Quyết định 03/2004/QĐ-DSGĐTE

Quyết định 03/2004/QĐ-DSGĐTE về Hướng dẫn tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em ban hành

Nội dung toàn văn Quyết định 03/2004/QĐ-DSGĐTE Hướng dẫn tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em


UỶ BAN DÂN SỐ, GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 03/2004/QĐ-DSGĐTE

Hà Nội, ngày 1 tháng 6 năm 2004

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH HƯỚNG DẪN TIÊU CHUẨN XÃ, PHƯỜNG PHÙ HỢP VỚI TRẺ EM

BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
UỶ BAN DÂN SỐ, GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM

Căn cứ Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;
Căn cứ Nghị định số 94/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em;
Căn cứ Quyết định số 23/2001/QĐ-TTg ngày 26 tháng 2 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam giai đoạn 2001-2010;
Căn cứ cam kết của Nhà nước Việt Nam tại Khoá họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên hợp quốc về xây dựng "Một thế giới phù hợp với trẻ em" tháng 5 năm 2002 tại New York;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Trẻ em, Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Hướng dẫn tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau mười lăm ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3. Chủ nhiệm Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Vụ trưởng các vụ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3,
- Thủ tướng Chính phủ,
- Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm,
- Các bộ, ngành, đoàn thể TW,
- UBND các tỉnh/TP,
- BT,CN; các PCN Uỷ ban,
- Lưu VT.

BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
UỶ BAN DÂN SỐ, GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM




Lê Thị Thu

 

HƯỚNG DẪN

TIÊU CHUẨN XÃ, PHƯỜNG PHÙ HỢP VỚI TRẺ EM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2004/QĐ-DSGĐTE ngày  01 tháng 6 năm 2004 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em)

Phần thứ nhất

TIÊU CHUẨN XÃ, PHƯỜNG PHÙ HỢP VỚI TRẺ EM

I. Tiêu chuẩn 1: Môi trường xã hội phù hợp với trẻ em

1. Cấp uỷ đảng, chính quyền cam kết thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sau đây viết tắt là BVCSGDTE).

2. Các ban, ngành, đoàn thể tích cực tham gia công tác BVCSGDTE.

3. Cơ sở y tế đạt chuẩn quốc gia và thực hiện có hiệu quả công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu.

4. Cơ sở giáo dục đạt chuẩn quốc gia và bảo đảm chất lượng giáo dục.

5. Có ít nhất một điểm vui chơi, giải trí đạt tiêu chuẩn quy định và có phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao.

6. Hệ thống đường giao thông thuận tiện, bảo đảm an toàn.

7. Đường làng, ngõ xóm, phố phường, nơi công cộng sạch sẽ.

II. Tiêu chuẩn 2: Môi trường gia đình bảo đảm để trẻ em phát triển toàn diện

8. Nhiều hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá.

9. Các thành viên gia đình đều có kiến thức, kỹ năng về BVCSGDTE.

10. Gia đình cam kết bảo đảm an toàn cho trẻ em.

11. Nhiều hộ gia đình được sử dụng nước sạch.

12. Nhiều hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh.

13. Nhiều hộ gia đình tham gia hoạt động xã hội từ thiện.

III. Tiêu chuẩn 3: Mọi trẻ em đều được hưởng các quyền cơ bản

14. Trẻ em được đăng ký khai sinh đúng thời hạn.

15. Trẻ sơ sinh cân nặng dưới 2500 gam giảm 0,3- 0,5% mỗi năm.

16. Trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm 0,7- 1,5% mỗi năm.

17. Trẻ em dưới 6 tuổi được khám, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập.

18. Trẻ em 5 tuổi đều được đi học mẫu giáo.

19. Trẻ em 6-10 tuổi đều được đi học tiểu học.

20. Trẻ em 11-14 tuổi đi học ở các cơ sở giáo dục chiếm tỷ lệ cao.

21. Trẻ em đang học phổ thông có góc học tập đủ điều kiện.

22. Trẻ em được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao phù hợp.

23. Trẻ em được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội phù hợp.

IV. Tiêu chuẩn 4: BVCSTE có hoàn cảnh đặc biệt

24. Trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em bị ảnh hưởng của chất độc hoá học; trẻ em nghiện ma tuý; trẻ em nhiễm HIV/AIDS được giúp đỡ thích hợp.

25. Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa; trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em làm việc xa gia đình đều được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục, được giúp đỡ hoà nhập với gia đình, cộng đồng.

26. Trẻ em lang thang được giúp đỡ tái hoà nhập với gia đình và cộng đồng.

27. Trẻ em bị xâm phạm tính mạng, thân thể, danh dự và nhân phẩm được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục, được giúp đỡ phục hồi sức khoẻ.

28. Mọi trẻ em thuộc diện chính sách xã hội đều được hưởng chế độ.

Phần thứ hai

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ TIÊU CHUẨN XÃ, PHƯỜNG PHÙ HỢP VỚI TRẺ EM

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em được áp dụng đối với xã, phường, thị trấn trong cả nước.

2. Tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em là cơ sở đánh giá kết quả công tác BVCSGDTE của xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện); tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).

3. Phấn đấu đạt tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em là mục tiêu, nhiệm vụ của cấp uỷ Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể nhằm xây dựng một môi trường an toàn và lành mạnh để trẻ em được thực hiện quyền, bổn phận và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.

4. Thực hiện công tác BVCSGDTE là việc tổ chức thực hiện tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em, Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em, Công ước quốc tế về Quyền trẻ em, Luật BVCSGDTE và cam kết của Nhà nước Việt Nam với Đại hội đồng Liên hợp quốc về xây dựng "Một thế giới phù hợp với trẻ em".

5. Tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em được xây dựng phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và khả năng phấn đấu của mỗi xã, phường, thị trấn trong cả nước. Phân thành các nhóm: Nhóm I gồm các phường, thị trấn và các xã đồng bằng thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long; Nhóm II gồm các xã trung du, miền núi thấp; Nhóm III gồm các xã núi cao, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, xã thuộc vùng bãi ngang, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

6. Xã, phường, thị trấn đạt 4 tiêu chuẩn, với 25 -28 chỉ tiêu thì được công nhận là xã, phường phù hợp với trẻ em. Xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em hàng năm được Uỷ ban nhân dân cấp huyện công nhận; đạt tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em trong hai năm liên tục được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công nhận. Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em quyết định khen thưởng đối với những xã, huyện, tỉnh đạt thành tích xuất sắc trong việc xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em.

II. ĐÁNH GIÁ CỤ THỂ CÁC TIÊU CHUẨN

1. Cấp uỷ Đảng, chính quyền cam kết thực hiện công tác BVCSGDTE

Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã; tất cả các chi uỷ, trưởng thôn, ấp, bản, làng, tổ dân phố (sau đây viết tắt là cấp thôn) có cam kết thực hiện công tác BVCSGDTE, bao gồm:

a) Có nghị quyết, chương trình, kế hoạch BVCSGDTE và phấn đấu đạt tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em;

b) Thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác BVCSGDTE;

c) Bố trí cán bộ và kinh phí để thực hiện công tác BVCSGDTE.

2. Các ban, ngành, đoàn thể tích cực tham gia công tác BVCSGDTE

a) Tuyên truyền, vận động, giáo dục, tư vấn, giúp đỡ gia đình bảo đảm cho trẻ em được hưởng các quyền, thực hiện các bổn phận và giáo dục, giúp đỡ trẻ em rèn luyện, phấn đấu;

b) Tổ chức thực hiện các tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em có liên quan đến nhiệm vụ của ban, ngành, đoàn thể của mình;

c) Tham gia thực hiện các biện pháp ngăn chặn, đấu tranh chống các hành vi vi phạm quyền trẻ em;

d) Ban Dân số, Gia đình và Trẻ em (sau đây gọi tắt là DSGĐTE), cán bộ chuyên trách và cộng tác viên DSGĐTE hoạt động tích cực trong công tác BVCSGDTE.

3. Cơ sở y tế đạt chuẩn quốc gia và thực hiện có hiệu quả công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu.

a) Trạm y tế xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia theo quy định của Bộ Y tế (Quyết định số 370/2002/QĐ-BYT ngày 12/12/2002). Đối với những địa phương có bệnh viện tuyến trên đóng tại địa bàn mà không có trạm y tế của cấp xã thì phải có cán bộ y tế thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu;

b) Bảo đảm cho trẻ em được tiêm chủng đầy đủ đạt từ 98% trở lên;

c) Tổ chức tốt công tác phòng bệnh, phòng dịch và không để dịch bệnh xảy ra trong năm hoặc tuy có một loại dịch bệnh xảy ra, nhưng được dập tắt kịp thời.

4. Cơ sở giáo dục đạt chuẩn quốc gia và bảo đảm chất lượng giáo dục.

a) Cơ sở giáo dục mầm non đạt chuẩn quốc gia theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo (Quyết định số 45/2001/QĐ-BGDĐT);

b) Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Quyết định số 1366/2001/QĐ-BGDĐT);

c) Trường phổ thông cơ sở đạt chuẩn quốc gia theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Quyết định số 27/2001/QĐ-BGDĐT);

d) Các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở đều được công nhận là bảo đảm chất lượng giáo dục, không có cơ sở nào thuộc loại cơ sở giáo dục yếu kém.

5. Có ít nhất một điểm vui chơi, giải trí đạt tiêu chuẩn quy định và có phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao.

a) Điểm vui chơi, giải trí đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Văn hoá - Thông tin (Quyết định số 1351/QĐ-VHTT ngày 15/7/1998);

b) Có điểm bưu điện - văn hoá xã, tủ sách, đội văn nghệ và trẻ em tham gia sinh hoạt văn hoá, văn nghệ trong các dịp kỷ niệm lớn;

c) Có phong trào tập thể dục buổi sáng ở các khu dân cư và tham gia các môn thể thao vào các buổi chiều hàng tuần.

6. Hệ thống đường giao thông thuận tiện, bảo đảm an toàn.

a) Có đường bộ hoặc đường thuỷ thuận lợi và đến được mọi hộ gia đình trong xã. Mức độ thuận lợi đối với Nhóm I là đường rộng, được rải đá, nhựa hoặc bê tông; nhóm II là đường rộng, dễ đi xe máy; nhóm III là đường rộng, dễ đi xe đạp;

b) Đường đi học từ nhà đến lớp học bảo đảm an toàn không gây tai nạn cho trẻ em, những nơi nguy hiểm thì phải có rào chắn hoặc biển báo.

7. Đường làng, ngõ xóm, phố phường, nơi cộng cộng sạch sẽ.

a) Sạch sẽ là không có rác, phân động vật cản trở lối đi và gây mùi khó chịu; không gây ô nhiễm môi trường;

b) Có tổ chức quét dọn vệ sinh tập thể, trồng cây xanh hai bên đường;

c) Không có lò gạch, lò vôi hoặc các cơ sở khác gây ô nhiễm môi trường.

8. Nhiều hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá.

a) Tiêu chuẩn gia đình văn hoá theo quy định của Bộ Văn hoá- Thông tin (Quyết định số 01/2002/QĐ-BVHTT ngày 02/01/2002);

b) Số hộ gia đình được Uỷ ban nhân dân cấp huyện công nhận danh hiệu gia đình văn hoá chiếm tỷ lệ cao so với tổng số hộ gia đình: Nhóm I là từ 90% trở lên; nhóm II là từ 85% trở lên; nhóm III là từ 80% trở lên.

9. Các thành viên gia đình đều có kiến thức, kỹ năng về BVCSGDTE.

a) Cha mẹ, người giám hộ, các thành viên khác trong gia đình được cung cấp thông tin về BVCSGDTE thông qua các kênh truyền thông: đài truyền thanh, truyền hình, tờ rơi, sách báo, nói chuyện, sinh hoạt câu lạc bộ, các cuộc thi tìm hiểu;

b) Cha mẹ được hướng dẫn, giúp đỡ về các biện pháp BVCSGDTE;

c) Tỷ lệ hộ gia đình có kiến thức, kỹ năng về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em chiếm từ 85% trở lên so với tổng số hộ gia đình.

10. Gia đình cam kết bảo đảm an toàn cho trẻ em.

a) Bảo đảm cho trẻ em được sống trong môi trường hoà thuận, không có sự phân biệt đối xử, không có có hành vi bạo lực;

b) Thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ để trẻ em không bị tai nạn thương tích;

c) Thực hiện nếp sống văn minh, không để con em đánh bạc, uống rượu, hút thuốc, sử dụng văn hoá phẩm độc hại, chơi trò chơi có hại cho sự phát triển.

11. Nhiều hộ gia đình được sử dụng nước sạch.

a) Nước sạch là nước có độ trong cần thiết, không mùi, không có vị lạ, không bị ô nhiễm, không gây bệnh tật hoặc tổn hại đến sức khoẻ con người;

b) Cách xác định nước sạch là nước máy, nước giếng khoan có bơm, nước giếng khơi, giếng xây, nước suối có lọc, nước mưa;

c) Số hộ gia đình được sử dụng nước sạch là số hộ gia đình có sử dụng nước sạch thường xuyên (trên 6 tháng trong năm) cho nhu cầu ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân chiếm tỷ lệ cao so với tổng số hộ gia đình: Nhóm I từ 90% trở lên; nhóm II từ 80% trở lên; nhóm III từ 70% trở lên.

12. Nhiều hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh.

a) Hố xí hợp vệ sinh là không gây ô nhiễm mặt nước, mặt đất xung quanh, không có ruồi, không gây mùi hôi, thối khó chịu, gia sóc, gia cầm không tiếp xúc được với phân;

b) Cách xác định hố xí hợp vệ sinh là hố xí tự hoại, hố xí 2 ngăn, hố xí được xây dựng chắc chắn, có che đậy;

c) Hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh chiếm tỷ lệ cao so với tổng số hộ gia đình: Nhóm I từ 70% trở lên; nhóm II từ 60% trở lên; nhóm III từ 50% trở lên.

13. Nhiều hộ gia đình tham gia hoạt động xã hội từ thiện

a) Hộ gia đình tham gia hoạt động xã hội từ thiện là hộ gia đình tham gia hoạt động trợ giúp trẻ em bằng các hình thức: nhận con nuôi, nhận đỡ đầu, đóng góp bằng tiền, hiện vật hoặc công sức vào việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em của hộ nghèo, trẻ em bị bệnh hiểm nghèo.

b) Cách xác định hộ gia đình tham gia hoạt động xã hội từ thiện là đại diện hộ gia đình hoặc một trong các thành viên của hộ gia đình có tham gia hoạt động xã hội từ thiện hoặc đóng góp cho Quỹ Bảo trợ trẻ em;

c) Tỷ lệ hộ gia đình tham gia hoạt động xã hội từ thiện chiếm từ 80% trở lên so với tổng số hộ gia đình.

14. Trẻ em được đăng ký khai sinh đúng thời hạn.

a) Trẻ em được đăng ký khai sinh đúng thời gian theo quy định tại Nghị định số 83/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của Chính phủ so với tổng số trẻ em sinh ra trong năm chiếm tỷ lệ cao từ 80% trở lên;

15. Trẻ sơ sinh cân nặng dưới 2500 gam giảm 0,3 - 0,5% mỗi năm.

a) Tỷ lệ trẻ sơ sinh cân nặng dưới 2500 gam được xác định bằng số trẻ em khi sinh có cân nặng dưới 2500 gam so với tổng số trẻ em sinh ra trong năm;

b) Trẻ sơ sinh cân nặng dưới 2500 gam giảm mỗi năm là hiệu số giữa tỷ lệ trẻ sơ sinh cân nặng dưới 2500 gam của năm trước so với tỷ lệ trẻ sơ sinh cân nặng dưới 2500 gam của năm đánh giá. Mức giảm từ 0,3% đến dưới 0,4% mỗi năm đối với những xã có tỷ lệ trẻ sơ sinh cân nặng dưới 2500 gam dưới 8%; mức giảm từ 0,4% đến dưới 0,5% mỗi năm đối với những xã có tỷ lệ trẻ sơ sinh cân nặng dưới 2500 gam 8% trở lên.

16. Trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm 0,7 - 1,5% mỗi năm.

a) Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng được xác định bằng số trẻ em dưới 60 tháng tuổi bị suy dinh dưỡng độ I,II,III so với tổng số trẻ em dưới 60 tháng tuổi được kiểm tra;

b) Trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm mỗi năm là hiệu số giữa tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng của năm trước so với tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng của năm đánh giá. Mức giảm từ 0,7% đến dưới 0,9% mỗi năm đối với những xã có tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng dưới 20%; mức giảm từ 0,9% đến dưới 1,1% mỗi năm đối với những xã có tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng từ 20 - 30% ; mức giảm từ 1,1 - 1,5% mỗi năm đối với những xã có tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng từ 30% trở lên.

17. Trẻ em dưới 6 tuổi được khám, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập.

Tỷ lệ trẻ em dưới 6 tuổi phải điều trị tại bệnh viện huyện, tỉnh, trung ương, bệnh viện ngành không phải trả tiền chiếm từ 85% trở lên so với tổng số trẻ em dưới 6 tuổi phải điều trị tại bệnh viện huyện, tỉnh, trung ương, bệnh viện ngành.

18. Trẻ em 5 tuổi được đi học mẫu giáo đầy đủ.

Tỷ lệ trẻ em 5 tuổi (tính theo năm sinh, không tính tròn ngày, tròn tháng) được đi học mẫu giáo ở các cơ sở giáo dục mầm non (công lập, ngoài công lập) : Nhóm I từ 95% trở lên; nhóm II từ 90% trở lên; nhóm III từ 85% trở lên.

19. Trẻ em 6-10 tuổi đều được đi học tiểu học.

Tỷ lệ trẻ em từ 6 đến 10 tuổi (tính theo năm sinh, không tính tròn ngày, tròn tháng) hiện đang học ở các trường, lớp tiểu học (công lập, ngoài công lập) chiếm tỷ lệ cao so với tổng số trẻ em từ 6 tuổi đến 10 tuổi: Nhóm I từ 99% trở lên; nhóm II từ 97% trở lên; nhóm III từ 95% trở lên.

20. Trẻ em từ 11-14 tuổi đi học ở các cơ sở giáo dục chiếm tỷ lệ cao.

Tỷ lệ trẻ em từ 11 tuổi đến 14 tuổi (tính theo năm sinh, không tính tròn ngày, tròn tháng) hiện đang học ở các trường, lớp phổ thông trung học cơ sở hoặc tiểu học (công lập, ngoài công lập) chiếm tỷ lệ cao so với tổng số trẻ em từ 11 tuổi đến 14 tuổi: Nhóm I từ 80% trở lên; nhóm II từ 75% trở lên; nhóm III từ 70% trở lên.

21. Trẻ em đang học phổ thông có góc học tập đủ điều kiện.

a) Góc học tập của trẻ em tại gia đình là một địa điểm riêng dành để tự học ở nhà, đảm bảo yên tĩnh và ít bị ảnh hưởng đến sự tập trung học tập của trẻ;

b) Góc học tập đủ điều kiện là góc học tập có đủ ánh sáng, có bàn ghế học tập phù hợp lứa tuổi, có nơi để sách vở, đồ dùng học tập; thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông;

c) Tỷ lệ trẻ em đang học phổ thông có góc học tập đủ điều kiện là số trẻ em từ 6 đến 16 tuổi đang học phổ thông (công lập, ngoài công lập) có góc học tập đủ điều kiện so với tổng số trẻ em từ 6 đến 16 tuổi đang đi học phổ thông: Tỷ lệ này đối với nhóm I từ 85% trở lên; nhóm II từ 75% trở lên; nhóm III từ 65% trở lên.

22. Trẻ em được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao phù hợp.

a) Tất cả các thôn, ấp, bản làng, tổ dân phố trong xã, phường đều tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao;

b) Số lần tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao cho trẻ em ít nhất là 3 lần/năm vào các dịp tổ chức Tháng hành động vì trẻ em, ngày 1 tháng 6, tết Trung thu.

23. Trẻ em được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội phù hợp.

a) Nhiều trẻ em đọc sách, báo và sử dụng các văn hoá phẩm khác phù hợp với nhu cầu phát triển và được cung cấp thông tin về BVCSGDTE;

b) Trẻ em được bày tỏ nguyện vọng, tham gia ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em trong các buổi diễn đàn, sinh hoạt Câu lạc bộ quyền trẻ em;

c) Số trẻ em từ 6 đến 12 tuổi tham gia sinh hoạt Sao nhi đồng hoặc Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí minh ở khu dân cư hoặc ở các cơ sở giáo dục so với tổng số trẻ em từ 6 đến 12 tuổi chiếm tỷ lệ cao từ 80% trở lên.

24. Trẻ em khuyết tật, tàn tật trẻ em bị ảnh hưởng của chất độc hoá học, trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS, trẻ em bị nghiện ma tuý được giúp đỡ thích hợp.

a) Tỷ lệ trẻ em khuyết tật được giúp đỡ để điều trị, phục hồi chức năng chiếm từ 70% trở lên;

b) Tỷ lệ trẻ em khuyết tật, trẻ em bị ảnh hưởng của chất độc hoá học, trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS, trẻ em bị nghiện ma tuý được tham gia giáo dục hoà nhập, giáo dục chuyên biệt hoặc được học nghề chiếm từ 80% trở lên;

c) Trẻ em khuyết tật, trẻ em bị ảnh hưởng của chất độc hoá học, trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS, trẻ em bị nghiện ma tuý mà có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế đều được giúp đỡ bằng tiền hoặc hiện vật để hỗ trợ cho cuộc sống và điều trị bệnh.

25. Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa; trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em lang thang; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em làm việc xa gia đình đều được bảo vệ, giúp đỡ hoà nhập với gia đình, cộng đồng.

a) Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi được giúp đỡ để làm con nuôi, được nhận đỡ đầu, được có gia đình thay thế hoặc được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp trẻ em;

b) Xử lý kịp thời các trường hợp sử dụng trẻ em làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại và giúp đỡ các em học nghề, làm những công việc phù hợp với sức khoẻ và sự phát triển (Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, các chất độc hại được quy định tại Thông tư liên bộ số 09/TTLB ngày 13/4/1995 của Bộ Lao đồng - Thương binh xã hội và Bộ Y tế).

26. Trẻ em lang thang được giúp đỡ tái hòa nhập với gia đình và cộng đồng.

a) Trẻ em lang thang được giúp đỡ trở về với gia đình hoặc gia đình thay thế, được tạo điều kiện để học văn hóa, học nghề, ổn định cuộc sống và hòa nhập với gia đình và cộng đồng.

b) Trẻ em lang thang không còn nơi nương tựa, được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp trẻ em, được hỗ trợ học văn hóa, học nghề, việc làm phù hợp.

27. Trẻ em bị xâm phạm tính mạng, thân thể, danh dự và nhân phẩm được bảo vệ, giúp đỡ để phục hồi sức khoẻ; trẻ em làm trái pháp luật được giáo dục thích hợp.

a) Xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm tính mạng, thân thể, danh dự và nhân phẩm của trẻ em; (bao gồm cả hành vi xâm hại tình dục trẻ em);

b) Giúp đỡ trẻ em điều trị, phục hồi sức khoẻ, tinh thần và tạo điều kiện để trẻ em trở lại cuộc sống bình thường, hoà nhập với gia đình, cộng đồng;

c) Thực hiện các biện pháp ngăn chặn trẻ em làm trái pháp luật, tổ chức giáo dục trẻ em làm trái pháp luật tại gia đình, cộng đồng.

28. Mọi trẻ em thuộc diện chính sách xã hội đều được hưởng chế độ.

Tất cả các trẻ em thuộc diện chính sách xã hội đều được hưởng chế độ của nhà nước; trường hợp trẻ em thuộc diện trên mà chưa được hưởng chế độ thì được hướng dẫn, giúp đỡ làm thủ tục để được hưởng chế độ theo quy định của nhà nước.

Phần thứ ba

QUY TRÌNH, THỦ TỤC ĐÁNH GIÁ TIÊU CHUẨN XÃ, PHƯỜNG PHÙ HỢP VỚI TRẺ EM

1. Hàng năm, việc xét, công nhận xã, phường phù hợp với trẻ em được tổ chức một năm một lần vào quý IV, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em cho năm sau và tổng kết năm về công tác BVCSGDTE.

2. Căn cứ tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em và tình hình thực tế của cấp xã, Ban DSGĐTE lập báo cáo đánh giá kết quả thực hiện (thời điểm đánh giá kết quả thực hiện là ngày 01 tháng 11 hàng năm) với các căn cứ và nguồn số liệu chính xác để trình Uỷ ban nhân dân xã, phường thảo luận, đánh giá công khai về kết quả đạt được đối với từng tiêu chuẩn xã phường phù hợp với trẻ em (kể cả trường hợp mà Ban DSGĐTE dự thảo đánh giá là chưa đạt tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em).

3. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn thảo luận báo cáo đánh giá kết quả thực hiện tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em, thống nhất kết quả đánh giá từng chỉ tiêu cụ thể và đề ra biện pháp phấn đấu đối với những chỉ tiêu chưa đạt được. Nếu đạt tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em thì đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp huyện xét công nhận.

4. Hồ sơ đề nghị công nhận xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em bao gồm:

a) Công văn đề nghị công nhận xã, phường phù hợp với trẻ em của Uỷ ban nhân dân cấp xã gửi Uỷ ban nhân dân cấp huyện;

b) Bản đánh giá kết quả thực hiện tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em;

c) Các bản thuyết minh về kết quả và nguồn số liệu (nếu có).

5. Kiểm tra, thẩm tra kết quả thực hiện tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em. Uỷ ban DSGĐTE cấp huyện chủ trì, phối hợp với các ngành, đoàn thể của huyện tiến hành kiểm tra, thẩm tra kết quả đạt được của từng chỉ tiêu và lập báo cáo thẩm định trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện (trường hợp các thông tin, số liệu của huyện sai lệch so với đánh giá của xã hoặc có những thông tin cần kiểm tra lại thì tiến hành thẩm định kết quả trên thực tế).

6. Uỷ ban nhân dân cấp huyện thảo luận hồ sơ đề nghị của cấp xã; báo cáo thẩm định của Uỷ ban DSGĐTE cấp huyện và quyết định công nhận hay không công nhận đạt tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em.

7. Hàng năm, Uỷ ban DSGĐTE các cấp lập báo cáo tình hình thực hiện tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em báo cáo Uỷ ban nhân dân cùng cấp và gửi về Uỷ ban DSGĐTE. Báo cáo tình hình thực hiện tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em phải được phân tích cụ thể kết quả của từng tiêu chuẩn, từng chỉ tiêu.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Ủy ban Dân số, gia đình và Trẻ em để xem xét, hướng dẫn, giải quyết .

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 03/2004/QĐ-DSGĐTE

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu03/2004/QĐ-DSGĐTE
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành01/06/2004
Ngày hiệu lực16/06/2004
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 03/2004/QĐ-DSGĐTE

Lược đồ Quyết định 03/2004/QĐ-DSGĐTE Hướng dẫn tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 03/2004/QĐ-DSGĐTE Hướng dẫn tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu03/2004/QĐ-DSGĐTE
                Cơ quan ban hànhUỷ Ban dân số gia đình và trẻ em
                Người kýLê Thị Thu
                Ngày ban hành01/06/2004
                Ngày hiệu lực16/06/2004
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật17 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Quyết định 03/2004/QĐ-DSGĐTE Hướng dẫn tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em

                  Lịch sử hiệu lực Quyết định 03/2004/QĐ-DSGĐTE Hướng dẫn tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em

                  • 01/06/2004

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 16/06/2004

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực