Quyết định 03/2001/QĐ/BNN/KHCN

Quyết định 03/2001/QĐ/BNN/KHCN ban hành tiêu chuẩn ngành về Quy phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng do Bộ Nông nghiệp và Phát triễn nông thôn ban hành

Nội dung toàn văn Quyết định 03/2001/QĐ/BNN/KHCN tiêu chuẩn ngành 10TCN 437-2001 10TCN 438-2001 10TCN 439-2001 10TCN 440-2001 10TCN 441-2001


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 03/2001/QĐ/BNN/KHCN

Hà Nội, ngày 18 tháng 1 năm 2001

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SỐ 03/2001/QĐ/BNN/KHCN NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2001 VỀ VIỆC BAN HÀNH TIÊU CHUẨN NGÀNH

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 73/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 86/CP ngày 8 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ "Quy định phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng hàng hoá";
Căn cứ công văn số 1017 BVTV/CV đề nghị ban hành TCN về Quy phạm khảo nghiệm thuốc BVTV của Cục Bảo vệ Thực vật.
Xét đề nghị của Ông Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và CLSP

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay ban hành các tiêu chuẩn ngành sau:

- 10TCN 437-2001 Quy phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực phòng trừ rệp muội hại cam chanh của các thuốc trừ sâu.

-10TCN 438-2001 Quy phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực phòng trừ bọ trĩ hại lúa của các loại thuốc trừ sâu.

- 10TCN 439-2001 Quy phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực phòng trừ bệnh thán thư hại ớt của các thuốc trừ bệnh.

- 10TCN 440-2001 Quy phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực phòng trừ bệnh phấn trắng hại cây xoài và chôm chôm của các thuốc trừ bệnh.

- 10TCN 441-2001 Quy phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực phòng trừ rệp muội (Aphidae) hại cây rau họ thập tự của các thuốc trừ sâu.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3: Các Ông Chánh văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và CLSP, Cục trưởng Cục BVTV, Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Ngô Thế Dân

(Đã ký)

 

TIÊU CHUẨN NGÀNH

TÊN TIÊU CHUẨN: QUY PHẠM KHẢO NGHIỆM TRÊN ĐỒNG RUỘNG HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ RỆP MUỘI HẠI CAM CHANH CỦA CÁC THUỐC TRỪ SÂU

Ký hiệu: 10TCN 437-2001

Cơ quan biên soạn: Quy phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực phòng trừ rệp muội hại cam chanh của các thuốc trừ sâu.

Cơ quan đề nghị ban hành: Cục Bảo vệ Thực vật.

Cơ quan trình duyệt: Vụ Khoa học công nghệ & Chất lượng sản phẩm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Cơ quan xét duyệt, ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quyết định ban hành: Số 03/QĐ-KHCN & CLSP, ngày 18 tháng 01 năm 2001 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Nhóm B & C

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10TCN-2001

 

KHẢO NGHIỆM TRÊN ĐỒNG RUỘNG HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ RỆP MUỘI HẠI CÂY CÓ MÚI CỦA CÁC THUỐC TRỪ SÂU

BIO-TEST OF INSECTICIDES AGAINST APHID ON CITRUS IN THE FIELD

1. Quy định chung:

1.1. Qui phạm này quy định những nguyên tắc, nội dung và phương pháp chủ yếu để đánh giá hiệu lực phòng trừ rệp muội hại cây có múi của các thuốc trừ sâu đã có và chưa có trong danh mục các loại thuộc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam.

1.2. Các khảo nghiệm phải được tiến hành tại các cơ sở có đủ điều kiện như Điều 11 của Quy định về kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc BVTV và khảo nghiệm thuốc BVTV được ban hành kèm theo QĐ số 193/1998/QĐ/BNN-BVTV ngày 02 tháng 12 năm 1998 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

1.3. Những điều kiện khảo nghiệm: Các khảo nghiệm được bố trí trên những vườn cây thường bị rệp muội gây hại; trong các vụ có điều kiện thuận lợi cho rệp muội phát triển và tại các địa điểm đại diện cho vùng sinh thái.

Các điều kiện trồng trọt (đất, phân bón, mất độ trồng, cách chăm sóc khác...) phải đồng đều trên mỗi ô khảo nghiệm và phải phù hợp với tập quán canh tác tại địa phương.

1.4. Các khảo nghiệm trên diện hẹp và diện rộng phải được tiến hành ở ít nhất 2 vùng sinh thái đại diện cho khu vực sản xuất nông nghiệp, nhưng nhất thiết phải tiến hành trên diện hẹp trước. Nếu những kết quả thu được từ những khảo nghiệm trên diện hẹp đạt yêu cầu thì mới được thực hiện các khảo nghiệm trên diện rộng.

2. Phương pháp khảo nghiệm:

2.1. Bố trí công thức khảo nghiệm:

Các công thức khảo nghiệm được chia thành 3 nhóm:

- Nhóm 1: Công thức khảo nghiệm là các loại thuốc định khảo nghiệm được dùng ở những liều lượng khác nhau hoặc theo cách dùng khác nhau.

- Nhóm 2: Công thức so sánh là loại thuốc trừ sâu đã được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được sử dụng ở Việt Nam và đang được dùng phổ biến ở địa phương để trừ rệp muội hại cây có múi.

- Nhóm 3: Công thức đối chứng là công thức không sử dụng bất kỳ loại thuốc BVTV nào để trừ rệp muội và được phun bằng nước lã (nếu là thuốc phun).

Khảo nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoặc theo các phương pháp khác đã được quy định trong thống kê toán học.

2.2. Kích thước ô khảo nghiệm và số lần nhắc lại:

- Khảo nghiệm diện hẹp: kích thước ô ít nhất là 3 đến 5 cây với cây kinh doanh hoặc 15 m2 với cây vườn ươm. Số lần nhắc lại từ 3-4 lần sao cho độ tự do tối thiểu là 12.

- Khảo nghiệm diện rộng: kích thước ô tối thiểu là 20 cây với cây kinh doanh hoặc 100 m2 với cây vườn ươm.

2.3. Tiến hành phun, rải thuốc:

2.3.1. Thuốc phải được phun, rải đều trên toàn ô khảo nghiệm.

2.3.2. Lượng thuốc dùng được tính bằng kg hay lít chế phẩm hoặc gr hoạt chất trên đơn vị diện tích 1 ha hoặc nồng độ % của chế phẩm.

Với dạng thuốc thương phẩm pha với nước để phun:

Lượng nước dùng phải theo hướng dẫn cụ thể đối với từng loại thuốc, phù hợp với giai đoạn sinh trưởng của cây cũng như cách thức tác động của từng loại thuốc. Lượng nước thuốc phải phun ướt đều toàn bộ tán cây.

Các số liệu về lượng thuốc thành phẩm và lượng nước thuốc dùng (l/ha) cần được ghi rõ.

Chú ý không để thuốc ở ô này tạt sang ô khác.

2.3.3. Trong thời gian đang khảo nghiệm không được sử dụng bất kỳ loại thuốc trừ sâu nào khác trên toàn khu khảo nghiệm. Nếu vườn khảo nghiệm bắt buộc phải sử dụng thuốc để trừ các đối tượng gây hại khác như: Bệnh, cỏ dại, chuột... thì thuốc được dùng để trừ các đối tượng này phải không làm ảnh hưởng đến thuốc cần khảo nghiệm và phải được phun rãi đều trên tất cả các ô khảo nghiệm, kể cả ô đối chứng. Các trường hợp trên (nếu có) phải được ghi chép lại.

2.3.4. Khi xử lý thuốc, cần dùng các công cụ phun, rải thuốc đảm bảo yêu cầu của khảo nghiệm, ghi chép đầy đủ tình hình vận hành của công cụ rải thuốc. Trong các khảo nghiệm diện hẹp phải dùng bình bơm tay đeo vai, trong khảo nghiệm diện rộng có thể dùng bơm động cơ để phun.

2.3.5. Thời điểm và số lần xử lý thuốc:

- Thời điểm và số lần xử lý thuốc phải được thực hiện đúng theo hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc khảo nghiệm và phù hợp với mục đích khảo nghiệm.

- Nếu trên nhãn thuốc không khuyến cáo cụ thể thời điểm xử lý thuốc thì tuỳ theo mục đích khảo nghiệm, các đặc tính hoá học và phương thức tác động của thuốc mà xác định thời điểm và số lần xử lý thuốc cho thích hợp.

- Thuốc trừ rệp muội thường được xử lý 1 lần khi mật độ rệp muội khoảng 5-7 con trên chồi. Các lần phun thuốc sau (nếu có) phụ thuộc vào yêu cầu khảo nghiệm cũng như diễn biến của rệp muôĩ trên vườn khảo nghiệm. Số lần và thời điểm xử lý thuốc phải được ghi chép lại.

2.4. Điều tra, thu thập số liệu.

2.4.1. Điều tra tác động của thuốc đối với rệp muội hại cây có múi.

2.4.1.1. Số điểm điều tra:

* Với khảo nghiệm diện hẹp: Mỗi ô khảo nghiệm điều tra 3 đến 5 cây, mỗi cây điều tra số rệp sống trên 4 chồi cố định (chồi ở đây gồm 1 búp và 2 lá dưới) ở 4 hướng cho vườn cây kinh doanh hoặc 5 điểm mỗi điểm 4 chồi (cố định) cho vườn ươm.

* Với khảo nghiệm diện rộng: Mỗi ô khảo nghiệm điều tra 5 đến 7 cây, mỗi cây điều tra 4 chồi cố định (chồi ở đây gồm 1 búp và 2 lá dưới) ở 4 hướng cho cây vườn cây kinh doanh hoặc 10 điểm mỗi điểm 4 chồi cho cây vườn ươm.

2.4.1.2. Thời điểm điều tra:

Lần điều tra thứ nhất vào ngay trước khi xử lý thuốc, các lần điều tra sau vào 1, 3, 7 ngày sau khi xử lý thuốc.

Tuy nhiên thời điểm và số lần điều tra có thể thay đổi tuỳ thuộc vào đặc tính của từng loại thuốc và tuỳ theo quy định của từng cơ sở sản xuất thuốc.

2.4.1.3. Chỉ tiêu điều tra:

Số rệp sống trên chồi tại các thời điểm điều tra.

2.4.1.4. Xử lý số liệu:

* Hiệu lực của thuốc được hiệu đính bằng công thức Henderson - Tilton.

* Những số liệu thu được qua khảo nghiệm diện hẹp cần được xử lý bằng các phương pháp thống kê thích hợp. Những kết luận của khảo nghiệm phải được rút ra từ các kết quả đã được xử lý bằng phương pháp thống kê đó. Đối với các khảo nghiệm thuốc BVTV mới các đơn vị được Cục BVTV chỉ định làm khảo nghiệm cần gửi cả số liệu thô và phương pháp thống kê đã dùng về Cục BVTV.

2.4.2. Đánh giá tác động của thuốc đến cây trồng:

Cần đánh giá mọi ảnh hưởng tốt, xấu của thuốc (nếu có) đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng theo thang phân cấp (phần phụ lục).

Phương pháp đánh giá:

Những chỉ tiêu nào có thể đo đếm được như: Chiều cao cây, số dảnh/khóm... cần được biểu thị bằng các số liệu cụ thể theo các phương pháp điều tra phù hợp.

Các chỉ tiêu chỉ có thể đánh giá bằng mắt như độ cháy lá, quăn lá, sự thay đổi màu sắc lá... thì phải mô tả tỉ mỉ.

Nếu thuốc làm ảnh hưởng đến cây trồng cần theo dõi và ghi nhận ngày cây phục hồi trở lại.

2.4.3. Nhận xét tác động của thuốc đến sinh vật khác:

Cần ghi chép mọi ảnh hưởng tốt, xấu (nếu có) của thuốc đến sự thay đổi của các loại sâu, bệnh, cỏ dại khác cũng như sinh vật có ích.

2.4.4. Quan sát và ghi chép về thời tiết:

Ghi chép tỉ mỉ các số liệu về ôn, ẩm độ, lượng mưa trong suốt thời gian khảo nghiệm, nếu gần trạm khí tượng thì lấy số liệu của trạm.

3. Báo cáo và công bố kết quả:

3.1. Nội dung báo cáo:

* Tên khảo nghiệm

* Yêu cần của khảo nghiệm

* Điều kiện khảo nghiệm:

- Địa điểm khảo nghiệm

- Nội dung khảo nghiệm

- Đặc điểm khảo nghiệm

- Đặc điểm đất đai, canh tác, cây trồng, giống...

- Đặc điểm thời tiết trong quá trình khảo nghiệm

- Tình hình sinh trưởng và phát triển của rệp muội trong khu thí nghiệm

* Phương pháp khảo nghiệm:

- Công thức khảo nghiệm

- Phương pháp bố trí khảo nghiệm

- Số lần nhắc lại

- Kích thước ô khảo nghiệm

- Dụng cụ phun rải

- Lượng thuốc dùng gr hay kg hoạt chất/ha hoặc kg, lít thuốc thương phẩm/ha

- Lượng nước thuốc dùng (l/ha)

- Ngày xử lý thuốc

- Phương pháp điều tra và đánh giá hiệu quả của các loại thuốc khảo nghiệm

* Kết quả khảo nghiệm

- Các bảng số liệu

- Đánh giá hiệu lực của từng loại thuốc

- Nhận xét tác động của từng loại thuốc đến cây trồng, sinh vật có ích và các ảnh hưởng khác (xem phụ lục).

* Kết luận và đề nghị:

3.2. Công bố kết quả:

Đơn vị thực hiện khảo nghiệm phải hoàn toàn chịu trách nhiệm số liệu đưa ra trong báo cáo. Đối với các khảo nghiệm thuốc trừ rệp muội hại cây có múi chưa có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, Cục BVTV tập hợp các số liệu đó để xem xét khi các đơn vị, tổ chức có thuốc xin đăng ký.

PHỤ LỤC 1:

BẢNG PHÂN CẤP MỨC ĐỘ CỦA THUỐC KHẢO NGHIỆM ĐỐI VỚI CÂY CÓ MÚI:

Cấp

Triệu chứng nhiễm độc của cây có múi:

1

Cây bình thường

2

Ngộ độc nhẹ, sinh trưởng của cây giảm nhẹ

3

Có triệu chứng ngộ độc nhẹ nhưng nhìn thấy bằng mắt

4

Triệu chứng ngộ độc nhưng chưa ảnh hưởng đến năng suất

5

Cây biến màu, thuốc gây ảnh hưởng đến năng suất

6

Thuốc làm giảm năng suất ít

7

Thuốc gây ảnh hưởng nhiều đến năng suất

8

Triệu chứng ngộ độc tăng dần tới làm chết cây

9

Cây bị chết hoàn toàn

Nếu cây bị ngộ độc thuốc, cần xác định bao nhiêu ngày sau cây phục hồi

Tài liệu tham khảo:

1. Van Emden, H.F.Aphid technology with special reference to the study of aphid in the field. Academic Press London and New York 1972

2. Dan Smith, Beattie, G.A, C; Broadley,R.H( Roger,H). Citrus Pest and their natural enemies: Integrated Pest Management in Australia. Queensland, Department of Primary Industriesss (Series information series,Q197030) 1997.p 89-94

3. Manual for Field Trials in Plant Protection CIBA- GEIGY Switzerland 1992 p,92-96

4. Rfficacy Test Protocol. Scale Insects On Citrus FAO/AP/O17/1991

5. Viện Bảo vệ thực vật kết quả điều tra côn trùng ở miền Bắc - Việt Nam 1967-1968. Nhà xuất bản nông nghiệp 1976

6. Viện Bảo vệ thực vật. Kết quả điều tra côn trùng ở các tỉnh phía Nam 1977-1978. Nhà xuất bản nông nghiệp 1999

7. Viện bảo vệ thực vật. Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật Nhà xuất bản nông nghiệp 1997 p5-13.

 

TIÊU CHUẨN NGÀNH

TÊN TIÊU CHUẨN: QUY PHẠM KHẢO NGHIỆM TRÊN ĐỒNG RUỘNG HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ BỌ TRĨ HAI LÚA CỦA CÁC THUỐC TRỪ SÂU

Ký hiệu: 10 TCN 438-2001

Cơ quan biên soạn: Quy phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực phòng trừ bọ trĩ hại lúa của các thuốc trừ sâu

Cơ quan đề nghị ban hành: Cục Bảo vệ thực vật

Cơ quan trình duyệt: Vụ Khoa học Công nghệ & Chất lượng sản phẩm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Cơ quan xét duyệt, ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quyết định ban hành: Số 03/QĐ-KHCN & CLSP, ngày 18 tháng 01 năm 2001 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

NHÓM B&C

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10 TCN -2001

 

KHẢO NGHIỆM TRÊN ĐỒNG RUỘNG HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ BỌ TRĨ HẠI LÚA CỦA CÁC THUỐC TRỪ SÂU

BIO - TEST OF INSECTICIDES AGAINST THRIP IN THE RICE FIELD

1. Quy định chung:

1.1. Qui phạm này quy định những nguyên tắc, nội dung và phương pháp chủ yếu để đánh giá hiệu lực phòng trừ bọ trĩ (Baliothrip biformis) hại cây lúa của các loại thuốc trừ sâu đã có và chưa có trong danh mục các loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) được phép sử dụng ở Việt Nam.

1.2. Các khảo nghiệm phải được tiến hành tại các cơ sở có đủ điều kiện như Điều 11 của Quy định về kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc BVTV và khảo nghiệm thuốc BVTV được ban hành kèm theo Quyết định số 193/1998/QĐ/BNN-BVTV ngày 02 tháng 12 năm 1998 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

1.3. Những điều kiện khảo nghiệm: Các khảo nghiệm được bố trí trên những ruộng lúa thường bị bọ trĩ gây hại, tại các vụ có điều kiện thuận lợi cho bọ trĩ phát triển và ở các địa điểm đại diện cho các vùng sinh thái.

Các điều kiện trồng trọt (đất, phân bón, mật độ trồng...) phải đồng đều trên toàn khu khảo nghiệm và phải phù hợp với tập quán canh tác tại địa phương.

1.4. Các khảo nghiệm trên diện hẹp và diện rộng phải được tiến hành ở ít nhất 2 vùng sinh thái đại diện cho các khu vực sản xuất nông nghiệp, nhưng nhất thiết phải tiến hành trên diện hẹp trước. Nếu kết quả thu được từ những khảo nghiệm trên diện hẹp đạt yêu cầu thì mới được thực hiện các khảo nghiệm trên diện rộng.

2. Phương pháp khảo nghiệm:

2.1. Bố trí công thức khảo nghiệm:

Các công thức khảo nghiệm được chia thành 3 nhóm:

- Nhóm 1: Công thức khảo nghiệm là công thức dùng các loại thuốc định khảo nghiệm ở những liều lượng khác nhau hoặc theo cách dùng khác nhau.

- Nhóm 2: Công thức so sánh là công thức dùng một loại thuốc trừ sâu đã được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam và đang được dùng phổ biến, có hiệu quả ở địa phương để trừ bọ trĩ hại lúa.

- Nhóm 3: Công thức đối chứng là công thức không dùng bất kỳ loại thuốc BVTV nào để trừ bọ trĩ; và được phun bằng nước lã (nếu thuốc khảo nghiệm là thuốc phun).

Khảo nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoặc theo các phương pháp khác đã được quy định trong thống kê toán học.

2.2. Kích thước ô khảo nghiệm và số lần nhắc lại:

- Khảo nghiệm diện hẹp: Diện tích ô từ 25-30m2. Các ô khảo nghiệm có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật (nếu là hình chữ nhật thì chiều dài không được lớn gấp đôi chiều rộng). Số lần nhắc lại từ 3-4 lần.

- Khảo nghiệm diện rộng: Diện tích ô tối thiểu là 300m2.

Đối với cả 2 loại khảo nghiệm, khu khảo nghiệm phải có dải bảo vệ xung quanh với kích thước rộng tối thiểu là 1m.

2.3. Tiến hành phun, rải thuốc:

2.3.1. Thuốc phải được phun, rải đều trên toàn ô khảo nghiệm.

2.3.2. Lượng thuốc dùng được tính bằng kg hay lít chế phẩm (hoặc gam hoạt chất) trên đơn vị diện tích 1 ha (hay trên 1 đơn vị hạt giống nếu là thuốc xử lý hạt giống).

Với dạng thuốc thương phẩm pha với nước để phun:

Lượng nước dùng phải theo hướng dẫn cụ thể đối với từng loại thuốc, phù hợp với giai đoạn sinh trưởng của cây lúa cũng như cách thức tác động của từng loại thuốc (thường là 400 l/ha).

Với dạng thuốc rắc cần phải có bờ ngăn.

Các số liệu về thuốc thành phẩm và lượng nước dùng (l/ha) cần được ghi rõ.

Khi xử lý thuốc không để thuốc ở ô khảo nghiệm này tạt sang ô khảo nghiệm khác.

2.3.3. Trong thời gian khảo nghiệm không được dùng bất kỳ 1 loại thuốc trừ sâu nào khác trên ruộng khảo nghiệm. Nếu ruộng khảo nghiệm bắt buộc phải sử dụng thuốc để trừ các đối tượng gây hại khác như: bệnh, cỏ dại, chuột... thì thuốc được dùng để trừ các đối tượng này phải không làm ảnh hưởng đến thuốc cần khảo nghiệm và phải được phun rải đều trên tất cả các ô khảo nghiệm, kể cả ô đối chứng. Các trường hợp trên (nếu có) phải được ghi chép lại.

2.3.4. Khi xử lý thuốc, cần dùng các công cụ phun, rải thuốc thích hợp đảm bảo yêu cầu của khảo nghiệm, ghi chép đầy đủ tình hình vận hành của công cụ rải thuốc. Các khảo nghiệm diện hẹp phải dùng bình bơm tay đeo vai, khảo nghiệm diện rộng có thể dùng bơm động cơ để phun.

2.3.5. Thời điểm và số lần xử lý thuốc:

- Thời điểm và số lần xử lý thuốc phải được thực hiện đúng theo hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc khảo nghiệm và phù hợp với mục đích khảo nghiệm.

Thuốc từ bọ trĩ hại cây lúa thường được xử lý từ 1-2 lần. Lần thứ nhất được xử lý khi mật độ bọ trĩ đạt khoảng 10 con/dảnh. Lần thứ 2 (nếu cần) sau lần thứ nhất 7, 10 hoặc 14 ngày (tuỳ thuộc vào hiệu lực kéo dài của thuốc). Số lần và thời điểm xử lý thuốc phải được ghi chép lại.

- Nếu trên nhãn thuốc không khuyến cáo cụ thể thời điểm xử lý thuốc thì tuỳ theo mục đích khảo nghiệm, các đặc tính hoá học và phương thức tác động của thuốc mà xác định thời điểm và số lần xử lý thuốc cho thích hợp.

- Chọn thời điểm xử lý thuốc thích hợp (điều kiện thời tiết).

2.4. Điều tra và thu thập số liệu:

2.4.1. Điều tra, đánh giá tác động của thuốc đến bọ trĩ.

2.4.1.1. Số điểm điều tra:

Mỗi ô chọn 5 điểm (diện hẹp) hoặc 10 điểm (diện rộng) trên 2 đường chéo góc, mỗi điểm chọn 10 khóm cố định, mỗi khóm lấy 1 dảnh cao nhất, mỗi dảnh chọn 2 lá trên cùng. Đếm số lượng bọ trĩ sống bằng kính lúp cầm tay.

Các điểm điều tra này phải cách mép ô khảo nghiệm ít nhất 0,5m (với khảo nghiệm diện hẹp) và 1,0 m (với khảo nghiệm diện rộng).

2.4.1.2. Thời điểm điều tra:

Thời điểm và số lần điều tra có thể thay đổi tuỳ thuộc vào đặc tính của từng loại thuốc và tuỳ theo quy định của từng cơ sở sản xuất thuốc. Nếu thuốc không khuyến cáo rõ thời điểm và số lần điều tra thì điều tra được tiến hành vào các thời điểm trước xử lý thuốc và 1, 3, 7 ngày sau xử lý thuốc. Tuy nhiên thời điểm quan sát có thể kéo dài hơn tuỳ theo thời gian hữu hiệu của thuốc khảo nghiệm được các nhà sản xuất thuốc khuyến cáo.

2.4.1.3. Chỉ tiêu điều tra:

* Điều tra mật độ bọ trĩ sống ở các thời điểm điều tra.

* Năng suất:

Đối với khảo nghiệm diện hẹp: Thu hoạch toàn bộ ô.

Đối với khảo nghiệm diện rộng: Thu 5 điểm trên ô, mỗi điểm 9 m2.

2.4.1.4. Xử lý số liệu:

* Hiệu lực của thuốc được hiệu đính bằng công thức Henderson-Tilton.

* Những số liệu thu được qua khảo nghiệm diện hẹp cần được xử lý bằng các phương pháp thống kê thích hợp. Những kết luận của khảo nghiệm phải được rút ra từ các kết quả đã được xử lý bằng phương pháp thống kê đó. Đối với các khảo nghiệm thuốc BVTV mới các đơn vị được Cục BVTV chỉ định làm khảo nghiệm cần gửi cả số liệu thô và phương pháp thống kê đã dùng về Cục BVTV.

2.4.2. Đánh giá tác động của thuốc đến cây trồng:

Cần đánh giá mọi ảnh hưởng tốt, xấu của thuốc (nếu có) đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng theo thang phân cấp (phần phụ lục).

Phương pháp đánh giá:

Những chỉ tiêu nào có thể đo đếm được như: Chiều cao cây, số dảnh/khóm... cần được biểu thị bằng các số liệu cụ thể theo các phương pháp điều tra phù hợp.

Các chỉ tiêu chỉ có thể đánh giá bằng mắt như độ cháy lá, quăn lá, sự thay đổi màu sắc lá.... thì phải mô tả tỉ mỉ.

2.4.3. Nhận xét tác động của thuốc đến sinh vật khác:

Cần ghi chép mọi ảnh hưởng tốt, xấu (nếu có) của thuốc đến sự thay đổi của các loại sâu, bệnh, cỏ dại khác cúng như sinh vật có ích.

2.4.4. Quan sát và ghi chép về thời tiết:

Cân ghi chép tỉ mỉ các số liệu về ôn, ẩm độ, lượng mưa trong suốt thời gian khảo nghiệm, nếu gần trạm khí tượng thì lấy số liệu của trạm.

3. Báo cáo và công bố kết quả:

3.1. Nội dung báo cáo:

* Tên khảo nghiệm

* Yêu cầu của khảo nghiệm.

* Điều kiện khảo nghiệm:

- Đơn vị khảo nghiệm.

- Thời gian khảo nghiệm.

- Địa điểm khảo nghiệm.

- Nội dung khảo nghiệm.

- Đặc điểm khảo mghiệm.

- Đặc điểm đất đai, canh tác, giống cây trồng...

- Đặc điểm thời tiết trong quá trình khảo nghiệm.

- Tình hình phát sinh và phát triển của bọ trĩ hại cây lúa trong khu thí nghiệm.

* Phương pháp khảo nghiệm:

- Công thức khảo nghiệm.

- Phương pháp bố trí khảo nghiệm.

- Số lần nhắc lại.

- Kích thước ô khảo nghiệm

- Dụng cụ phun, rải thuốc.

- Lượng thuốc dùng gr (kg) hoạt chất/ha hoặc kg, lít thuốc thương phẩm/ha hay 1 đơn vị hạt giống.

- Lượng nước thuốc dùng (l/ha).

- Ngày xử lý thuốc.

- Phương pháp điều tra và đánh giá hiệu quả của các loại thuốc khảo nghiệm.

* Kết quả khảo nghiệm:

- Các bảng số liệu.

- Đánh giá hiệu lực của từng loại thuốc.

- Nhận xét tác động của từng loại thuốc đến cây trồng, sinh vật có ích và các ảnh hưởng khác (xem phụ lục).

* Kết luận và đề nghị.

3.2. Công bố kết quả:

Đơn vị thực hiện khảo nghiệm phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về số liệu đưa ra trong báo cáo.

Đối với các khảo nghiệm thuốc trừ bọ trĩ hại cây lúa chưa có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, Cục BVTV tập hợp các số liệu đó để xem xét trong quá trình đánh giá và công nhận.

PHỤ LỤC:

BẢNG PHÂN CẤP MỨC ĐỘ ĐỘC CỦA THUỐC KHẢO NGHIỆM ĐỐI VỚI CÂY LÚA CẤP TRIỆU CHỨNG NHIỄM ĐỘC

Cấp

Triệu chứng nhiễm độc

1

Cây bình thường.

2

Ngộ độc nhẹ, sinh trưởng của cây giảm nhẹ.

3

Có triệu chứng ngộ độc nhẹ nhìn thấy bằng mắt.

4

Triệu chứng ngộ độc nhưng chưa ảnh hưởng đến năng suất.

5

Cây biến màu, thuốc gây ảnh hưởng đến năng suất.

6

Thuốc làm giảm năng suất ít.

7

Thuốc gây ảnh hưởng nhiều đến năng suất.

8

Triệu chứng ngộ độc tăng dần tới làm chết cây.

9

Cây bị chết hoàn toàn.

Nếu cây bị ngộ độc thuốc, cần xác định bao nhiêu ngày sau thì cây phục hồi hoặc chết.

Tài liệu tham khảo:

1. Viện BVTV: Kết quả điều tra côn trùng ở miền Bắc Việt Nam 1967- 1968. Nhà xuất bản Nông nghiệp -1976

2. Viện BVTV: Kết quả điều tra côn trùng và bệnh cây ở các tỉnh phía Nam 1977- 1978. Nhà xuất bản Nông nghiệp 1999.

3. Viện BVTV: Phương pháp nghiên cứu BVTV - Nhà xuất bản Nông nghiệp 1997.

4. Manual for field trials Plant Protection. CIBA GEIGY, Switzerland 1992.

 

TIÊU CHUẨN NGÀNH

TÊN TIÊU CHUẨN: QUY PHẠM KHẢO NGHIỆM TRÊN ĐỒNG RUỘNG HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ BỆNH THÁN THƯ HẠI ỚT CỦA CÁC THUỐC TRỪ BỆNH

Ký hiệu: 10 TCN 439-2001

Cơ quan biên soạn: Quy phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực phòng trừ bệnh thán thư hại ớt của các thuốc trừ bệnh

Cơ quan đề nghị ban hành: Cục Bảo vệ thực vật

Cơ quan trình duyệt: Vụ Khoa học công nghệ & Chất lượng sản phẩm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Cơ quan xét duyệt, ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quyết định ban hành: Số 03/QĐ-KHCN & CLSP, ngày 18 tháng 01 năm 2001 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

NHÓM B&C

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10 TCN -2001

 

KHẢO NGHIỆM TRÊN ĐỒNG RUỘNG HIỆU LỰC PHÒNGTRỪ BỆNH THÁN THƯ HẠI ỚT CỦA CÁC LOẠI THUỐC TRỪ BỆNH

BIO -TEST OF FUNGICIDES AGAINST ANTHRACNOSE ON CHILLI THE FIELD

1. Quy định chung:

1.1. Qui phạm này quy định những nguyên tắc, nội dung và phương pháp chủ yếu để đánh giá hiệu lực phòng trừ bệnh thán thư (Collectotricum capsici) hại ớt của các loại thuốc trừ bệnh đã có và chưa có trong danh mục các loại thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam.

1.2. Các khảo nghiệm phải được tiến hành tại các cơ sở có đủ điều kiện như Điều 11 của Quy định về kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc BVTV và khảo nghiệm thuốc BVTV được ban hành kèm theo Quyết định số 193/1998/QĐ/BNN-BVTV ngày 02 tháng 12 năm 1998 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

1.3. Những điều kiện khảo nghiệm: Các khảo nghiệm được bố trí trên những ruộng ớt đã từng có bệnh gây hại; trên các giống dễ bị nhiễm bệnh; tại các vụ có điều kiện thuận lợi cho bệnh thán thư hại ớt phát triển và tại các địa điểm đại diện cho vùng sinh thái.

Các điều kiện trồng trọt (đất, phân bón, mật độ trồng, cách chăm sóc khác...) phải đồng đều trên mỗi ô khảo nghiệm và phải phù hợp với tập quán canh tác tại địa phương.

1.4 Các khảo nghiệm trên diện hẹp và diện rộng phải được tiến hành ở ít nhất 2 vùng sinh thái đại diện cho khu vực sản xuất nông nghiệp, nhưng nhất thiết phải tiến hành trên diện hẹp trước. Nếu những kết quả thu được từ những khảo nghiệm trên diện hẹp đạt yêu cầu thì mới được thực hiện các khảo nghiệm trên diện rộng.

2. Phương pháp khảo nghiệm:

2.1. Bố trí công thức khảo nghiệm:

Các công thức khảo nghiệm được chia thành 3 nhóm:

- Nhóm 1: Công thức thuốc khảo nghiệm là các loại thuốc định khảo nghiệm được dùng ở những liều lượng khác nhau hoặc theo cách dùng khác nhau.

- Nhóm 2: Công thức thuốc so sánh là loại thuốc trừ bệnh đã được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được sử dụng ở Việt Nam và đang được dùng phổ biến ở địa phương để trừ bệnh thán thư hại ớt.

- Nhóm 3: Công thức đối chứng là công thức không sử dụng bất kỳ loại thuốc BVTV nào trừ bệnh thán thư hại ớt và được phun bằng nước lã (nếu là thuốc dùng đề phun).

Khảo nghiệm được sắp xếp theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoặc theo các phương pháp khác đã được quy định trong hệ thống kê toán học.

2.2. Kích thước ô khảo nghiệm và số lần nhắc lại:

- Khảo nghiệm hiện hẹp: Diện tích ô là 25-30 m2. Các ô khảo nghiệm có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật (nhưng chiều dài không được lớn gấp đôi chiều rộng). Số lần nhắc lại từ 3-4 lần.

- Khảo nghiệm diện rộng: Diện tích ô từ 200-300 m2.

Khu khảo nghiệm phải có dải phân cách giữa các ô thí nghiệm và bảo vệ xung quanh kích thước rộng là 1 m.

2.3. Tiến hành phun, rải thuốc:

2.3.1. Thuốc phải được phun, rải đều trên toàn ô khảo nghiệm.

2.3.2. Lượng thuốc dùng được tính bằng kg (hoặc lít chế phẩm hoặc gr hoạt chất) trên đơn vị diện tích 1 ha.

Với dạng thuốc thương phẩm pha với nước để phun:

Lượng nước dùng phải theo hướng dẫn cụ thể đối với từng loại thuốc, phù hợp với gian đoạn sinh trưởng của cây ớt cũng như cách thức tác động của từng loại thuốc. (Thường là 600-800 l/ha).

Các số liệu về lượng thuốc thành phẩm và lượng thuốc dùng (l/ha) cần được ghi rõ.

Chú ý không để thuốc ở ô này tạt sang ô khác.

2.3.3. Trong thời gian làm khảo nghiệm không xử lý bất kỳ loại thuốc trừ bệnh nào khác trên ruộng khảo nghiệm. Nếu ruộng khảo nghiệm bắt buộc phải sử dụng thuốc để trừ các đối tượng gây hại khác như: sâu, cỏ dại, chuột... thì thuốc được dùng để trừ các đối tượng này phải không làm ảnh hưởng đến thuốc cần khảo nghiệm và phải được phun rải đền trên tất cả các ô khảo nghiệm (kể cả ô đối chứng). Các trường hợp trên (nếu có) phải được ghi chép lại.

2.3.4 Khi xử lý thuốc, cần dùng các công cụ phun, rải thuốc đảm bảo yêu cầu của khảo nghiệm, ghi chép đầy đủ tình hình vận hành của công cụ rải thuốc. Trong các khảo nghiệm diện hẹp phải dùng bình bơm tay đeo vai, trong khảo nghiệm diện rộng có thể dùng bơm động cơ để phun.

2.3.5. Thời điểm và số lần xử lý thuốc:

- Thời điểm và số lần xử lý thuốc phải được thực hiện đúng theo hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc khảo nghiệm và phù hợp với mục đích khảo nghiệm.

- Nếu trên nhãn thuốc không khuyến cáo cụ thể thời điểm xử lý thuốc thì tuỳ theo mục đích khảo nghiệm, các đặc tính hoá học và phương thức tác động của thuốc mà xác định thời điểm và số lần xử lý thuốc cho thích hợp.

- Thuốc trừ bệnh thán thư trên ớt thường được xử lý 2-3 lần định kỳ 5-7 ngày 1 lần, lần đầu khi bệnh vừa chớm xuất hiện trên lá, quả. Số lần và thời điểm xử lý thuốc phải được ghi chép lại.

- Chọn thời điểm xử lý thuốc thích hợp (điều kiện thời tiết thuận lợi).

2.4. Điều tra và thu thập số liệu:

2.4.1. Điều tra tác động của thuốc đối với bệnh thán thư hại ớt.

2.4.1.1. Số điểm điều tra:

Với khảo nghiệm diện hẹp: Quan sát và ghi nhận mức độ bị bệnh của tất cả các lá, quả ở 5 điểm nằm trên hai đường chéo góc trên ô khảo nghiệm mỗi điểm 4 cây, mỗi cây 5 lá và 5 quả ngẫu nhiên phân đều trên tán. Với khảo nghiệm diện rộng: Quan sát và ghi nhận mức độ bị bệnh của tất cả các lá, quả ở 10 điểm trên hai đường chéo góc trên ô khảo nghiệm, mỗi điểm 4 cây, mỗi cây 5 lá và 5 quả ngẫu nhiên phân đều trên tán. Tiến hành điều tra tỷ lệ lá, quả bị bệnh (%) và chỉ số lá, quả bị bệnh (%).

Các điểm điều tra này phải cách mép ô khảo nghiệm ít nhất 0,5 m (với khảo nghiệm diện hẹp) và 1,0 m (với khảo nghiệm diện rộng).

2.4.1.2. Thời điểm điều tra:

Thời điểm và số lần điều tra có thể thay đổi tuỳ thuộc vào đặc tính của từng loại thuốc và tuỳ theo quy định của từng cơ sở sản xuất thuốc. Nếu thuốc không khuyến cáo rõ thời điểm và số lần điều tra thì điều tra được tiến hành vào thời điểm sau:

Với tỷ lệ và chỉ số bệnh điều tra trước mỗi lần phun thuốc và sau lần phun thuốc cuối 7, 14 ngày.

2.4.1.3. Chỉ tiêu điều tra:

+ Đối với lá:

 

Số lá bị bệnh

 

Tỷ lệ lá bị bệnh (%) =

 

x 100

 

Tổng số lá điều tra

 

 

 

9n9 + 7n7 + 5n5 + 3n3 + n1

 

Chỉ số lá bị bệnh (%) =

 

x 100

 

9 N

 

Trong đó:

n1 : Số lá bị bệnh ở cấp 1 với Ê 5% diện tích lá bị bệnh

n3 : Số lá bị bệnh ở cấp 3 với > 5% - 10% diện tích lá bị bệnh

n5 : Số lá bị bệnh ở cấp 5 với > 10% - 25% diện tích lá bị bệnh

n7 : Số lá bị bệnh ở cấp 7 với > 25% - 50% diện tích lá bị bệnh

n9 : Số lá bị bệnh ở cấp 9 với > 50% diện tích lá bị bệnh

N: Tổng số lá điều tra

+ Đối với quả:

 

Số quả bị bệnh

 

Tỷ lệ quả bị bệnh (%) =

 

x 100

 

Tổng số quả điều tra

 

 

 

9n9 + 7n7 + 5n5 + 3n3 + n1

 

Chỉ số quả bị bệnh (%) =

 

x 100

 

9 N

 

Trong đó:

n1: Số quả bị bệnh ở cấp 1 với 1 vết bệnh tròn nhỏ trên quả Ê 1% diện tích quả bị bệnh

n3: Số quả bị bệnh ở cấp 3 với 2 - 3 vết bệnh tròn nhỏ trên quả và có > 1% - 5% diện tích quả bị bệnh

n5: Số quả bị bệnh ở cấp 5 với 2 - 3 vết bệnh lõm xuống và có > 5% - 25% diện tích quả bị bệnh

n7 : Số quả bị bệnh ở cấp 7 khi vết bệnh có mầu đen, nhiều chỗ bị thối rữa có > 25% - 50% diện tích quả bị bệnh

n9 : Số quả bị bệnh ở cấp 9 với > 50% diện tích quả bị bệnh, quả biến mầu thối đen

N: Tổng số quả điều tra

* Năng suất ớt: Năng suất ớt được tính bằng (kg/ha) trung bình của 3 lứa thu hoạch (thu cả những quả bị bệnh).

+ Đối với khảo nghiệm diện hẹp: Thu hoạch toàn bộ ô

+ Đối với khảo nghiệm diện rộng: Thu 5 điểm trên ô, mỗi điểm 9 m2 (3m x 3m)

2.4.1.4. Xử lý số liệu:

Những số liệu thu được qua khảo nghiệm diện hẹp cần được xử lý bằng các phương pháp thống kê thích hợp. Những kết luận của khảo nghiệm phải được rút ra từ các kết quả đã được xử lý bằng phương pháp thống kê đó. Đối với các khảo nghiệm thuốc BVTV mới các đơn vị được Cục BVTV chỉ định làm khảo nghiệm cần gửi cả số liệu thô và phương pháp thống kê đã dùng về Cục BVTV.

2.4.2. Đánh giá tác động của thuốc đến cây trồng:

Cần đánh giá mọi ảnh hưởng tốt, xấu của thuốc (nếu có) đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng theo thang phân cấp của phụ lục kèm theo. Những chỉ tiêu nào có thể đo đếm được như: chiều cao cây, số quả/cây... cần được biểu thị bằng các số liệu cụ thể theo các phương pháp điều tra phù hợp.

Các chỉ tiêu chỉ có thể đánh giá bằng mắt như độ cháy lá, quăn lá, sự thay đổi mầu sắc lá thì phải đánh giá theo thang phân cấp của phụ lục.

Mọi triệu chứng gây hại hoặc kích thích của thuốc đối với cây trồng được mô tả một cách đầy đủ và tỷ mỷ.

2.4.3. Nhận xét tác động của thuốc đến sinh vật khác: Cần ghi chép mọi ảnh hưởng tốt, xấu (nếu có) của thuốc đến sự xuất hiện các loại sâu, bệnh, cỏ dại khác cũng như những sinh vật không thuộc đối tượng phòng trừ (động vật có ích, động vật hoang dã...).

2.4.4. Quan sát và ghi chép về thời tiết.

Ghi chép tỷ mỷ các số liệu về ôn, ẩm độ, lượng mưa trong suốt thời gian khảo nghiệm tại trạm khí tượng gần nhất. Nếu khảo nghiệm không gần trạm khí tượng, phải ghi tỷ mỷ tình hình thời tiết lúc tiến hành xử lý thuốc và các ngày sau đó như nắng hạn, mưa, lụt, bão...

3. Báo cáo và công bố kết quả:

3.1. Nội dung báo cáo:

* Tên khảo nghiệm

* Yêu cầu của khảo nghiệm.

* Điều kiện khảo nghiệm:

- Địa điểm khảo nghiệm.

- Thời gian khảo nghiệm.

- Nội dung khảo nghiệm.

- Đặc điểm khảo mghiệm.

- Đặc điểm đất đai, canh tác, cây trồng, giống...

- Đặc điểm thời tiết trong quá trình khảo nghiệm.

- Tình hình sinh trưởng và phát triển của bệnh thán thư ớt trong khu thí nghiệm.

* Phương pháp khảo nghiệm:

- Công thức khảo nghiệm.

- Phương pháp bố trí khảo nghiệm.

- Số lần nhắc lại.

- Kích thước ô khảo nghiệm

- Dụng cụ phun rải.

- Lượng thuốc dùng gr (kg) hoạt chất/ha hoặc kg, lít thuốc thương phẩm/ha.

- Lượng nước thuốc dùng (l/ha).

- Ngày xử lý thuốc.

- Phương pháp điều tra và đánh giá hiệu quả của các loại thuốc khảo nghiệm.

* Kết quả khảo nghiệm

Các Bảng số liệu

- Đánh giá hiệu lực của từng loại thuốc

- Nhận xét tác động của từng loại thuốc đến cây trồng, sinh vật có ích và các ảnh hưởng khác (xem phụ lục).

* Kết luận và đề nghị:

3.2. Công bố kết quả:

Đơn vị thực hiện khảo nghiệm phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về số liệu đưa ra trong báo cáo. Đối với các khảo nghiệm thuốc trừ bệnh thán thư ớt chưa có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, Cục BVTV tập hợp các số liệu đó để xem xét khi các đơn vị, tổ chức có thuốc xin đăng ký.

PHỤ LỤC 1:

BẢNG PHÂN CẤP MỨC ĐỘ ĐỘC CỦA THUỐC KHẢO NGHIỆM ĐỐI VỚI CÂY ỚT THEO THANG PHÂN CẤP CỦA HIỆP HỘI NGHIÊN CỨU CỎ DẠI CHÂU ÂU:

Cấp

Triệu chứng nhiễm độc của cây ớt

1

Cây bình thường.

2

Ngộ độc nhẹ, sinh trưởng của cây giảm nhẹ.

3

Có triệu chứng ngộ độc nhẹ nhưng nhìn thấy bằng mắt.

4

Triệu chứng ngộ độc nhưng chưa ảnh hưởng đến năng suất.

5

Cây biến màu, thuốc gây ảnh hưởng đến năng suất.

6

Thuốc làm giảm năng suất ít.

7

Thuốc gây ảnh hưởng nhiều đến năng suất.

8

Triệu chứng ngộ độc tăng dần tới làm chết cây.

9

Cây bị chết hoàn toàn.

Nếu cây bị ngộ độc thuốc, cần xác định bao nhiêu ngày sau cây phục hồi.

Tài liệu tham khảo

1. Ciba- Geigy: Manual for Field Trials in Plant Protection. Thrird Edition.

2. Plant pathology .George N agrios Academic pres inc. Third Edicator 1988

3. Phương pháp nghiên cứu BVTV (T1, T2) - Viện BVTV NXB Nông nghiệp

4. Giáo trình "Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng" . Phạm Chí Thành Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.

 

TIÊU CHUẨN NGÀNH

TÊN TIÊU CHUẨN: QUY PHẠM KHẢO NGHIỆM TRÊN ĐỒNG RUỘNG HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ BỆNH PHẤN TRẮNG HẠI CÂY XOÀI VÀ CHÔM CHÔM CỦA CÁC THUỐC TRỪ BỆNH

Ký hiệu: 10 TCN 440-2001

Cơ quan biên soạn: Quy phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực phòng trừ bệnh phấn trắng hại xoài và chôm chôm của các thuốc trừ bệnh

Cơ quan đề nghị ban hành: Cục Bảo vệ thực vật

Cơ quan trình duyệt: Vụ khoa học công nghệ & Chất lượng sản phẩm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Cơ quan xét duyệt, ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quyết định ban hành: Số 03/QĐ-KHCN & CLSP, ngày 18 tháng 01 năm 2001 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

NHÓM B&C

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10 TCN -2001

 

KHẢO NGHIỆM TRÊN ĐỒNG RUỘNG HIỆU LỰC PHÒNGTRỪ BỆNH PHẤN TRẮNG HẠI CÂY XOÀI VÀ CHÔM CHÔM CỦA CÁC THUỐC TRỪ BỆNH

BIO -TEST OF FUNGICIDES AGAINST POWDERY MILDEW ON MANGO AND RAMBUTAN IN THE FIELD

1. Quy định chung:

1.1. Qui phạm này quy định những nguyên tắc, nội dung và phương pháp chủ yếu để đánh giá hiệu lực phòng trừ bệnh phấn trắng (Oidiummangiferae;Oidium sp) hại cây xoài và chôm chôm của các thuốc trừ bệnh đã có và chưa có trong danh mục các loại thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam.

1.2. Các khảo nghiệm phải được tiến hành tại các cơ sở có đủ điều kiện như Điều 11 của Quy định về kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc BVTV và khảo nghiệm thuốc được ban hành kèm theo Quyết định số 193/1998/QĐ/BNN-BVTV ngày 02 tháng 12 năm 1998 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

1.3. Những điều kiện khảo nghiệm: Các khảo nghiệm phải được bố trí trên các giống dễ nhiễm bệnh, trên các vườn cây có độ cao và tán lá vừa phải (để có thể tiến hành phun thuốc và quan sát đánh giá hiệu lực), vào các giai đoạn thuận lợi cho bệnh phấn trắng phát triển, thường là vào lúc cây ra hoa và hình thành trái non, và tại các địa điểm đại diện cho vùng sinh thái.

Các điều kiện trồng trọt (đất, phân bón, mật độ trồng, cách chăm sóc khác...) phải đồng đều trên mỗi ô khảo nghiệm và phải phù hợp với tập quán canh tác tại địa phương.

1.4. Các khảo nghiệm trên diện hẹp và diện rộng phải được tiến hành ở ít nhất 2 vùng sinh thái đại diện cho khu vực sản xuất nông nghiệp nhưng nhất thiết phải tiến hành khảo nghiệm diện hẹp trước. Nếu những kết quả thu được từ khảo nghiệm diện hẹp tốt thì mới được thực hiện các khảo nghiệm trên diện rộng.

2. Phương pháp khảo nghiệm:

2.1. Bố trí công thức khảo nghiệm:

Các công thức khảo nghiệm được chia thành 3 nhóm:

- Nhóm 1: Công thức thuốc khảo nghiệm là các loại thuốc định khảo nghiệm được dùng ở những liều lượng khác nhau hoặc theo cách dùng khác nhau.

- Nhóm 2: Công thức thuốc so sánh là loại thuốc trừ bệnh đã được đăng ký trong danh mục thuốc BVTV được sử dụng ở Việt Nam và đang được dùng phổ biến ở địa phương để trừ bệnh phấn trắng trên cây xoài và chôm chôm.

- Nhóm 3: Công thức đối chứng là các khảo nghiệm không sử dụng bất kỳ loại thuốc BVTV nào để trừ bệnh trên cây xoài, chôm chôm và được phun bằng nước lã (nếu là thuốc dùng đề phun).

Khảo nghiệm được sắp xếp theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoặc theo các phương pháp khác đã được quy định trong thống kê sinh học.

2.2. Kích thước ô khảo nghiệm và số lần nhắc lại:

- Khảo nghiệm diện hẹp: kích thước của mỗi ô khảo nghiệm là 3 cây, số lần nhắc lại từ 3 - 4 lần.

- Khảo nghiệm diện rộng: Kích thước của mỗi ô khảo nghiệm tối thiểu là 9 cây (3 cây x 3 cây) và không cần nhắc lại.

Khu khảo nghiệm, cũng như giữa các ô phải có hàng bảo vệ là một hàng cây xung quanh để tránh thuốc bay tạt từ ô này sang ô khác trong khi xử lý.

2.3. Tiến hành phun, rải thuốc:

2.3.1. Thuốc phải được phun, rải đều trên toàn ô khảo nghiệm.

2.3.2. Lượng thuốc dùng:

Đối với thuốc phun: Tất cả các nghiệm thức thuốc được tính theo nồng độ thuốc phun (theo chế phẩm hoặc theo hoạt chất).

Lượng nước dùng phải theo hướng dẫn cụ thể đối với từng loại thuốc cũng như cách thức tác động của chúng và phù hợp với giai đoạn sinh trưởng của cây, đảm bảo sao cho giọt nước thuốc được phân bố đều trên các tầng lá của cây và đồng đều cho tất cả các nghiệm thức.

- Đối với thuốc rải hoặc xử lý bằng các biện pháp khác thì xử lý theo khuyến cáo của nhà sản xuất thuốc.

Các số liệu về lượng thuốc thành phẩm và lượng nước thuốc (l/ha) dùng để xử lý cần được ghi rõ.

2.3.3. Trong thời gian khảo nghiệm, nhất thiết không được xử lý bất kỳ loại thuốc trừ bệnh nào trên ruộng khảo nghiệm. Nếu ruộng khảo nghiệm bắt buộc phải sử dụng thuốc để trừ các đối tượng gây hại khác như: sâu, cỏ dại... thì thuốc được dùng để trừ các đối tượng gây hại này phải không ảnh hưởng đến thuốc khảo nghiệm, không ảnh hưởng đến nấm bệnh phấn trắng, và phải được phun rải đều trên tất cả các ô khảo nghiệm, kể cả ô đối chứng. Các trường hợp trên (nếu có) phải được ghi chép lại.

2.3.4. Khi xử lý thuốc, cần dùng các công cụ phun, rải thuốc thích hợp nhằm đảm bảo yêu cầu của thí nghiệm, ghi chép đầy đủ tình hình vận hành của công cụ phun rải thuốc.

2.3.5. Thời điểm và số lần xử lý thuốc:

Thời điểm và số lần xử lý thuốc phải được thực hiện đúng theo hướng dẫn sử dụng của từng loại khảo nghiệm và phù hợp với mục đích khảo nghiệm.

Nếu trên nhãn thuốc không khuyến cáo cụ thể thời điểm xử lý thuốc thì có thể phun thuốc vào giai đoạn cây bắt đầu ra hoa.

Số lần xử lý thuốc: Tuỳ đặc điểm của thuốc và yêu cầu khảo nghiệm.

2.4. Điều tra và thu thập số liệu:

2.4.1. Đánh giá tác động của thuốc đối với bệnh phấn trắng trên cây xoài, chôm chôm.

2.4.1.1. Số điểm điều tra:

Mỗi ô chọn ngẫu nhiên một cây (khảo nghiệm diện hẹp) hoặc 3 cây (khảo nghiệm diện rộng). Trên mỗi cây chọn 4 cành theo 4 hướng để điều tra, đánh dấu cây và cành để điều tra cố định trong suốt thời gian khảo nghiệm.

2.4.1.2. Thời điểm điều tra:

Thời điểm quan sát tuỳ thuộc vào đặc điểm tác động của thuốc, loại thuốc và yêu cầu cụ thể của khảo nghiệm. Thông thường, quan sát trước mỗi lần xử lý thuốc và 7, 14, 21 ngày sau lần xử lý thuốc cuối cùng.

2.4.1.3. Chỉ tiêu điều tra:

Đếm tổng số chùm hoa, quả cũng như số chùm hoa, quả bị bệnh và tiến hành phân cấp mức độ bệnh.

Chú ý: - Nếu việc khảo nghiệm được thực hiện vào thời kỳ ra hoa thì chỉ quan sát và đánh giá tỷ lệ và chỉ số bệnh trên chùm hoa.

- Nếu việc khảo nghiệm được thực hiện vào giai đoạn hình thành quả thì chỉ quan sát và đánh giá tỷ lệ và chỉ số bệnh trên quả.

- Nếu việc khảo nghiệm được thực hiện ở cả 2 thời kỳ ra hoa và hình thành quả thì quan sát và đánh giá tỷ lệ và chỉ số bệnh trên chùm hoa và trên quả.

Đánh giá mức độ bệnh theo thang cấp như sau:

Cấp 1: Chùm hoa (quả) có Ê 10% số nhánh hoa (quả) cấp 1 bị bệnh.

Cấp 2: Chùm hoa (quả) có > 10 - 20% số nhánh hoa (quả) cấp 1 bị bệnh.

Cấp 3: Chùm hoa (quả) có > 20 - 30% số nhánh hoa (quả) cấp 1 bị bệnh.

Cấp 4: Chùm hoa (quả) có > 30 - 50% số nhánh hoa (quả) cấp 1 bị bệnh.

Cấp 5: Chùm hoa (quả) có > 50% số nhánh hoa (quả) cấp 1 bị bệnh.

Từ đó tính tỷ lệ bệnh (TLB) và chỉ số bệnh (CSB) như sau:

 

Số chùm hoa (hoặc quả) bị bệnh

 

 

x 100

 

Tổng số chùm hoa (hoặc quả) điều tra

 

 

 

n1+ 2n2 + 3n3 + 4n4 + 5n5

 

CSB (%) =

 

 

 

5 N

 

Trong đó:

n1: Số chùm hoa (hoặc quả) bị bệnh cấp 1

n2: Số chùm hoa (hoặc quả) bị bệnh cấp 2

n3: Số chùm hoa (hoặc quả) bị bệnh cấp 3

n4: Số chùm hoa (hoặc quả) bị bệnh cấp 4

n5: Số chùm hoa (hoặc quả) bị bệnh cấp 5

N: Tổng số chùm hoa (hoặc quả) điều tra.

2.4.1.4. Xử lý số liệu:

Những số liệu thu được qua khảo nghiệm diện hẹp cần được xử lý bằng phương pháp thống kê thích hợp. Những kết luận của khảo nghiệm phải được rút ra từ những kết quả đã được xử lý bằng phương pháp thống kê đó. Đối với các khảo nghiệm thuốc BVTV mới, các đơn vị được Cục BVTV chỉ định làm khảo nghiệm cần gửi cả số liệu thô và phương pháp thống kê đã dùng về Cục BVTV.

2.4.2. Đánh giá độc tính của thuốc đến cây trồng.

Cần đánh giá mọi ảnh hưởng tốt, xấu của thuốc (nếu có) đến sinh trưởng và phát triển cây trồng. Những chỉ tiêu nào có thể đo đếm được cần được biểu thị bằng các số liệu cụ thể.

Các chỉ tiêu chỉ có thể đánh giá bằng mắt như độ cháy lá, quăn lá, sự thay đổi màu sắc lá... thì phải đánh giá theo thang phân cấp ở phần phụ lục.

Mọi triệu chứng gây hại hoặc kích thích của thuốc đối với cây trồng cần được mô tả một cách đầy đủ và tỉ mỉ.

2.4.3. Nhận xét tác động của thuốc đến sinh vật khác:

Cần ghi chép tỉ mỉ mọi ảnh hưởng tốt, xấu (nếu có của thuốc đến sự xuất hiện hay mất đi của các loại sâu, bệnh, cỏ dại cũng như sinh vật không thuộc đối tượng phòng trừ (động vật có ích, động vật hoang dã...).

2.4.4. Quan sát và ghi chép về thời tiết.

Ghi chép tỷ mỷ các số liệu về ôn, ẩm độ, lượng mưa trong suốt thời gian khảo nghiệm tại trạm khí tượng gần nhất.

Nếu địa điểm khảo nghiệm không gần trạm khí tượng, phải ghi tỷ mỷ tình hình thời tiết lúc tiến hành xử lý thuốc và các ngày sau đó như nắng hạn, mưa, lụt bão...

3. Báo cáo và công bố kết quả:

3.1. Nội dung báo cáo:

* Tên khảo nghiệm.

* Đơn vị tiến hành khảo nghiệm.

* Thời gian tiến hành khảo nghiệm.

* Yêu cầu của khảo nghiệm:

* Điều kiện khảo nghiệm.

+ Địa điểm khảo nghiệm.

+ Nội dung khảo nghiệm.

+ Đặc điểm đất đai, canh tác, cây trồng, giống...

+ Đặc điểm thời tiết trong quá trình khảo nghiệm.

+ Tình hình phát sinh, phát triển của bệnh phấn trắng trong khu thí nghiệm.

- Phương pháp khảo nghiệm.

+ Công thức khảo nghiệm.

+ Phương pháp bố trí khảo nghiệm.

+ Số lần nhắc lại.

+ Kích thước ô khảo nghiệm.

+ Dụng cụ phun rải.

+ Lượng thuốc dùng: Gr (kg) hoạt chất/ha hoặc kg, lít thuốc thương phẩm/ha hoặc nồng độ dung dịch nước thuốc.

+ Lượng nước thuốc dùng (l/ha) hoặc (l/cây).

+ Ngày xử lý thuốc.

+ Phương pháp điều tra và đánh giá hiệu quả của các loại thuốc khảo nghiệm.

- Kết quả khảo nghiệm.

+ Các Bảng số liệu.

+ Đánh giá hiệu lực của từng loại thuốc.

+ Nhận xét tác động của từng loại thuốc đến cây trồng (xem phụ lục), sinh vật có ích, và các ảnh hưởng khác, nếu có.

- Kết luận và đề nghị.

3.3. Công bố kết quả:

Đơn vị thực hiện khảo nghiệm phải hoàn toàn chịu trách nhiệm số liệu đưa ra trong báo cáo.

Đối với các khảo nghiệm thuốc trừ bệnh phấn trắng trên cây ăn quả chưa có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, Cục BVTV tập hợp các số liệu đó để xem xét khi các đơn vị, tổ chức có thuốc xin đăng ký.

PHỤ LỤC:

BẢNG PHÂN CẤP MỨC ĐỘ ĐỘC CỦA THUỐC KHẢO NGHIỆM ĐỐI VỚI CÂY XOÀI, CHÔM CHÔM, VÀ TÁO

Cấp độc

Mức độ độc

1

Không có triệu chứng ngộ độc, cây bình thường.

2

Có triệu chứng ngộ độc nhẹ, cây hơi bình thường.

3

Triệu chứng ngộ độc rõ.

4

Triệu chứng ngộ độc khá nặng (ví dụ có các vết hoại tử) tuy nhiên có thể chưa ảnh hưởng đến năng suất.

5

Cây gầy yếu, những vết hoại tử nặng hoặc ngọn cây xoăn, lá biến dạng, trái méo mó, ảnh hưởng đến năng suất.

6

7

8

9

Mức độ thiệt hại nặng dần cho đến mức cây chết hoàn toàn.

Tài liệu tham khảo:

1. CIBA GEIGY. 1992. Manual for field trials in plant protection, Third Edition

2. Department of Agriculture & Department of Agricultural Extension (Thailand). Handbook on Mango Farm Care and Management using Integrated Pest Management Methods.

3. Nguyễn Văn Huỳnh; Võ Thanh Hoàng. 1995. Sâu và bệnh gây hại cây ăn trái - Nhà xuất bản Nông nghiệp.

4. Viện Bảo vệ thực vật. 1997. Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật - Nhà xuất bản nông nghiệp.

 

TIÊU CHUẨN NGÀNH

TÊN TIÊU CHUẨN: QUY PHẠM KHẢO NGHIỆM TRÊN ĐỒNG RUỘNG HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ RỆP MUỘI (APHIDAE) HẠI CÂY RAU HỌ THẬP TỰ CỦA CÁC THUỐC TRỪ SÂU

Ký hiệu: 10 TCN 441 - 2001

Cơ quan biên soạn: Quy phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực phòng trừ rệp muội (Aphidae) hại cây rau họ thập tự của các thuốc trừ sâu.

Cơ quan đề nghị ban hành: Cục Bảo vệ thực vật

Cơ quan trình duyệt: Vụ khoa học công nghệ & Chất lượng sản phẩm Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

Cơ quan xét duyệt, ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quyết định ban hành: Số 03/QĐ-KHCN & CLSP, ngày 18 tháng 01 năm 2001 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

NHÓM B&C

TIÊU CHUẨN NGÀNH

10 TCN-2001

 

KHẢO NGHIỆM TRÊN ĐỒNG RUỘNG HIỆU LỰC PHÒNGTRỪ RỆP MUỘI (APHIDIDAE) HẠI CÂY RAU HỌ THẬP TỰ CỦA CÁC THUỐC TRỪ SÂU

BIO -TEST OF INSECTICIDES AGAINST APHIDIDAE ON CRUCIFEROUS VEGETABLE IN THE FIELD

1. Quy định chung:

1.1. Qui phạm này quy định những nguyên tắc, nội dung và phương pháp chủ yếu để đánh giá hiệu lực phòng trừ rệp muội (Aphididae) hại một số cây rau họ thập tự của các thuốc trừ sâu đã có và chưa có trong danh mục các loại thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam.

1.2. Các khảo nghiệm phải được tiến hành tại các cơ sở có đủ điều kiện như Điều 11 của Quy định về kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc BVTV và khảo nghiệm thuốc BVTV được ban hành kèm theo Quyết định số 193/1998/QĐ/BNN-BVTV ngày 02 tháng 12 năm 1998 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

1.3. Những điều kiện khảo nghiệm: Các khảo nghiệm phải được bố trí trên những ruộng rau đã từng có dệp muội (Aphididae) gây hại; trên các giống dễ nhiễm; tại các vụ có điều kiện thuận lợi cho sự phát sinh và phát triển của dệp muội (Aphididae) và tại các địa điểm đại diện cho vùng sinh thái.

Các điều kiện trồng trọt (đất, phân bón, mật độ trồng, cách chăm sóc khác...) phải đồng đều trên mỗi ô khảo nghiệm và phải phù hợp với tập quán canh tác tại địa phương.

1.4. Các khảo nghiệm trên diện hẹp và diện rộng phải được tiến hành ở ít nhất hai vùng sinh thái đại diện cho khu vực sản xuất nông nghiệp nhưng nhất thiết phải tiến hành khảo nghiệm diện hẹp trước. Nếu những kết quả thu được từ khảo nghiệm diện hẹp đạt yêu cầu thì mới được thực hiện các khảo nghiệm trên diện rộng.

2. Phương pháp khảo nghiệm:

2.1. Bố trí công thức khảo nghiệm:

Các công thức khảo nghiệm được chia thành 3 nhóm:

- Nhóm 1: Công thức thuốc khảo nghiệm là những loại thuốc định khảo nghiệm được dùng ở những liều lượng khác nhau, phương pháp sử dụng khác nhau, hoặc những dạng thành phẩm khác nhau... của một hay nhiều loại thuốc khảo nghiệm.

- Nhóm 2: Công thức thuốc so sánh là loại thuốc có kiểu tác dụng tương tự với các loại thuốc khảo nghiệm, đã được đăng ký sử dụng ở Việt Nam và đang được dùng phổ biến ở địa phương để trừ rệp muội hại rau.

- Nhóm 3: Công thức thuốc đối chứng là các ô khảo nghiệm không sử dụng bất kỳ loại thuốc BVTV nào để trừ rệp muội hại rau và được phun bằng nước lã (nếu là thuốc dùng đề phun).

Khảo nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoặc theo các phương pháp khác đã được quy định trong thống kê sinh học.

2.2. Kích thước ô khảo nghiệm và số lần nhắc lại:

Tuỳ theo dạng thuốc (thuốc hạt, thuốc nước...), công cụ phun, rải thuốc (bơm tay...), loại rau trồng và các ô khảo nghiệm cần có diện tích thích hợp.

- Đối với khảo nghiệm ô nhỏ (diện hẹp): diện tích của mỗi ô khảo nghiệm là 20 - 30 m2, số lần nhắc lại từ 3 đến 4 lần.

- Đối với khảo nghiệm ô lớn (diện rộng): Diện tích của mỗi ô khảo nghiệm là 100 - 200 m2 và không cần nhắc lại. Hình dạng các ô khảo nghiệm nên có dạng hình vuông hay hình chữ nhật nhưng chiều dài không được lớn gấp đôi chiều rộng là thích hợp.

Giữa các ô cần có khoảng cách ly hợp lý để tránh thuốc bay tạt từ ô này sang ô khác trong khi xử lý (thông thường khoảng cách này là một liếp rau hoặc 0,5m).

2.3. Tiến hành phun, rải thuốc:

2.3.1. Thuốc phải được xử lý đúng vị trí (như phun lên tán lá nên chú ý phun lên ngọn cây và phần gần ngọn nơi rệp muội thường gây hại đối với thuốc nước, hoặc bón vào rễ đối với thuốc hạt...), đúng lượng thuốc đã quy định cho mỗi ô và đồng đều trên toàn ô khảo nghiệm. Lượng thuốc dùng được tính theo kg hay lít chế phẩm/ha hoặc tính theo gam hoạt chất/ha.

Lượng thuốc dùng phải theo hướng dẫn cụ thể đối với từng loại thuốc cũng như cách thức tác động của chúng và phù hợp với giai đoạn sinh trưởng của cây, đảm bảo sao cho giọt nước thuốc được phân bố đều trên tán lá cây.

Các số liệu về lượng thuốc thành phẩm và lượng nước thuốc (l/ha) dùng để xử lý cần được ghi rõ.

Đối với thuốc rải hoặc xử lý bằng các biện pháp khác thì xử lý theo khuyến cáo của nhà sản xuất thuốc.

2.3.2. Trong thời gian làm khảo nghiệm, nhất thiết không được xử lý loại thuốc trừ sâu nào trên ruộng khảo nghiệm. Nếu ruộng khảo nghiệm bắt buộc phải sử dụng thuốc để trừ các đối tượng gây hại khác như: bệnh, cỏ dại... thì thuốc được dùng để trừ các đối tượng gây hại này phải không ảnh hưởng đến thuốc khảo nghiệm và phải được phun rải đều trên tất cả các ô khảo nghiệm, kể cả ô đối chứng. Các trường hợp trên (nếu có) phải được ghi chép lại.

2.3.3. Khi xử lý thuốc, cần dùng các công cụ phun rải thuốc thích hợp nhằm đảm bảo yêu cầu khảo nghiệm. Ghi chép đầy đủ tình hình vận hành của công cụ phun rải thuốc.

2.3.4. Thời điểm và số lần xử lý thuốc phải được thực hiện đúng theo hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc khảo nghiệm và phù hợp với mục đích khảo nghiệm.

Nếu trong hướng dẫn sử dụng không khuyến cáo cụ thể thời điểm xử lý thì có thể phun, rải thuốc vào lúc rệp muội (Aphididae) xuất hiện đáng kể (khoảng 10 cá thể/lá) và đồng đều trong ruộng khảo nghiệm.

Số lần xử lý: thường là một lần, hoặc có thể nhiều hơn tuỳ vào đặc điểm của thuốc và yêu cầu khảo nghiệm. Số lần xử lý và ngày xử lý cần được ghi lại.

2.4. Điều tra và thu thập số liệu:

2.4.1. Đánh giá tác động của thuốc đối với rệp muội (Aphididae) hại rau:

2.4.1.1. Số điểm điều tra:

* Đối với khảo nghiệm diện hẹp: theo dõi 5 điểm cố định trong ô, mỗi điểm 2 cây, mỗi cây 2 lá cố định. Điều tra số rệp muội (Aphididae) còn sống.

* Đối với khảo nghiệm diện rộng: theo dõi 10 điểm cố định trên ô, mỗi điểm 2 cây, mỗi cây theo dõi 2 lá cố định. Điều tra số rệp muội (Aphididae) còn sống.

2.4.1.2. Thời điểm điều tra:

Thời điểm quan sát tuỳ thuộc vào đặc điểm tác động của thuốc, loại thuốc và yêu cầu cụ thể của khảo nghiệm. Thông thường, quan sát trước khi xử lý và 1, 3, 7 ngày sau xử lý thuốc.

2.4.1.3. Chỉ tiêu điều tra: Điều tra số rệp muội sống tại các thời điểm điều tra.

2.4.1.4. Xử lý số liệu:

Những số liệu thu được qua khảo nghiệm diện hẹp cần được xử lý bằng phương pháp thống kê thích hợp. Những kết luận của khảo nghiệm phải được rút ra từ những kết quả đã được xử lý bằng phương pháp thống kê đó. Đối với các khảo nghiệm thuốc BVTV mới, các đơn vị được Cục BVTV chỉ định làm khảo nghiệm cần gửi cả số liệu thô và phương pháp thống kê đã dùng về Cục BVTV.

2.4.2. Đánh giá độc tính của thuốc đến cây trồng.

Cần đánh giá mọi ảnh hưởng tốt, xấu của thuốc (nếu có) đến sinh trưởng và phát triển cây trồng. Những chỉ tiêu nào có thể đo đếm được cần được biểu thị bằng các số liệu cụ thể.

Các chỉ tiêu chỉ có thể đánh giá bằng mắt như độ cháy lá, quăn lá, sự thay đổi màu sắc lá... thì phải đánh giá theo thang phân cấp ở phần phụ lục. Mọi triệu chứng gây hại hoặc kích thích của thuốc đối với cây trồng cần được mô tả một cách đầy đủ và chi tiết.

2.4.3. Nhận xét tác động của thuốc đến sinh vật khác:

Cần ghi chép tỉ mỉ mọi ảnh hưởng tốt, xấu (nếu có) của thuốc đến sự xuất hiện hay mất đi của các loại sâu, bệnh, cỏ dại cũng như sinh vật không thuộc đối tượng phòng trừ (động vật có ích, động vật hoang dã...).

2.4.4. Quan sát và ghi chép về thời tiết.

Ghi chép cụ thể các số liệu về ôn, ẩm độ, lượng mưa trong suốt thời gian khảo nghiệm tại trạm khí tượng gần nhất.

Nếu địa điểm khảo nghiệm không gần trạm khí tượng, phải ghi tỷ mỷ tình hình thời tiết lúc tiến hành xử lý thuốc và các ngày sau đó như: nắng, hạn, mưa, lụt bão...

3. Báo cáo và công bố kết quả:

3.1. Nội dung báo cáo:

* Tên khảo nghiệm (ghi cụ thể loài rệp muội gì hại cây rau gì, nếu có thể).

* Đơn vị tiến hành khảo nghiệm.

* Thời gian tiến hành khảo nghiệm.

* Yêu cầu của khảo nghiệm:

* Điều kiện khảo nghiệm:

+ Địa điểm khảo nghiệm.

+ Nội dung khảo nghiệm.

+ Đặc điểm đất đai, canh tác, cây trồng, giống...

+ Đặc điểm thời tiết trong quá trình khảo nghiệm.

+ Tình hình phát sinh, phát triển của rệp muội (Aphididae) trong khu khảo nghiệm.

- Phương pháp khảo nghiệm.

+ Công thức khảo nghiệm.

+ Phương pháp bố trí khảo nghiệm.

+ Số lần nhắc lại.

+ Kích thước ô khảo nghiệm.

+ Dụng cụ phun rải.

+ Lượng thuốc dùng: Gr (kg) hoạt chất/ha hoặc kg, lít thuốc thương phẩm/ha.

+ Lượng nước thuốc dùng (l/ha).

+ Ngày xử lý thuốc.

+ Phương pháp điều tra và đánh giá hiệu lực của các loại thuốc khảo nghiệm.

- Kết quả khảo nghiệm.

+ Các Bảng số liệu.

+ Đánh giá hiệu lực của từng loại thuốc.

+ Nhận xét tác động của từng loại thuốc đến cây trồng (xem phụ lục), sinh vật có ích, và các ảnh hưởng khác (nếu có).

- Kết luận và đề nghị.

3.2. Công bố kết quả:

Đơn vị thực hiện khảo nghiệm phải hoàn toàn chịu trách nhiệm số liệu đưa ra trong báo cáo.

Đối với các khảo nghiệm thuốc trừ rệp muội (Aphididae) hại rau mà chưa có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam, Cục BVTV tập hợp các số liệu đó để xem xét khi các đơn vị, tổ chức có thuốc xin đăng ký.

PHỤ LỤC:

BẢNG PHÂN CẤP MỨC ĐỘ ĐỘC CỦA THUỐC KHẢO NGHIỆM ĐỐI VỚI CÂY RAU

Cấp

Triệu chứng nhiễm độc của cây

1

Cây bình thường.

2

Ngộ độc nhẹ - Sinh trưởng của cây giảm nhẹ.

3

Có triệu chứng ngộ độc nhẹ nhưng nhìn thấy bằng mắt.

4

Triệu chứng ngộ độc nhẹ nhưng chưa ảnh hưởng đến năng suất.

5

Cây biến màu, thuốc gây ảnh hưởng đến năng suất.

6

Thuốc làm giảm năng suất ít.

7

Thuốc gây ảnh hưởng nhiều đến năng suất.

8

Triệu chứng ngộ độc tăng dần đến làm chết cây.

9

Cây bị chết hoàn toàn.

Tài liệu tham khảo:

1. CIBA GEIGY. Manual for field trials in plant protection, Third Edition 1992.

2. Quách Thị Ngọ. Bước đầu nghiên cứu rệp muội Aphididae trên một số cây trồng chính ở vùng ngoại thành Hà Nội - Luận án Thạc sỹ Khoa học nông nghiệp, Hà Nội 1996.

3. Mai Thị Phương Anh và CTV. Rau và trồng rau - Giáo trình cao học, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 1996.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 03/2001/QĐ/BNN/KHCN

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu03/2001/QĐ/BNN/KHCN
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành18/01/2001
Ngày hiệu lực02/02/2001
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 03/2001/QĐ/BNN/KHCN

Lược đồ Quyết định 03/2001/QĐ/BNN/KHCN tiêu chuẩn ngành 10TCN 437-2001 10TCN 438-2001 10TCN 439-2001 10TCN 440-2001 10TCN 441-2001


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 03/2001/QĐ/BNN/KHCN tiêu chuẩn ngành 10TCN 437-2001 10TCN 438-2001 10TCN 439-2001 10TCN 440-2001 10TCN 441-2001
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu03/2001/QĐ/BNN/KHCN
                Cơ quan ban hànhBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
                Người kýNgô Thế Dân
                Ngày ban hành18/01/2001
                Ngày hiệu lực02/02/2001
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật17 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Quyết định 03/2001/QĐ/BNN/KHCN tiêu chuẩn ngành 10TCN 437-2001 10TCN 438-2001 10TCN 439-2001 10TCN 440-2001 10TCN 441-2001

                  Lịch sử hiệu lực Quyết định 03/2001/QĐ/BNN/KHCN tiêu chuẩn ngành 10TCN 437-2001 10TCN 438-2001 10TCN 439-2001 10TCN 440-2001 10TCN 441-2001

                  • 18/01/2001

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 02/02/2001

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực