Nội dung toàn văn Quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD/SĐ1:2023 về An toàn cháy cho nhà và công trình
Bổ sung gạch đầu dòng thứ năm của điểm 5.1.3.3 như sau:
- Đối với các nhà có yêu cầu về lưu lượng cho cấp nước chữa cháy ngoài nhà quy định tại các bảng 8, 9, 10 đến 15 L/s (cho nhà nhóm F1, F2, F3, F4) và đến 20 L/s (cho nhà nhóm F5) thì thời gian chữa cháy của chúng lấy là 1 giờ.
Sửa đổi, bổ sung điểm 5.1.3.4 như sau:
“5.1.3.4 Thời gian lớn nhất để phục hồi nước dự trữ chữa cháy không lớn hơn:
24 giờ - đối với khu dân cư trên 5 000 người hoặc cơ sở công nghiệp có các nhà thuộc hạng nguy hiểm cháy nổ A, B, C;
36 giờ - đối với cơ sở công nghiệp có các nhà thuộc hạng nguy hiểm cháy nổ D và E;
72 giờ - đối với các khu dân cư đến 5 000 người hoặc cơ sở nông nghiệp.
CHÚ THÍCH 1: Đối với cơ sở công nghiệp có yêu cầu về lưu lượng nước cho chữa cháy ngoài nhà đến 20 L/s thì cho phép tăng thời gian phục hồi nước chữa cháy lên đến:
48 giờ - đối với các nhà thuộc hạng nguy hiểm cháy D và E;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CHÚ THÍCH 2: Khi không thể bảo đảm phục hồi lượng nước dự trữ cho chữa cháy theo thời gian quy định thì cần cung cấp thêm lượng nước bổ sung dự trữ cho chữa cháy ΔW, tính theo công thức:
trong đó”
ΔW là lượng nước dự trữ bổ sung, tính bằng mét khối (m3);
W là lượng nước dự trữ cho chữa cháy, tính bằng mét khối (m3);
K là tỉ số giữa thời gian phục hồi lượng nước chữa cháy theo thực tế và thời gian phục hồi lượng nước chữa cháy theo yêu cầu quy định tại 5.1.3.4.".
Sửa đổi điểm 5.1.4.2 như sau:
- Bổ sung cụm từ “cho mỗi nhà” trước cụm từ “đến 12” và chữ “họng” sau cụm từ “đến 12”.
Sửa đổi điểm 5.1.4.7 như sau:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Sửa đổi điểm 5.1.5.4 như sau:
- Thay cụm từ “bãi đỗ xe kích thước không nhỏ hơn 12 m x 12 m" bằng cụm từ “bãi lấy nước”.
Sửa đổi điểm 5.1.5.6 như sau:
- Thay cụm từ “riêng lẻ” tại đoạn thử nhất bằng cụm từ “độc lập”.
Sửa đổi gạch đầu dòng thứ hai của điểm 5.1.5.7 như sau:
- Bãi bỏ cụm từ “ngoài khu dân cư”.
Sửa đổi điểm 5.1.5.9 như sau:
“5.1.5.9 Bồn, bể, trụ nước chữa cháy ngoài nhà, hồ nước chữa cháy tự nhiên và nhân tạo phải đặt tại vị trí bảo đảm bán kính phục vụ:
- Khi có máy bơm của xe chữa cháy - là 400 m;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Để tăng bán kính phục vụ, cho phép lắp đặt các đường ống cụt có chiều dài không quá 200 m từ bồn, bể và hồ nhân tạo đến các bể trung gian (hổ thu nước) bảo đảm theo quy định tại 5.1.5.8.”.
Sửa đổi điểm 5.1.5.10 như sau:
- Thay cụm từ “từ 3 m3 đến 5 m3” bằng cụm từ “không nhỏ hơn 3 m3”.
Sửa đổi điểm 5.2.1 như sau:
- Bổ sung vào đoạn thứ tư, trước cụm từ “Trường hợp sử dụng các họng nước lưu lượng thấp”: “Căn cứ vào công năng của đối tượng bảo vệ có thể lựa chọn các phương án trang bị hệ thống họng nước chữa cháy theo quy định tại 5.2.18.".
Sửa đổi Bảng 11 như sau:
- Thay cụm từ "nhà dưỡng" ở gạch đầu dòng cuối cùng của 2) bằng cụm từ “nhà dưỡng lão”.
Sửa đổi điểm 5.2.6 như sau:
- Thay cụm từ “0,90 MPa” tại đoạn thứ hai bằng cụm từ “0,6 MPa” và cụm từ “0,4 MPa” tại đoạn thứ tư bằng cụm từ “0,45 MPa”.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
"CHÚ THÍCH 3: Cho phép tăng bán kính phục vụ của các họng nước chữa cháy bằng việc kết nối các vòi chữa cháy với tổng chiều dài đến 40 m. Khi đó các vòi phải treo ở dạng xếp trên giá đỡ và được kết nối sẵn với họng nước và lăng phun.”.
Sửa đổi điểm 5.3.1 như sau:
- Tại đoạn thứ nhất: Thay cụm từ “công suất tương đương với” bằng cụm từ “có thông số về lưu lượng, áp lực cấp nước không nhỏ hơn”.
6 CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN
Bổ sung vào điểm 6.2.2.1 như sau:
- Bổ sung cụm từ “, hoặc có phương án chữa cháy phù hợp từ ngoài nhà” vào sau cụm từ “60 m”.
Bổ sung vào điểm 6.2.2.3 như sau:
- Bổ sung CHÚ THÍCH cho đoạn b):
“CHÚ THÍCH: Nếu các lỗ thông tầng được bảo vệ chống cháy lan thì diện tích sàn cho phép tiếp cận được tính bằng diện tích một sàn lớn nhất trong số các sàn được nối thông tầng cộng với diện tích các lỗ thông tầng trong phạm vi được bảo vệ.”.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Bổ sung vào sau cụm từ “trên 28 m.” như sau: “Không quy định khoảng cách này khi không có yêu cầu cứu nạn từ trên cao và lực lượng chữa cháy có phương án khác để tiếp cận chữa cháy.”.
- Bãi bỏ CHÚ THÍCH 2.
Bổ sung CHÚ THÍCH vào cuối điểm 6.3.5 như sau:
“CHÚ THÍCH” Không quy định về cách bố trí các lối vào từ trên cao khi có phương án phù hợp khác để lực lượng chữa cháy tiếp cận.”.
Sửa đổi điểm 6.4 như sau:
“6.4 Thiết kế bãi quay xe phải phù hợp với phương tiện chữa cháy ở địa phương.”.
Sửa đổi điểm 6.12 như sau:
- Thay số “100” bằng số “75”.
- Bổ sung vào cuối điểm 6.12: "Trường hợp không thể bảo đảm yêu cầu này thì tại mỗi tầng cần bố trí ít nhất một họng khô để cấp nước chữa cháy cho tầng đó. Không yêu cầu khe hở vế thang đối với cầu thang loại 3.”.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
“- Có số lượng được tính toán đủ để khoảng cách từ vị trí cửa các thang máy đó đến một điểm bất kỳ trên mặt bằng tầng mà nó phục vụ (bán kính phục vụ) không vượt quá 60 m;".
Sửa đổi điểm 6.14 như sau:
- Bổ sung cụm từ “, nếu được thiết kế để lực lượng chữa cháy tiếp cận qua mái thì” vào sau cụm từ "lớn hơn 7 m".
Bãi bỏ cụm từ “theo A.4” tại điểm 6.17.1.
Sửa đổi gạch đầu dòng thứ hai của điểm 6.17.2 như sau:
“- Có ít nhất một lối ra trực tiếp thông với hành lang chính để thoát nạn hoặc lối ra trực tiếp ra ngoài nhà, hoặc thông trực tiếp với cầu thang thoát nạn;".
7 TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Bãi bỏ điểm 7.4.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
(quy định)
QUY ĐỊNH BỔ SUNG ĐỐI VỚI MỘT SỐ NHÓM NHÀ CỤ THỂ
Sửa đổi điểm A.1.2.1 như sau:
“A.1.2.1 Khi xác định số lượng tầng của nhà thì mỗi sàn công tác, sàn đỡ thiết bị và sàn lửng nằm ở cao độ bất kỳ có diện tích lớn hơn 40 % diện tích một tầng của nhà đó, phải được tính như một tầng.
Diện tích một tầng của nhà trong phạm vi một khoang cháy được xác định theo chu vi bên trong của tường bao của tầng, không tính diện tích buồng thang bộ. Nếu trong diện tích đó có các sàn công tác, sàn đỡ thiết bị và sàn lửng thì đối với nhà 1 tầng phải cộng thêm diện tích của tất cả các sàn này; còn đối với nhà nhiều tầng (hoặc phần nhà nhiều tầng) thì diện tích khoang cháy của mỗi tầng phải cộng thêm diện tích các sản công tác, sàn đỡ thiết bị và sàn lửng nằm trong tầng đó. Diện tích của thềm (cầu) xếp dỡ phía ngoài dùng cho phương tiện vận tải đường bộ và đường sắt không được tính vào diện tích của tầng nhà trong phạm vi khoang cháy. Diện tích các gian phòng có chiều cao thông từ 2 tầng trở lên, trong phạm vi một nhà nhiều tầng (gian phòng thông 2 tầng hoặc nhiều tầng) mà lỗ thông tầng không được bảo vệ ngăn cháy thì được tính vào diện tích tổng cộng của nhà trong phạm vi một tầng.
Diện tích xây dựng được xác định theo chu vi ngoài của nhà ở cao độ chân tường, bao gồm cả các phần nhô ra, đường đi qua dưới nhà, các phần nhà không có kết cấu ngăn che bên ngoài.".
Bãi bỏ đoạn thứ hai của điểm A.1.3.2.
Sửa đổi điểm A.1.3.6 như sau:
- Thay chữ “hạng” bằng chữ “cấp”.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
“A.1.3.10 Kho cất giữ hàng có hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ C trên giá đỡ cao tầng phải được bố trí trong nhà 1 tầng có bậc chịu lửa I đến IV và cấp nguy hiểm cháy kết cấu của nhà S0. Trường hợp bố trí trong nhà nhiều tầng thì các giá đỡ cao tầng phải được bảo vệ bởi hệ thống chữa cháy tự động theo các tài liệu chuẩn được phép áp dụng, và phải bảo đảm tất cả người trong nhà có thể thoát nạn an toàn ra ngoài trong mọi trường hợp cháy.”.
Bãi bỏ điểm A.1.3.12.
Bổ sung sau cụm từ “khoang cháy” của điểm A.2.3 cụm từ sau: “(hoặc phân khoang cháy)”.
Bổ sung câu văn vào cuối điểm A.2.4 như sau:
“Cho phép bố trí các gian phòng tập trung đông người ở chiều cao PCCC cao hơn quy định trên khi có tính toán thoát nạn cho người theo tài liệu chuẩn (ví dụ [5]) bảo đảm nguyên tắc người thoát nạn an toàn ra ngoài nhà trước khi bị các yếu tố nguy hiểm cháy tác động.”.
Sửa đổi, bổ sung điểm A.2.11 như sau:
“A.2.11 Các sảnh thang máy phải được ngăn cách với các hành lang và các phòng bên cạnh bằng các vách ngăn cháy hoặc giải pháp ngăn cháy khác có giới hạn chịu lửa theo quy định tại A.2.24, nếu các thang máy này có phục vụ tầng hầm, hoặc cửa giếng thang máy không đáp ứng yêu cầu tại A.2.24.".
Sửa đổi, bổ sung điểm A.2.12 như sau:
“A.2.12 Phải bố trí thang máy chữa cháy trong các giếng thang riêng biệt, có sảnh thang máy độc lập. Trường hợp bố trí chung giếng thang và sảnh thang thì việc bảo vệ các giếng thang, sảnh thang chung này phải tuân thủ các yêu cầu tại A.2.24 như đối với thang máy chữa cháy.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Số lượng thang máy chữa cháy cho mỗi khoang cháy phải được tính toán đủ để khoảng cách từ vị trí cửa các thang máy đó đến một điểm bất kỳ trên mặt bằng tàng mà nó phục vụ (bán kính phục vụ) không vượt quá 45 m.”.
Sửa đổi, bổ sung điểm A.2.14 như sau:
“A.2.14 Các hành lang phải được phân chia thành các khoang ngăn cách nhau bằng vách ngăn cháy loại 1 và cửa ngăn cháy loại 2 có cơ cấu tự đóng, hoặc bằng các vách ngăn khói, màn ngăn khói từ vật liệu không cháy có mép dưới cách sàn hành lang tối đa 2,5 m. Chiều dài mỗi khoang hành lang phải bảo đảm như sau:
- Đối với khối căn hộ: không quá 30 m.
- Đối với khối nhà không phải là căn hộ: không quá 60 m.”.
Sửa đổi, bổ sung điểm A.2.20 như sau:
“A.2.20 Nhà có chiều cao PCCC trên 100 m (trên 120 m nếu được trang bị báo cháy tự động và chữa cháy tự động) phải bố trí các khu vực lánh nạn tạm thời theo A.3.2.”.
Bổ sung điểm A.2.25.5 như sau:
“A.2.25.5 Trường hợp không tuân thủ được các yêu cầu từ A.2.25.1 đến A.2.25.4 thì có thể thực hiện theo 3.5.10.".
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Bãi bỏ cụm từ “với khoảng cách hở thông thủy giữa các bản thang không nhỏ hơn 100 mm”.
Sửa đổi điểm A.3.1.13 như sau:
- Bổ sung cụm từ “, trường hợp không thể đáp ứng thì tuân thủ 3.5.10” sau cụm từ “vật liệu không cháy”.
Bãi bỏ đoạn e) điểm A.3.1.16.
Sửa đổi đoạn thứ nhất và đoạn a) của điểm A.3.2.1 như sau:
“A.3.2.1 Đối với nhà có chiều cao PCCC từ trên 100 m (trên 120 m nếu được trang bị báo cháy tự động và chữa cháy tự động) đến 150 m, ngoài việc tuân thủ các quy định tại A.3.1, phải bố trí các khu vực lánh nạn tạm thời theo A.3.2.1 hoặc A.3.2.2, hoặc kết hợp hai phương án. Giải pháp thiết kế phải bảo đảm thoát nạn kịp thời và thông suốt cho mọi người ra ngoài hoặc vào những khu vực lánh nạn tạm thời (bao gồm vùng an toàn bố trí tại các tầng và/hoặc gian lánh nạn thuộc tầng lánh nạn) phù hợp với phương án tổ chức thoát nạn cho nhà khi có cháy.
Nếu lựa chọn khu vực lánh nạn tạm thời là các tầng lánh nạn, gian lánh nạn thì phải đáp ứng những yêu cầu sau đây:
a) Tầng lánh nạn cách nhau không quá 20 tầng, tầng lánh nạn đầu tiên được bố trí không cao quá tầng thứ 21. Khu vực bố trí gian lánh nạn phải được ngăn cách với các khu vực khác bằng bộ phận ngăn cháy có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn REI 150. Các khu vực khác ngoài khu vực bố trí gian lánh nạn có thể sử dụng cho các công năng công cộng hoặc bố trí căn hộ với điều kiện bảo đảm các yêu cầu về thoát nạn đối với các khu vực này;
CHÚ THÍCH. Có thể sử dụng tầng kỹ thuật hoặc một phần tầng kỹ thuật làm khu vực lánh nạn khi đáp ứng các quy định tại các đoạn b), c), d), e), f).".
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
“A.3.2.2 Nếu lựa chọn khu vực lánh nạn tạm thời là các vùng an toàn thì phải tuân thủ các quy định sau đây:
a) Vùng an toàn được phân thành 4 loại sau:
Vùng an toàn loại 1: là gian phòng được ngăn cách với các khu vực khác bằng kết cấu bao che có giới hạn chịu lửa bằng giới hạn chịu lửa của tường trong của buồng thang bộ tương ứng với bậc chịu lửa của nhà (không xét chỉ tiêu R nếu các kết cấu bao che này không phải kết cấu chịu lực) và các bộ phận chèn bịt lỗ mở có giới hạn chịu lửa El 60, kín khói, được bảo vệ bởi hệ thống chữa cháy tự động, được tạo áp suất không khí dương khi có cháy trong gian phòng hoặc trong khoang đệm ngăn cháy ở lối vào của gian phòng này, hoặc lối vào gian phòng đi qua một vùng đệm không khí không nhiễm khói theo các đường đi chuyển tiếp hở (tương tự lối vào buồng thang bộ N1).
Lối ra thoát nạn từ vùng an toàn loại 1 phải dẫn vào buồng thang bộ thoát nạn (vào trực tiếp, hoặc qua các khu vực an toàn được bảo vệ như đường thoát nạn của nhà, hoặc đi qua các vùng đệm không khí không nhiễm khói, hoặc kết hợp các phương án trên).
Vùng an toàn loại 2: là vùng nằm ở trên mái có khai thác sử dụng với lối ra mái phải đi qua khoang đệm ngăn cháy loại 1.
Vùng an toàn loại 3: là khoang cháy hoặc phân khoang cháy, có đường thoát nạn độc lập được bảo vệ bằng vách ngăn cháy loại 1 và sàn ngăn cháy loại 3.
Vùng an toàn loại 4: là buồng thang bộ.
b) Vùng an toàn loại 4 chỉ được sử dụng cho các nhà nhóm F1.3. Các nhà thuộc các nhóm công năng khác được lựa chọn loại 1, 2, hoặc 3, hoặc kết hợp.
c) Vùng an toàn phải được bố trí trên tất cả các tầng của nhà (trừ tầng có lối ra ngoài trực tiếp) hoặc bố trí cách tối đa 5 tầng, có chỉ dẫn thoát nạn tại mỗi tầng, đồng thời phải bảo đảm tiếp cận được cho người khuyết tật và những người có khả năng di chuyển hạn chế khác cần phải sử dụng xe lăn. Tại lối vào của các vùng an toàn phải có biển thông báo với nội dung "KHU VỰC LÁNH NẠN TẠM THỜI/FIRE EMERGENCY HOLDING AREA” với quy cách như quy định tại đoạn g) của A.3.2.1.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CHÚ THÍCH: Nếu nhiệm vụ thiết kế không xác định được số người với khả năng di chuyển hạn chế, thì giá trị này có thể xác định theo tỉ lệ trên tổng số người sử dụng tầng nhà, tham khảo các tài liệu chuẩn (ví dụ [5, 7]), diện tích hình chiếu bằng của người có thể tham khảo [5] hoặc lấy theo quy định tại H.2.10.1.
e) Nếu vùng an toàn là gian phòng riêng thì được sử dụng các công năng khác trong vùng an toàn như đối với gian lánh nạn quy định tại đoạn b) của A.3.2.1, nhưng phải bảo đảm đủ diện tích trống như định mức quy định.
f) Mỗi vùng an toàn phải được lắp đặt chiếu sáng sự cố, hệ thống truyền thanh chỉ dẫn thoát nạn và tương tự, có thiết bị liên lạc hai chiều với phòng trực điều khiển chống cháy, hoặc phòng trực có người trực 24/24 của nhà.".
Bãi bỏ A.4 của Phụ lục A.
PHỤ LỤC C
(quy định)
HẠNG NGUY HIỂM CHÁY VÀ CHÁY NỔ CỦA NHÀ, CÔNG TRÌNH VÀ CÁC GIAN PHÒNG CÓ CÔNG NĂNG SẢN XUẤT VÀ KHO
Sửa đổi, bổ sung điểm C.3.1 như sau:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Các thông số của chất cháy trong nhà và gian phòng có thể tham khảo các tải liệu chuẩn [3, 4, 5, 6, 8, 9] hoặc các tài liệu chuẩn khác.".
Sửa đổi đoạn thứ nhất của điểm C.3.2 như sau:
“C.3.2 Khi không có các tính toán cụ thể để phân hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ theo tiêu chuẩn, có thể tham khảo hạng nguy hiểm cháy và cháy nổ của một số nhà và gian phòng thuộc các phân xưởng, nhà kho, bộ phận sản xuất như sau:".
Bổ sung vào gạch đầu dòng thứ hai của điểm C.3.2.2 như sau:
- Bổ sung cụm từ "có tạo ra các bụi cháy được và có khả năng tạo thành các hỗn hợp nguy hiểm nổ (theo Bảng C.1) khi có sự cố" vào sau cụm từ “chất rắn”.
PHỤ LỤC D
(quy định)
BẢO VỆ CHỐNG KHÓI
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
“Nếu không có các quy định cụ thể về thời gian tiếp cận công trình của lực lượng chữa cháy và thời gian mà lực lượng chữa cháy sẽ hoạt động trong công trình để chữa cháy, và không có yêu cầu về bảo vệ tài sản khi xảy ra cháy, thì việc thiết kế bảo vệ chống khói của nhà cần bảo đảm mục tiêu tối thiểu là an toàn cho người thoát nạn ra ngoài.”.
Sửa đổi điểm D.1.2 như sau:
- Bổ sung cụm từ “(hoặc lấy theo giá trị quy định trong tài liệu chuẩn áp dụng)” vào sau cụm từ "không thấp hơn 2 m".
Sửa đổi đoạn thứ nhất của điểm D.1.3 như sau:
“D.1.3 Các thiết bị của hệ thống hút xá khói và cấp không khí chống khói, không phụ thuộc vào cơ chế hoạt động (tự nhiên hoặc cưỡng bức), phải luôn bảo đảm hoạt động đúng thiết kế khi có cháy.”.
Sửa đổi đoạn thứ nhất của điểm D.1.5 như sau:
- Bổ sung cụm từ “hoạt động” trước cụm từ “độc lập”.
Sửa đổi điểm D.1.7 như sau:
“D.1.7 Cho phép thay đổi các yêu cầu trong Phụ lục D này trên cơ sở có thiết kế bảo vệ chống khói phù hợp với tiêu chuẩn được phép áp dụng và thỏa mãn yêu cầu tại D.1.1”.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Thay cụm từ “ISO 14644” bằng cụm từ "TCVN 8664 (ISO 14644)".
Sửa đổi, bổ sung điểm D.2 như sau:
- Tại đoạn thứ nhất: thay cụm từ “hút xả khói” bằng cụm từ "thoát khói".
- Bổ sung vào cuối đoạn c) như sau:
"CHÚ THÍCH: Không yêu cầu thiết kế thoát khói cho các hành lang có chiều dài lớn hơn 15 m mà không có thống gió tự nhiên khi có cháy trong các tầng của nhà thuộc nhóm F4 cao từ 6 tầng trở xuống, khi các tầng này được trang bị báo cháy tự động với đầu báo cháy khói, hoặc chữa cháy tự động.".
- Sửa đổi đoạn f) như sau: Bỏ cụm từ “D, E”.
- Sửa đổi đoạn g) như sau: Bổ sung cụm từ “với diện tích lớn hơn 50 m2” sau từ “hàng hóa” tại gạch đầu dòng thứ hai.
- Bổ sung vào cuối điểm D.2 như sau:
“CHÚ THÍCH 4: Để thông gió tự nhiên khi có cháy cho các gian phòng hoặc hành lang, cũng có thể bố trí (phân bố tương đối đều) các ô cửa mở trên kết cấu bao che ngoài của gian phòng, hành lang ở độ cao khống nhỏ hơn 2,2 m từ mặt sàn đến mép dưới của ô cửa và với tổng diện tích hữu hiệu không nhỏ hơn 2,5 % diện tích sàn của gian phòng, hành lang.”.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
“D.8 Để thoát khỏi trực tiếp cho các gian phòng và hành lang của nhà một tầng có thể áp dụng hệ thống hút xả khói theo cơ chế tự nhiên (giải pháp thoát khói tự nhiên), hoặc theo cơ chế cưỡng bức. Trong các nhà nhiều tầng cần sử dụng hệ thống hút xả khói theo cơ chế cưỡng bức, hoặc có thể sử dụng giải pháp thoát khói tự nhiên nếu tính toán thoát khói cho phép, nhưng phải thỏa mãn yêu cầu tại D.1.1. Cho phép sử dụng giải pháp thoát khói tự nhiên đối với tầng trên cùng của nhà nhiều tầng, thông qua van khói, cửa nắp hút khói, hoặc các cửa trời mở, cửa chớp mở và không đón gió vào.”.
Sửa đổi đoạn b) của điểm D.9 như sau:
“b) Các đường ống và kênh dẫn nếu có yêu cầu về giới hạn chịu lửa thì phải được chế tạo từ vật liệu không cháy (bao gồm cả các lớp bọc phủ cách nhiệt và bảo vệ chịu lửa của ống), với giới hạn chịu lửa không thấp hơn:”.
Bổ sung CHÚ THÍCH 3 và CHÚ THÍCH 4 vào sau CHÚ THÍCH 2 của đoạn b) điểm D.9 như sau:
"CHÚ THÍCH 3: Không yêu cầu chỉ tiêu I đối với các đường ống và kênh dẫn khói và ống cấp không khí vào trong phạm vi một khoang cháy nếu thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau: 1) việc dẫn khói và không khí trong các ống này không gây chảy các hệ thống kỹ thuật khác hoặc gây cháy tại các khu vực mà đường ống và kênh dẫn đi qua; 2) không làm tăng nhiệt độ không khí ở khu vực trên đường thoát nạn quá 65 °C.".
Chú thích này được áp dụng cho tất cả các quy định khác của quy chuẩn này liên quan đến yêu cầu về giới hạn chịu lửa của đường ống, kênh dẫn khác (nếu có).
CHÚ THÍCH 4: Không yêu cầu giới hạn chịu lửa của đường ống, kênh dẫn khói và ống cấp không khí vào nếu thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau: 1) ống được làm bằng thép mạ kẽm có chiều dày tối thiểu 1,2 mm; 2) toàn bộ chiều dài ống được bảo vệ bang hệ thống sprinkler được thiết kế theo tài liệu chuẩn được áp dụng và các đầu phun được bố trí bên trên và bên dưới ống (không phụ thuộc vào kích thước ống); 3) ống và kết cấu treo, đỡ được thiết kế và thi công phù hợp với quy cách của đường ống quy định trong tiêu chuẩn áp dụng.
Chú thích này được áp dụng cho tất cả các quy định khác của quy chuẩn này liên quan đến yêu cầu về giới hạn chịu lửa của đường ống, kênh dẫn khác (nếu có).".
Sửa đổi điểm D.14.5 như sau:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Sửa đổi đoạn a) như sau:
“a) Cấp không khí theo cơ chế tự nhiên: sử dụng các ô cửa, cửa sổ, hoặc khe hở khác có thể thông với không khí bên ngoài (mở khi có cháy). Các ô cửa, cửa sổ, khe hở phải được bố trí ở phần dưới của khu vực được bảo vệ. Tổng diện tích thông khí của các lỗ mở (phần ô cửa, cửa sổ, khe hở nằm dưới biên dưới của tầng khói) phải được xác định phù hợp với D.4 và đáp ứng yêu cầu vận tốc dòng không khí đi qua các lỗ cửa không vượt quá 6 m/s (không yêu cầu vận tốc này đối với các lỗ mở để bù không khí mà con người không thoát nạn qua đó);”.
- Sửa đổi đoạn b) như sau: Thay cụm từ “chống khói” bằng chữ “vào”.
PHỤ LỤC E
(quy định)
KHOẢNG CÁCH PHÒNG CHÁY CHỐNG CHÁY
Sửa đổi, bổ sung CHÚ THÍCH 6 của Bảng E.1 như sau:
“CHÚ THÍCH 6: Không quy định khoảng cách giữa các nhà và công trình công cộng khi tổng diện tích đất xây dựng (gồm cả diện tích đất không xây dựng giữa chúng) không vượt quá diện tích tầng cho phép lớn nhất trong phạm vi của một khoang cháy (xem Phụ lục H). Trong trường hợp nhà thuộc nhóm F1.1, F4.1 thì không được bố trí các phòng kho, bếp ăn tại khu vực tiếp giáp giữa hai nhà.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Chú thích này không áp dụng cho các cơ sở kinh doanh khí đốt, chất lỏng cháy và chất lỏng dễ bắt cháy, cũng như các chất và vật liệu có khả năng nổ và cháy khi tác dụng với nước, ô xi trong không khí hoặc giữa chúng với nhau.".
Sửa đổi điểm E.2 như sau:
- Thay cụm từ “trong một cơ sở công nghiệp” bằng cụm từ “sản xuất, nhà kho".
Sửa đổi tiêu đề điểm E.3 như sau:
“E.3 Khoảng cách phòng cháy chống cháy xác định theo đường ranh giới”.
Sửa đổi, bổ sung điểm E.3.1 như sau:
- Thay cụm từ “để xác định” bằng cụm từ “được xác định tương ứng với”.
Sửa đổi điểm E.3.2 như sau:
- Thay cụm từ “đo theo phương ngang vuông góc 90° từ tường ngoài nhà” bằng cụm từ "đo vuông góc theo phương ngang từ mặt ngoài tường ngoài nhà (hoặc từ mép ngoài của bộ phận cháy được gần nhất trong nhà, bao gồm cả nội thất)".
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
“Khi tường ngoài có yêu cầu về giới hạn chịu lửa theo Bảng E.3 thì tổng diện tích các lỗ mở không được bảo vệ chống cháy không được vượt quá các giá trị cho phép tại Bảng E.4a hoặc Bảng E.4b. Khi tường ngoài không có yêu cầu về giới hạn chịu lửa theo Bảng E.3 thì diện tích các lỗ mở không cần tuân thủ Bảng E.4a hoặc Bảng E.4b.
Cho phép nhân đôi diện tích lỗ mở không được bảo vệ chống cháy nếu nhà đang xét được trang bị chữa cháy tự động. Cho phép sử dụng giải pháp khác ngăn cháy lan như quy định tại đoạn b) điểm 4.35 đối với các ô cửa từ E 60 trở xuống.”.
PHỤ LỤC G
(quy định)
KHOẢNG CÁCH ĐẾN CÁC LỐI RA THOÁT NẠN VÀ CHIỀU RỘNG LỐI RA THOÁT NẠN
Bãi bỏ CHÚ THÍCH của điểm G.1.2.1.
Sửa đổi Bảng G2a như sau:
- Bãi bỏ chữ “buồng” tại điểm 1 Bảng G2a.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Bổ sung vào sau từ “G.9” tại đoạn thứ nhất của G.3 cụm từ sau: ", hoặc xác định theo tài liệu chuẩn khác (ví dụ [5])".
PHỤ LỤC H
(quy định)
BẬC CHỊU LỬA VÀ CÁC YÊU CẦU BẢO ĐẢM AN TOÀN CHÁY CHO NHÀ, CÔNG TRÌNH, KHOANG CHÁY
Sửa đổi đoạn thứ nhất của điểm H.2.1 như sau:
- Thay cụm từ “và khách sạn kiểu căn hộ như nhà ở” bằng cụm từ “dạng căn hộ”.
Sửa đổi điểm H.2.4.4 như sau:
“H.2.4.4 Trên tầng 3 của nhà trẻ, mẫu giáo, mầm non cho phép bố trí các phòng dành cho lớp lớn, phòng học nhạc và thể chất, phòng chơi, phòng phục vụ. Khi đó các phòng có diện tích lớn hơn 50 m2 thì phải có một trong các lối ra thoát nạn dẫn trực tiếp vào thang bộ thoát nạn hoặc đi qua hành lang thoát nạn vào thang bộ thoát nạn.”.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
“CHÚ THÍCH: Số tầng nhà được xác định bằng số các tầng trên mặt đất, không tính tầng kỹ thuật trên cùng. Đối với trường trung học cơ sở và trung học phổ thông hoặc tương đương, chiều cao PCCC lớn nhất cho phép của nhà được lấy đến 25 m (7 tầng) nếu nhà có tối thiểu hai thang thoát nạn bảo đảm yêu cầu của quy chuẩn này.”.
Sửa đổi, bổ sung điểm H.2.9.1 như sau:
"H.2.9.1 Nhà bệnh viện (nhóm F1.1) cần được bố trí trong các nhà đứng độc lập hoặc trong khoang cháy riêng với chiều cao PCCC không quá 28 m (hoặc 9 tầng).
Trường hợp bố trí các công năng chính của bệnh viện (nhóm F1.1) vượt quá chiều cao PCCC 28 m (hoặc quá 9 tầng, nhưng tối đa 50 m), phải tuân thủ đồng thời các điều kiện bổ sung sau:
- Bậc chịu lửa của nhà là bậc I;
- Toàn nhà được trang bị báo cháy tự động và chữa cháy tự động;
- Chiều cao PCCC tối đa cho phép của nhà phải bảo đảm khả năng có thể cứu nạn và tiếp cận chữa cháy thông qua các lối vào từ trên cao;
- Chiều rộng bản thang thoát nạn tối thiểu 1,35 m;
- Vật liệu hoàn thiện trên đường thoát nạn phải bảo đảm không nguy hiểm hơn CV1;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Có tối thiểu 2 thang máy chữa cháy (hoặc 1 thang máy chữa cháy, 1 thang máy thoát nạn) có thể phục vụ việc cứu nạn cho bệnh nhân nằm trên giường bệnh với kích thước thông thủy của buồng thang máy đủ để chứa giường bệnh;
- Mỗi tầng nhà phải có họng nước chữa cháy với số lượng, vị trí, kích thước và lắp đặt theo tiêu chuẩn thiết kế áp dụng;
- Mỗi tầng nhà có công năng thuộc nhóm F1.1 với chiều cao PCCC trên 28 m phải có vùng an toàn đáp ứng yêu cầu như tại A.3.2.2 với định mức 2,8 m2/bệnh nhân. Có thể ngăn chia tầng thành tối thiểu hai khoang cháy và cho phép lánh nạn tạm thời trong khoang cháy còn lại nếu một khoang cháy có đám cháy. Mỗi khoang cháy phải tiếp cận trực tiếp được qua lối vào từ trên cao, và phải có đường thoát nạn dẫn vào buồng thang bộ mà không cần qua khoang cháy còn lại.”.
Sửa đổi, bổ sung điểm H.2.10.1 như sau:
“H.2.10.1 Chiều cao PCCC của nhà khám bệnh đa khoa ngoại trú (nhóm F3.4) tối đa 28 m (hoặc 9 tầng). Bậc chịu lửa của nhà từ 2 tầng trở lên không được thấp hơn bậc II, cấp nguy hiểm cháy kết cấu không thấp hơn S0.
Trường hợp bố trí các công năng đa khoa ngoại trú (nhóm F3.4) vượt quá chiều cao PCCC 28 m (hoặc quá 9 tầng), phải tuân thủ đồng thời các điều kiện bổ sung sau:
- Bậc chịu lửa của nhà là bậc I;
- Toàn nhà được trang bị báo cháy tự động và chữa cháy tự động;
- Chiều cao PCCC tối đa cho phép của nhà phải bảo đảm khả năng có thể cứu nạn và tiếp cận chữa cháy thông qua các lối vào từ trên cao;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Vật liệu hoàn thiện trên đường thoát nạn phải bảo đảm không nguy hiểm hơn CV1;
- Có tối thiểu 2 thang máy chữa cháy (hoặc 1 thang máy chữa cháy, 1 thang máy thoát nạn), trong đó có ít nhất 1 thang có thể phục vụ việc cứu nạn cho bệnh nhân nằm trên giường bệnh với kích thước thông thủy của buồng thang máy đủ để chứa giường bệnh;
- Mỗi tầng nhà có công năng đa khoa ngoại trú thuộc nhóm F3.4 với chiều cao PCCC trên 28 m phải có vùng an toàn đáp ứng yêu cầu như tại A.3.2.2 với định mức 2,65 m2/một bệnh nhân di chuyển bằng xe lăn có người hỗ trợ, 0,75 m2/một bệnh nhân tự di chuyển với công cụ hỗ trợ, và 0,5 m2/một bệnh nhân có thể tự di chuyển không cần công cụ hỗ trợ (số lượng các bệnh nhân nêu trên lấy theo hồ sơ thiết kế, hoặc có thể tham khảo [5] tương ứng với loại hình khám bệnh), có thể ngăn chia tầng thành tối thiểu hai khoang cháy và cho phép lánh nạn tạm thời trong khoang cháy còn lại nếu một khoang cháy có đám cháy. Mỗi khoang cháy phải tiếp cận trực tiếp được qua lối vào từ trên cao, và phải có đường thoát nạn dẫn vào buồng thang bộ mà không cần qua khoang cháy còn lại.”.
Bãi bỏ điểm H.2.10.3.
Sửa đổi điểm H.2.11.1 như sau:
- Bổ sung cụm từ “ (hoặc 9 tầng). Trường hợp cao quá 28 m (hoặc quá 9 tầng) phải tuân thủ các yêu cầu bổ sung như quy định tại H.2.9.1” vào sau cụm từ “28 m”.
Bổ sung vào cuối điểm H.2.12.4 như sau:
“Không yêu cầu giới hạn chịu lửa của mái hiên, mái che phần phụ, mái che hành lang, sảnh ngoài nhà như quy định tại H.2.12.1 và H.2.12.4 nếu mái không khai thác sử dụng, hoặc không có nguy cơ cháy lan từ các khu vực dưới mái lên khối nhà chính.”.
Bổ sung điểm H.2.12.10 như sau:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Bổ sung vào cuối CHÚ THÍCH 2 của Bảng H.8 như sau:
“Trường hợp nhà được trang bị hệ thống báo cháy tự động hoặc hệ thống chữa cháy tự động, hoặc nếu nhà có tối thiểu hai cầu thang thoát nạn thỏa mãn yêu cầu của quy chuẩn này thì chiều cao bố trí các gian phòng trên tuân thủ Bảng H.8."
Sửa đổi điểm H.4.1 như sau:
- Thay cụm từ “theo A.2.1” tại đoạn thứ hai bằng cụm từ “theo A.1.2".
Sửa đổi, bổ sung Bảng H.9 như sau:
- Sửa đổi ô tại cột 5, hạng C, bậc III, cấp S0, S1 thành:
- Sửa đổi ô tại cột 5, hạng C, bậc IV, cấp S0, S1 thành:
- Sửa đổi ký hiệu “-” ở cột 7, hạng C, bậc IV, cấp S0, S1 thành "1 400 5)”; ở cột 7, hạng C, bậc IV, cấp S2, S3 thành "1 100 5)".
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
“4) Dành cho các nhà hạng C bậc V, các xưởng cưa (xẻ) có tối đa 4 khung nhà, các xưởng sản xuất chế biến gỗ sơ bộ và các trạm nghiền (băm) gỗ.”.
- Bổ sung 5) như sau:
“5) Tối đa 3 tầng (chiều cao nhà được phép đến 22 m) và phải trang bị chữa cháy tự động.".
- Sửa đổi CHÚ THÍCH như sau:
"CHÚ THÍCH: Những chỗ có ký hiệu “-” thì cho phép áp dụng tài liệu chuẩn NFPA 5000 [1] hoặc tiêu chuẩn tương đương khác để xác định chiều cao và diện tích lớn nhất cho phép của một tầng nhà trong phạm vi một khoang cháy tương ứng với giới hạn chịu lửa của các kết cấu, cấu kiện nhà và các điều kiện khác.".
Sửa đổi, bổ sung Bảng H.10 như sau:
- Sửa đổi ký hiệu “-” ở cột 7, hạng C, bậc IV, cấp S0, S1 thành “1 400 2)”; ở cột 7, hạng C, bậc IV, cấp S2, S3 thành “1 100 2)”.
- Bổ sung 2) như sau:
“2) Tối đa 3 tầng (chiều cao nhà được phép đến 22 m) và phải trang bị chữa cháy tự động.”.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
"CHÚ THÍCH 1: Những chỗ có ký hiệu “-” thì cho phép áp dụng tài liệu chuẩn NFPA 5000 [1] hoặc tiêu chuẩn tương đương khác đẻ xác định chiều cao và diện tích lớn nhất cho phép của một tầng nhà trong phạm vi một khoang cháy tương ứng với giới hạn chịu lửa của các kết cấu, cấu kiện nhà và các điều kiện khác.
CHÚ THÍCH 2: Nhà hạng D bậc V lấy tương đương như nhà hạng E bậc V.”.
Sửa đổi, bổ sung Bảng H.11 như sau:
- Sửa đổi ký hiệu ở cột 6, hạng C, bậc IV, cấp S0, S1 thành “1 600”; ở cột 7, hạng C bậc IV, cấp S0, S1 thành “1600 3)”.
- Sửa đổi “12” tại cột 2, hạng E, bậc IV, cấp S0, S1 thành “Không quy định”.
- Sửa đổi ký hiệu ở cột 7, hạng E, bậc IV, cấp S0, S1 thành “2200 4)”.
- Bổ sung 3) và 4) sau 2) như sau:
“3) Tối đa 4 tầng (chiều cao nhà được phép đến 22 m). Trong trường hợp nhà kho 4 tầng thì phải có chữa cháy tự động.
4) Tối đa 4 tầng (chiều cao nhà được phép đến 22 m).”.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
"CHÚ THÍCH 1: Những chỗ có ký hiệu “-” thì cho phép áp dụng tài liệu chuẩn NFPA 5000 [1] hoặc tiêu chuẩn tương đương khác để xác định chiều cao và diện tích lớn nhất cho phép của một tầng nhà trong phạm vi một khoang cháy tương ứng với giới hạn chịu lửa của các kết cấu, cấu kiện nhà và các điều kiện khác.".
- Bổ sung CHÚ THÍCH 3 như sau:
“CHÚ THÍCH 3: Đối với các nhà gara để xe bậc IV và từ 2 tầng trở lên, trong trường hợp chủ công trình/cơ sở không có yêu cầu về hạn chế thiệt hại đối với các xe trong gara, cho phép không bảo vệ chịu lửa các sàn tầng với điều kiện các cầu thang thoát nạn từ các tầng trên được bố trí sát biên nhà.”.
Sửa đổi điểm H.5.2 như sau:
- Thay cụm từ “khung giá đỡ, tầng lửng” bằng cụm từ “sàn đỡ thiết bị và sàn lửng”.
- Thay cụm từ “Bảng H.10” bằng cụm từ “Bảng H.11”.
Sửa đổi gạch đầu dòng cuối cùng của đoạn thứ hai điểm H.6.2 như sau:
“- Trong các nhà thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F1.1, F1.2, F2 đến F4 với các gian thông tầng để bố trí cầu thang hở, thang cuốn, sảnh thông tầng và các công năng khác, diện tích một sàn trong phạm vi một khoang cháy là tổng diện tích của tầng dưới cùng của gian thông tầng và của các hành lang, lối đi bộ và các gian phòng của tất cả các tầng phía trên của gian thông tầng trong phạm vi không gian được ngăn cách như quy định tại đoạn b) điểm 4.35. Trường hợp không ngăn cách như quy định tại đoạn b) điểm 4.35 thì diện tích một tầng trong phạm vi một khoang cháy là tổng diện tích của các tầng tương ứng.”.
Bổ sung điểm H.7 như sau:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
H.7.1 Trong trường hợp phần nhà có công năng xác định (và các công năng phụ trợ cho công năng chính) được ngăn cách thành một khoang cháy riêng thì các yêu cầu của Phụ lục H được áp dụng cho phần nhà (khoang cháy) đó. Các công năng độc lập khác được phép bố trí ở các phần nhà phía trên khoang cháy này, khi thỏa mãn các điều kiện tại Phụ lục H đối với công năng đó.
H.7.2 Trong trường hợp nhà có số tầng (chiều cao) và diện tích không được quy định cụ thể hoặc bị giới hạn trong Phụ lục H, có thể áp dụng tài liệu chuẩn NFPA 5000 [1] hoặc tài liệu chuẩn khác để xác định chiều cao và diện tích lớn nhất cho phép của một tầng nhà trong phạm vi một khoang cháy tương ứng với giới hạn chịu lửa của các cấu kiện, kết cấu nhà và các điều kiện khác (trong đó phải bao gồm các điều kiện liên quan đến thoát nạn cho người); hoặc theo luận chứng kỹ thuật.”.
Bổ sung THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO sau Phụ lục I như sau:
“THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] NFPA 101 Life safety code, 15th edition. National fire protection association, 2021 (NFPA 101 Quy chuẩn an toàn sinh mạng, phiên bản thứ 15. Hiệp hội an toàn cháy quốc gia, 2021);
[2] NFPA 5000 Building construction and safety code. National fire protection association, 2021 (NFPA 5000 Quy chuẩn về công trình xây dựng và an toàn. Hiệp hội an toàn cháy quốc gia, 2021);
[3] NFPA Fire protection handbook, 21st edition. National fire protection association (NFPA Sổ tay an toàn cháy, phiên bản thứ 21. Hiệp hội an toàn cháy quốc gia);
[4] SFPE Handbook of Fire Protection Engineering, 5th edition. Morgan J. Hurley, Editor-in-Chief (SFPE Sổ tay kỹ thuật an toàn cháy, phiên bản thứ 5. Chủ biên Morgan J. Hurley);
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
[11] TCVN 8664 (ISO 14644), Phòng sạch và môi trường kiểm soát liên quan;
[12] TCVN 9311-1:2012, Thử nghiệm chịu lửa - Các bộ phận công trình xây dựng - Phần 1: Yêu cầu chung;
[13] TCVN 9311-8:2012, Thử nghiệm chịu lửa - Các bộ phận công trình xây dựng - Phần 8: Các yêu cầu riêng đối với bộ phận ngăn cách đúng không chịu tải;
[14] TCVN 9383:2012, Thử nghiệm khả năng chịu lửa - Cửa đi và cửa chắn ngăn cháy;
[15] TCVN 12695:2020 (ISO 1182), Thử nghiệm phản ứng với lửa cho các sản phẩm xây dựng-Phương pháp thử tính không cháy;
[16] ISO 834-10:2014, Fire resistance tests - Elements of building construction - Part 10: Specific requirements to determine the contribution of applied fire protection materials to structural steel elements (Thử nghiệm chịu lửa - Các bộ phận công trình xây dựng - Yêu cầu riêng đánh giá hiệu quả của vật liệu bảo vệ chịu lửa cho kết cấu thép);
[17] ISO 5657, Reaction to fire tests - Ignltabillty of building products using a radiant heat source (Thử nghiệm phản ứng với lửa - Tính bắt cháy của sản phẩm xây dựng sử dụng nguồn nhiệt bức xạ);
[18] ISO 5658-2, Reaction to fire tests - Spread of flame - Part 2: Lateral spread on building and transport products in vertical configuration (Thử nghiệm phản ứng với lửa - Lan truyền lửa - Phần 2: Sự lan truyền lửa theo phương ngang trên công trình và sản phẩm vận chuyển theo phương đứng);
[19] ISO 5660-2, Reaction-to-fire tests - Heat release, smoke production and mass loss rate - Part 2: Smoke production rate (dynamic measurement) (Thử nghiệm phản ứng với lửa - Tốc độ tỏa nhiệt, sinh khói và tổn thất khối lượng - Phần 2: Tốc độ sinh khói (đo động));
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
[21] ISO 9239, Reaction to fire tests for floorings (Thử nghiệm phản ứng với lửa cho sàn);
[22] ISO 13344:2015, Estimation of the lethal toxic potency of fire effluents (Đánh giá độc tính gây chết người của khí sinh ra khi cháy);
[23] ISO 21925, Fire resistance tests - Fire dampers for air distribution systems (Thử nghiệm chịu lửa - Van ngăn cháy cho hệ thống phân phối không khí).