Quyết định 01/2011/QĐ-UBND

Quyết định 01/2011/QĐ-UBND về Quy định trợ cấp hằng tháng đối với người có công giúp đỡ cách mạng đang hưởng trợ cấp hằng tháng; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% đang hưởng trợ cấp hằng tháng thuộc hộ cận nghèo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành

Quyết định 01/2011/QĐ-UBND trợ cấp hằng tháng đối với người có công đã được thay thế bởi Quyết định 05/2015/QĐ-UBND 2015 trợ cấp hằng tháng đối với người có công với cách mạng và được áp dụng kể từ ngày 07/03/2015.

Nội dung toàn văn Quyết định 01/2011/QĐ-UBND trợ cấp hằng tháng đối với người có công


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 01/2011/QĐ-UBND

Đà Nẵng, ngày 10 tháng 01 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TRỢ CẤP HẰNG THÁNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG GIÚP ĐỠ CÁCH MẠNG ĐANG HƯỞNG TRỢ CẤP HẰNG THÁNG; THƯƠNG BINH, NGƯỜI HƯỞNG CHÍNH SÁCH NHƯ THƯƠNG BINH CÓ TỶ LỆ THƯƠNG TẬT TỪ 21% ĐẾN 30% ĐANG HƯỞNG TRỢ CẤP HẰNG THÁNG THUỘC HỘ CẬN NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/6/2005;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về trợ cấp hằng tháng đối với người có công giúp đỡ cách mạng đang hưởng trợ cấp hằng tháng; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% đang hưởng trợ cấp hằng tháng thuộc hộ cận nghèo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Điều 2. Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Kho bạc Nhà nước thành phố, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các quận, huyện, xã, phường, Thủ trưởng các đơn vị và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Trần Văn Minh

 

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC TRỢ CẤP HẰNG THÁNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG GIÚP ĐỠ CÁCH MẠNG ĐANG HƯỞNG TRỢ CẤP HẰNG THÁNG; THƯƠNG BINH, NGƯỜI HƯỞNG CHÍNH SÁCH NHƯ THƯƠNG BINH CÓ TỶ LỆ THƯƠNG TẬT TỪ 21% ĐẾN 30% ĐANG HƯỞNG TRỢ CẤP HẰNG THÁNG THUỘC HỘ CẬN NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01 /2011/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm 2011 của UBND thành phố Đà Nẵng)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Văn bản này quy định về điều kiện, mức trợ cấp, trình tự, thủ tục, thẩm quyền xét duyệt trợ cấp hằng tháng đối với người có công giúp đỡ cách mạng đang hưởng trợ cấp hằng tháng; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (sau đây gọi tắt là thương binh) có tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% đang hưởng trợ cấp hằng tháng thuộc hộ cận nghèo theo chuẩn của thành phố trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người có công giúp đỡ cách mạng trước tháng Tám năm 1945 được Nhà nước tặng “ Bằng có công với Nước” và người có công giúp đỡ cách mạng trong kháng chiến được Nhà nước tặng thưởng Huân chương kháng chiến đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

2. Thương binh có tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Điều kiện được hưởng trợ cấp

1. Đối tượng được quy định tại khoản 1, Điều 2 của Quy định này phải là người không được hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng khác theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng và các chế độ trợ cấp hằng tháng khác của thành phố.

2. Đối tượng quy định tại khoản 2, Điều 2 của Quy định này phải có đủ các điều kiện sau:

a) Không hưởng lương và không hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội;

b) Không hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng khác theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng và các chế độ trợ cấp hằng tháng của thành phố;

c) Thuộc diện hộ cận nghèo.

Điều 4. Mức trợ cấp

Đối tượng được quy định tại Điều 2, đủ điều kiện theo quy định tại Điều 3 của quy định này được giải quyết trợ cấp hằng tháng là 100.000 đồng (Một trăm ngàn đồng).

Điều 5. Hồ sơ, thủ tục và thẩm quyền xét duyệt

1. Hồ sơ, thủ tục trợ cấp hằng tháng

a) Người có công giúp đỡ cách mạng:

Căn cứ vào danh sách chi trả trợ cấp hàng tháng đang quản lý, Uỷ ban nhân dân xã, phường lập danh sách các đối tượng được hưởng trợ cấp theo quy định trình Hội đồng xét duyệt chính sách xã, phường xét duyệt và có Biên bản đề nghị giải quyết trợ cấp.

b) Thương binh có tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30%:

- Đối tượng lập bản khai;

- Biên bản đề nghị của Hội đồng xét duyệt chính sách xã, phường.

2. Thẩm quyền xét duyệt và thời gian giải quyết

a) Thẩm quyền xét duyệt:

Cán bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xã, phường lập danh sách (đối với người có công giúp đỡ cách mạng đang hưởng trợ cấp), tiếp nhận Bản khai của thương binh, kiểm tra trình Hội đồng xét duyệt chính sách xã, phường xem xét từng đối tượng; Lập biên bản đề nghị giải quyết chế độ trợ cấp gửi về Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận, huyện (kèm theo hồ sơ);

Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận, huyện thẩm tra hồ sơ, tham mưu cho Uỷ ban nhân dân quận, huyện có công văn gửi về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (kèm theo danh sách đối tượng và hồ sơ);

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp nhận hồ sơ, thẩm tra và trình Uỷ ban nhân dân thành phố ra Quyết định giải quyết trợ cấp.

b) Thời gian giải quyết:

Thời gian giải quyết là 20 (hai mươi) ngày làm việc, trong đó: Uỷ ban nhân dân xã, phường 05 ngày; Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận, huyện 03 ngày; Uỷ ban nhân dân quận, huyện 02 ngày; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội 05 ngày; Uỷ ban nhân dân thành phố 05 ngày.

Điều 6. Thủ tục, thẩm quyền quyết định thôi hưởng trợ cấp và di chuyển chế độ trợ cấp

1. Thẩm quyền quyết định việc thôi hưởng trợ cấp và di chuyển chế độ trợ cấp:

Ủy ban nhân dân thành phố uỷ quyền cho Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định việc thôi hưởng trợ cấp hoặc chuyển chế độ trợ cấp trong những trường hợp sau:

a) Người có công giúp đỡ cách mạng, thương binh có tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% từ trần;

b) Người có công giúp đỡ cách mạng, thương binh có tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% di chuyển đến địa phương khác ngoài thành phố;

c) Người có công giúp đỡ cách mạng, thương binh có tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% được hưởng các chế độ trợ cấp hằng tháng mới theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, được giải quyết chế độ trợ cấp theo Quyết định số 14/2009/QĐ-UBND ngày 30 tháng 5 năm 2009 của UBND thành phố hoặc thoát ra khỏi hộ cận nghèo có đời sống ổn định;

d) Người có công giúp đỡ cách mạng, thương binh có tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% đang hưởng trợ cấp từ quận, huyện này di chuyển đến quận, huyện khác trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

2. Thủ tục thôi hưởng chế độ trợ cấp và chuyển chế độ trợ cấp:

a) Người có công giúp đỡ cách mạng, thương binh có tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% đang hưởng trợ cấp từ trần hoặc di chuyển đến địa phương khác ngoài thành phố: Uỷ ban nhân dân xã, phường lập phiếu báo giảm kể từ tháng tiếp theo tháng từ trần hoặc chuyển đến địa phương khác gửi về Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận, huyện để chuyển về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định thôi hưởng trợ cấp;

b) Người có công giúp đỡ cách mạng, thương binh có tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% đang hưởng trợ cấp được giải quyết trợ cấp mới theo Pháp lệnh Ưu đãi Người có công với cách mạng, trợ cấp theo Quyết định số 14/2009/QĐ-UBND ngày 30 tháng 5 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ra Quyết định thôi hưởng trợ cấp kể từ tháng tiếp theo tháng được giải quyết trợ cấp mới;

c) Thương binh có tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% đang hưởng trợ cấp đã thoát ra khỏi hộ cận nghèo, đời sống ổn định: Uỷ ban nhân dân xã, phường cấp Giấy xác nhận gửi về Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận, huyện; Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trực tiếp thẩm tra có Công văn đề nghị Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ra Quyết định thôi hưởng trợ cấp;

d) Người có công giúp đỡ cách mạng, thương binh có tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% đang hưởng trợ cấp từ quận, huyện này di chuyển đến quận, huyện khác trên địa bàn thành phố: Uỷ ban nhân dân xã, phường lập phiếu báo giảm gửi về Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận, huyện; Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận, huyện cấp giấy giới thiệu chuyển chế độ trợ cấp, đồng thời kèm theo phiếu báo giảm gửi về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; Sở Lao động – Thương binh và Xã hội lập thủ tục chuyển chế độ trợ cấp đến địa phương mới.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 7. Nguồn kinh phí

Kinh phí trợ cấp hằng tháng cho Người có công giúp đỡ cách mạng, thương binh có tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% quy định tại Điều 4 của Quy định này sử dụng nguồn kinh phí do ngân sách thành phố cấp. Hằng năm, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Tài chính dự toán kinh phí, trình Uỷ ban nhân dân thành phố xem xét, bố trí trong nguồn sự nghiệp bảo đảm xã hội của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để thực hiện.

Điều 8. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị

1. Uỷ ban nhân dân xã, phường có trách nhiệm:

a) Kiểm tra, khảo sát Người có công giúp đỡ cách mạng, thương binh có tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% đủ điều kiện quy định tại Điều 3 của Quy định này hướng dẫn lập hồ sơ đề nghị giải quyết trợ cấp;

b) Tổ chức huy động các nguồn lực giúp đỡ các đối tượng đủ điều kiện quy định tại Điều 3 của Quy định này, góp phần ổn định và nâng cao đời sống gia đình chính sách.

2. Uỷ ban nhân dân các quận, huyện chỉ đạo các phòng, ban có liên quan tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và tham mưu Uỷ ban nhân dân quận, huyện đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giải quyết trợ cấp kịp thời, đúng quy định.

3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ trợ cấp, tổ chức quản lý hồ sơ, theo dõi số liệu tăng, giảm, chuyển đi nơi khác và quyết toán kinh phí. Định kỳ và đột xuất, có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Uỷ ban nhân dân thành phố về thực hiện chính sách trợ cấp thường xuyên đối với Người có công giúp đỡ cách mạng, thương binh có tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% trên địa bàn thành phố.

Điều 9. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc có phát sinh mới thì thủ trưởng các cơ quan, cá nhân phản ảnh về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo đề xuất Uỷ ban nhân dân thành phố sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 01/2011/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu01/2011/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành10/01/2011
Ngày hiệu lực20/01/2011
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 19/01/2016
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 01/2011/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 01/2011/QĐ-UBND trợ cấp hằng tháng đối với người có công


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 01/2011/QĐ-UBND trợ cấp hằng tháng đối với người có công
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu01/2011/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhThành phố Đà Nẵng
                Người kýTrần Văn Minh
                Ngày ban hành10/01/2011
                Ngày hiệu lực20/01/2011
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 19/01/2016
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản gốc Quyết định 01/2011/QĐ-UBND trợ cấp hằng tháng đối với người có công

                Lịch sử hiệu lực Quyết định 01/2011/QĐ-UBND trợ cấp hằng tháng đối với người có công