/2011/NQ-HĐND

Nghị quyết 05/2011/NQ-HĐND quy định về mức chi cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn do tỉnh Bình Phước ban hành

Nghị quyết số 05/2011/NQ-HĐND mức chi phổ biến giáo dục pháp luật Bình Phước đã được thay thế bởi Quyết định 3017/QĐ-UBND công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực Bình Phước 2016 và được áp dụng kể từ ngày 23/11/2016.

Nội dung toàn văn Nghị quyết số 05/2011/NQ-HĐND mức chi phổ biến giáo dục pháp luật Bình Phước


HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/2011/NQ-HĐND

Bình Phước, ngày 26 tháng 7 năm 2011

 

NGHỊ QUYẾT

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ MỨC CHI CHO CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
KHÓA VIII - KỲ HỌP THỨ HAI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 73/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 14/5/2010 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;

Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Tờ trình số 59/TTr-UBND ngày 01 tháng 7 năm 2011; Báo cáo thẩm tra số 14/BC-HĐND-KTNS ngày 08 tháng 7 năm 2011 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quy định mức chi cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện; giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước khóa VIII, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 19 tháng 7 năm 2011 và có hiệu lực sau mười ngày, kể từ ngày thông qua./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Tấn Hưng

 

QUY ĐỊNH

VỀ MỨC CHI CHO CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2011/NQ-HĐND ngày 26/7/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước)

Điều 1. Phạm vi áp dụng, đối tượng điều chỉnh

Quy định này áp dụng cho tổ chức, cá nhân hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Phước được ngân sách nhà nước cấp kinh phí.

Quy định này cũng áp dụng chi cho kinh phí hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) các cấp.

Điều 2. Nội dung chi và mức chi

1. Chi hoạt động của Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã:

a) Các nội dung chi:

- Chi tổ chức các cuộc hội thảo nghiệp vụ, họp định kỳ, đột xuất của Hội đồng;

- Chi văn phòng phẩm và biên soạn tài liệu phục vụ các hoạt động của Hội đồng;

- Chi các hoạt động chỉ đạo, kiểm tra;

- Chi sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng,…

b) Mức chi: Áp dụng theo mức chi quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư liên tịch số 73/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 14/5/2010 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

2. Chi xây dựng và xét duyệt đề án, chương trình, kế hoạch, đề cương triển khai (Luật, Pháp lệnh, Nghị định....): Mức chi tùy theo quy mô, tính chất và nhiệm vụ của từng chương trình, đề án nhưng không quá các mức quy định dưới đây:

a) Xây dựng đề cư­ơng chi tiết giới thiệu Luật, Pháp lệnh, Nghị định và các văn bản quy phạm pháp luật:

+ Đề cương chi tiết do Báo cáo viên cấp tỉnh xây dựng: 50.000 đồng/trang A4 (mỗi trang tối thiểu phải đạt 400 từ), mức chi tối đa không quá 900.000 đồng/đề cương;

+ Đề cương chi tiết do Báo cáo viên cấp huyện xây dựng: 40.000 đồng/trang A4 (mỗi trang tối thiểu phải đạt 400 từ), mức chi tối đa không quá 600.000 đồng/đề cương;

+ Đề cương chi tiết do tuyên truyền viên cấp xã xây dựng: 30.000 đồng/trang A4 (mỗi trang tối thiểu phải đạt 400 từ), mức chi tối đa không quá 300.000 đồng/đề cương;

b) Xây dựng đề cương, chương trình, đề án hoàn chỉnh:

+ Chương trình, đề án cấp tỉnh xây dựng: 1.500.000 đồng/chương trình, đề án.

+ Chương trình, đề án cấp huyện xây dựng: 1.000.000 đồng/chương trình, đề án;

+ Chương trình, đề án cấp xã xây dựng: 700.000 đồng/chương trình, đề án.

c) Xét duyệt đề cương, đề án, chương trình, kế hoạch:

- Chủ tịch Hội đồng xét duyệt đề cương, đề án, chương trình, kế hoạch:

+ Cấp tỉnh:  200.000 đồng/người/buổi;

+ Cấp huyện:  150.000 đồng/người/buổi;

+ Cấp xã:  100.000 đồng/người/buổi.

- Thành viên Hội đồng, thư­ ký:

+ Cấp tỉnh:  150.000 đồng/người/buổi;

+ Cấp huyện:  100.000 đồng/người/buổi;

+ Cấp xã: 80.000 đồng/người/buổi.

- Đại biểu đ­ược mời tham dự:

+ Cấp tỉnh:  70.000 đồng/người/buổi;

+ Cấp huyện: 50.000 đồng/người/buổi;

+ Cấp xã: 40.000 đồng/người/buổi.

- Nhận xét, phản biện của Hội đồng:

+ Cấp tỉnh:  200.000 đồng/bài viết;

+ Cấp huyện: 150.000 đồng/bài viết;

+ Cấp xã: 100.000 đồng/bài viết.

- Nhận xét của ủy viên Hội đồng:

+ Cấp tỉnh: 150.000 đồng/bài viết;

+ Cấp huyện:  100.000 đồng/bài viết;

+ Cấp xã: 80.000 đồng/bài viết.

d) Lấy ý kiến thẩm định đề án, chương trình, kế hoạch bằng văn bản của chuyên gia và nhà quản lý (trường hợp không thành lập Hội đồng):

- Cấp tỉnh: 300.000 đồng/bài viết;

- Cấp huyện: 250.000 đồng/bài viết;

- Cấp xã: 200.000 đồng/bài viết.

3. Chi thù lao Báo cáo viên, Tuyên truyền viên, Cộng tác viên, biên dịch:

a) Thù lao Báo cáo viên, Tuyên truyền viên pháp luật, Cộng tác viên tham gia thực hiện PBGDPL, hướng dẫn sinh hoạt chuyên đề Câu lạc bộ pháp luật, nhóm nòng cốt:

- Báo cáo viên cấp tỉnh: 200.000 đồng/người/buổi (hoặc 01 chuyên đề);

- Báo cáo viên cấp huyện: 150.000 đồng/người/buổi (hoặc 01 chuyên đề);

- Tuyên truyền viên cấp xã, Cộng tác viên: 100.000 đồng/người/buổi.

b) Thù lao biên dịch tài liệu PBGDPL sang tiếng dân tộc thiểu số: 60.000 đồng/trang (tối thiểu mỗi trang phải đạt 300 từ của bản gốc).

4. Chi cho công tác hòa giải:

a) Thù lao hòa giải:

- 150.000 đồng/vụ việc hòa giải thành/tổ (căn cứ vào hồ sơ cụ thể có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc hòa giải thành của tổ hòa giải cơ sở).

- 100.000 đồng/vụ việc hòa giải không thành/tổ (căn cứ vào hồ sơ cụ thể có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc hòa giải không thành của tổ hòa giải cơ sở).

b) Chi in, mua tài liệu, văn phòng phẩm, sổ sách… phục vụ công tác hòa giải: 100.000 đồng/tổ/tháng.

5. Chi xây dựng và duy trì sinh hoạt Câu lạc bộ pháp luật, nhóm nòng cốt:

a) Chi hỗ trợ tiền ăn cho thành viên tham gia hội nghị ra mắt Câu lạc bộ pháp luật: 20.000 đồng/người/ngày (không quá 01 ngày);

b) Chi tiền nước uống cho người dự sinh hoạt Câu lạc bộ pháp luật, nhóm nòng cốt: 5.000 đồng/người/buổi.

6. Chi phiên dịch tiếng dân tộc thiểu số, thuê người dẫn đường:

a) Chi phiên dịch tiếng dân tộc thiểu số kiêm người dẫn đường (trường hợp phải thuê người ngoài): 200% mức lương tối thiểu chung, tính theo lương ngày do Nhà nước quy định cho khu vực quản lý hành chính.

b) Chi thuê người dẫn đường (không phải phiên dịch): 130% mức lương tối thiểu chung, tính theo lương ngày do Nhà nước quy định cho khu vực quản lý hành chính.

c) Nội dung và mức chi quy định tại các điểm a, b khoản này chỉ áp dụng đối với hoạt động PBGDPL lưu động, sinh hoạt chuyên đề pháp luật, sinh hoạt Câu lạc bộ pháp luật, nhóm nòng cốt tại vùng sâu cần có người địa phương dẫn đường và người phiên dịch cho cán bộ thực hiện công tác PBGDPL.

7. Chi tổ chức các cuộc thi, Hội thi tìm hiểu pháp luật:

a) Chi biên soạn đề thi (bao gồm cả hướng dẫn và biểu điểm): Thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn mức chi xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm, tổ chức các kỳ thi cấp địa phương và cấp quốc gia.

b) Chi bồi dưỡng chấm thi (ban giám khảo), xét công bố kết quả cuộc thi (tối đa không quá 07 người và không quá 05 ngày):

+ Cấp tỉnh:  150.000 đồng/người/ngày;

+ Cấp huyện:  100.000 đồng/người/ngày;

+ Cấp xã: 80.000 đồng/người/ngày.

c) Chi bồi dưỡng cho thành viên Ban tổ chức cuộc thi.

Chủ tịch, Phó Chủ tịch, thành viên Hội đồng thi, Thư ký: 150.000 đồng/người/ngày:

+ Cấp tỉnh:  150.000 đồng/người/ngày;

+ Cấp huyện:  100.000 đồng/người/ngày;

+ Cấp xã: 80.000 đồng/người/ngày.

d) Chi giải thưởng:

* Giải thưởng cuộc thi tổ chức quy mô cấp tỉnh:

- Tập thể:

+ Giải nhất:  1.500.000 đồng;

+ Giải nhì: 1.000.000 đồng;

+ Giải ba:  800.000 đồng.

+ Giải khuyến khích: 500.000 đồng

- Cá nhân:

+ Giải nhất:  750.000 đồng;

+ Giải nhì: 500.000 đồng;

+ Giải ba:  400.000 đồng;

+ Giải khuyến khích: 250.000 đồng.

* Giải thưởng cuộc thi tổ chức quy mô cấp huyện:

- Tập thể:

+ Giải nhất:  1.000.000 đồng;

+ Giải nhì: 800.000 đồng;

+ Giải ba:  600.000 đồng;

+ Giải khuyến khích: 400.000 đồng.

- Cá nhân:

+ Giải nhất:  600.000 đồng;

+ Giải nhì: 500.000 đồng;

+ Giải ba:  400.000 đồng;

+ Giải khuyến khích: 200.000 đồng.

* Giải thưởng cuộc thi tổ chức quy mô cấp xã:

- Tập thể:

+ Giải nhất:  800.000 đồng;

+ Giải nhì: 600.000 đồng;

+ Giải ba: 400.000 đồng;

+ Giải khuyến khích: 300.000 đồng.

- Cá nhân:

+ Giải nhất:  500.000 đồng;

+ Giải nhì: 400.000 đồng;

+ Giải ba:  250.000 đồng;

+ Giải khuyến khích: 150.000 đồng.

8. Đối với các khoản chi cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật không quy định cụ thể trong Nghị quyết này được áp dụng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 73/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Điều 3. Nguồn kinh phí, lập và quyết toán kinh phí

1. Nguồn kinh phí bảo đảm cho công tác PBGDPL; kinh phí hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL thuộc cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành.

2. Hàng năm, căn cứ vào Quyết định phê duyệt Chương trình, Kế hoạch thực hiện công tác PBGDPL, kế hoạch hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL, các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ PBGDPL và các đơn vị có thành lập Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL lập dự toán kinh phí, gửi cơ quan Tài chính cùng cấp để tổng hợp bố trí trong dự toán hàng năm cho đơn vị, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Riêng khoản kinh phí bảo đảm hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL được chi vào dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan thường trực.

Điều 4. Việc lập dự toán, quản lý, cấp phát, sử dụng và quyết toán kinh phí cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Phước thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật

Ngân sách Nhà nước và theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 73/2010/TTLT-BTC-BTP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 05/2011/NQ-HĐND

Loại văn bảnNghị quyết
Số hiệu05/2011/NQ-HĐND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành26/07/2011
Ngày hiệu lực29/07/2011
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài chính nhà nước, Giáo dục
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 23/11/2016
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 05/2011/NQ-HĐND

Lược đồ Nghị quyết số 05/2011/NQ-HĐND mức chi phổ biến giáo dục pháp luật Bình Phước


Văn bản bị đính chính

    Văn bản được hướng dẫn

      Văn bản đính chính

        Văn bản bị thay thế

          Văn bản hiện thời

          Nghị quyết số 05/2011/NQ-HĐND mức chi phổ biến giáo dục pháp luật Bình Phước
          Loại văn bảnNghị quyết
          Số hiệu05/2011/NQ-HĐND
          Cơ quan ban hànhTỉnh Bình Phước
          Người kýNguyễn Tấn Hưng
          Ngày ban hành26/07/2011
          Ngày hiệu lực29/07/2011
          Ngày công báo...
          Số công báo
          Lĩnh vựcTài chính nhà nước, Giáo dục
          Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 23/11/2016
          Cập nhật7 năm trước

          Văn bản hướng dẫn

            Văn bản được hợp nhất

              Văn bản gốc Nghị quyết số 05/2011/NQ-HĐND mức chi phổ biến giáo dục pháp luật Bình Phước

              Lịch sử hiệu lực Nghị quyết số 05/2011/NQ-HĐND mức chi phổ biến giáo dục pháp luật Bình Phước