Quyết định 06/2007/QĐ-UBND

Quyết định 06/2007/QĐ-UBND về Quy chế quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu hàng hoá cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu qua Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Quảng Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành

Quyết định 06/2007/QĐ-UBND Quy chế quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái đã được thay thế bởi Quyết định 616/2012/QĐ-UBND Quy chế quản lý hoạt động tái xuất hàng hóa và được áp dụng kể từ ngày 29/03/2012.

Nội dung toàn văn Quyết định 06/2007/QĐ-UBND Quy chế quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái


UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/2007/QĐ-UBND

Hạ Long, ngày 02 tháng 01 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠM NHẬP TÁI XUẤT, CHUYỂN KHẨU HÀNG HOÁ CẤM XUẤT KHẨU, TẠM NGỪNG XUẤT KHẨU, CẤM NHẬP KHẨU, TẠM NGỪNG NHẬP KHẨU QUA KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH QUẢNG NINH

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03/12/2004;

Căn cứ Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài và Thông tư số 04/2006/TT-BTM ngày 06/4/2006 của Bộ Thương mại hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định 12/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định 107/2002/NĐ-CP ngày 23/12/2002 Quy định phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; quan hệ phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan;

Xét đề nghị của Sở Thương mại tại Văn bản số 1139/STM-KHNV ngày 14/11/2006; báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp tại Văn bản số 1902/TP-KTVB ngày 30/6/2006,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu hàng hoá cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu qua Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Quảng Ninh.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3: Các ông, bà: Chánh Văn phòng Uỷ ban Nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Thương mại; Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân: thị xã Móng Cái, các huyện: Bình Liêu, Hải Hà; Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành liên quan và các Thương nhân kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu các mặt hàng cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UBND TỈNH QUẢNG NINH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nhữ Thị Hồng Liên

 

QUY CHẾ

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠM NHẬP TÁI XUẤT, CHUYỂN KHẨU HÀNG HOÁ CẤM XUẤT KHẨU, TẠM NGỪNG XUẤT KHẨU, CẤM NHẬP KHẨU, TẠM NGỪNG NHẬP KHẨU QUA KHU KINH TẾ CỬA KHẨU TỈNH QUẢNG NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 06 /2007/QĐ-UBND ngày 02 /01/2007 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Quy chế này điều chỉnh việc quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu hàng hoá cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu qua các cửa khẩu, các điểm thông quan thuộc các Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Quảng Ninh.

2. Hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu hàng hoá cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu qua các cửa khẩu, các điểm thông quan thuộc các Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Quảng Ninh được thực hiện theo Quy chế này và các quy định có liên quan tại Thông tư số 04/2006/TT-BTM ngày 06/4/2006 của Bộ Thương mại hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài.

Điều 2. Hàng hóa được tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu qua Khu kinh tế cửa khẩu

1. Hàng hoá thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP của Chính phủ.

2. Hàng hoá tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu theo thông báo của Bộ Thương mại trong từng thời kỳ.

Tất cả những mặt hàng quy định tại Điều 2 của Quy chế này, Thương nhân chỉ được tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu qua Khu kinh tế cửa khẩu sau khi đã được Bộ Thương mại, Uỷ ban Nhân dân tỉnh cho phép qua các cửa khẩu, điểm thông quan thuộc Khu kinh tế cửa khẩu bằng văn bản.

Chương II

CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Điều kiện được cấp giấy phép

Ngoài những điều kiện quy định tại Thông tư số 04/2006/TT-BTM của Bộ Thương mại, Thương nhân kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu hàng hoá cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu qua khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Quảng Ninh phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Không nợ đọng các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải đóng góp khác với Nhà nước;

- Quá trình kinh doanh không bị xử lý về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; không bị các cơ quan quản lý về môi trường xử lý từ hình thức phạt tiền trở lên về việc không chấp hành các quy định của nhà nước về phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

Điều 4. Yêu cầu đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu qua Khu kinh tế cửa khẩu

- Hàng hoá tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu phải được đóng gói đúng quy cách theo quy định hiện hành đối với loại hàng hoá đó; đảm bảo đáp ứng các điều kiện về bảo quản, vận chuyển hàng hóa; không để xảy ra rơi vãi, phát tán trong quá trình lưu giữ, vận chuyển; không làm thay đổi tính chất, khối lượng của hàng hoá.

- Bến, kho, cảng lưu trữ, tập kết hàng: Phải là những bến, kho, cảng đã đăng ký kinh doanh và được cơ quan chức năng cho phép hoạt động kinh doanh xuất, nhập hàng hoá.

- Phương tiện giao nhận hàng hoá là những phương tiện phải đảm bảo các quy định về giao nhận hàng hoá và đáp ứng được các yêu cầu quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, được cấp có thẩm quyền cho phép giao nhận hàng hoá; có đủ điều kiện để niêm phong kẹp chì, biển hiệu rõ ràng, được trang bị đủ các phương tiện, đảm bảo các điều kiện về an toàn, vệ sinh môi trường.

- Nghiêm cấm bán, để thẩm lậu hàng hoá chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất trên lãnh thổ Việt Nam.

- Cấm đưa vào kho ngoại quan hàng hoá kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu thuộc danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, hàng hoá gây ô nhiễm môi trường.

Điều 5. Cửa khẩu làm thủ tục hải quan và địa điểm thông quan

1. Ngoài các cửa khẩu quốc tế, cảng biển quốc tế đã được Bộ Thương mại cấp phép, Thương nhân kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu chỉ được làm thủ tục hải quan tại các cửa khẩu và xuất hàng qua các địa điểm thông quan thuộc các khu kinh tế cửa khẩu sau khi được Uỷ ban Nhân dân tỉnh cho phép bằng văn bản.

a/ Các cửa khẩu làm thủ tục hải quan:

- Cửa khẩu Ka Long, Khu chuyển tải Vạn Gia thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái;

- Cửa khẩu Hoành Mô thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn;

- Cửa khẩu Bắc Phong Sinh thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh.

b/ Địa điểm thông quan hàng hoá:

* Hàng hoá tạm nhập tái xuất:

- Cửa khẩu Hoành Mô, điểm thông quan Đồng Văn thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn;

- Cửa khẩu Ka Long, Khu chuyển tải Vạn Gia, điểm thông quan Lục Lầm thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái;

- Cửa khẩu Bắc Phong Sinh thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh.

* Hàng hoá chuyển khẩu: Khu chuyển tải Vạn Gia thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái.

2. Cửa khẩu làm thủ tục hải quan, địa điểm xuất hàng cụ thể đối với từng lô hàng được ghi trong văn bản cho phép của Uỷ ban Nhân dân tỉnh.

Điều 6. Quy định về cấp phép kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu hàng hoá cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, cấm xuất xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu qua Khu kinh tế cửa khẩu

1. Về hồ sơ: Thương nhân kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu hàng hoá cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu qua Khu kinh tế cửa khẩu hồ sơ (02 bộ) về Sở Thương mại gồm:

- Văn bản đề nghị của doanh nghiệp.

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Trường hợp lần đầu tiên xin giấy phép, Thương nhân phải xuất trình bản chính và nộp bản sao có xác nhận của đơn vị; những lần sau, Thương nhân chỉ nộp bản sao có xác nhận của đơn vị);

- Văn bản cho phép của Bộ Thương mại (xuất trình bản chính và nộp Bản sao có xác nhận của Thương nhân);

- Hợp đồng (nguyên tắc) mua hàng, bán hàng (bản sao có xác nhận của Thương nhân).

Sở Thương mại có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, lấy ý kiến của các ngành, đơn vi liên quan đối với những trường hợp cần thiết, đề xuất, báo cáo Uỷ ban Nhân dân tỉnh cấp phép cho Thương nhân được tái xuất qua cửa khẩu, điểm thông quan thuộc Khu kinh tế cửa khẩu (gửi kèm theo 01 bộ hồ sơ gốc nói trên).

2. Thời hạn giải quyết:

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở Thương mại có trách nhiệm xem xét xử lý và trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh giải quyết.

+ Trường hợp cần lấy ý kiến của các ngành, địa phương liên quan, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở Thương mại có trách nhiệm gửi văn bản lấy ý kiến tham gia của các ngành, địa phương liên quan.

+ Các ngành, địa phương liên quan có trách nhiệm tham gia ý kiến bằng văn bản trong vòng 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị tham gia ý kiến của Sở Thương mại.

- Uỷ ban Nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 7. Trách nhiệm của các Ngành, địa phương liên quan

1. Sở Thương mại là cơ quan đầu mối giúp Uỷ ban Nhân dân tỉnh trong công tác quản lý kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu hàng hoá cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu qua các cửa khẩu, điểm thông quan thuộc Khu kinh tế cửa khẩu.

Sở Thương mại có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, tổng hợp báo cáo tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu hàng hoá về Uỷ ban Nhân dân tỉnh; Tham mưu trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung những quy định không hợp lý; Xử lý các trường hợp vi phạm trong hoạt động kinh doanh của các Thương nhân; báo cáo, đề xuất Uỷ ban Nhân dân tỉnh xử lý đối với những trường hợp vượt quá thẩm quyền của Sở.

Giao Sở Thương mại định kỳ hàng quý tổng hợp tình hình cấp giấy phép của tỉnh, tình hình chống buôn lậu và chống gian lận thương mại có liên quan đến việc cấp giấy phép, báo cáo Bộ Thương mại bằng văn bản.

2. Các ngành Hải quan, Công an, Bộ đội Biên phòng, Tài nguyên - Môi trường, Cảng vụ Hàng hải giải quyết các công việc liên quan thuộc thẩm quyền được giao; Phối kết hợp trong việc giải quyết công việc liên quan; Giải quyết thủ tục nhanh chóng, tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu; đồng thời tăng cường công tác đầu tranh chống buôn lậu, chống việc lợi dụng các hoạt động kinh doanh trên để thẩm lậu hàng hoá vào nội điạ.

3. Ủy ban Nhân dân: thị xã Móng Cái; các huyện Hải Hà, Bình Liêu có trách nhiệm chỉ đạo các Phòng, Ban chuyên môn tăng cường công tác quản lý hành chính, quản lý nhà nước trên địa bàn, phối hợp với các ngành chức năng trong công tác đấu tranh chống hàng hoá thẩm lậu vào thị trường nội địa.

Điều 8. Trách nhiệm của các Thương nhân kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu và đơn vị kinh doanh bến bãi

1. Các Thương nhân kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu phải chịu trách nhiệm quản lý, bảo quản hàng hoá trong quá trình vận chuyển, lưu tại bến bãi và xuất qua các cửa khẩu, điểm thông quan, không để thẩm lậu hàng hoá vào nội địa.

2. Các đơn vị kinh doanh bến, bãi; Thương nhân kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu phải thực hiện đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường theo quy định của Luật bảo vệ môi trường và các quy định hiện hành của pháp luật; phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để xẩy ra vi phạm gây ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường.

3. Các Thương nhân kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu hàng cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu theo định kỳ hàng tháng và đột xuất (khi có yêu cầu) về Sở Thương mại để tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ Thương mại.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 9. Điều khoản thi hành

Các Thương nhân kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, các đơn vị kinh doanh bến bãi, các cơ quan quản lý Nhà nư­ớc, các địa phương có liên quan phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định này, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình thực hiện Quy chế này, nếu có vướng mắc hoặc có vấn đề không phù hợp, các đơn vị báo cáo Uỷ ban Nhân dân tỉnh thông qua Sở Thương mại để tổng hợp, nghiên cứu trình ủy ban Nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung.

Giao Sở Thương mại chủ trì phối hợp với Cục Hải quan tỉnh và các ngành liên quan hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổ chức thực hiện Quy chế này./.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 06/2007/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu06/2007/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành02/01/2007
Ngày hiệu lực12/01/2007
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcXuất nhập khẩu
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 29/03/2012
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 06/2007/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 06/2007/QĐ-UBND Quy chế quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 06/2007/QĐ-UBND Quy chế quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu06/2007/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Quảng Ninh
                Người kýNhữ Thị Hồng Liên
                Ngày ban hành02/01/2007
                Ngày hiệu lực12/01/2007
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcXuất nhập khẩu
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 29/03/2012
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                Văn bản hướng dẫn

                  Văn bản được hợp nhất

                    Văn bản gốc Quyết định 06/2007/QĐ-UBND Quy chế quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái

                    Lịch sử hiệu lực Quyết định 06/2007/QĐ-UBND Quy chế quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái