Quyết định 06/2009/QĐ-UBND

Quyết định 06/2009/QĐ-UBND về Quy định phạm vi vùng phụ cận bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Long An do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành

Quyết định 06/2009/QĐ-UBND phạm vi vùng phụ cận bảo vệ công trình thủy đã được thay thế bởi Quyết định 43/2019/QĐ-UBND quy định vùng phụ cận bảo vệ công trình thủy lợi Long An và được áp dụng kể từ ngày 25/10/2019.

Nội dung toàn văn Quyết định 06/2009/QĐ-UBND phạm vi vùng phụ cận bảo vệ công trình thủy


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 06/2009/QĐ-UBND

Tân An, ngày 23 tháng 01 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHẠM VI VÙNG PHỤ CẬN BẢO VỆ CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi số 32/2001/PL-UBTVQH10 ngày 04/4/2001 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
Căn cứ Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi;
Căn cứ Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại tờ trình số 72/TTr-SNN ngày 16/01/2009,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này quy định phạm vi vùng phụ cận bảo vệ các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Long An.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký và thay thế quyết định số 1289/UB.QĐ.92 ngày 28/11/1992 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định về bảo vệ các công trình thủy nông.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thủ trưởng các sở ngành tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Cục KTVBQPPL-Bộ Tư pháp;
- TT. TU, TT. HĐND tỉnh;
- CT, PCT. UBND tỉnh;
- Như điều 5;
- Phòng NCTH;
- Lưu: VT, Nh

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Nguyên

 

QUY ĐỊNH

PHẠM VI VÙNG PHỤ CẬN BẢO VỆ CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 06/2009/QĐ-UBND ngày 23/01/2009 của UBND tỉnh Long An)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh

1. Quy định này áp dụng đối với tất cả các công trình thủy lợi đã được xây dựng và đưa vào quản lý, khai thác, sử dụng trong tỉnh Long An.

2. Vùng phụ cận các công trình thủy lợi được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi và các văn bản quy phạm pháp luật khác quy định về công trình thủy lợi.

Điều 2. Phạm vi vùng phụ cận

1. Phạm vi vùng phụ cận để bảo vệ công trình thủy lợi là giới hạn khoảng đất và không gian theo chiều thẳng đứng nằm ngoài, liền kề với khối kiến trúc xây dựng công trình.

2. Phạm vi vùng phụ cận công trình thủy lợi để phục vụ cho công tác bảo vệ an toàn công trình, vận hành, khai thác và sửa chữa, tu bổ được thuận lợi.

Điều 3. Phạm vi bảo vệ và trách nhiệm bảo vệ

Phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bao gồm: công trình và vùng phụ cận.

Trách nhiệm bảo vệ công trình phải được thực hiện theo các quy định sau:

a) Đơn vị, tổ chức nào trực tiếp quản lý công trình theo sự phân cấp có trách nhiệm xây dựng, trình duyệt và tổ chức thực hiện phương án bảo vệ theo các văn bản quy định của pháp luật.

b) Cơ quan quản lý cấp trên có thể ủy quyền hay phân cấp cho cơ quan cấp dưới tổ chức thực hiện phương án bảo vệ công trình do cấp trên quản lý.

c) Khi phát hiện công trình bị xâm hại hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố, thì người phát hiện có trách nhiệm ngăn chặn, khắc phục nếu có thể thực hiện được và báo cáo ngay cho tổ chức, cá nhân quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất để xử lý.

d) Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia bảo vệ và ứng cứu khi công trình có sự cố xảy ra.

đ) Việc thay đổi tiêu chuẩn, quy mô, mục đích sử dụng công trình đã có, việc bổ sung thêm công trình trong hệ thống phải tuân theo quy hoạch, kế hoạch do các cấp có thẩm quyền phê duyệt và có phương án bảo vệ tương ứng.

Điều 4. Thu hồi và sử dụng đất trong phạm vi bảo vệ công trình

1. Đất xây dựng công trình, đất trong vùng phụ cận đã đền bù, giải tỏa hoặc đất do người dân hiến để xây dựng công trình phải được thu hồi và giao quyền sử dụng đất cho các tổ chức, đơn vị (sau đây gọi chung là “chủ thể”) quản lý, khai thác công trình để quản lý, sử dụng đúng quy định.

Việc thu hồi và giao quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

2. Đất trong vùng phụ cận công trình chưa thu hồi thì người sử dụng đất hiện hữu vẫn được sử dụng bình thường nhưng không được xây dựng các công trình kiên cố, không được đào ao, đào hố, có các hành vi gây ảnh hưởng đến an toàn và cản trở, gây khó khăn cho việc quản lý, vận hành, bảo vệ công trình. Khi cần mở rộng công trình, người sử dụng đất có trách nhiệm giao đất trong phạm vi vùng phụ cận và được đền bù theo quy định của pháp luật.

3. Chủ đầu tư khi lập dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình thủy lợi phải xác định và đưa vào phạm vi bảo vệ công trình, mốc chỉ giới vào hồ sơ trình duyệt và thực hiện thủ tục xin thu hồi đất, giao quyền sử dụng đất cho các chủ thể tiếp nhận quản lý, khai thác công trình theo quy định tại khoản1, khoản 2 điều này.

Chương II

PHẠM VI VÙNG PHỤ CẬN BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

Điều 5. Quy định phạm vi vùng phụ cận

1. Đối với trạm bơm:

a) Phạm vi bảo vệ trạm bơm do các đơn vị báo cáo đầu tư và thiết kế kỹ thuật xác định để đảm bảo thông thoáng, cách xa khu chứa các vật liệu dễ cháy, nổ, ô nhiễm; dễ vận chuyển máy móc, thiết bị lắp đặt, sửa chữa, thuận tiện cho người vận hành và sửa chữa.

b) Phải xây dựng hàng rào bảo vệ khu vực trạm bơm và nhà quản lý.

2. Đối với cống, phạm vi vùng phụ cận được tính từ giới hạn phần xây đúc cuối cùng trở ra mỗi phía quy định như sau:

a) Cống đầu mối có khẩu độ rộng từ 3 mét trở lên, phạm vi vùng phụ cận 50 mét.

b) Cống có khẩu độ rộng nhỏ hơn 3 mét và cống bên trong nội đồng phạm vi vùng phụ cận tối thiểu là 10 mét.

c) Đối với cống có kết hợp cầu giao thông đi qua, thì ngoài các quy định vùng phụ cận như trên còn phải thỏa mãn các quy định về phạm vi bảo vệ của ngành giao thông vận tải đối với cầu, cống, đường.

d) Các cống đầu mối, cống nằm trong khu vực dân cư, khu công nghiệp phải có hàng rào bao quanh bảo vệ cống.

3. Đối với kênh nổi:

a) Có lưu lượng từ 2 m3/giây đến 10m3/giây phạm vi bảo vệ từ chân mái ngoài của kênh trở ra tối thiểu là 2 mét đến 3 mét; lưu lượng lớn hơn 10 m3/giây phạm vi bảo vệ từ chân mái ngoài của kênh trở ra tối thiểu là 3 mét đến 5 mét.

b) Có lưu lượng nhỏ hơn 2m3/giây, phạm vi bảo vệ từ chân mái ngoài của kênh trở ra tối thiểu là 1,5 mét đến 2 mét.

4. Đối với kênh chìm: phạm vi vùng phụ cận được lấy từ mép kênh trở ra mỗi bên và quy định cụ thể như sau:

a) Kênh có quy mô phục vụ tưới tiêu từ 5000 ha trở lên, vùng phụ cận tối thiểu là 25 mét.

b) Kênh phục vụ tưới tiêu từ 2000 ha đến dưới 5000 ha, vùng phụ cận tối thiểu là 20 mét.

c) Kênh phục vụ tưới tiêu từ 1000 ha đến dưới 2000 ha, vùng phụ cận tối thiểu là 15 mét.

d) Kênh phục vụ tưới tiêu từ 500 ha đến dưới 1000 ha, vùng phụ cận tối thiểu là 10 mét.

đ) Kênh nội đồng vùng phụ cận tối thiểu là 5 mét.

e) Đối với kênh chìm mà có đường giao thông, bờ đê kết hợp thì phần đất từ mép kênh đến chân đường giao thông, chân bờ đê phía kênh được coi là vùng phụ cận. Từ chân đường giao thông, chân đê về phía đồng phụ cận lấy theo quy định về giao thông và đê điều, nhưng tổng vùng phụ cận không được nhỏ hơn vùng phụ cận theo quy mô kênh tương ứng.

g) Những đoạn kênh đi qua trung tâm thị trấn, thị tứ, khu đông dân cư có nhà ở liên kế ven kênh vùng phụ cận tối thiểu là 5 mét.

h) Những kênh đào, nạo vét bằng xáng thổi (tàu hút bùn) và những kênh có nhiệm vụ đặc biệt khác, vùng phụ cận được xác định cụ thể trong từng dự án được phê duyệt.

i) Những kênh kết hợp làm đường giao thông thủy, ngoài các quy định trên còn phải phù hợp với quy định thủy giới của ngành giao thông vận tải.

5. Đối với kênh đã kiên cố hóa phải có đường đi lại để quản lý:

a) Bờ của kênh đã kiên cố hóa phục vụ từ 200 ha trở lên đối với kênh tưới nổi và từ 500 ha trở lên đối với kênh chìm, phải bố trí đường có mặt rộng tối thiểu 4 mét cho xe tải nhẹ và máy kéo chở vật tư, vận hành và sửa chữa công trình.

b) Các kênh còn lại phải có đường mặt rộng tối thiểu 2 mét cho xe thô sơ đi lại được.

c) Vùng phụ cận loại kênh này cách chân mái ngoài của đường theo quy định như kênh nổi tương ứng.

Những công trình thủy lợi đi qua hoặc nằm trong khu công nghiệp cũng thực hiện vùng phụ cận như nêu trên, các hoạt động khu công nghiệp không được làm ảnh hưởng đến sự an toàn, chất lượng của công trình và chất lượng nước. Trừ trường hợp công trình có quyết định chuyển đổi công năng hoàn toàn sang phục vụ công nghiệp thì sẽ được bàn giao cho chủ đầu tư khu công nghiệp để thực hiện theo dự án được duyệt.

Điều 6. Trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, các hoạt động sau đây chỉ được tiến hành khi có giấy phép.

1. Xây dựng công trình mới trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.

2. Xả nước thải vào công trình thủy lợi.

3. Khoan, đào, điều tra, khảo sát địa chất, thăm dò, thi công trong công trình khai thác nước dưới đất; khoan, đào thăm dò, khai thác khoáng sản; khoan đào thăm dò, khai thác vật liệu xây dựng.

4. Trồng cây lâu năm.

5. Khai thác các hoạt động du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, các hoạt động kinh doanh, dịch vụ.

6. Các hoạt động giao thông vận tải của xe cơ giới, trừ xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và xe cơ giới dành cho người tàn tật.

7. Xây dựng kho, bến, bãi, bốc dỡ, tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện.

8. Xây dựng chuồng trại chăn thả gia súc, nuôi trồng thủy sản.

9. Chôn, lấp phế thải, chất thải.

10. Xây dựng các công trình ngầm, bao gồm: đường ống dẫn dầu, đường ống cấp thoát nước, cáp điện, cáp thông tin.

Điều 7. Nghiêm cấm các hành vi sau đây:

1. Lấn chiếm, sử dụng đất trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, các hoạt động gây cản trở đến việc quản lý, sửa chữa và xử lý công trình khi có sự cố.

2. Các hành vi trái phép gây mất an toàn cho công trình thủy lợi trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi bao gồm:

a) Khoan, đào đất đá, xây dựng trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi gây mất an toàn cho công trình.

b) Sử dụng chất nổ gây hại, tự ý dỡ bỏ hoặc lấp công trình thủy lợi phục vụ lợi ích công cộng.

3. Thải các chất độc hại, nước thải chưa xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn cho phép vào công trình thủy lợi.

4. Vận hành công trình trái với quy trình, quy phạm kỹ thuật đã được quy định, người không phận sự vào trong hàng rào bảo vệ hoặc tự ý vận hành công trình.

5. Các hành vi khác gây mất an toàn hoặc cản trở đến quản lý, khai thác và sử dụng công trình thủy lợi.

Điều 8. Xử lý nhà ở, công trình trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi

1. Việc xử lý nhà ở, công trình hiện có trong phạm vi bảo vệ:

a) Nhà ở, công trình lấn chiếm đất công trình thủy lợi, lấn chiếm đất vùng phụ cận đã được đền bù, giải tỏa, thu hồi hoặc đất hiến cho công trình đều phải tháo dỡ trả lại cho công trình.

b) Nhà ở, công trình hiện có nằm trong vùng phụ cận công trình thủy lợi ngoài quy định tại điểm a khoản 1 điều này được tiếp tục sử dụng, cải tạo, sửa chữa nhưng không được nâng cấp, mở rộng hơn hiện trạng. Khi cần nâng cấp, mở rộng công trình, người sử dụng đất có trách nhiệm giao đất trong phạm vi vùng phụ cận và được đền bù theo quy định của pháp luật.

2. Việc cải tạo, sửa chữa công trình, nhà ở quy định tại điểm b khoản 1 điều này phải được phép của cơ quan có thẩm quyền theo quy định phân cấp quản lý công trình thủy lợi và quy định của Luật Xây dựng.

Chương III

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 9. Khen thưởng

Tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động bảo vệ công trình thủy lợi được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 10. Xử lý vi phạm

1. Mọi hành vi vi phạm về bảo vệ công trình thủy lợi đều bị xử lý. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm hoặc bao che cho người có hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ công trình thủy lợi thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 11. Trách nhiệm của các sở ngành liên quan

1. Sở Tài nguyên – Môi trường và UBND các huyện, thị xã lập thủ tục thu hồi, giao đất theo kế hoạch và yêu cầu của các chủ đầu tư, các đơn vị quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

2. Sở Giao thông - Vận tải chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn và UBND các huyện, thị xã để quy hoạch mạng lưới giao thông thủy, bộ, xác định lộ giới, phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi có kết hợp giao thông; thực hiện cắm biển báo, chỉ giới đảm bảo an toàn giao thông.

3. Sở Kế hoạch - Đầu tư tổng hợp và cân đối kế hoạch bố trí vốn xây dựng vùng phụ cận công trình thủy lợi hàng năm.

4. Sở Tài chính bố trí vốn theo kế hoạch hàng năm để thực hiện giải tỏa, đền bù, xây dựng hàng rào, mốc chỉ giới, bảng thông báo…vùng phụ cận theo quy định để đáp ứng yêu cầu quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

5. Sở Xây dựng phối hợp với Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn và UBND các huyện, thị xã để kiểm tra và thực hiện cấp phép xây dựng không vi phạm quy định vùng phụ cận công trình.

6. Ngành Công an, Thanh tra phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ ngành nông nghiệp – phát triển nông thôn thực hiện giám sát, thanh kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ công trình thủy lợi.

7. Báo Long An, Đài Phát thanh và Truyền hình Long An có kế hoạch thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người hiểu biết và thi hành.

8. Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn:

a) Kết hợp với các cơ quan chức năng, các đoàn thể xã hội và UBND các cấp tổ chức tuyên truyền phổ biến rộng rãi các quy định về quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi theo Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi, các nghị định hướng dẫn và quyết định này.

b) Rà soát và xây dựng chương trình, kế hoạch, lập các dự án vùng phụ cận để thực hiện tốt công tác quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi theo sự phân cấp của tỉnh.

Điều 12. Trách nhiệm của UBND các cấp

1. UBND các huyện, thị xã chỉ đạo các đơn vị chức năng lập kế hoạch xây dựng vùng phụ cận, thu hồi giao quyền sử dụng đất vùng phụ cận công trình thủy lợi trong địa bàn địa phương theo sự phân cấp của UBND tỉnh; tổ chức kiểm tra và xử lý vi phạm bảo vệ công trình thủy lợi.

2. UBND các xã, phường, thị trấn tuyên truyền, giáo dục nhân dân có ý thức bảo vệ công trình, kịp thời phát hiện các hành vi phá hoại, các nguy cơ hư hỏng và và huy động lực lượng tại chỗ để ứng cứu khi công trình có sự cố, đồng thời báo cáo lên cấp trên và cơ quan trực tiếp quản lý công trình biết để có phương án xử lý ổn định./.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 06/2009/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu06/2009/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành23/01/2009
Ngày hiệu lực02/02/2009
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 25/10/2019
Cập nhật4 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 06/2009/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 06/2009/QĐ-UBND phạm vi vùng phụ cận bảo vệ công trình thủy


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 06/2009/QĐ-UBND phạm vi vùng phụ cận bảo vệ công trình thủy
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu06/2009/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Long An
                Người kýNguyễn Thanh Nguyên
                Ngày ban hành23/01/2009
                Ngày hiệu lực02/02/2009
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcLĩnh vực khác
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 25/10/2019
                Cập nhật4 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                Văn bản hướng dẫn

                  Văn bản được hợp nhất

                    Văn bản gốc Quyết định 06/2009/QĐ-UBND phạm vi vùng phụ cận bảo vệ công trình thủy

                    Lịch sử hiệu lực Quyết định 06/2009/QĐ-UBND phạm vi vùng phụ cận bảo vệ công trình thủy