Quy chế 436/QCPH

Quy chế 436/QCPH năm 2011 phối hợp hoạt động giữa Ủy ban nhân dân tỉnh và Hội Nông dân tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2016

Nội dung toàn văn Quy chế 436/QCPH phối hợp hoạt động giữa ủy ban nhân dân tỉnh và hội nông dân Hà Giang 2011


UBND TỈNH – HỘI NÔNG DÂN TỈNH HÀ GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 436/QCPH

Hà Giang, ngày 28 tháng 10 năm 2011

 

QUY CHẾ

PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG GIỮA UỶ BAN NHÂN DÂN VÀ HỘI NÔNG DÂN TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2011 - 2016

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá (X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

Căn cứ kết luận số 61/KL/TW, ngày 03/12/2009 của Ban bí thư TW Đảng về đề án: “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020”;

Căn cứ quyết định số 17/1998/QĐ-TTg ngày 24/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy định trách nhiệm của các Bộ, các cấp chính quyền trong việc tạo điều kiện đề cập Hội Nông dân Việt Nam hoạt động có hiệu quả;

Căn cứ quyết định số 673-QĐ/TTg, ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội nông thôn giai đoạn 2011 – 2020;

Căn cứ công văn số 870-CV/TU, ngày 23/9/2011 của Tỉnh uỷ Hà Giang, về thực hiện kết luận 61-KL/TW ngày 03/12/2009 và Quyết định số 673-QĐ/TTg ngày 10/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Nhằm đảm bảo mối quan hệ phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, Uỷ ban nhân dân tỉnh và Hội Nông dân tỉnh Hà Giang, thống nhất ban hành Quy chế Phối hợp hoạt động gồm những điều kiện, khoản sau:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Uỷ Ban nhân dân là cơ quan quản lý hành chính Nhà nước ở địa phương; Hội Nông dân là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp nông dân. Mối quan hệ công tác giữa Uỷ ban nhân dân tỉnh và Hội Nông dân tỉnh Hà Giang là quan hệ phối hợp, nhằm tạo điều kiện để mỗi bên thực hiện, hoàn thành chức năng, nhiệm vụ và nâng cao hiệu quả hoạt động, xây dựng chính quyền của dân, do dân, vì dân; vì lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân – nông dân, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG

I. ĐỐI VỚI UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

Điều 2. Khi xây dựng và triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, kế hoạch hoặc giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội của tỉnh có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của nông dân:

- Uỷ ban nhân dân tỉnh thông báo và tạo điều kiện để Hội Nông dân các cấp tham gia ngay từ đầu.

- Tạo điều kiện để Hội Nông dân tỉnh cùng tham gia tổ chức chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng trên địa bàn nông thôn và trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp.

- Thường xuyên cung cấp thông tin về các chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước, của tỉnh và tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu kinh tế - xã hội, các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của nông dân tới Hội Nông dân tỉnh; kịp thời điều chỉnh, bổ sung các cơ chế chính sách của địa phương cho phù hợp với thực tiển của nông dân trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Điều 3. Mời lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh tham gia các kỳ họp của Uỷ ban nhân dân tỉnh bàn về nội dung có liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn và mời Hội Nông dân tỉnh tham gia với tư cách là thành viên chính thức trong các tổ chức tư vấn (các ban, các Hội đồng;…) có chức năng, nội dung hoạt động gắn kết với quyền và nghĩa vụ của nông dân.

Điều 4. Chỉ đạo các ngành chức năng và Uỷ ban nhân dân các cấp xây dựng Quy chế phối hợp hoạt động với Hội Nông dân cùng cấp, tạo điều kiện thuận lợi để Hội Nông dân thực hiện tốt chức năng giám sát, kiểm tra và phản biện xã hội đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các cán bộ, công chức thực thi công vụ theo đúng trình tự quy định, về việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, mà trọng tâm là những vấn đề có liên quan trực tiếp đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn; đồng thời có trách nhiệm nghiên cứu giải quyết và trả lời ý kiến, kiến nghị của Hội Nông dân theo đúng quy định của pháp luật.

Khi thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật và việc thực hiện các chính sách, chế độ liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của nông dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh mời đại diện Hội Nông dân tỉnh tham gia làm thành viên.

Điều 5. Tạo điều kiện thuận lợi để Hội Nông dân tỉnh trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện các chương trình, dự án đầu tư cho nông dân, nông thôn; hàng năm xem xét, cấp một phần kinh phí khuyến nông, khuyến lâm cho các cấp Hội Nông dân tổ chức tập huấn, đào tạo nghề ngắn hạn cho hội viên, nông dân; bố trí ngân sách hợp lý cho việc xây dựng nông thôn mới…v.v.

Khi có nhiệm vụ đột xuất của Trung ương, của tỉnh giao cho Hội Nông dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, cấp bổ sung kinh phí, để Hội Nông dân thực hiện hoàn thành nhiệm vụ.

II. ĐỐI VỚI HỘI NÔNG DÂN TỈNH

Điều 6. Hội Nông dân tỉnh có nhiệm vụ hướng dẫn và chỉ đạo hệ thống tổ chức Hội từ tỉnh đến cơ sở xây dựng và tổ chức thực hiện Quy chế hoạt động với Uỷ ban nhân dân và các cơ quan có liên quan cùng cấp đảm bảo thiết thực hiệu quả.

Hàng năm, Hội Nông dân tỉnh và Hội Nông dân các cấp chủ động đề xuất, xây dựng các chương trình, dự án, kế hoạch hoạt động cụ thể về tham gia phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn để trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp và các cơ quan chức năng xem xét, phê duyệt và tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao.

Điều 7. Phát huy vai trò trung tâm nòng cốt của Hội trong các phong trào nông dân, thường xuyên tuyên truyền, giáo dục và vận động nông dân tích cực hưởng ứng, thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Điều 8. Hội Nông dân tỉnh có trách nhiệm nghiên cứu các chế độ, chính sách của Nhà nước và tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh, nắm vững tâm tư, nguyện vọng của Hội viên, nông dân, chủ động đề xuất với Chính quyền giải quyết kịp thời các vấn đề liên quan đến các quyền lợi chính đáng, hợp pháp của hội viên, nông dân.

- Phối hợp với chính quyền và các ngành chức năng của tỉnh xem xét giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo của nông dân, những vấn đề vướng mắc trong nội bộ nông dân và nông thôn, nhằm hạn chế tình trạng khiếu kiện vượt cấp..v.v.

- Vận động hội viên, nông dân thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở góp phần chống tiêu cực, tham nhũng và tham gia xây dựng Đảng, Chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 9. Định kỳ 6 tháng, Uỷ ban nhân dân tỉnh và Hội Nông dân tỉnh gặp mặt để trao đổi thông tin về kết quả thực hiện quy chế phối hợp hoạt động, hàng năm phối hợp kiểm tra; tổ chức hội nghị để đánh giá kết quả thực hiện quy chế. Thời gian, nội dung, chương trình hội nghị do Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh và Văn phòng Hội Nông dân tỉnh chuẩn bị. Khi có công việc cần thiết uỷ ban nhân dân tỉnh và hội Nông dân tỉnh chuẩn họp đột xuất để kịp thời phối hợp giải quyết.

Điều 10. Trên cơ sở quy chế này, Uỷ ban nhân dân các cấp, các sở, ban, ngành theo thẩm quyền và chức năng, nhiệm vụ thống nhất ký kết chương trình phối hợp hoạt động của đơn vị mình với Hội Nông dân cung cấp, nhằm cụ thể hoá Quy chế thành các hoạt động phối hợp liên ngành đảm bảo hiệu quả thiết thực.

Định kỳ 6 tháng, 1 năm các đơn vị báo cáo kết quả hoạt động thực hiện quy chế phối hợp hoạt động về Uỷ ban nhân dân tỉnh và Hội Nông dân tỉnh.

Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký. Trong quá trình tổ chức thực hiện có vấn đề gì cần điều chỉnh, bổ sung hoặc sửa đổi, Uỷ ban nhân dân tỉnh và Hội Nông dân tỉnh thảo luận trong các cuộc họp thường kỳ để giải quyết./.

 

TM. BTV HỘI NÔNG DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Xin Thị Bích

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH



Nguyễn Minh Tiến

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 436/QCPH

Loại văn bảnQuy chế
Số hiệu436/QCPH
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành28/10/2011
Ngày hiệu lực28/10/2011
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật13 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 436/QCPH

Lược đồ Quy chế 436/QCPH phối hợp hoạt động giữa ủy ban nhân dân tỉnh và hội nông dân Hà Giang 2011


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quy chế 436/QCPH phối hợp hoạt động giữa ủy ban nhân dân tỉnh và hội nông dân Hà Giang 2011
                Loại văn bảnQuy chế
                Số hiệu436/QCPH
                Cơ quan ban hànhTỉnh Hà Giang, ***
                Người kýNguyễn Minh Tiến, Xin Thị Bích
                Ngày ban hành28/10/2011
                Ngày hiệu lực28/10/2011
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật13 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Quy chế 436/QCPH phối hợp hoạt động giữa ủy ban nhân dân tỉnh và hội nông dân Hà Giang 2011

                        Lịch sử hiệu lực Quy chế 436/QCPH phối hợp hoạt động giữa ủy ban nhân dân tỉnh và hội nông dân Hà Giang 2011

                        • 28/10/2011

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 28/10/2011

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực