Quyết định 02/QĐ-BCĐ

Quyết định 02/QĐ-BCĐ năm 2011 phân công nhiệm vụ của thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng

Nội dung toàn văn Quyết định 02/QĐ-BCĐ năm 2011 nhiệm vụ của thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương


BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/QĐ-BCĐ

Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC THÀNH VIÊN BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Căn cứ Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005;

Căn cứ Nghị quyết số 1039/2006/NQ-UBTVQH11, ngày 28/8/2006 của y ban Thường vụ Quốc hội khóa 11 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (Ban Chỉ đạo Trung ương); Nghị quyết số 270/NQ-UBTVQH13 ngày 28/10/2011 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 13 về danh sách Ban Chỉ đạo Trung ương;

Căn cứ Quyết định số 1476/QĐ-TTg ngày 25/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ vviệc phân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ kết quả Phiên họp lần thứ 16 ngày 15/11/2011 của Ban Chỉ đạo Trung ương,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nguyên tắc phân công và quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương

1. Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương

Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; lãnh đạo, điều hành công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương và các Thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương; trực tiếp chỉ đạo, điều hành các công việc lớn, quan trọng trên các lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo Trung ương.

2. Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương

- Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương làm nhiệm vụ chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng; trực tiếp chỉ đạo, điều phối hoạt động và phân công công việc cho các y viên Ban Chỉ đạo Trung ương; chỉ đạo, phối hợp, triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương.

- Thay mặt Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương chỉ đạo xử lý công việc thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương, triệu tập các cuộc họp định kỳ, đột xuất của Ban Chỉ đạo Trung ương và chủ trì một số cuộc họp của Ban Chỉ đạo Trung ương khi được Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương ủy quyền.

3. Ủy viên Thường trực, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương

Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương trong việc phối hợp hoạt động giữa các Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương và trong việc xử lý công việc thường xuyên của Ban Chỉ đạo Trung ương.

4. Các Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương và chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về những nhiệm vụ được phân công.

- Chủ động đề xuất, kiến nghị với Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các chủ trương, giải pháp về công tác phòng, chống tham nhũng nói chung và các giải pháp phòng, chống tham nhũng đặc thù theo lĩnh vực do mình quản lý, phụ trách.

Điều 2. Phân công nhiệm vụ của Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban và các Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương

1. Đồng chí Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tưng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương

- Lãnh đạo, điều hành hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương; phân công nhiệm vụ cho các Thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương.

- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch, chương trình công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước và kế hoạch, chương trình công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương.

- Chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng.

- Quyết định kế hoạch, chương trình công tác và những vấn đề khác thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo Trung ương.

- Chủ trì và kết luận các cuộc họp của Ban Chỉ đạo Trung ương.

- Chịu trách nhiệm chung trong việc chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng của các cơ quan, tổ chức ở Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương

- Chỉ đạo, đôn đốc, phối hợp hoạt động kiểm tra, thanh tra, kiểm toán phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng.

- Chủ trì chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực tư pháp.

- Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo trong việc phối hợp, chỉ đạo xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp.

- Chủ trì chỉ đạo việc xử lý khiếu nại, tố cáo về tham nhũng và các thông tin về vụ, việc tham nhũng.

- Chủ trì việc phối hợp với các cơ quan của Quốc hội, các ban đảng, các cấp ủy đảng trực thuộc Trung ương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong công tác phòng, chống tham nhũng.

- Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương theo dõi, chỉ đạo hoạt động của Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương.

- Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng của các cơ quan, tổ chức ở Trung ương; Thành phố Hà Nội và Thành phố Cần Thơ.

3. Đồng chí Nguyễn Đình Phách, Ủy viên Thường trực, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương

- Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về những nhiệm vụ được phân công.

- Chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng kế hoạch, chương trình và các báo cáo công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương.

- Tham gia chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng.

- Tham gia chỉ đạo xử lý các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp mà dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.

- Giúp Phó trưởng Ban Chỉ đạo trong việc phối hợp với các cơ quan của Quốc hội, các ban đảng, các cấp ủy đảng trực thuộc Trung ương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong công tác phòng, chống tham nhũng.

- Quản lý, điều hành hoạt động của Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương.

- Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng của các địa phương: Thành phố Hải Phòng, tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Nam Định, Bình Dương, Đồng Nai và Kiên Giang.

4. Đồng chí Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương

- Chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng của lực lượng Công an.

- Chỉ đạo công tác điều tra, xử lý các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp mà dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.

- Tham gia chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng.

- Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng của các địa phương: Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Khánh Hòa, Đắk Lắk, Đắc Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng và Bình Phước.

5. Đng chí Trương Hòa Bình, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương

- Chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng của ngành Tòa án.

- Chỉ đạo xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp mà dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.

- Tham gia chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng.

- Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng của các địa phương: Thành phố Đà Nng, tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Tây Ninh, Long An, Bến Tre và Trà Vinh.

6. Đồng chí Huỳnh Phong Tranh, Tổng Thanh tra Chính phủ, Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương

- Chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng theo chức năng của ngành Thanh tra.

- Chỉ đạo công tác xử lý tố cáo, khiếu nại về tham nhũng.

- Tham gia chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng.

- Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng của các địa phương: Hà Nam, Ninh Bình, nh Long, Tiền Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.

7. Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương

- Chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng của ngành Kiểm sát.

- Chỉ đạo thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, xử lý các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp mà dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.

- Tham gia chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng.

- Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng của các địa phương: Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, An Giang, Sóc Trăng và Đồng Tháp.

8. Đồng chí Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương

- Chỉ đạo, phối hợp công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng.

- Tham gia chỉ đạo nghiên cu, đề xuất cơ chế, chính sách phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng.

- Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng của các địa phương: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Quảng Bình, Quảng Trị, và Thừa Thiên - Huế.

9. Đồng chí Mai Trực, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương

- Giúp Trưởng Ban, Phó Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế phối hợp giữa Ủy ban Kiểm tra Trung ương với Ban Chỉ đạo Trung ương do Ban Bí thư quyết định ban hành.

- Kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan, tổ chức đảng.

- Tham gia chỉ đạo nghiên cu, đề xuất cơ chế, chính sách phục vụ công tác phòng, chng tham nhũng.

- Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng của các địa phương: Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên và Lai Châu.

10. Đồng chí Lê Hữu Đức, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương

- Chủ trì, phối hợp chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng trong Quân đội.

- Chỉ đạo các cơ quan thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử trong Quân đội phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng.

- Tham gia chỉ đạo nghiên cu, đề xuất cơ chế, chính sách phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng.

- Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng của các địa phương: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Điều 3. Các Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương sử dụng và huy động bộ máy của cơ quan, tổ chức do mình quản lý, phụ trách để thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng được Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương phân công.

Điều 4. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và chương trình công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương trong từng thời gian, các Thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương chủ động xây dựng và thực hiện chương trình công tác của mình, kịp thời báo cáo kết quả với Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương.

Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế cho Quyết định số 01/QĐ-BCĐ ngày 03/04/2008 của Ban Chỉ đạo Trung ương về việc phân công nhiệm vụ cho các Thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương.

Các Thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Chính trị;
- Ban Bí thư;
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chủ tịch nước;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;
- Các Ủy viên Ban Chđạo TW về PCTN;
- Văn phòng Trung ương, các Ban của Đảng, Ban cán sự đảng, đng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ủy ban Tư pháp của Quốc hội;
- Viện Kiểm sát NDTC;
-
Tòa án NDTC;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Trung ương MTTQVN và cơ quan Trung uơng của các đoàn thể;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Các tnh ủy, thành ủy, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Ban Chđạo PCTN các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- VPBCĐTW: CVP, các PCVP, các Vụ;
- Lưu: VT, Vụ VI (02), NVP.

TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO




Nguyễn Tấn Dũng

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 02/QĐ-BCĐ

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu02/QĐ-BCĐ
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành23/11/2011
Ngày hiệu lực23/11/2011
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật13 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 02/QĐ-BCĐ

Lược đồ Quyết định 02/QĐ-BCĐ năm 2011 nhiệm vụ của thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 02/QĐ-BCĐ năm 2011 nhiệm vụ của thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu02/QĐ-BCĐ
                Cơ quan ban hànhchống tham nhũng, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng
                Người ký***, Nguyễn Tấn Dũng
                Ngày ban hành23/11/2011
                Ngày hiệu lực23/11/2011
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật13 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Quyết định 02/QĐ-BCĐ năm 2011 nhiệm vụ của thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương

                        Lịch sử hiệu lực Quyết định 02/QĐ-BCĐ năm 2011 nhiệm vụ của thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương

                        • 23/11/2011

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 23/11/2011

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực