Nghị quyết 66/NQ-HĐND

Nghị quyết 66/NQ-HĐND năm 2012 về nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2013 của tỉnh Vĩnh Phúc

Nội dung toàn văn Nghị quyết số 66/NQ-HĐND nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2013 Vĩnh Phúc


HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 66/NQ-HĐND

Vĩnh Phúc, ngày 21tháng 12 năm 2012

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2013

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
KHOÁ XV, KỲ HỌP THỨ 5

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Trên cơ sở xem xét Báo cáo số 183/BC-UBND ngày 23/11/1212 của UBND tỉnh về tình hình kinh tế - xã hội năm 2012 và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2013, báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND tỉnh và thảo luận,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2013, cụ thể như sau:

I - MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU

1. Mục tiêu tổng quát

Tập trung tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, tiếp tục cải thiện môi trường thu hút đầu tư, đổi mới công tác xúc tiến đầu tư. Đồng thời, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện có hiệu quả công tác cải cách các thủ tục hành chính, quốc phòng được tăng cường; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, đời sống nhân dân được cải thiện.

Năm 2013 xác định là năm: “Tập trung tháo gỡ khó khăn cho phát triển kinh tế; bồi thường giải phóng mặt bằng; xây dựng các công trình trọng điểm và nông thôn mới ”.

2. Các chỉ tiêu chủ yếu

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2013 (GRDP-giá SS1994) tăng khoảng 5,5% - 6% so với năm 2012; trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng khoảng 3,8%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng khoảng 3,0%; khu vực dịch vụ tăng khoảng 10,7%.

- Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 12,5%; Công nghiệp - xây dựng chiếm 52,0% và Dịch vụ chiếm 35,5%.

- GRDP bình quân đầu người (theo giá thực tế) đạt khoảng 54 triệu đồng.

- Sản lượng lương thực có hạt đạt trên 38,6 vạn tấn.

- Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt 780 triệu USD.

- Huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt khoảng 13.370 tỷ đồng, chiếm khoảng 24% GRDP theo giá thực tế.

- Tổng thu ngân sách trên địa bàn phấn đấu đạt trên 16.173 tỷ đồng, trong đó: tổng các khoản thu cân đối đạt 15.883 tỷ đồng (riêng thu nội địa đạt 11.883 tỷ đồng). Chi ngân sách địa phương 8.313,4 tỷ đồng.

- Phấn đấu thu hút 15 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư 200 triệu USD và 30 dự án DDI, với tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng.

- Mức giảm tỷ lệ sinh: 0,25%o.

- Số bác sỹ/vạn dân: 7,5 bác sỹ.

- Tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 5%.

- Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi: 12%.

- Số lao động được giải quyết việc làm mới khoảng 19 - 21 ngàn lao động;

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo là: 59%.

- Tỷ lệ dân số đô thị chiếm khoảng 23,4% - 23,6%

- Tỷ lệ dân số đô thị được cấp nước sạch: 90%.

- Tỷ lệ che phủ rừng đạt 24,4%.

II - NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tập trung mọi nguồn lực tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh phát triển tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn vay nhất là các lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp tạo nhiều việc làm, doanh nghiệp xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp. Tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, thu hút đầu tư các dự án vào các khu, cụm công nghiệp.

2. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, tập trung nguồn lực cho 20 xã điểm đảm bảo hoàn thành các tiêu chí trong năm 2013; quan tâm đầu tư, phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn.

3. Tăng cường công tác bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên, nhất là tài nguyên đất. Tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các biện pháp bảo vệ, ngăn chặn tình trạng khai thác khoáng sản trái phép gây hủy hoại môi trường. Thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn, đô thị và các khu công nghiệp.

4. Tiếp tục cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành, của đội ngũ cán bộ, công chức trong thực hiện nhiệm vụ. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền các cấp trên tất cả các lĩnh vực, đề cao vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu. Rà soát việc phân cấp quản lý nhà nước, gắn trách nhiệm với quyền hạn, nghĩa vụ với lợi ích và phù hợp với khả năng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện của chính quyền các cấp, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, cộng động, các tổ chức xã hội tham gia giám sát.

5. Chỉ đạo quyết liệt công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, chủ động quỹ đất để thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Tập trung nguồn lực, khẩn trương hoàn thành các công trình trọng điểm, nhất là các công trình phục vụ Tuần Văn hoá - Du lịch năm 2013 đảm bảo tiến độ và chất lượng. Tăng cường quản lý chất lượng các công trình XDCB, bảo đảm hiệu quả công trình và an toàn cho người dân.

6. Tăng cường công tác quản lý thị trường chống hàng nhập lậu, hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong sinh hoạt, đời sống của nhân dân; thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị số 11-CT/TU ngày 18/10/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, tổ chức các ngày kỷ niệm, không uống rượu, bia trong ngày làm việc và không hút thuốc lá nơi công sở. Tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".

7. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; tập trung hoàn thành chương trình mở rộng trường học; nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn; đẩy mạnh thực hiện các giải pháp về tạo việc làm cho người lao động. Tập trung đầu tư đúng mức cho công tác y tế dự phòng, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân; nâng cao y đức và chất lượng khám chữa bệnh, thực hiện tốt chính sách hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho nhóm đối tượng khó khăn. Chủ động, tích cực kiểm soát các dịch bệnh nguy hiểm; triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu y tế quốc gia. Nâng cao chất lượng phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá. Chỉ đạo giải quyết có hiệu quả các mục tiêu xã hội, các vấn đề xã hội bức xúc nảy sinh, thực hiện tốt các chính sách xã hội, nhất là các chính sách hỗ trợ hộ nghèo, người có công, người có hoàn cảnh khó khăn.

8. Chủ động phòng ngừa, phát hiện đấu tranh có hiệu quả với mọi hành vi tham nhũng, phòng chống tội phạm. Tập trung chỉ đạo giải quyết kịp thời các đơn thư khiếu nại, tố cáo, nhất là những vụ khiếu nại tố cáo đông người liên quan đến đất đai. Nắm tình hình, xử lý kịp thời và có hiệu quả các vụ tranh chấp lao động, đình công, lãn công. Thực hiện đồng bộ các giải pháp, tạo chuyển biến căn bản về phòng chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tiếp tục thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn giao thông; triển khai có hiệu quả công tác an toàn lao động và phòng chống cháy nổ.

9. Tăng cường công tác quốc phòng - an ninh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, gắn với thế trận an ninh nhân dân; xây dựng khu vực phòng thủ vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

10. Các cấp, các ngành tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay"; các Nghị quyết của Trung ương về đổi mới quản lý, sử dụng đất đai; về xây dựng kết cấu hạ tầng, về giáo dục và đào tạo; về khoa học và công nghệ. Đồng thời thực hiện tốt Kết luận số 29-KL/TU ngày 03/12/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tình hình kinh tế- xã hội năm 2012 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2013.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

- HĐND tỉnh giao UBND tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này;

- Thường trực HĐND, các Ban và đại biểu HĐND các cấp có trách nhiệm giám sát việc thực hiện Nghị quyết;

- HĐND tỉnh kêu gọi các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đoàn kết, phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.

Nghị quyết này đ­ược HĐND tỉnh Vĩnh Phúc khoá XV, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12/12/2012 và có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

CHỦ TỊCH




Phạm Văn Vọng

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 66/NQ-HĐND

Loại văn bảnNghị quyết
Số hiệu66/NQ-HĐND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành21/12/2012
Ngày hiệu lực21/12/2012
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật11 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 66/NQ-HĐND

Lược đồ Nghị quyết số 66/NQ-HĐND nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2013 Vĩnh Phúc


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Nghị quyết số 66/NQ-HĐND nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2013 Vĩnh Phúc
                Loại văn bảnNghị quyết
                Số hiệu66/NQ-HĐND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Vĩnh Phúc
                Người kýPhạm Văn Vọng
                Ngày ban hành21/12/2012
                Ngày hiệu lực21/12/2012
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật11 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Nghị quyết số 66/NQ-HĐND nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2013 Vĩnh Phúc

                        Lịch sử hiệu lực Nghị quyết số 66/NQ-HĐND nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2013 Vĩnh Phúc

                        • 21/12/2012

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 21/12/2012

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực