Quyết định 02/2011/QĐ-UBND

Quyết định 02/2011/QĐ-UBND quy định quản lý Nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Quyết định 02/2011/QĐ-UBND quản lý Nhà nước về giá trên địa bàn Thừa Thiên Huế đã được thay thế bởi Quyết định 26/2015/QĐ-UBND Quy định quản lý nhà nước về giá trên địa bàn Thừa Thiên Huế và được áp dụng kể từ ngày 25/07/2015.

Nội dung toàn văn Quyết định 02/2011/QĐ-UBND quản lý Nhà nước về giá trên địa bàn Thừa Thiên Huế


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/2011/QĐ-UBND

Huế, ngày 07 tháng 01 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Pháp lệnh Giá số 40/2002/PL-UBTVQH10 ngày 26 tháng 4 năm 2002; Căn cứ Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá; Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá;

Căn cứ Quyết định số 116/2009/QĐ-TTg ngày 29 tháng 9 năm 2009 của Thủ tướng Chính Phủ về việc bổ sung danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá;

Căn cứ Thông tư số 170/2003/NĐ-CP về thi hành Pháp lệnh giá">104/2008/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá và Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá;

Căn cứ Thông tư số 122/2010/TT-BTC ngày 12 tháng 8 năm 2010 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 170/2003/NĐ-CP về thi hành Pháp lệnh giá">104/2008/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá và Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 3143/TTr-TC ngày 09 tháng 12 năm 2010,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định quản lý nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế".

Điều 2. Giám đốc Sở Tài chính có trách nhiệm tổ chức thực hiện, kiểm tra và hướng dẫn các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp triển khai thực hiện theo đúng quy định tại quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 01 năm 2011 và thay thế Quyết định số 1223/2006/QĐ-UB ngày 12 tháng 5 năm 2006 của UBND tỉnh; các quy định tại các văn bản khác của UBND tỉnh trái với các nội dung tại Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính; Thủ trưởng các cơ quan ban ngành đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Hương Thủy và thành phố Huế, Thủ trưởng các cơ quan liên quan, các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM.Y BAN NHÂN N
KT. CHỦ TCH

PCHỦ TCH




Lê Trưng Lưu

 

QUY ĐỊNH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định s 02/2011/-UBND ngày 07 tháng 01 m 2011 ca UBND tỉnh Tha Thiên Huế)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh:

Quy định này quy định về danh mục hàng hoá, dịch vụ thực hiện bình ổn giá; nội dung, điều kiện và thẩm quyền quyết định biện pháp bình ổn giá; danh mục tài sản, hàng hoá, dịch vụ do nhà nước định giá; hiệp thương giá; thẩm định giá; kiểm soát các yếu tố hình thành giá; thẩm quyền định giá; đăng ký giá, kê khai giá; công khai thông tin về giá và quản lý nhà nước về giá.

2. Đối tượng áp dụng:

a) Doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình và cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh) căn cứ Quy định này để thực hiện các biện pháp bình ổn giá; thực hiện việc lập, trình: phương án giá, hồ sơ hiệp thương giá; thực hiện đăng ký giá, kê khai giá hàng hóa, dịch vụ và các biện pháp quản lý giá theo quy định của pháp luật.

b) Cơ quan quản lý nhà nước theo thẩm quyền, căn cứ quy định tại Quy định này để thực hiện bình ổn giá; lập, trình, thẩm định phương án giá; quyết định giá; kiểm soát các yếu tố hình thành giá; tổ chức hiệp thương giá; tiếp nhận, giám sát, kiểm tra việc thực hiện đăng ký giá, kê khai giá, chấp hành pháp luật nhà nước về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh.

c) Trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định về giá đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam khác với quy định tại Quy định này thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế đó.

Điều 2. Nguyên tắc quản lý giá

1. Nhà nước tôn trọng quyền t định giá và cnh tranh v giá ca t chc, nhân kinh doanh theo đúng pháp lut.

2. Nhà nưc s dụng các biện pháp cần thiết đ bình n giá, bo v quyền và lợi ích hp pháp ca t chc, nhân sản xuất kinh doanh, ca người tiêu dùng và li ích ca Nhà nưc.

Điều 3. Nội dung và thẩm quyền quản lý nhà nước về giá

1. Nội dung:

a) Nghiên cứu, xây dựng, tổ chức thực hiện các chính sách biện pháp về giá phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong từng thời kỳ.

b) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn thực hiện về giá.

c) Chỉ đạo tổ chức thực hiện chính sách, biện pháp về giá và các quyết định giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan ngang Bộ.

d) Triển khai, công bố và áp dụng các biện pháp bình ổn giá.

đ) Quyết định giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định giá.

e) Tổ chức hiệp thương giá.

g) Quản lý thẩm định giá theo quy định.

h) Kiểm soát giá độc quyền, điều tra giá, chi phí sản xuất.

i) Thu thập thông tin, phân tích, thông báo thông tin và dự báo về giá.

k) Kiểm tra, thanh tra các tổ chức, cá nhân hoạt động trên địa bàn tỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về giá và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến quản lý nhà nước về giá tại địa phương; xử lý vi phạm pháp luật về giá theo thẩm quyền.

2. Thẩm quyền:

a) Ủy ban Nhân dân tỉnh thống nhất quản lý nhà nước về giá trên địa bàn.

b) Sở Tài chính là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá trên địa bàn.

Các sở, các cơ quan đơn vị thuộc UBND tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài chính trong việc tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá trên địa bàn.

c) UBND các huyện, thị xã Hương Thủy và thành phố Huế trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá tại địa phương theo phân cấp của UBND tỉnh.

d) Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thực hiện định giá, đăng ký giá, kê khai giá hàng hóa, dịch vụ của mình theo Quy định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Chương II

BÌNH ỔN GIÁ THỊ TRƯỜNG

Điều 4. Danh mục hàng hoá, dịch vụ thực hiện bình ổn giá

Như phụ lục I kèm theo Quy định này.

Điều 5. Điều kiện áp dụng các biện pháp bình ổn giá

1. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá theo quy định của pháp luật khi giá thị trường trong nước của hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ thực hiện bình ổn giá có biến động bất thường xảy ra thuộc ít nhất một trong các trường hợp sau:

a) Giá tăng cao hơn so với mức tăng giá của các yếu tố “đầu vào”, hoặc cao hơn so với giá vốn hàng nhập khẩu do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tính toán các yếu tố hình thành giá (chi phí sản xuất, giá thành, chi phí lưu thông, lợi nhuận, v.v.) không đúng với các chế độ chính sách, định mức kinh tế - kỹ thuật và quy chế tính giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

b) Giá giảm thấp hơn không hợp lý so với chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được tính toán theo các chế độ chính sách, định mức kinh tế - kỹ thuật và quy chế tính giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

c) Giá tăng hoặc giảm không có căn cứ, trong khi các yếu tố hình thành giá không có biến động trong các trường hợp xảy ra thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, địch họa, khủng hoảng kinh tế - tài chính, mất cân đối cung - cầu tạm thời hoặc do các tin đồn thất thiệt không có căn cứ về việc tăng giá hoặc giảm giá.

d) Giá tăng hoặc giảm không hợp lý do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lạm dụng vị thế độc quyền, thống lĩnh thị trường, liên kết độc quyền về giá theo quy định của Luật Cạnh tranh và pháp luật có liên quan.

2. Đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục thực hiện bình ổn giá do Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định thì Sở Tài chính căn cứ các điều kiện trên đây và điều kiện thực tế tại địa phương tham mưu trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh quy định cụ thể các điều kiện áp dụng các biện pháp bình ổn giá hàng hoá, dịch vụ phù hợp với tình hình thực tế của địa phương theo từng thời kỳ.

Nội dung trình Ủy ban Nhân dân tỉnh bao gồm:

a) Tình hình và nguyên nhân biến động giá thị trường của hàng hoá, dịch vụ;

b) Những biện pháp để bình ổn giá hàng hoá, dịch vụ và thời hạn áp dụng các biện pháp bình ổn giá;

c) Điều kiện để thực hiện các biện pháp bình ổn giá;

d) Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức thực hiện các biện pháp bình ổn giá.

Điều 6. Thẩm quyền quyết định các biện pháp bình ổn giá và thời hạn áp dụng biện pháp bình ổn giá

1. Thẩm quyền quyết định các biện pháp bình ổn giá: Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp bình ổn giá do Thủ tướng Chính phủ và các Bộ quyết định; đồng thời, căn cứ tình hình thực tế tại địa phương quyết định và công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá tại địa phương cụ thể như sau:

a) Các biện pháp theo thẩm quyền để điều hòa cung cầu hàng hóa, dịch vụ.

b) Các biện pháp tài chính, tiền tệ.

c) Đăng ký giá, kê khai giá.

d) Công khai thông tin về giá.

đ) Các biện pháp về kinh tế, hành chính khác theo thẩm quyền bao gồm:

- Quyết định đình chỉ thực hiện mức giá hàng hóa, dịch vụ không hợp lý do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đã quyết định và yêu cầu thực hiện mức giá cũ liền kề trước khi có biến động bất thường;

- Phạt cảnh cáo, phạt tiền theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá và các quy định của pháp luật có liên quan; thu phần chênh lệch giá do các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tăng giá bất hợp lý vào Ngân sách nhà nước;

- Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các loại giấy phép kinh doanh của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh được cấp có thời hạn hoặc không có thời hạn theo quy định của pháp luật;

- Quyết định tổ chức các đoàn kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của Nhà nước về quản lý giá, kiểm tra việc niêm yết giá và bán hàng hóa, dịch vụ theo đúng giá do cơ quan có thẩm quyền quy định, theo giá đăng ký, giá kê khai và giá niêm yết; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá theo quy định của pháp luật;

- Quyết định biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, giảm giá thành sản phẩm; các biện pháp kinh tế, kỹ thuật hỗ trợ sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

2. Thời hạn áp dụng biện pháp bình ổn giá: Thời hạn áp dụng các biện pháp bình ổn giá do cơ quan có thẩm quyền quyết định và công bố chỉ có hiệu lực thi hành trong thời gian giá cả thị trường có biến động bất thường. Khi tình hình giá cả thị trường trở lại bình thường cơ quan có thẩm quyền quyết định và công bố áp dụng biện pháp bình ổn giá công bố chấm dứt thời hạn áp dụng các biện pháp bình ổn giá đó.

Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về giá trong việc thực hiện bình ổn giá

1. Đối với hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá thuộc thẩm quyền quyết định và công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, Sở Tài chính có trách nhiệm:

a) Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong tỉnh kịp thời kiến nghị Chủ tịch Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp bình ổn giá do Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định; kiến nghị Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh quyết định và công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá theo thẩm quyền thực hiện tại địa phương.

b) Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong tỉnh thực hiện kiểm soát các yếu tố hình thành giá đối với các mặt hàng thuộc thẩm quyền và theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính; thực hiện kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá và các quy định khác của pháp luật có liên quan như: kiểm tra việc niêm yết giá, bán hàng hóa và dịch vụ theo giá do cơ quan có thẩm quyền quy định, theo giá niêm yết; việc đăng ký giá, kê khai giá, công khai thông tin về giá đối với loại hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục phải đăng ký giá, kê khai giá (theo thẩm quyền), phát hiện và xử lý kịp thời đối với các hành vi vi phạm theo quy định của Pháp lệnh Giá và các quy định của pháp luật có liên quan; kiểm tra việc chấp hành các biện pháp bình ổn giá.

c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan: Chi cục Quản lý thị trường, Sở Công Thương, Cục Thuế, Cục Hải quan, Công an tỉnh... kiểm tra, thanh tra và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật hiện hành đối với các hiện tượng độc quyền, liên minh độc quyền, cạnh tranh không đúng pháp luật về giá, lợi dụng chủ trương điều hành giá của Nhà nước, lợi dụng sự biến động của thị trường, tình hình thiên tai, dịch bệnh để tăng giá, ép giá bất hợp lý.

d) Kịp thời báo cáo Bộ Tài chính, Ủy ban Nhân dân tỉnh về tình hình tổ chức thực hiện các biện pháp bình ổn giá do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định và công bố áp dụng trên địa bàn địa phương.

2. Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh khi kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục thực hiện bình ổn giá có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bình ổn giá do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định.

Khi cần thiết, theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phải báo cáo: chi phí sản xuất và các yếu tố hình thành giá, giá thành, giá bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá, đăng ký giá, kê khai giá.

3. Định kỳ hàng tháng và khi có yêu cầu đột xuất của cơ quan có thẩm quyền quyết định việc thực hiện bình ổn giá, Cơ quan Hải quan đóng trên địa bàn địa phương có trách nhiệm gửi bản thống kê giá hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu về Sở Tài chính tại địa bàn địa phương mà cơ quan Hải quan phụ trách.

Chương III

ĐỊNH GIÁ

Điều 8. Tài sản, hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá gồm

1. Đất đai, mặt nước;

2. Rừng;

3. Tài nguyên quan trọng khác;

4. Nhà thuộc sở hữu nhà nước cho thuê hoặc bán. Nhà ở xã hội, nhà ở công vụ;

5. Hàng dự trữ quốc gia;

6. Tài sản nhà nước là công trình kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng;

7. Hàng hóa, dịch vụ được sản xuất theo đặt hàng của Nhà nước; sản phẩm, dịch vụ công ích được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng, giao kế hoạch;

8. Hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước theo quy định của pháp luật;

9. Điện;

10. Dịch vụ truyền tải điện; dịch vụ đấu nối lưới điện truyền tải, phân phối điện; dịch vụ điều độ hệ thống điện; dịch vụ điều hành giao dịch thị trường điện lực; các dịch vụ phụ trợ, điều tiết thị trường điện lực, tham gia thị trường điện;

11. Dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa; dịch vụ cất cánh, hạ cánh; điều hành bay đi, đến; hỗ trợ bảo đảm hoạt động bay; soi chiếu an ninh; phục vụ hành khách; dịch vụ khác tại cảng hàng không, sân bay;

12. Dịch vụ đối với thư cơ bản (thư thường) trong nước có khối lượng đến 20 gram; dịch vụ điện thoại nội hạt; dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích; dịch vụ bưu chính dành riêng;

13. Nước sạch cho sinh hoạt;

14. Dịch vụ vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt trong đô thị, khu công nghiệp;

15. Dịch vụ vận chuyển hành khách công cộng bằng đường sắt trong đô thị;

16. Thuốc phòng và chữa bệnh cho người do ngân sách nhà nước và bảo hiểm y tế chi trả;

17. Hàng hóa được trợ giá; trợ cước vận chuyển; dịch vụ vận chuyển, cung ứng hàng hoá và dịch vụ thiết yếu phục vụ đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa;

18. Báo Nhân dân, Báo Thừa Thiên Huế.

Điều 9. Quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với tài sản, hàng hoá, dịch vụ do nhà nước quyết định giá.

1. Cơ quan chuyên ngành hoặc cơ quan được phân công hướng dẫn xây dựng phương án giá trình Ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định sau khi có ý kiến bằng văn bản của các cơ quan liên quan và ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài chính cụ thể như sau:

a) Giá cước vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt do Nhà nước tổ chức đấu thầu cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách trong đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế: Sở Giao thông Vận tải xây dựng phương án giá trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định, sau khi có ý kiến của các cơ quan liên quan và ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài chính.

b) Giá bán báo Thừa Thiên Huế: Ban biên tập báo xây dựng phương án giá, trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định, sau khi có ý kiến của các cơ quan liên quan và ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài chính.

c) Giá rừng, giá cho thuê các loại rừng: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn xây dựng phương án giá trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định, sau khi có ý kiến của các cơ quan liên quan và ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài chính.

d) Giá bán hoặc giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; giá bán hoặc giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước cho các đối tượng tái định cư, đối tượng chính sách; giá bán hoặc cho thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước để làm việc hoặc sử dụng vào các mục đích khác; giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội; giá cho thuê nhà ở công vụ: Sở Xây dựng căn cứ vào khung giá hoặc giá chuẩn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để lập phương án giá trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định, sau khi có ý kiến của các cơ quan có liên quan và ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài chính.

đ) Giá bán lẻ điện sinh hoạt tại khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo mà việc đầu tư và hoạt động điện lực không có hiệu quả kinh tế: Ủy ban Nhân dân các huyện lập phương án giá trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định, sau khi có ý kiến của các cơ quan có liên quan và ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài chính nhưng mức giá bán lẻ không được cao hơn biểu giá bán lẻ điện do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

e) Mức trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hóa thuộc danh mục được trợ giá, trợ cước vận chuyển chi từ ngân sách địa phương và Trung ương; mức giá hoặc khung giá bán lẻ hàng hóa được trợ giá, trợ cước vận chuyển; giá cước vận chuyển cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu thuộc danh mục được trợ giá phục vụ đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo: Ban dân tộc phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn lập phương án giá trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định, sau khi có ý kiến của các cơ quan có liên quan và ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài chính.

g) Giá nước sạch cho sinh hoạt, cho các mục đích khác; Sở Xây dựng phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn lập phương án giá trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định, sau khi có ý kiến của các cơ quan có liên quan và ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài chính.

h) Giá sản phẩm, dịch vụ công ích được sản xuất theo đặt hàng, giao kế hoạch; giá hàng hóa, dịch vụ được sản xuất theo đặt hàng của Nhà nước thuộc ngân sách địa phương thực hiện theo phương thức lựa chọn nhà thầu, chỉ định thầu, tự thực hiện, theo quy định của Luật Đấu thầu và không qua hình thức đấu giá: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 05/2004/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2004 của Bộ Tài chính

“Hướng dẫn quản lý giá đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước đặt hàng thanh toán bằng nguồn ngân sách nhà nước”.

i) Giá cụ thể các loại đất hàng năm Sở Tài nguyên và môi trường lập phương án giá trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định sau khi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài chính.

k) Giá đất khi doanh nghiệp cổ phần hóa lựa chọn hình thức giao đất hoặc để tính lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp mà giá đất do Ủy ban Nhân dân tỉnh quy định để áp giá cho chính sách này chưa sát với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường: Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp lập phương án giá trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định sau khi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài chính.

l) Giá bồi thường thiệt hại về đất khi nhà nước thu hồi đất mà giá đất do Ủy ban Nhân dân tỉnh quy định để áp giá cho chính sách này chưa sát với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường: Hội đồng bồi thường hỗ trợ tái định cư lập phương án giá trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định sau khi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài chính.

m) Trường hợp cần thiết UBND tỉnh quyết định một số mặt hàng về giá.

2. Cơ quan chuyên ngành hoặc cơ quan được phân công hướng dẫn theo phân cấp của Ủy ban Nhân dân tỉnh và các văn bản khác có liên quan quyết định hoặc xây dựng phương án giá trình Ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định cụ thể như sau:

a) Đơn giá cho thuê đất, thuê mặt nước chung trên địa bàn tỉnh, giá giao đất có thu tiền sử dụng đất khi nhà nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không thông qua hình thức đấu giá; Sở Tài chính xác định giá trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định.

b) Giá giao đất có thu tiền sử dụng đất khi nhà nước giao đất cho các tổ chức theo hình thức đấu giá; Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan xây dựng phương án giá trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định.

c) Giá giao đất có thu tiền sử dụng đất khi nhà nước giao đất cho hộ gia đình, cá nhân theo hình thức đấu giá; Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan xây dựng phương án giá trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định (đối với quỹ đất do tỉnh quản lý), UBND các huyện, thị xã Hương Thủy và thành phố Huế xây dựng phương án giá và quyết định phương án giá (đối với quỹ đất do UBND các huyện, thị xã Hương Thủy và thành phố Huế quản lý).

d) Giá cho thuê mặt nước của từng dự án: Sở Tài chính xác định giá trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định. Riêng đối với Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô do Trưởng ban Ban quản lý Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô quyết định.

đ) Giá cho thuê đất cho từng dự án cụ thể với trường hợp tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất: Giám đốc Sở Tài chính quyết định.

e) Giá cho thuê đất cho từng dự án cụ thể đối với hộ gia đình, cá nhân thuê đất: Phòng Tài chính kế hoạch xác định giá trình Uỷ ban Nhân dân các huyện, thị xã Hương Thủy và thành phố Huế quyết định.

Điều 10. Hồ sơ phương án giá và nội dung phương án giá trình cấp có thẩm quyền quyết định

1. Hồ sơ phương án giá hoặc điều chỉnh giá (sau đây gọi chung là hồ sơ phương án giá) bao gồm:

a) Công văn đề nghị cơ quan có thẩm quyền định giá, điều chỉnh giá.

b) Bản giải trình phương án giá (bảng tổng hợp cơ cấu tính giá theo các yếu tố hình thành giá và thuyết minh về cơ cấu tính giá đó).

c) Văn bản tổng hợp ý kiến tham gia của các cơ quan liên quan (kèm theo bản sao ý kiến của các cơ quan theo quy định).

d) Văn bản thẩm định phương án giá của các cơ quan có chức năng thẩm định theo quy định.

đ) Các tài liệu liên quan khác.

2. Nội dung giải trình phương án giá bao gồm:

a) Sự cần thiết và các mục tiêu phải định giá hoặc điều chỉnh giá (tình hình sản xuất, kinh doanh của hàng hoá, dịch vụ cần định giá hoặc điều chỉnh giá; diễn biến giá cả thị trường trong nước và thế giới; sự cần thiết phải thay đổi giá..).

b) Căn cứ định giá hoặc điều chỉnh giá (các văn bản quy phạm pháp luật liên quan).

c) Bản tính toán giá thành hàng hóa dịch vụ (nếu sản xuất trong nước), giá vốn nhập khẩu (nếu là hàng hóa nhập khẩu); giá bán hàng hoá, dịch vụ, cơ cấu các mức giá kiến nghị phải thực hiện theo Quy chế tính giá do Bộ Tài chính quy định. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ có Quy chế tính giá cụ thể riêng do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật thì tính giá theo Quy chế đó.

- So sánh các yếu tố hình thành giá, mức giá của phương án giá đề nghị với các yếu tố hình thành giá, mức giá của phương án giá được duyệt lần trước liền kề; nêu rõ nguyên nhân tăng (+), giảm (-).

- So sánh mức giá đề nghị với mức giá hàng hóa, dịch vụ tương tự ở thị trường trong nước và thị trường của một số nước trong khu vực (nếu có) theo phương pháp tính giá quy định tại Quy chế tính giá do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

d) Tác động của mức giá mới đối với hoạt động của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác, đến ngân sách nhà nước, tác động đến đời sống, xã hội, thu nhập của người tiêu dùng.

đ) Các biện pháp tổ chức triển khai thực hiện mức giá mới.

3. Công văn đề nghị quyết định giá và Phương án giá do cơ quan, tổ chức, cá nhân lập, trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án giá và cơ quan có thẩm quyền quyết định giá: Thực hiện theo mẫu thống nhất tại Phụ lục IV kèm theo Quy định này.

Điều 11. Thời hạn thẩm định phương án giá và thời hạn quyết định giá

1. Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền thẩm định phương án giá phải có ý kiến thẩm định bằng văn bản về nội dung phương án giá chậm nhất 7 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

2. Kể từ ngày nhận được phương án giá đã có ý kiến của cơ quan có liên quan và văn bản thẩm định của cơ quan có thẩm quyền, thời hạn quyết định giá của Ủy ban Nhân dân các cấp và các cơ quan chuyên môn (theo phân cấp) tối đa không quá 5 ngày (tính theo ngày làm việc).

3. Trường hợp cần thiết phải kéo dài thêm thời gian thẩm định giá, phương án giá thì cơ quan, đơn vị có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do phải kéo dài cho cơ quan trình phương án giá biết. Thời hạn kéo dài không quá 5 ngày, kể từ ngày kết thúc thẩm định giá lần đầu.

Điều 12. Điều chỉnh mức giá do UBND tỉnh quyết định giá

1. Khi các yếu tố hình thành giá trong nước và giá thế giới có biến động ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống. Trường hợp không điều chỉnh giá thì áp dụng các biện pháp tài chính, tiền tệ và các biện pháp cần thiết khác để bảo đảm cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hoạt động được bình thường và bảo đảm lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.

2. Tổ chức, cá nhân có quyền kiến nghị UBND tỉnh điều chỉnh mức giá theo quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh những hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định giá khi kiến nghị UBND tỉnh điều chỉnh giá thì phải nêu rõ lý do và cơ sở xác định mức giá đề nghị điều chỉnh.

3. Chậm nhất là 15 ngày (ngày làm việc), kể từ ngày nhận được kiến nghị của tổ chức, cá nhân thì UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh giá trong thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều 11 Quy định này; trường hợp không chấp nhận kiến nghị điều chỉnh giá thì phải trả lời cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản.

Chương IV

HIỆP THƯƠNG GIÁ

Điều 13. Điều kiện tổ chức hiệp thương giá

Việc tổ chức hiệp thương giá được thực hiện đối với các hàng hóa, dịch vụ đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Hàng hóa, dịch vụ không thuộc danh mục do Nhà nước định giá;

2. Hàng hóa, dịch vụ quan trọng được sản xuất, cung ứng trong điều kiện đặc thù, có tính chất độc quyền mua, độc quyền bán và các bên mua, bán phụ thuộc lẫn nhau không thể thay thế được, thị trường cạnh tranh hạn chế;

3. Theo đề nghị của một trong hai bên mua, bán khi các bên này không thỏa thuận được giá mua, giá bán để ký hợp đồng.

Điều 14. Thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá

Sở Tài chính tổ chức hiệp thương giá đối với hàng hóa, dịch vụ đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 13 Quy định này, có phạm vi ảnh hưởng trong địa phương hoặc theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh.

Điều 15. Kết quả hiệp thương giá

1. Kết quả hiệp thương giá được Sở Tài chính ban hành để thi hành. Trường hợp đã tổ chức hiệp thương giá mà hai bên mua và bán không thống nhất được mức giá thì Sở Tài chính quyết định mức giá tạm thời để hai bên thi hành.

2. Quyết định giá tạm thời do Sở Tài chính công bố có hiệu lực thi hành tối đa là 6 tháng. Trong thời gian thi hành quyết định giá tạm thời các bên được quyền thoả thuận giá mua, giá bán.

Nếu các bên thỏa thuận được giá thì thực hiện theo giá thỏa thuận và có trách nhiệm báo cáo cho Sở Tài chính biết mức giá đã thỏa thuận, thời gian thực hiện.

Hết thời hạn 6 tháng, nếu các bên không thoả thuận được giá thì Sở Tài chính sẽ tổ chức hiệp thương giá theo quy định tại Điều 14 Quy định này và trong thời gian tổ chức hiệp thương, các bên vẫn tiếp tục thực hiện theo Quyết định giá tạm thời.

Điều 16. Hồ sơ hiệp thương giá

1. Văn bản chỉ đạo yêu cầu hiệp thương giá của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc văn bản đề nghị hiệp thương giá của một trong hai (hoặc cả hai) bên mua và bên bán gửi Sở Tài chính.

2. Phương án giá hiệp thương:

a) Bên bán phải hiệp thương giá bắt buộc theo chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền hoặc chính bên bán đề nghị hiệp thương giá thì bên bán phải lập phương án giá hiệp thương gửi Sở Tài chính giải trình rõ những nội dung sau:

- Tình hình sản xuất - tiêu thụ, xuất - nhập khẩu, cung - cầu của hàng hoá, dịch vụ;

- Phân tích mức giá đề nghị hiệp thương: So sánh với giá hàng hoá, dịch vụ tương tự trên thị trường:

+ Các căn cứ tính giá.

+ Lập bảng tổng hợp cơ cấu tính giá theo các yếu tố hình thành giá, phân tích thuyết minh cơ cấu tính giá (có phân tích, so sánh với cơ cấu hình thành giá trước khi được yêu cầu hoặc đề nghị hiệp thương giá; nêu rõ nguyên nhân tăng (+), giảm (-).

+ Phân tích tác động của mức giá mới đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh; thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp và việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.

+ Những vấn đề mà bên bán chưa thống nhất được với bên mua, lập luận của bên bán về những vấn đề chưa thống nhất.

+ Các kiến nghị (nếu có).

b) Bên mua phải hiệp thương giá bắt buộc theo chỉ đạo của Sở Tài chính hoặc chính bên mua đề nghị hiệp thương giá thì bên mua phải lập phương án giá hiệp thương gửi Sở Tài chính giải trình những nội dung sau:

- Lập bảng tổng hợp cơ cấu tính giá theo các yếu tố hình thành giá của hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất ra tính theo giá đầu vào mới: theo giá mà bên mua dự kiến đề nghị mua của bên bán và bảng tổng hợp cơ cấu tính giá theo các yếu tố hình thành giá nếu bên mua phải mua theo giá của bên bán dự kiến để bên mua trực tiếp bán lại cho người tiêu dùng. Thuyết minh cơ cấu tính giá (có phân tích, so sánh với mức giá đầu vào trước khi được yêu cầu hoặc đề nghị hiệp thương giá).

- So sánh với giá hàng hóa, dịch vụ tương tự trên thị trường.

- Phân tích tác động của mức giá mới đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh, thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp, việc thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, khả năng chấp nhận của người tiêu dùng.

- Những vấn đề mà bên mua chưa thống nhất với bên bán, lập luận của bên mua về những vấn đề chưa thống nhất đó.

- Các kiến nghị khác (nếu có).

3. Khi có chỉ đạo hiệp thương giá bắt buộc theo yêu cầu Sở Tài chính thì cả hai bên mua và bán đều phải lập hồ sơ hiệp thương giá theo hướng dẫn trên.

4. Hồ sơ hiệp thương giá thực hiện theo mẫu thống nhất tại Phụ lục V kèm theo Quy định này và do hai bên mua và bán lập, gửi trước cho cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá ít nhất 03 (ba) bộ và đồng gửi 01 (một) bộ cho bên đối tác mua (hoặc bên đối tác bán).

Điều 17. Thủ tục và trình tự hiệp thương giá

1. Sở Tài Chính tổ chức hiệp thương giá.

2. Thành phần tham gia tổ chức hiệp thương giá hàng hoá, dịch vụ bao gồm:

Sở Tài chính; đại diện có thẩm quyền của bên mua, bên bán và cơ quan có liên quan theo yêu cầu của Sở Tài Chính.

3. Trình tự hiệp thương giá:

a) Sau khi nhận được đầy đủ Hồ sơ hiệp thương giá theo quy định tại Điều 16

Quy định này trong khoảng 5 ngày (ngày làm việc), Sở Tài Chính quyết định thời gian cụ thể tiến hành hội nghị hiệp thương giá, thông báo bằng văn bản cho các bên tham gia hiệp thương giá biết.

Trong trường hợp hồ sơ hiệp thương giá của các doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ theo quy định, Sở Tài chính có văn bản yêu cầu các bên tham gia hiệp thương giá thực hiện đúng quy định.

b) Tại Hội nghị hiệp thương giá:

- Sở Tài chính trình bày mục đích, yêu cầu, nội dung hiệp thương giá; yêu cầu bên mua, bên bán trình bày hồ sơ, phương án hiệp thương giá đồng thời nghe ý kiến của các cơ quan có liên quan tham gia hiệp thương giá.

- Sở Tài chính kết luận và ghi biên bản (có chữ ký của cơ quan tổ chức hiệp thương giá, đại diện bên mua, bên bán), sau đó có văn bản thông báo kết quả hiệp thương giá để hai bên mua và bán thi hành.

c) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đề nghị hiệp thương giá có quyền rút lại hồ sơ hiệp thương giá để tự thỏa thuận với nhau về mức giá mua, giá bán của hàng hóa, dịch vụ đề nghị hiệp thương giá trước khi cơ quan có thẩm quyền tổ chức hiệp thương giá.

4. Trách nhiệm của Sở Tài chính:

a) Trong thời hạn sau 15 ngày (ngày làm việc), kể từ ngày nhận được yêu cầu hiệp thương giá của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh; đề nghị hiệp thương giá của bên mua hoặc bên bán, đồng thời nhận được đủ hồ sơ hiệp thương giá theo quy định tại Điều 16 Quy định này, Sở Tài chính phải tổ chức hiệp thương giá.

b) Trước thời điểm tổ chức hiệp thương giá, Sở Tài chính phải tiến hành thu thập, phân tích những thông tin cần thiết có liên quan đến hàng hóa, dịch vụ hiệp thương giá; phân tích các yếu tố hình thành giá ảnh hưởng đến bên bán và bên mua, tạo điều kiện để cho hai bên mua và bán thoả thuận thống nhất với nhau về mức giá tại Hội nghị hiệp thương giá.

c) Quyết định mức giá do các bên thoả thuận thống nhất khi hiệp thương giá hoặc quyết định mức giá tạm thời trong trường hợp các bên không thống nhất được mức giá để bên mua và bên bán thi hành.

Chương V

THẨM ĐỊNH GIÁ

Điều 18. Tài sản của Nhà nước phải thẩm định giá

1. Tài sản của Nhà nước phải thẩm định giá bao gồm:

a) Tài sản, hàng hóa, dịch vụ được mua bằng toàn bộ hoặc một phần từ nguồn ngân sách nhà nước;

b) Tài sản, hàng hóa, dịch vụ của Nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn và các hình thức chuyển quyền khác;

c) Tài sản, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn, cổ phần hóa, giải thể và các hình thức chuyển đổi khác;

d) Tài sản, hàng hóa, dịch vụ khác của Nhà nước theo quy định của pháp luật phải thẩm định giá.

2. Tài sản, hàng hóa, dịch vụ của Nhà nước tại khoản 1 Điều này có giá trị dưới đây phải thẩm định giá:

a) Có giá trị đơn chiếc từ 100 triệu đồng trở lên hoặc mua một lần cùng một loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ với số lượng lớn có tổng giá trị từ 100 triệu đồng trở lên đối với tài sản được mua bằng toàn bộ hoặc một phần từ nguồn ngân sách nhà nước;

b) Có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên đối với tài sản, hàng hóa, dịch vụ của Nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn và các hình thức chuyển quyền khác;

c) Có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên đối với tài sản, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp nhà nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn, cổ phần hoá, giải thể và các hình thức chuyển đổi khác;

d) Có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên đối với các tài sản khác của Nhà nước.

3. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị sử dụng nguồn ngân sách nhà nước mua sắm tài sản quy định tại khoản 1 Điều này (nguồn ngân sách nhà nước mua sắm tài sản của Nhà nước phải thẩm định giá bao gồm: vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn sự nghiệp, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn vay tín dụng do Nhà nước bảo lãnh và vốn khác thuộc nguồn ngân sách) nếu không qua đấu thầu và không qua Hội đồng xác định giá thì phải thực hiện thẩm định giá.

4. Tài sản của nhà nước phải thẩm định giá quy định tại Điều này đã qua đấu thầu hoặc qua Hội đồng xác định giá được thành lập theo quy định của pháp luật thì không nhất thiết phải thẩm định giá; việc thẩm định giá các tài sản hình thành từ nguồn vốn khác thực hiện theo yêu cầu của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá.

Điều 19. Các quy định khác về thẩm định giá

Các quy đnh khác vthẩm định giá thc hiện theo Nghđịnh s101/2005/-CP ngày 03/08/2005 ca Chính ph v thẩm định giá và các quy định khác ca Cnh ph và Bộ Tài chính.

Chương VI

KIỂM SOÁT CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH GIÁ

Điều 20. Danh mục hàng hóa, dịch vụ thuộc diện phải kiểm soát các yếu tố hình thành giá

1. Hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của Nhà nước quy định tại Điều 8 Quy định này.

2. Hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục thực hiện bình ổn giá khi có biến động bất thường quy định tại Điều 4 Quy định này.

3. Hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục phải đăng ký giá, kê khai giá quy định Điều 25 và Điều 29 Quy định này.

4. Hàng hóa, dịch vụ phải kiểm soát các yếu tố hình thành giá theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng các Bộ hoặc Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh trong trường hợp hàng hoá, dịch vụ có giá bán trên thị trường quá cao hoặc quá thấp bất hợp lý so với mức giá được tính theo đúng các chế độ, chính sách, các định mức kinh tế - kỹ thuật, các quy định về tính giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội và quyền lợi của người tiêu dùng.

Điều 21. Thủ tục kiểm soát các yếu tố hình thành giá

Thủ tục kiểm soát các yếu tố hình thành giá được tiến hành như sau:

1. Cơ quan có thẩm quyền quản lý giá được phân cấp theo quy định của pháp luật ra quyết định kiểm soát các yếu tố hình thành giá và gửi đến tổ chức, cá nhân được yêu cầu kiểm soát các yếu tố hình thành giá;

2. Cơ quan có thẩm quyền quản lý giá được phân cấp theo quy định của pháp luật có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp các tài liệu sau:

a) Phương án tính giá hàng hoá, dịch vụ và mức giá hàng hoá, dịch vụ theo Quy chế tính giá chung do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định và hướng dẫn cụ thể của các Bộ, ngành liên quan; các tài liệu, chứng từ phục vụ việc lập phương án giá;

b) Tình hình lưu chuyển hàng hoá (tồn kho đầu năm, đầu quý, đầu tháng; nhập và xuất trong năm, trong quý, trong tháng; tồn kho cuối năm, cuối quý, cuối tháng) và cung ứng dịch vụ;

c) Báo cáo tài chính năm liên quan đến việc kiểm soát các yếu tố hình thành giá;

d) Tài liệu khác liên quan đến nội dung kiểm soát các yếu tố hình thành giá.

Điều 22. Thời hạn kiểm soát các yếu tố hình thành giá

1. Thời gian một lần kiểm soát tối đa là 15 ngày, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ra quyết định kiểm soát các yếu tố hình thành giá. Trường hợp cần thiết phải kéo dài thêm thời gian kiểm soát thì cơ quan có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do phải kéo dài cho tổ chức, cá nhân liên quan; thời hạn kiểm soát kéo dài không quá 05 ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm soát lần đầu;

2. Trong thời hạn tối đa là 07 ngày (ngày làm việc), kể từ ngày kết thúc kiểm soát các yếu tố hình thành giá, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm ban hành và gửi văn bản thông báo kết luận kiểm soát đến tổ chức, cá nhân và các cơ quan liên quan.

Điều 23. Các hình thức xử lý

Việc xử lý các hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân khi quy định giá hàng hoá, dịch vụ không đúng với các yếu tố hình thành giá theo các quy định về tính giá hàng hoá, dịch vụ của Bộ Tài chính và của cơ quan có thẩm quyền; không đúng với quy định của pháp luật về hạch toán chi phí sản xuất, giá thành, phí lưu thông và các quy định của pháp luật có liên quan, cụ thể như sau:

1. Xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá và những quy định của pháp luật có liên quan;

2. Đình chỉ việc thực hiện giá hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định không hợp lý so với các quy định hiện hành; yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải mua, bán theo đúng giá do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định trước khi tăng giá hoặc giảm giá bất hợp lý;

3. Thu phần chênh lệch giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quy định giá cao không đúng với các yếu tố hình thành giá vào Ngân sách nhà nước;

4. Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh điều chỉnh giá bán hàng hoá, dịch vụ phù hợp với các yếu tố hình thành giá sau khi đã loại trừ những yếu tố tính toán không đúng với quy định của pháp luật và thực hiện bán hàng hóa, dịch vụ theo giá đã điều chỉnh;

5. Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, các loại giấy phép kinh doanh được cấp có thời hạn hoặc không có thời hạn theo quy định của pháp luật;

6. Trường hợp hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự, các cơ quan có thẩm quyền kiểm soát các yếu tố hình thành giá quy định tại Quy định này chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 24. Cơ quan có thẩm quyền kiểm soát các yếu tố hình thành giá

1. Ủy ban Nhân dân tỉnh ra quyết định kiểm soát giá và chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm soát các yếu tố hình thành giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá; hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá thuộc thẩm quyền quy định của Ủy ban Nhân dân tỉnh;

2. Các Sở ban ngành thuộc tỉnh ra quyết định kiểm soát giá và phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm soát các yếu tố hình thành giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của mình.

3. Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã Hương Thủy và thành phố Huế ra quyết định kiểm soát giá và chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm soát các yếu tố hình thành giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của mình.

4. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khi nhận được yêu cầu bằng văn bản về kiểm soát các yếu tố hình thành giá của cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về giá theo quy định tại Điều 24 Quy định này có trách nhiệm phối hợp và cung cấp kịp thời, chính xác, đầy đủ số liệu, tài liệu liên quan theo quy định tại Điều 21 Quy định này.

Chương VII

ĐĂNG KÝ GIÁ HÀNG HÓA, DỊCH VỤ

Điều 25. Danh mục hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký giá

Hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký giá quy định tại Phụ lục II kèm theo Quy định này.

Điều 26. Đối tượng và thời điểm thực hiện đăng ký giá

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện đăng ký giá nhập khẩu, giá bán buôn, giá bán lẻ, giá bán lẻ khuyến nghị áp dụng thống nhất trong cả nước hoặc theo từng thị trường khu vực chính, cụ thể như sau:

a) Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chỉ thực hiện bán buôn thì đăng ký giá bán buôn;

b) Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vừa thực hiện bán buôn, vừa thực hiện bán lẻ thì đăng ký cả giá bán buôn và giá bán lẻ;

c) Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là đơn vị nhập khẩu, đồng thời là nhà phân phối độc quyền thì phải đăng ký giá nhập khẩu, giá bán buôn và giá bán lẻ khuyến nghị;

d) Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là nhà phân phối độc quyền, tổng đại lý thì phải đăng ký giá bán buôn và giá bán lẻ khuyến nghị.

2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 26 và khoản 1 Điều 30 Quy định này thì không phải thực hiện đăng ký giá, kê khai giá mà thực hiện niêm yết giá và công khai thông tin về giá theo quy định hiện hành của pháp luật.

3. Thời điểm đăng ký giá:

Trước khi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký giá theo giá mới thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải thực hiện lập Biểu mẫu đăng ký giá gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận Biểu mẫu đăng ký giá.

Điều 27. Hình thức, nội dung và biểu mẫu đăng ký giá

1. Hình thức, thủ tục đăng ký giá:

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện việc đăng ký giá dưới hình thức gửi các Biểu mẫu đăng ký giá (Phụ lục VI) đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận Biểu mẫu đăng ký giá. Đăng ký giá gồm đăng ký giá lần đầu và đăng ký lại giá:

a) Đăng ký giá lần đầu được thực hiện trước khi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh lần đầu tiên bán hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục phải đăng ký giá ra thị trường hoặc lần đầu tiên tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện đăng ký giá theo quy định của pháp luật.

b) Đăng ký lại giá được thực hiện khi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh điều chỉnh tăng hoặc giảm giá so với mức giá của lần đăng ký trước liền kề hoặc khi có yêu cầu đăng ký lại giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nếu việc đăng ký giá lần đầu và đăng ký lại giá so với lần đăng ký trước liền kề của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật.

2. Nội dung Biểu mẫu đăng ký giá gồm:

a) Văn bản đăng ký giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, trong đó nêu rõ dự kiến thời gian có hiệu lực của mức giá đăng ký;

b) Bảng đăng ký mức giá cụ thể gắn với chất lượng hàng hoá, dịch vụ; địa điểm bán hàng. Mức giá đăng ký là giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tính toán theo quy định về tính giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật;

c) Thuyết minh cơ cấu tính giá theo các yếu tố hình thành giá.

3. Cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu đăng ký giá và đối tượng phải đăng ký giá:

Sở Tài chính chủ trì tiếp nhận Biểu mẫu đăng ký giá của các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chuyển đổi từ Tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập trực thuộc các Bộ, Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh và các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế khác có trụ sở chính đóng trên địa bàn tỉnh sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục phải đăng ký giá tại Quy định này (trừ những hàng hoá, dịch vụ thực hiện đăng ký giá theo hướng dẫn riêng của liên Bộ Tài chính và Bộ quản lý chuyên ngành, hoặc hướng dẫn của Bộ quản lý chuyên ngành theo thẩm quyền).

Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan đóng trên địa bàn tỉnh báo cáo Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định và thông báo cụ thể danh sách các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đóng trên địa bàn tỉnh thực hiện đăng ký giá quy định tại khoản này cho phù hợp trong từng thời kỳ; đồng thời có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng đăng ký giá thực hiện đúng quy định tại Quy định này.

Điều 28. Quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân

1. Đối với cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu đăng ký giá:

a) Cơ quan chủ trì khi tiếp nhận Biểu mẫu đăng ký giá của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải ghi ngày, tháng, năm nhận văn bản, Biểu mẫu và đóng dấu đến vào văn bản đăng ký giá theo thủ tục hành chính; đồng thời có trách nhiệm xem xét, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của Biểu mẫu, rà soát nội dung Biểu mẫu đăng ký giá hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh:

- Trường hợp các Biểu mẫu được lập không đúng quy định tại Phụ lục VI kèm theo Quy định này thì chậm nhất sau hai (02) ngày làm việc (kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh theo dấu tiếp nhận công văn đến của cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu đăng ký giá) phải có công văn chuyển trả Biểu mẫu lại tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh yêu cầu để tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hoàn thiện Biểu mẫu.

- Khi phát hiện mức giá đăng ký trong Biểu mẫu đăng ký giá có các yếu tố hình thành giá không hợp lý, cơ quan chủ trì tiếp nhận Biểu mẫu thông báo bằng văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giải trình mức giá đăng ký và thực hiện lại việc đăng ký giá.

- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh không thực hiện việc đăng ký lại giá mà tự ý bán hàng hóa, dịch vụ cao hơn mức giá đã đăng ký thì cơ quan chủ trì tiếp nhận hồ sơ đăng ký giá có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tiếp tục bán hàng theo mức giá trước khi tự ý tăng giá mà không đăng ký lại.

b) Nếu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh không thực hiện quy định trên, ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đăng ký giá; cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra có quyền xử lý các hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 23 Quy định này.

c) Mức giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đăng ký được các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực giá sử dụng vào mục đích phân tích, tổng hợp, dự báo biến động giá cả thị trường; kiểm soát các yếu tố hình thành giá, phục vụ mục tiêu bình ổn giá.

2. Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đăng ký giá:

a) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký giá có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký giá theo Quy định này.

Biểu mẫu đăng ký giá được lập ít nhất là 01 (một) bộ gửi cơ quan chủ trì tiếp nhận đăng ký giá (trừ những loại hàng hoá, dịch vụ phải đăng ký giá mà Liên Bộ hoặc Bộ quản lý chuyên ngành đã có quy định khác).

b) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải thực hiện đăng ký giá được quyền bán hàng hoá, dịch vụ theo giá đã đăng ký theo quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mức giá đăng ký và bị xử lý theo pháp luật đối với các hành vi vi phạm về đăng ký giá.

c) Công bố công khai thông tin về giá; niêm yết giá bán đã đăng ký hợp lệ theo hướng dẫn tại Quy định này, công khai trong toàn hệ thống, thực hiện đúng giá niêm yết, đồng thời phải chấp hành các biện pháp bình ổn giá theo quy định của pháp luật khi thị trường có biến động bất thường.

Chương VIII

KÊ KHAI GIÁ HÀNG HÓA, DỊCH VỤ

Điều 29. Danh mục hàng hóa, dịch vụ phải kê khai giá

Kê khai giá là việc các t chc, nhân sn xut, kinh doanh phải kê khai mc giá bán hàng hoá, dịch vdo mình quyết đnh theo quy định bt buc và thưng xuyên đi với các loại hàng hóa, dịch v thuc danh mc phi kê khai giá quy định tại Ph lc III kèm theo Quy định này và hàng hoá, dch v do Uban Nhân dân tỉnh quy định cả khi giá th trưng có biến động bất thường và khi giá th trưng vận động bình thưng. Việc kê khai giá được thc hiện trước khi các t chức, nhân sn xut, kinh doanh bán sn phẩm lần đu sn xut, kinh doanh ra th trưng; trưc khi điều chỉnh giá các sn phm đã sn xut, kinh doanh và đang bán bình thưng thuc danh mc phải kê khai giá hoặc khi yêu cầu ca cơ quan nhà nước thẩm quyn.

Điều 30. Đối tượng, thời điểm thực hiện kê khai giá

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện kê khai giá nhập khẩu, giá bán buôn, giá bán lẻ, giá bán lẻ khuyến nghị áp dụng thống nhất trong cả nước hoặc theo từng thị trường khu vực chính, cụ thể như sau:

a) Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chỉ thực hiện bán buôn thì thực hiện kê khai giá bán buôn;

b) Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vừa thực hiện bán buôn, vừa thực hiện bán lẻ thì thực hiện kê khai cả giá bán buôn và giá bán lẻ;

c) Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là đơn vị nhập khẩu, đồng thời là nhà phân phối độc quyền thì phải kê khai giá nhập khẩu, giá bán buôn và giá bán lẻ khuyến nghị;

d) Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là nhà phân phối độc quyền, tổng đại lý thì phải kê khai giá bán buôn và giá bán lẻ khuyến nghị.

2. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 26 và khoản 1 Điều 30 Quy định này, thì không phải thực hiện kê khai giá hoặc đăng ký giá mà thực hiện niêm yết giá và công khai thông tin về giá theo quy định hiện hành của pháp luật.

3. Thời điểm kê khai giá:

Trước khi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục kê khai giá theo giá mới thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải thực hiện lập Biểu mẫu kê khai giá gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận Biểu mẫu kê khai giá

Điều 31. Hình thức, nội dung kê khai giá và Biểu mẫu kê khai giá

1. Hình thc, th tc kê khai giá:

a) Kê khai giá lần đu được thc hiện trưc khi t chc, nhân sn xut, kinh doanh lần đu tiên bán hàng hoá, dch vthuộc danh mc phải kê khai giá ra thtrưng hoặc lần đầu tiên t chc, nhân sản xut, kinh doanh thc hin kê khai giá theo quy đnh ca pháp lut.

b) Kê khai li giá được thc hin khi t chc, nhân sn xut, kinh doanh điu chỉnh tăng hoặc giảm giá so với mc giá ca ln kê khai trước lin k hoặc khi có yêu cu kê khai li giá ca quan nhà nước thẩm quyền nếu việc kê khai giá lần đầu và kê khai li giá so vi lần kê khai trưc lin k ca t chc, nhân sn xut, kinh doanh chưa thc hiện đúng quy định ca pháp lut.

2. Ni dung Biểu mẫu kê khai giá:

a) Văn bn kê khai giá ca t chc, nhân sn xut, kinh doanh; trong đó nêu rõ thi gian thc hin ca mc giá kê khai;

b) Bng kê khai giá bán. Mc giá kê khai là giá do t chc, cá nhân sn xut, kinh doanh quyết định theo các quy đnh v tính giá tài sn, hàng hoá, dch v do cơ quan nhà nước có thm quyền ban hành phù hp vi quy ch, tiêu chun, cht lưng hàng hóa, dch v (hoặc mc giá mà t chc, nhân sn xut, kinh doanh đã tha thun đưc vi khách hàng).

Biu mẫu kê khai giá quy đnh ti Ph lc VII kèm theo Quy đnh này.

3. quan tiếp nhn Biu mẫu kê khai giá và đối tưng phải kê khai giá:

Sở Tài chính chttiếp nhận Biểu mẫu kê khai giá ca các công ty tch nhiệm hu hn mt thành viên chuyển đổi t Tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước đc lập trc thuc các B, U ban Nhân dân tnh và các t chc, nhân sn xut, kinh doanh thuc các thành phn kinh tế khác tr s chính đóng trên đa bàn tnh sản xut, kinh doanh hàng a, dch v thuc danh mc phải kê khai giá quy định tại Ph lục III kèm theo Quy định này (trừ nhng hàng hoá, dịch v thc hiện kê khai giá theo hưng dn riêng ca liên B Tài chính và B Qun lý chuyên ngành hoặc ca Bộ Quản lý chuyên ngành theo thm quyn).

Sở Tài cnh ch trì, phối hợp với các ngành liên quan đóng trên địa bàn tnh báo cáo U ban Nhân dân tỉnh quyết định và tng báo danh sách các t chc, nhân sn xut, kinh doanh trên đa bàn tỉnh phi thc hin kê khai giá đúng quy định tại khon này cho phù hp trong tng thi k; đồng thời có trách nhiệm hưng dn, đôn đc các t chc, nhân sn xut, kinh doanh thuc đi tưng kê khai giá thc hin đúng Quy định này.

Điều 32. Quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân

1. Đối với cơ quan tiếp nhận Biểu mẫu kê khai giá:

a) Sở Tài chính, Sở Quản lý chuyên ngành khi nhận được Biểu mẫu kê khai giá hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải ghi ngày, tháng, năm nhận văn bản, Biểu mẫu và đóng dấu đến vào văn bản kê khai giá theo thủ tục hành chính.

b) Thực hiện việc rà soát mức giá kê khai; nếu phát hiện mức giá kê khai không hợp lý thì cơ quan chủ trì tiếp nhận Biểu mẫu kê khai giá có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh kê khai giá giải trình hoặc kê khai lại giá.

c) Mức giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh kê khai được các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực quản lý giá sử dụng vào mục đích phân tích, tổng hợp, dự báo biến động giá cả thị trường; kiểm soát các yếu tố hình thành giá, phục vụ mục tiêu bình ổn giá.

2. Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh kê khai giá:

a) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục kê khai giá có trách nhiệm thực hiện việc kê khai giá theo Quy định này.

Biểu mẫu kê khai giá được lập ít nhất là 01 (một) bộ gửi cơ quan chủ trì tiếp nhận Biểu mẫu kê khai giá (trừ những loại hàng hoá, dịch vụ phải kê khai giá mà Liên Bộ hoặc Bộ quản lý chuyên ngành đã có quy định khác).

b) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải thực hiện kê khai giá được quyền bán hàng hóa, dịch vụ theo giá đã kê khai theo quy định của pháp luật; phải công bố công khai thông tin về giá và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn đối với các mức giá đã kê khai.

c) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục phải kê khai giá có trách nhiệm thực hiện việc giải trình hoặc kê khai lại giá nếu cơ quan chủ trì tiếp nhận kê khai giá phát hiện mức giá kê khai không hợp lý và có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh kê khai giá giải trình hoặc kê khai lại giá.

d) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục phải kê khai giá không chấp hành việc kê khai giá hoặc có hành vi vi phạm quy định về kê khai giá thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kê khai giá; cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra có quyền xử lý các hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 23 Quy định này.

Chương IX

CÁC QUY ĐỊNH KHÁC

Điều 33. Chống bán phá giá, liên kết độc quyền về giá

Theo quy định của Pháp lệnh giá và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Điều 34. Kiểm tra, thanh tra giá

Kiểm tra, thanh tra giá theo đúng quy định của Luật thanh tra và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 35. Khen thưởng và xử lý vi phạm

1. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện pháp luật về giá được khen thưởng theo quy định của Nhà nước.

2. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về giá thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Nghị định số 169/2004/NĐ-CP ngày 22/9/2004 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá, Nghị định số 107/2008/NĐ-CP ngày 22/9/2008 của Chính phủ và các quy định khác của Pháp luật.

Chương X

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 36. Trách nhiệm thi hành

1. Sở Tài chính có trách nhiệm tham mưu giúp UBND tỉnh hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy định này.

2. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Hương Thủy và thành phố Huế, Giám đốc các đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quy định này.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc; các ngành, các cấp, các doanh nghiệp, cá nhân phản ánh về Sở Tài chính để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 02/2011/QĐ-UBND

Loại văn bản Quyết định
Số hiệu 02/2011/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành 07/01/2011
Ngày hiệu lực 20/01/2011
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Bộ máy hành chính, Thương mại
Tình trạng hiệu lực Hết hiệu lực 25/07/2015
Cập nhật 7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 02/2011/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 02/2011/QĐ-UBND quản lý Nhà nước về giá trên địa bàn Thừa Thiên Huế


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

Văn bản liên quan ngôn ngữ

Văn bản sửa đổi, bổ sung

Văn bản bị đính chính

Văn bản được hướng dẫn

Văn bản đính chính

Văn bản hiện thời

Quyết định 02/2011/QĐ-UBND quản lý Nhà nước về giá trên địa bàn Thừa Thiên Huế
Loại văn bản Quyết định
Số hiệu 02/2011/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Lê Trường Lưu
Ngày ban hành 07/01/2011
Ngày hiệu lực 20/01/2011
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Bộ máy hành chính, Thương mại
Tình trạng hiệu lực Hết hiệu lực 25/07/2015
Cập nhật 7 năm trước

Văn bản gốc Quyết định 02/2011/QĐ-UBND quản lý Nhà nước về giá trên địa bàn Thừa Thiên Huế

Lịch sử hiệu lực Quyết định 02/2011/QĐ-UBND quản lý Nhà nước về giá trên địa bàn Thừa Thiên Huế