Nội dung toàn văn Quyết định 06/2014/QĐ-UBND quy hoạch phát triển kinh tế xã hội ngành lĩnh vực sản phẩm chủ yếu Thái Bình
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2014/QĐ-UBND | Thái Bình, ngày 30 tháng 06 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT, ĐIỀU CHỈNH VÀ CÔNG BỐ QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI; QUY HOẠCH NGÀNH, LĨNH VỰC VÀ SẢN PHẨM CHỦ YẾU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 98/TTr-SKHĐT ngày 16/5/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định về tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu trên địa bàn tỉnh Thái Bình".
Điều 2. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 16/2011/QĐ-UBND ngày 16/11/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Các quy định khác trước đây của Ủy ban nhân dân tỉnh có nội dung trái với quy định ban hành tại Quyết định này thì bị bãi bỏ.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc các sở, Thủ trưởng ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUY ĐỊNH
TỔ CHỨC LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT, ĐIỀU CHỈNH VÀ CÔNG BỐ QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI; QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH, LĨNH VỰC VÀ SẢN PHẨM CHỦ YẾU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 06/2014/QĐ-UBND ngày 30/6/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện, thành phố; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng thuộc tỉnh; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu của tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Bình (trừ quy hoạch xây dựng và quy hoạch sử dụng đất).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh, công bố và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện, thành phố; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng thuộc tỉnh; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu của tỉnh trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí là những yêu cầu về nội dung nghiên cứu, tổ chức thực hiện đối với dự án quy hoạch và dự toán các khoản chi tương ứng để thực hiện nhiệm vụ quy hoạch, do cơ quan lập quy hoạch xây dựng và được người có thẩm quyền phê duyệt.
2. Cơ quan tổ chức lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện, thành phố; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng thuộc tỉnh; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu của tỉnh là Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Cơ quan lập quy hoạch là cơ quan, đơn vị được cơ quan tổ chức lập quy hoạch giao nhiệm vụ lập dự án quy hoạch, cụ thể như sau:
a) Đối với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng thuộc tỉnh: Cơ quan lập quy hoạch là Sở Kế hoạch và Đầu tư.
b) Đối với quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu của tỉnh: Cơ quan lập quy hoạch là sở, ngành quản lý ngành thuộc tỉnh.
c) Đối với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện, thành phố: Cơ quan lập quy hoạch là Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư là đơn vị thường trực của Hội đồng thẩm định quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện, thành phố; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng thuộc tỉnh; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu của tỉnh.
Điều 4. Nguyên tắc chung trong việc lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
1. Bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất giữa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu với quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất.
2. Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu của tỉnh; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện, thành phố; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng thuộc tỉnh phải đảm bảo tính thống nhất. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội phải đáp ứng yêu cầu về quốc phòng, an ninh. Các sở, ngành, địa phương, các cơ quan chức năng có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ, cung cấp những thông tin cần thiết cho cơ quan lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Kết hợp chặt chẽ giữa hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự; giữa yêu cầu trước mắt với lâu dài; gắn hiệu quả bộ phận với hiệu quả tổng thể, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
4. Bảo đảm tính khoa học, tính tiên tiến, liên tục và kế thừa; dựa trên các kết quả điều tra cơ bản, các định mức kinh tế - kỹ thuật, các tiêu chí, chỉ tiêu có liên quan để xây dựng quy hoạch.
5. Phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
6. Cơ quan lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội phải đồng thời lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược trong quá trình lập quy hoạch.
Điều 5. Thời kỳ lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu lập cho thời kỳ 10 năm, có tầm nhìn từ 15 - 20 năm và thể hiện cho từng giai đoạn 5 năm. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu được rà soát, điều chỉnh, bổ sung phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
Điều 6. Xây dựng kế hoạch lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu
Vào năm cuối của giai đoạn thực hiện kế hoạch 5 năm, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố xây dựng, trình Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt danh mục các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu cần lập trong 5 năm kế hoạch tiếp theo.
Hàng năm cùng với thời kỳ xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, căn cứ nhu cầu lập mới hoặc rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch và danh mục kế hoạch quy hoạch 5 năm; các sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố xây dựng kế hoạch lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu cho năm sau, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua; trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hỗ trợ vốn theo quy định.
Căn cứ Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt dự toán chi cho công tác lập quy hoạch, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch phân bổ kinh phí lập quy hoạch chi tiết tới từng danh mục để triển khai thực hiện.
Kinh phí cho công tác lập và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu được cân đối trong dự toán chi ngân sách địa phương hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Chương II
TỔ CHỨC LẬP QUY HOẠCH
MỤC 1. ĐỀ CƯƠNG, NHIỆM VỤ QUY HOẠCH VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ
Điều 7. Căn cứ lập đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí
1. Các văn bản quy phạm pháp luật, nghị quyết, quyết định về chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Quốc hội và Chính phủ liên quan đến vùng, địa phương, ngành, lĩnh vực, sản phẩm cần lập quy hoạch;
2. Các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương và của tỉnh đặt ra yêu cầu phải lập quy hoạch;
3. Các quy hoạch liên quan còn hiệu lực thi hành;
4. Các văn bản hướng dẫn về kinh phí cho công tác quy hoạch và các quy định hiện hành về quản lý tài chính có liên quan.
Điều 8. Đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí
1. Cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm xây dựng đề cương, nhiệm vụ quy hoạch, dự toán kinh phí và trình phê duyệt theo quy định.
2. Đề cương, nhiệm vụ quy hoạch của dự án quy hoạch gồm các nội dung chính như sau:
a) Tên dự án quy hoạch;
b) Sự cần thiết, tính cấp bách và ý nghĩa thực tiễn của quy hoạch;
c) Các căn cứ để lập quy hoạch;
d) Phạm vi, thời kỳ lập quy hoạch;
đ) Mục tiêu, yêu cầu và các vấn đề chính cần giải quyết của dự án quy hoạch;
e) Các nội dung chủ yếu của các loại quy hoạch tương ứng theo quy định tại các Điều 15, 16 của Quy định này;
g) Các yêu cầu về hồ sơ sản phẩm của dự án quy hoạch;
h) Yêu cầu về tiến độ; trách nhiệm của các bên liên quan trong quá trình xây dựng dự án quy hoạch.
3. Dự toán kinh phí đối với dự án quy hoạch được lập theo quy định tại các văn bản hướng dẫn về kinh phí cho công tác quy hoạch và các quy định hiện hành về quản lý tài chính có liên quan.
4. Hồ sơ thẩm định đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí gồm:
a) Tờ trình đề nghị của cơ quan lập quy hoạch;
b) Đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí;
c) Văn bản chủ trương cho phép triển khai lập quy hoạch;
d) Các văn bản pháp lý có liên quan.
Điều 9. Thẩm định đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí
1. Ủy ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức thẩm định đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí đối với các dự án quy hoạch thuộc thẩm quyền, cụ thể như sau:
a) Việc thẩm định đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thực hiện theo hình thức thành lập Hội đồng thẩm định.
Số lượng thành viên, cơ cấu, thành phần của Hội đồng thẩm định đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí của dự án quy hoạch do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định, nhưng phải có đại diện của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính.
Điều kiện tiến hành phiên họp, việc biểu quyết đánh giá của Hội đồng thẩm định đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí được áp dụng tương ứng đối với Hội đồng thẩm định dự án quy hoạch quy định tại Điều 23 và Điều 24 Quy định này.
b) Việc thẩm định đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí của dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện, thành phố; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng thuộc tỉnh; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu của tỉnh thực hiện theo hình thức lấy ý kiến thẩm định bằng văn bản của các cơ quan có liên quan; trong đó phải có ý kiến của Bộ quản lý ngành, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính (đối với các quy hoạch ngành của tỉnh); ý kiến của Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính (đối với các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện, thành phố; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng thuộc tỉnh).
2. Đơn vị thường trực của Hội đồng thẩm định quy hoạch có nhiệm vụ triển khai công tác thẩm định, cụ thể như sau:
a) Tiếp nhận hồ sơ thẩm định đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí.
b) Trong trường hợp thành lập Hội đồng thẩm định, đơn vị thường trực của Hội đồng thẩm định quy hoạch tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định danh sách Hội đồng thẩm định; triển khai họp thẩm định; tổng hợp ý kiến của các thành viên Hội đồng thẩm định; phối hợp với cơ quan lập quy hoạch hoàn thiện đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí và lập Báo cáo kết quả thẩm định.
c) Trong trường hợp lấy ý kiến thẩm định bằng văn bản, đơn vị thường trực của Hội đồng thẩm định quy hoạch chịu trách nhiệm triển khai lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan có liên quan, tổng hợp ý kiến thẩm định; phối hợp với cơ quan lập quy hoạch hoàn thiện đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí và lập Báo cáo kết quả thẩm định.
3. Báo cáo kết quả thẩm định đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí bao gồm một số nội dung chủ yếu sau:
a) Sự phù hợp của các căn cứ pháp lý;
b) Sự cần thiết, tính cấp bách và ý nghĩa thực tiễn của quy hoạch;
c) Sự phù hợp về nội dung của đề cương, nhiệm vụ quy hoạch, dự toán kinh phí và nguồn vốn lập quy hoạch;
d) Kết luận của Hội đồng thẩm định (đối với trường hợp thành lập Hội đồng thẩm định) hoặc kiến nghị của đơn vị thường trực của Hội đồng thẩm định quy hoạch (đối với trường hợp lấy ý kiến thẩm định bằng văn bản).
4. Báo cáo kết quả thẩm định được gửi cho cơ quan lập quy hoạch để lập hồ sơ trình phê duyệt đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí.
Điều 10. Trình phê duyệt đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí
1. Cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm trình phê duyệt đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí.
2. Hồ sơ trình phê duyệt bao gồm:
a) Tờ trình của cơ quan lập, quy hoạch;
b) Báo cáo kết quả thẩm định đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí theo quy định tại khoản 3, Điều 9 Quy định này;
c) Dự thảo quyết định phê duyệt đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 Quy định này.
Điều 11. Thẩm quyền phê duyệt đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí đối với các dự án quy hoạch do Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức lập.
MỤC 2. LẬP QUY HOẠCH
Điều 12. Căn cứ lập quy hoạch
1. Đối với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
a) Đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí đã được phê duyệt;
b) Kết quả thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước giai đoạn trước và kết quả nghiên cứu xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước giai đoạn tiếp theo;
c) Các nghị quyết, quyết định về chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Quốc hội và Chính phủ;
d) Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh và các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh;
đ) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của vùng;
e) Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực cấp quốc gia;
g) Quy hoạch xây dựng, đô thị và quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
h) Quy hoạch xây dựng, đô thị và quy hoạch sử dụng đất của tỉnh giai đoạn trước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
i) Các kết quả điều tra cơ bản, khảo sát và hệ thống số liệu, tài liệu liên quan.
2. Đối với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện, thành phố; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng thuộc tỉnh
a) Đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí đã được phê duyệt;
b) Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện, thành phố và các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng bộ, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố;
c) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh;
d) Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực của tỉnh;
đ) Quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
e) Quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện giai đoạn trước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
g) Hệ thống số liệu thống kê, các kết quả điều tra, khảo sát, các số liệu, tài liệu liên quan và dự báo trong tỉnh, huyện và các huyện lân cận.
3. Đối với quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu của tỉnh
a) Đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí đã được phê duyệt;
b) Kết quả thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước giai đoạn trước và kết quả nghiên cứu xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước giai đoạn tiếp theo;
c) Các nghị quyết, quyết định về chủ trương phát triển kinh tế - xã hội có liên quan của Đảng, Quốc hội và Chính phủ;
d) Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm có liên quan của cả nước;
đ) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh;
e) Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực có liên quan của tỉnh;
g) Quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
h) Hệ thống số liệu thống kê, các kết quả điều tra cơ bản, khảo sát và hệ thống số liệu, tài liệu liên quan. Các kết quả dự báo về thị trường và tiến bộ khoa học công nghệ trong nước và quốc tế.
Điều 13. Phương thức thực hiện lập quy hoạch
1. Căn cứ nội dung đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí được phê duyệt, đơn vị lập quy hoạch có văn bản đề xuất phương thức thực hiện lập quy hoạch, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phương thức thực hiện lập quy hoạch theo các hình thức:
a) Tự thực hiện đối với những cơ quan lập quy hoạch có đủ điều kiện năng lực.
b) Trong trường hợp cơ quan lập quy hoạch không đủ điều kiện năng lực thực hiện nhiệm vụ lập quy hoạch thì mời chuyên gia, thuê tư vấn để thực hiện một số công việc nhất định trong công tác quy hoạch nhưng cơ quan lập quy hoạch phải chịu trách nhiệm về việc lập và trình duyệt quy hoạch.
2. Việc lựa chọn tổ chức, chuyên gia tham gia tư vấn lập quy hoạch thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Các tổ chức, chuyên gia tư vấn lập quy hoạch chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng và tiến độ thực hiện dự án quy hoạch theo hợp đồng đã ký với cơ quan lập quy hoạch.
3. Cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm phối hợp với tư vấn lập quy hoạch trong quá trình lập quy hoạch, đảm bảo tuân thủ đề cương, nhiệm vụ quy hoạch đã được phê duyệt và chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của dự án quy hoạch.
Điều 14. Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của dự án quy hoạch
1. Đối với những dự án quy hoạch phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược theo quy định tại Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường, cơ quan lập quy hoạch chịu trách nhiệm lập hoặc thuê tư vấn lập Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược trong quá trình lập quy hoạch.
2. Việc lập, thẩm định và phê duyệt Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Điều 15. Nội dung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
Nội dung chủ yếu của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội bao gồm:
1. Phân tích, đánh giá các yếu tố, điều kiện tự nhiên, xã hội và nguồn lực tác động đến phát triển kinh tế - xã hội; phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội; đánh giá về các tiềm năng, lợi thế so sánh, hạn chế và cơ hội, thách thức đối với phát triển trong thời kỳ quy hoạch;
2. Phân tích, dự báo ảnh hưởng của các yếu tố trong nước và quốc tế đến phát triển kinh tế - xã hội;
3. Luận chứng xây dựng và lựa chọn các phương án phát triển kinh tế - xã hội;
4. Luận chứng quan điểm, mục tiêu phát triển;
5. Phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực chủ yếu;
6. Phương hướng phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật;
7. Phương hướng phát triển kinh tế kết hợp với an ninh quốc phòng;
8. Phương hướng tổ chức không gian (bao gồm: phương hướng sử dụng đất, phát triển đô thị, xây dựng nông thôn mới và phát triển các trục kinh tế...). Thể hiện phương án quy hoạch trên bản đồ;
9. Phương hướng bảo vệ môi trường;
10. Xây dựng danh mục các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư;
11. Các giải pháp thực hiện quy hoạch (giải pháp về vốn, nhân lực, khoa học công nghệ, cơ chế chính sách, tổ chức thực hiện...).
Điều 16. Nội dung quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu
1. Nội dung chủ yếu của quy hoạch phát triển các ngành sản xuất kinh doanh.
Quy hoạch phát triển các ngành sản xuất kinh doanh được gọi là quy hoạch "mềm" có tính chất định hướng và phải phù hợp với điều kiện thực tế địa phương.
Nội dung chủ yếu của quy hoạch phát triển các ngành sản xuất kinh doanh bao gồm:
a) Phân tích, đánh giá các yếu tố, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến sự phát triển của ngành; phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển và phân bố ngành; đánh giá về các tiềm năng, lợi thế so sánh, hạn chế và cơ hội, thách thức đối với phát triển ngành trong thời kỳ quy hoạch. Xác định vị trí, vai trò của ngành đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;
b) Phân tích, dự báo các yếu tố tác động đến phát triển ngành, trong đó có phân tích, dự báo đầy đủ yếu tố khoa học công nghệ, thị trường và yêu cầu về năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ;
c) Luận chứng các phương án phát triển ngành, sản phẩm chủ yếu và các điều kiện chủ yếu đảm bảo mục tiêu quy hoạch được thực hiện (đầu tư, công nghệ, lao động);
d) Luận chứng các quan điểm, mục tiêu phát triển ngành;
đ) Luận chứng phương hướng phát triển ngành trong thời kỳ quy hoạch;
e) Luận chứng phương án phân bố ngành trên địa bàn tỉnh nhất là đối với các công trình then chốt; phương án sử dụng đất và bảo vệ môi trường;
g) Xây dựng danh mục công trình, dự án đầu tư trọng điểm có cân đối nguồn vốn để bảo đảm thực hiện;
h) Xác định các giải pháp thực hiện quy hoạch;
i) Thể hiện các phương án quy hoạch trên bản đồ.
2. Nội dung chủ yếu của quy hoạch phát triển các ngành thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng.
Quy hoạch phát triển các ngành thuộc lĩnh vực kết cấu hạ tầng (gồm cả kết cấu hạ tầng kinh tế và kết cấu hạ tầng xã hội) được gọi là quy hoạch "cứng" có thời gian định hướng quy hoạch là 20 năm hoặc xa hơn và có tính ổn định lâu dài, tính ràng buộc cao. Nội dung chủ yếu của quy hoạch phát triển các ngành thuộc kết cấu hạ tầng gồm:
a) Xác định nhu cầu của phát triển kinh tế - xã hội;
b) Dự báo tiến bộ khoa học, công nghệ và phát triển kết cấu hạ tầng của khu vực tác động tới phát triển kết cấu hạ tầng của tỉnh trong thời kỳ quy hoạch;
c) Luận chứng các phương án phát triển kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh;
d) Luận chứng các giải pháp, công trình ưu tiên đầu tư và tổ chức thực hiện;
đ) Thể hiện các phương án quy hoạch trên bản đồ.
3. Nội dung chủ yếu của quy hoạch phát triển sản phẩm:
a) Xác định vai trò, nhu cầu tiêu dùng nội địa và khả năng thị trường nước ngoài của sản phẩm;
b) Phân tích hiện trạng phát triển và tiêu thụ sản phẩm;
c) Dự báo khả năng công nghệ và sức cạnh tranh của sản phẩm;
d) Luận chứng các phương án phát triển và khuyến nghị phương án phân bố sản xuất trên địa bàn tỉnh;
đ) Xác định các giải pháp thực hiện quy hoạch;
e) Thể hiện các phương án quy hoạch trên bản đồ.
Điều 17. Lấy ý kiến vào dự thảo báo cáo tổng hợp quy hoạch
1. Cơ quan lập quy hoạch hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh (trong trường hợp xin ý kiến Bộ, ngành Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố lân cận) phải gửi lấy ý kiến tham gia bằng văn bản của các cơ quan liên quan vào dự thảo báo cáo tổng hợp quy hoạch để hoàn thiện trước khi trình thẩm định, cụ thể:
a) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh phải lấy ý kiến các Bộ, ngành Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố lân cận;
b) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện, thành phố; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng thuộc tỉnh phải lấy ý kiến các sở, ngành của tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố trong tỉnh;
c) Quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu của tỉnh phải lấy ý kiến của Bộ quản lý ngành, các sở, ngành của tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố trong tỉnh.
2. Cơ quan lập quy hoạch có thể lấy ý kiến của Mặt trận Tổ quốc, hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, các đơn vị, chuyên gia có liên quan để hoàn thiện dự thảo báo cáo tổng hợp quy hoạch; đồng thời phải đăng dự thảo báo cáo tổng hợp quy hoạch trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh trong thời gian 30 ngày để tiếp thu những ý kiến đóng góp của nhân dân.
3. Các sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các đơn vị liên quan thuộc tỉnh khi được cơ quan lập quy hoạch xin ý kiến, phải có trách nhiệm tham gia ý kiến bằng văn bản về dự thảo báo cáo tổng hợp quy hoạch trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến.
Chương III
TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH
MỤC 1. THẨM ĐỊNH QUY HOẠCH
Điều 18. Thẩm quyền thẩm định quy hoạch
Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm lập Hội đồng thẩm định để tổ chức thẩm định dự án quy hoạch.
Điều 19. Hội đồng thẩm định
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định thành lập Hội đồng thẩm định.
2. Hội đồng thẩm định làm việc theo nguyên tắc thảo luận công khai, trực tiếp và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về các kết luận thẩm định.
3. Trong trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân tỉnh có thể thuê các tổ chức tư vấn, cá nhân có năng lực tham gia thẩm định các dự án quy hoạch.
4. Số lượng và tiêu chuẩn thành viên Hội đồng thẩm định:
a) Đối với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh: Hội đồng thẩm định có tối thiểu 11 người, bao gồm: 01 Chủ tịch Hội đồng (là lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh); 02 ủy viên phản biện là chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, khoa học, môi trường và có kinh nghiệm trong công tác quy hoạch với ít nhất 04 năm kinh nghiệm nếu có bằng đại học, 02 năm kinh nghiệm nếu có bằng thạc sỹ, 01 năm nếu có bằng tiến sỹ; 01 ủy viên thường trực Hội đồng (là lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư); các ủy viên Hội đồng (là lãnh đạo các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và có thể mời đại diện của một số Bộ, ngành Trung ương, đại diện Mặt trận tổ quốc, hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội và các chuyên gia quy hoạch).
b) Đối với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện, thành phố; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng thuộc tỉnh: Hội đồng thẩm định có tối thiểu 09 người, bao gồm: 01 Chủ tịch Hội đồng (là lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh); 02 ủy viên phản biện là chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, khoa học, môi trường và có kinh nghiệm trong công tác quy hoạch; 01 Ủy viên thường trực Hội đồng (là lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư); các ủy viên Hội đồng (là lãnh đạo các sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố có liên quan và có thể mời đại diện Mặt trận tổ quốc, hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội và các chuyên gia quy hoạch).
c) Đối với quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu của tỉnh: Hội đồng thẩm định có tối thiểu 09 người, bao gồm: 01 Chủ tịch Hội đồng (là lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh); 02 ủy viên phản biện, có trình độ đại học trở lên về chuyên môn có liên quan đến ngành, lĩnh vực, sản phẩm được quy hoạch và có kinh nghiệm trong công tác quy hoạch với ít nhất 03 năm kinh nghiệm nếu có bằng đại học, 02 năm kinh nghiệm nếu có bằng thạc sỹ, 01 năm nếu có bằng tiến sỹ; 01 ủy viên thường trực Hội đồng (là lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư); các ủy viên Hội đồng (là lãnh đạo các sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và có thể mời đại diện Mặt trận tổ quốc, hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội và các chuyên gia quy hoạch).
Điều 20. Nhiệm vụ của đơn vị thường trực của Hội đồng thẩm định quy hoạch
1. Kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của hồ sơ trình thẩm định.
2. Đề xuất số lượng, cơ cấu của Hội đồng thẩm định dự án quy hoạch (Hội đồng thẩm định) và dự thảo quyết định thành lập Hội đồng thẩm định (theo mẫu tại Phụ lục 2 Quy định này), trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
3. Xây dựng, trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định thông qua kế hoạch tổ chức thẩm định.
4. Gửi hồ sơ tới các thành viên Hội đồng thẩm định.
5. Tổng hợp ý kiến của các thành viên Hội đồng thẩm định.
6. Hướng dẫn cơ quan lập quy hoạch triển khai thực hiện kết luận của Hội đồng thẩm định và tổ chức thẩm định lại (nếu có).
7. Dự thảo báo cáo thẩm định.
8. Lập tờ trình phê duyệt quy hoạch và dự thảo quyết định phê duyệt quy hoạch.
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến công tác thẩm định dự án quy hoạch theo phân công của Chủ tịch Hội đồng thẩm định.
Điều 21. Hồ sơ thẩm định dự án quy hoạch
1. Hồ sơ thẩm định dự án quy hoạch gồm:
a) Tờ trình của cơ quan lập quy hoạch;
b) Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt quy hoạch (đã hoàn thiện sau khi lấy ý kiến của các cơ quan liên quan) được in trên giấy khổ A4, đóng quyển, trang phụ bìa có chữ ký, đóng dấu của Thủ trưởng cơ quan lập quy hoạch và tổ chức tư vấn lập quy hoạch (nếu có);
c) Các báo cáo chuyên đề (ghi rõ tên tác giả); các bảng biểu số liệu (ghi rõ nguồn thông tin);
d) Hệ thống bản đồ, sơ đồ theo quy định tại Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;
đ) Báo cáo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (nếu có);
e) Quyết định phê duyệt đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí;
g) Các văn bản đóng góp ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức có liên quan;
h) Báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan.
2. Số lượng tối thiểu bộ hồ sơ thẩm định quy hoạch quy định như sau:
a) Đối với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh: 15 bộ.
b) Đối với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện, thành phố; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng thuộc tỉnh: 12 bộ.
c) Đối với quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu của tỉnh: 12 bộ.
Đơn vị thường trực của Hội đồng thẩm định quy hoạch có thể yêu cầu cơ quan lập quy hoạch cung cấp thêm hồ sơ theo yêu cầu của Hội đồng thẩm định.
3. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, đơn vị thường trực của Hội đồng thẩm định quy hoạch có thông báo bằng văn bản cho cơ quan lập quy hoạch.
Điều 22. Lấy ý kiến trong quá trình tổ chức thẩm định dự án quy hoạch
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định thành lập Hội đồng thẩm định, đơn vị thường trực của Hội đồng thẩm định quy hoạch gửi hồ sơ thẩm định dự án quy hoạch tới các thành viên Hội đồng thẩm định để lấy ý kiến đóng góp.
2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ thẩm định dự án quy hoạch, các ủy viên Hội đồng thẩm định phải gửi ý kiến bằng văn bản tới đơn vị thường trực của Hội đồng thẩm định quy hoạch để tổng hợp.
Điều 23. Họp thẩm định dự án quy hoạch
1. Trong thời hạn 15 ngày làm việc sau khi nhận được ý kiến của các thành viên Hội đồng thẩm định, đơn vị thường trực của Hội đồng thẩm định quy hoạch tổng hợp ý kiến và trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định về việc tổ chức họp thẩm định dự án quy hoạch.
2. Điều kiện tiến hành họp thẩm định dự án quy hoạch:
a) Có ít nhất hai phần ba (2/3) số thành viên Hội đồng thẩm định tham dự, trong đó có Chủ tịch Hội đồng thẩm định, 01 Ủy viên phản biện và Ủy viên thường trực Hội đồng thẩm định;
b) Có đại diện của cơ quan lập quy hoạch và tư vấn lập quy hoạch (nếu có).
3. Chủ tịch Hội đồng thẩm định xem xét, quyết định việc mời đại biểu không phải là thành viên Hội đồng thẩm định tham dự phiên họp thẩm định dự án quy hoạch. Đại biểu được mời được tham gia ý kiến tại cuộc họp nhưng không được tham gia biểu quyết.
4. Chương trình họp thẩm định dự án quy hoạch thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 3 Quy định này.
5. Các văn bản được thông qua tại cuộc họp thẩm định dự án quy hoạch bao gồm:
a) Biên bản phiên họp thẩm định dự án quy hoạch;
b) Biên bản kiểm phiếu đánh giá dự án quy hoạch của Hội đồng thẩm định;
c) Kết luận của Hội đồng thẩm định.
Điều 24. Biểu quyết đánh giá dự án quy hoạch của Hội đồng thẩm định
1. Hội đồng thẩm định biểu quyết đánh giá dự án quy hoạch bằng Phiếu biểu quyết đánh giá của thành viên Hội đồng thẩm định dự án quy hoạch theo mẫu tại Phụ lục 4 Quy định này.
2. Kết quả đánh giá dự án quy hoạch được tổng hợp theo nguyên tắc sau:
a) Dự án quy hoạch được thông qua khi có ít nhất hai phần ba (2/3) số thành viên Hội đồng tham dự cuộc họp thẩm định, nhưng không ít hơn năm mươi phần trăm (50%) số thành viên Hội đồng thẩm định, bỏ phiếu đồng ý thông qua.
Dự án quy hoạch phải chỉnh sửa, bổ sung khi có ít nhất một yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung và được Hội đồng thẩm định thống nhất chỉnh sửa, bổ sung.
b) Dự án quy hoạch không được thông qua khi có trên một phần ba (1/3) số thành viên Hội đồng thẩm định tham dự phiên họp thẩm định bỏ phiếu không đồng ý thông qua.
Điều 25. Xử lý đối với dự án quy hoạch sau phiên họp thẩm định
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc họp thẩm định dự án quy hoạch, đơn vị thường trực thẩm định gửi văn bản kết luận của Hội đồng thẩm định cho cơ quan lập quy hoạch và phối hợp với cơ quan lập quy hoạch thực hiện một số nội dung sau:
1. Trường hợp dự án quy hoạch được thông qua không có yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung, đơn vị thường trực thẩm định phối hợp với cơ quan lập quy hoạch chuẩn bị hồ sơ trình phê duyệt quy hoạch.
2. Trường hợp dự án quy hoạch được thông qua nhưng phải chỉnh sửa, bổ sung.
a) Đơn vị thường trực của Hội đồng thẩm định quy hoạch có trách nhiệm:
- Tiếp nhận hồ sơ dự án quy hoạch đã chỉnh sửa, bổ sung và gửi xin ý kiến thành viên Hội đồng thẩm định (nếu Hội đồng thẩm định yêu cầu);
- Nghiên cứu hồ sơ, tổng hợp ý kiến thành viên Hội đồng thẩm định (nếu có) và lập báo cáo trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định xem xét, quyết định.
Trong trường hợp dự án quy hoạch chưa đáp ứng được yêu cầu, đơn vị thường trực của Hội đồng thẩm định quy hoạch có văn bản yêu cầu cơ quan lập quy hoạch hoàn chỉnh hồ sơ dự án quy hoạch.
b) Cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm:
- Hoàn chỉnh hồ sơ dự án quy hoạch theo kết luận của Hội đồng thẩm định;
- Nộp hồ sơ dự án quy hoạch sau khi đã hoàn chỉnh cho đơn vị thường trực của Hội đồng thẩm định quy hoạch kèm theo văn bản giải trình về việc tiếp thu ý kiến của Hội đồng thẩm định.
3. Trường hợp dự án quy hoạch không được thông qua, cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm:
- Nghiên cứu xây dựng lại quy hoạch;
- Chịu mọi chi phí phát sinh trong quá trình lập và thẩm định lại dự án quy hoạch.
Điều 26. Báo cáo thẩm định dự án quy hoạch
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ dự án quy hoạch đã được cơ quan lập quy hoạch hoàn chỉnh theo yêu cầu của Hội đồng thẩm định, đơn vị thường trực của Hội đồng thẩm định quy hoạch lập Báo cáo thẩm định với những nội dung chính quy định tại Phụ lục 5 Quy định này và trình Chủ tịch Hội đồng thẩm định quy hoạch phê duyệt. Báo cáo thẩm định dự án quy hoạch phải bao gồm cả ý kiến về các nội dung: Sự phù hợp về mục tiêu, công trình trọng điểm, tính đồng bộ đối với quy mô, tiến độ, bước đi, thứ tự ưu tiên và khả năng đáp ứng nguồn lực cho quy hoạch.
MỤC 2. PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH
Điều 27. Lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh trước khi trình phê duyệt
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xin ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh trước khi trình phê duyệt.
2. Nội dung lấy ý kiến bao gồm: Sự phù hợp về mục tiêu, công trình trọng điểm, tính đồng bộ đối với quy mô, tiến độ, bước đi, thứ tự ưu tiên và khả năng đáp ứng nguồn lực cho quy hoạch.
3. Hồ sơ gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xin ý kiến bao gồm:
a) Văn bản gửi lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân tỉnh;
b) Báo cáo tổng hợp quy hoạch;
c) Hệ thống bản đồ, sơ đồ;
d) Báo cáo thẩm định dự án quy hoạch;
đ) Bản giải trình tiếp thu ý kiến của các cơ quan liên quan đóng góp cho quy hoạch (có bản sao các văn bản đóng góp ý kiến gửi kèm);
e) Dự thảo quyết định phê duyệt quy hoạch (theo mẫu tại Phụ lục 6 Quy định này).
Điều 28. Trình Hội đồng nhân dân dự án quy hoạch
Dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh (đã có ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định tại Điều 27 Quy định này) và quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu của tỉnh (đã có ý kiến của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Báo cáo thẩm định dự án quy hoạch theo quy định tại Điều 26 Quy định này), trước khi trình phê duyệt phải trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định tại Điều 11 luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
Điều 29. Trình, phê duyệt quy hoạch
1. Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch:
a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện, thành phố; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng thuộc tỉnh; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu của tỉnh.
2. Trách nhiệm trình phê duyệt quy hoạch:
a) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh trình phê duyệt.
b) Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu của tỉnh, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện, thành phố; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng thuộc tỉnh do Sở Kế hoạch và Đầu tư trình phê duyệt.
3. Hồ sơ trình phê duyệt dự án quy hoạch gồm:
a) Tờ trình đề nghị phê duyệt quy hoạch;
b) Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt quy hoạch đã được hoàn thiện, được in trên giấy khổ A4, đóng quyển, trang phụ bìa có chữ ký và con dấu của Thủ trưởng cơ quan lập quy hoạch và tổ chức tư vấn lập quy hoạch (nếu có);
c) Hệ thống bản đồ, sơ đồ theo quy định;
d) Báo cáo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (nếu có);
đ) Báo cáo thẩm định dự án quy hoạch;
e) Văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định tại Điều 27 Quy định này;
g) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về dự án quy hoạch theo quy định tại Điều 28 Quy định này;
h) Dự thảo quyết định phê duyệt quy hoạch (theo mẫu tại Phụ lục 6 Quy định này).
Chương IV
ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH
Điều 30. Các trường hợp điều chỉnh quy hoạch
Quy hoạch được điều chỉnh trong các trường hợp sau:
1. Có sự điều chỉnh về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cả nước, quy hoạch tổng thể ở cấp cao hơn hoặc có sự thay đổi, điều chỉnh địa giới hành chính làm ảnh hưởng lớn đến tính chất, chức năng, quy mô của vùng lãnh thổ lập quy hoạch;
2. Hình thành các dự án trọng điểm có ý nghĩa quốc gia làm ảnh hưởng lớn đến sử dụng đất, môi trường, bố trí các công trình kết cấu hạ tầng;
3. Việc triển khai thực hiện quy hoạch gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội và môi trường sinh thái, di sản văn hóa được xác định thông qua rà soát, đánh giá thực hiện quy hoạch và ý kiến cộng đồng;
4. Có sự biến động về điều kiện khí hậu, địa chất, thủy văn, quốc phòng, an ninh có ảnh hưởng tới mục tiêu, định hướng phát triển của ngành, lĩnh vực, địa phương;
5. Theo yêu cầu của người có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch.
Điều 31. Các hình thức điều chỉnh quy hoạch
1. Điều chỉnh toàn diện quy hoạch:
a) Điều chỉnh toàn diện quy hoạch được tiến hành khi mục tiêu và phương hướng phát triển thay đổi. Thời hạn xem xét điều chỉnh toàn diện quy hoạch định kỳ 05 năm một lần, trừ trường hợp đặc biệt phải điều chỉnh quy hoạch theo yêu cầu của người có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch;
b) Điều chỉnh toàn diện quy hoạch phải bảo đảm đáp ứng được yêu cầu thực tế, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế - xã hội và tính liên kết, đồng bộ với các quy hoạch có liên quan; bảo đảm tính kế thừa, không ảnh hưởng lớn đến các dự án đầu tư phát triển đang triển khai.
2. Điều chỉnh cục bộ quy hoạch:
a) Điều chỉnh cục bộ quy hoạch được tiến hành khi nội dung dự kiến điều chỉnh không ảnh hưởng đến mục tiêu và phương hướng phát triển, nội dung và phương án tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển đã được phê duyệt;
b) Điều chỉnh cục bộ quy hoạch phải xác định rõ phạm vi, mức độ, nội dung điều chỉnh; bảo đảm tính liên tục, đồng bộ của quy hoạch, tính liên kết với các quy hoạch khác có liên quan, làm rõ các nguyên nhân dẫn đến việc phải điều chỉnh; hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường của việc điều chỉnh; các giải pháp khắc phục những phát sinh do điều chỉnh quy hoạch gây ra.
Điều 32. Đề xuất điều chỉnh quy hoạch
1. Thẩm quyền đề xuất điều chỉnh
a) Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh đề xuất điều chỉnh đối với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh; đề xuất điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng thuộc tỉnh.
b) Các sở, ngành theo chức năng, nhiệm vụ quản lý ngành, lĩnh vực đề xuất điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu của tỉnh.
c) Ủy ban nhân dân huyện, thành phố đề xuất điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện, thành phố.
2. Nội dung đề xuất điều chỉnh bao gồm:
a) Lý do điều chỉnh quy hoạch;
b) Dự kiến nội dung điều chỉnh;
c) Dự toán kinh phí thực hiện điều chỉnh quy hoạch.
3. Chấp thuận đề xuất điều chỉnh quy hoạch:
Người có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch thì có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép việc điều chỉnh quy hoạch, việc chấp thuận cho phép điều chỉnh quy hoạch được thông báo bằng văn bản.
Điều 33. Thực hiện điều chỉnh toàn diện quy hoạch
1. Trình tự điều chỉnh toàn diện dự án quy hoạch được thực hiện như một dự án quy hoạch mới được quy định tại Quy định này.
2. Cơ quan lập quy hoạch phải lập báo cáo rà soát, đánh giá việc thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt, làm cơ sở cho việc điều chỉnh quy hoạch.
Điều 34. Thẩm định điều chỉnh cục bộ quy hoạch
1. Cơ quan lập quy hoạch gửi hồ sơ điều chỉnh cục bộ quy hoạch tới đơn vị thường trực của Hội đồng thẩm định quy hoạch để tổ chức lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan liên quan.
2. Hồ sơ xin ý kiến thẩm định điều chỉnh cục bộ quy hoạch gồm:
a) Văn bản chấp thuận cho phép điều chỉnh quy hoạch;
b) Dự thảo tờ trình phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch;
c) Báo cáo thuyết minh điều chỉnh cục bộ quy hoạch;
d) Hệ thống bản đồ, sơ đồ minh họa việc điều chỉnh quy hoạch.
3. Tổng hợp ý kiến và hoàn chỉnh quy hoạch điều chỉnh cục bộ.
Đơn vị thường trực của Hội đồng thẩm định quy hoạch có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp và phối hợp với cơ quan lập quy hoạch hoàn chỉnh hồ sơ điều chỉnh cục bộ quy hoạch.
Điều 35. Trình, phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch
1. Thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch:
Người có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch xem xét, quyết định việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ của các quy hoạch tương ứng.
2. Trách nhiệm trình phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch:
Trách nhiệm trình phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch được thực hiện tương ứng với trách nhiệm trình phê duyệt quy hoạch quy định tại Điều 29 Quy định này.
3. Hồ sơ đề nghị phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch:
a) Tờ trình đề nghị phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch;
b) Báo cáo thuyết minh điều chỉnh cục bộ quy hoạch đã được hoàn thiện, được in trên giấy khổ A4, đóng quyển, trang phụ bìa có chữ ký và con dấu của Thủ trưởng Cơ quan lập quy hoạch và tổ chức tư vấn lập quy hoạch (nếu có);
c) Hệ thống bản đồ, sơ đồ minh họa việc điều chỉnh quy hoạch;
d) Báo cáo giải trình về việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan (có bản sao các văn bản đóng góp ý kiến gửi kèm);
đ) Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh (đối với điều chỉnh dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh và dự án quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu của tỉnh);
e) Dự thảo quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch (theo mẫu tại Phụ lục 7 Quy định này).
Chương V
CÔNG BỐ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH
Điều 36. Các hình thức công bố quy hoạch
Việc công bố công khai quy hoạch (trừ quy hoạch có nội dung bí mật không được công bố theo quy định của pháp luật) được thực hiện theo một hoặc một số hình thức như sau:
1. Tổ chức hội nghị, hội thảo, họp báo công bố quy hoạch có sự tham gia của đại diện các tổ chức, cơ quan có liên quan, Mặt trận tổ quốc, đại diện nhân dân trong vùng quy hoạch, các cơ quan thông tấn báo chí.
2. Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình, báo chí, các website chính thức của các cơ quan quản lý quy hoạch.
3. In ấn dưới hình thức sách hoặc đĩa để phát hành rộng rãi nội dung Quy hoạch và hệ thống các bản đồ quy hoạch, các quy định về quản lý triển khai quy hoạch (nếu có).
Điều 37. Nội dung công bố quy hoạch
Nội dung công bố, công khai dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu bao gồm:
1. Văn bản quyết định phê duyệt quy hoạch;
2. Các bản đồ quy hoạch;
3. Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư (tên dự án, vị trí xây dựng; quy mô/công suất; dự kiến tiến độ...).
Điều 38. Trách nhiệm công bố quy hoạch
1. Đối với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh: Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức công bố, thông báo công khai quy hoạch trong vòng 30 ngày sau khi đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; đồng thời báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư về kết quả lập, thẩm định, phê duyệt và quyết định phê chuẩn có hiệu lực thi hành.
2. Đối với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng thuộc tỉnh; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện, thành phố; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu của tỉnh: Cơ quan lập quy hoạch có trách nhiệm công bố, thông báo công khai quy hoạch trong vòng 30 ngày sau khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Điều 39. Tổ chức thực hiện quy hoạch
1. Trên cơ sở quy hoạch được duyệt, các sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách, các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý và huy động tối đa nguồn lực để triển khai thực hiện quy hoạch; cụ thể hóa quy hoạch thông qua kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm; thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu quy hoạch, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát, sửa đổi, bổ sung quy hoạch cho phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế.
2. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố căn cứ quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu của tỉnh, xây dựng các đề án phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu trên địa bàn quản lý và báo cáo kết quả lập, thực hiện các đề án này gửi các sở quản lý ngành, lĩnh vực của tỉnh để tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo theo quy định tại Điều 40 của Quy định này.
Điều 40. Chế độ báo cáo
1. Trách nhiệm báo cáo:
a) Đối với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng thuộc tỉnh: Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện quy hoạch định kỳ vào ngày 15 tháng 12 hàng năm và tiến hành đánh giá sơ kết thực hiện quy hoạch vào thời điểm kết thúc mỗi giai đoạn quy hoạch.
b) Đối với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện, thành phố, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu: Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, các sở quản lý ngành, lĩnh vực báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Kế hoạch và Đầu tư) về tình hình thực hiện các quy hoạch định kỳ vào ngày 15 tháng 12 hàng năm và tiến hành đánh giá sơ kết thực hiện quy hoạch vào thời điểm kết thúc mỗi giai đoạn quy hoạch.
2. Nội dung báo cáo:
a) Kết quả, tiến độ thực hiện các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm;
b) Kết quả, tiến độ thực hiện các mục tiêu và sản phẩm chủ lực của quy hoạch;
c) Kết quả, tiến độ thực hiện giải pháp, cơ chế thực hiện mục tiêu quy hoạch;
d) Những tồn tại, hạn chế trong thực hiện quy hoạch và nguyên nhân của việc không thực hiện hoặc thực hiện không tốt quy hoạch;
đ) Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong tổ chức thực hiện quy hoạch (bao gồm trách nhiệm của cơ quan chủ trì và trách nhiệm của các cơ quan có liên quan).
Điều 41. Theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch
1. Theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch là hoạt động thường xuyên của Ủy ban nhân dân các cấp và các sở, ngành có liên quan của tỉnh nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu quy hoạch đã đề ra.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm thiết lập hệ thống theo dõi, kiểm tra, giám sát và đánh giá thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng thuộc tỉnh.
3. Sở, cơ quan quản lý ngành có trách nhiệm thiết lập hệ thống theo dõi, kiểm tra, giám sát và đánh giá thực hiện quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu thuộc phạm vi quản lý.
4. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố có trách nhiệm thiết lập hệ thống theo dõi, kiểm tra, giám sát và đánh giá thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện, thành phố.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tiến hành hoạt động kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc đột xuất (nếu cần) về tiến độ, kết quả lập và thực hiện quy hoạch thông qua báo cáo bằng văn bản và kiểm tra thực tế, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Chính phủ theo quy định. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và Kho bạc Nhà nước tỉnh tiến hành rà soát tiến độ giải ngân kinh phí lập quy hoạch đến ngày 31/12 hàng năm; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh điều chuyển kinh phí của các dự án quy hoạch không giải ngân hết cho các dự án quy hoạch đã hoàn thành, còn thiếu kinh phí. Không chuyển nguồn kinh phí lập quy hoạch sang năm sau.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 42. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu
1. Ủy ban nhân dân tỉnh: Thống nhất quản lý nhà nước đối với công tác quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Là cơ quan đầu mối tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu trên địa bàn tỉnh;
b) Là cơ quan thường trực thẩm định quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu trên địa bàn tỉnh;
c) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về chủ trương lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu. Tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh danh mục các quy hoạch cần lập, rà soát, điều chỉnh, bổ sung trong giai đoạn 5 năm và hàng năm;
d) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch phân bổ kinh phí lập quy hoạch hàng năm của tỉnh;
đ) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị liên quan thẩm định đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí dự án quy hoạch (trừ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh);
e) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh lập, trình phê duyệt, công bố công khai và tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
g) Thiết lập hệ thống theo dõi, kiểm tra, giám sát và đánh giá thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng thuộc tỉnh;
h) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các quy hoạch, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và các Bộ, ngành Trung ương theo quy định;
i) Hướng dẫn các sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố trong công tác quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu.
3. Sở Tài chính:
a) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua dự toán kinh phí lập quy hoạch hàng năm;
b) Thẩm định dự toán kinh phí lập các dự án quy hoạch, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
c) Kiểm tra, giám sát về kết quả thực hiện kinh phí lập quy hoạch, thẩm tra quyết toán kinh phí lập quy hoạch theo quy định của Nhà nước.
4. Sở quản lý ngành, lĩnh vực:
a) Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu theo chức năng, nhiệm vụ đối với lĩnh vực phụ trách;
b) Xây dựng kế hoạch giai đoạn 5 năm và hàng năm về lập quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu thuộc phạm vi quản lý, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh;
c) Lập quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu thuộc phạm vi quản lý; chịu trách nhiệm quản lý, thanh quyết toán kinh phí lập quy hoạch được giao theo quy định của Nhà nước;
d) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định để tổ chức thẩm định quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu thuộc phạm vi quản lý;
đ) Tổ chức công bố công khai quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu thuộc phạm vi quản lý sau khi quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
e) Thiết lập hệ thống theo dõi, kiểm tra, giám sát và đánh giá thực hiện quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu thuộc phạm vi quản lý;
g) Thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu quy hoạch thuộc phạm vi quản lý để kịp thời rà soát, sửa đổi, bổ sung quy hoạch cho phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế;
h) Báo cáo kết quả thực hiện các quy hoạch thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại Điều 40 của Quy định này.
5. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố:
a) Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thuộc phạm vi quản lý;
b) Xây dựng kế hoạch giai đoạn 5 năm và hàng năm về lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thuộc phạm vi quản lý, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh;
c) Lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện, thành phố; chịu trách nhiệm quản lý, thanh quyết toán kinh phí lập quy hoạch được giao theo quy định của Nhà nước;
d) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định để tổ chức thẩm định quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện, thành phố;
đ) Tổ chức công bố công khai quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện, thành phố sau khi quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
e) Thiết lập hệ thống theo dõi, kiểm tra, giám sát và đánh giá thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện, thành phố;
g) Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu quy hoạch thuộc phạm vi quản lý để kịp thời rà soát, sửa đổi, bổ sung quy hoạch cho phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế;
h) Báo cáo kết quả thực hiện các quy hoạch thuộc phạm vi quản lý theo định tại Điều 40 của Quy định này.
Điều 43. Tổ chức thực hiện
1. Những dự án quy hoạch đã được phê duyệt đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí trước thời điểm Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư có hiệu lực (ngày 25 tháng 12 năm 2013) tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 16/2011/QĐ-UBND ngày 16/11/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
2. Những dự án quy hoạch đã được phê duyệt đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí từ ngày 25 tháng 12 năm 2013 đến trước ngày Quy định này có hiệu lực thực hiện theo Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
3. Những dự án quy hoạch chưa được phê duyệt đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí tại thời điểm Quy định này có hiệu lực thực hiện theo Quy định này.
4. Đối với các quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu nếu có quy định khác của Trung ương thì thực hiện theo hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương.
Trong quá trình triển khai thực hiện Quy định, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức có ý kiến bằng văn bản gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.
PHỤ LỤC 1
MẪU QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG, NHIỆM VỤ QUY HOẠCH VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ
(Kèm theo Quyết định số 06/2014/QĐ-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình)
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-UBND | Thái Bình, ngày tháng năm |
QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí dự án quy hoạch...
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ ... (các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, tỉnh hoặc Bộ quản lý ngành đặt ra yêu cầu phải lập quy hoạch);
Căn cứ kết quả thẩm định đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí của quy hoạch... ;
Xét đề nghị của ... (1),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí dự án quy hoạch với các nội dung chủ yếu sau:
1. Tên dự án quy hoạch:…..
2. Cơ quan lập quy hoạch…….
3. Mục tiêu, yêu cầu của dự án quy hoạch:....
4. Phạm vi, thời kỳ lập quy hoạch:
5. Nhiệm vụ của dự án quy hoạch:
6. Sản phẩm của dự án quy hoạch ... (báo cáo tổng hợp, báo cáo chuyên đề, hệ thống bản đồ...).
7. Dự toán kinh phí thực hiện:... (bằng số và chữ).
8. Tiến độ thực hiện: ...
(Đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí gửi kèm)
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan thi hành quyết định./.
| CHỦ TỊCH |
Ghi chú:
(1) Cơ quan lập quy hoạch (trình phê duyệt đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí).
PHỤ LỤC 2
MẪU QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN QUY HOẠCH
(Kèm theo Quyết định số 06/2014/QĐ-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình)
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-UBND | Thái Bình, ngày tháng năm |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc thành lập hội đồng thẩm định dự án quy hoạch ...
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu.
Xét đề nghị của….,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch ... gồm các Ông (Bà) có tên dưới đây (ghi rõ họ tên, cơ quan công tác, chức vụ, chức danh trong Hội đồng)
Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng.
Điều 3. Kinh phí hoạt động.
Điều 4. Hội đồng thẩm định quy hoạch ... làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Điều 5. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan thi hành quyết định…../.
| CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC 3
CHƯƠNG TRÌNH HỌP THẨM ĐỊNH DỰ ÁN QUY HOẠCH
(Kèm theo Quyết định số 06/2014/QĐ-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình)
Cuộc họp thẩm định dự án quy hoạch được tiến hành theo các bước chủ yếu như sau:
1. Chủ tịch Hội đồng thẩm định khai mạc cuộc họp.
2. Ủy viên thường trực Hội đồng thẩm định đọc quyết định thành lập Hội đồng thẩm định, giới thiệu thành phần tham dự và báo cáo tóm tắt ý kiến của đơn vị thường trực của Hội đồng thẩm định quy hoạch về hồ sơ dự án quy hoạch.
3. Các thành viên Hội đồng thẩm định và các đại biểu tham dự phiên họp nêu ý kiến về thành phần Hội đồng và hồ sơ dự án.
4. Đại diện có thẩm quyền của cơ quan lập quy hoạch hoặc tổ chức tư vấn được cơ quan lập quy hoạch ủy quyền trình bày tóm tắt nội dung dự án quy hoạch.
5. Các ủy viên phản biện trình bày bản nhận xét, đánh giá về dự án quy hoạch.
6. Các ủy viên Hội đồng thẩm định và các đại biểu tham dự phiên họp đóng góp ý kiến về nội dung quy hoạch.
7. Ủy viên thường trực hội đồng đọc bản nhận xét của các ủy viên vắng mặt; Báo cáo kết quả thẩm định Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC); Báo cáo tổng hợp ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan và ý kiến tham luận tại các hội nghị, hội thảo lấy ý kiến thẩm định (nếu có).
8. Đại diện cơ quan lập quy hoạch hoặc tổ chức tư vấn có ý kiến giải trình.
9. Hội đồng thẩm định bỏ phiếu đánh giá dự án quy hoạch (Ủy viên thường trực Hội đồng thẩm định phát Phiếu đánh giá dự án quy hoạch với số lượng phiếu bằng số thành viên Hội đồng thẩm định tham dự họp thẩm định).
10. Hội đồng thông qua các văn bản:
a) Biên bản họp thẩm định dự án quy hoạch;
b) Biên bản kiểm phiếu đánh giá dự án quy hoạch của Hội đồng thẩm định;
c) Kết luận của Hội đồng thẩm định.
11. Chủ tịch Hội đồng tuyên bố kết thúc phiên họp.
PHỤ LỤC 4
MẪU PHIẾU ĐÁNH GIÁ CỦA THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN QUY HOẠCH
(Kèm theo Quyết định số 06/2014/QĐ-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình)
UBND TỈNH THÁI BÌNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| Thái Bình, ngày tháng năm |
PHIẾU ĐÁNH GIÁ
Của thành viên Hội đồng thẩm định Dự án quy hoạch ...
Họ và tên người đánh giá:
Chức vụ:
Chức danh trong Hội đồng:……………………… (theo Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định dự án quy hoạch ….số….. ngày….tháng….năm.....của...)
Ý KIẾN BIỂU QUYẾT ĐÁNH GIÁ
1. Nhất trí thông qua dự án quy hoạch không cần chỉnh sửa bổ sung: £
2. Thông qua dự án quy hoạch với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung: £
Các yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung:……………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………….
3. Không thông qua dự án quy hoạch: £
Lý do không thông qua: ………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………….
4. Kiến nghị đối với các cơ quan có liên quan, đơn vị tư vấn lập quy hoạch, đơn vị thường trực thẩm định quy hoạch và Người phê duyệt quy hoạch (nếu có):
…………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………….
| NGƯỜI BIỂU QUYẾT ĐÁNH GIÁ |
PHỤ LỤC 5
NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO THẨM ĐỊNH DỰ ÁN QUY HOẠCH
(Kèm theo Quyết định số 06/2014/QĐ-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình)
Báo cáo thẩm định dự án quy hoạch bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
Phần chung: Giới thiệu tóm tắt về căn cứ thẩm định quy hoạch và quá trình triển khai công tác thẩm định.
I. Tính pháp lý của hồ sơ quy hoạch
1. Nhận xét về hồ sơ trình thẩm định quy hoạch
2. Tính pháp lý của hồ sơ quy hoạch
II. Tóm tắt ý kiến thẩm định của các cơ quan, đơn vị có liên quan
III. Tóm tắt nội dung của quy hoạch
IV. Nhận xét, đánh giá của Hội đồng thẩm định
1. Về cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học, độ tin cậy của các số liệu sử dụng để lập quy hoạch.
2, Sự phù hợp của quy hoạch với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cả nước, các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các cấp và quy hoạch phát triển các ngành và lĩnh vực có liên quan.
3. Về các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu của quy hoạch.
4. Tính thống nhất của quy hoạch với các quy hoạch khác liên quan.
5. Về các giải pháp thực hiện quy hoạch.
6. Về các chương trình và dự án ưu tiên đầu tư.
V. Các kiến nghị, đề xuất.
VI. Ý kiến của Sở Kế hoạch và Đầu tư về sự phù hợp về mục tiêu, công trình trọng điểm, tính đồng bộ đối với quy mô, tiến độ, bước đi, thứ tự ưu tiên và khả năng đáp ứng nguồn lực cho quy hoạch.
PHỤ LỤC 6
MẪU QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH
(Áp dụng cho dự án quy hoạch mới và dự án quy hoạch điều chỉnh toàn diện)
(Kèm theo Quyết định số 06/2014/QĐ-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình)
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-UBND | Thái Bình, ngày tháng năm |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt quy hoạch…
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Xét đề nghị của……,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch (quy hoạch điều chỉnh) với những nội dung chủ yếu sau:
1. Quan điểm phát triển
2. Mục tiêu phát triển
a) Mục tiêu tổng quát
b) Mục tiêu cụ thể
3. Nội dung quy hoạch
4. Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư
5. Các giải pháp thực hiện quy hoạch
Điều 2. Tổ chức thực hiện quy hoạch
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. (Trường hợp quy hoạch điều chỉnh: và thay thế Quyết định số……).
Điều 4. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan thi hành quyết định./.
| CHỦ TỊCH |
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Quyết định số ngày tháng năm .... của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình)
PHỤ LỤC 7
MẪU QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH CỤC BỘ QUY HOẠCH
(Kèm theo Quyết định số 06/2014/QĐ-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình)
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-UBND | Thái Bình, ngày tháng năm |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch ...
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị đinh số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Xét đề nghị của ...
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch... với các nội dung sau:
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Điều 2. Quyết định này là bộ phận không tách rời của Quyết định số...... ngày… tháng ... năm ... và có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan thi hành quyết định......../.
| CHỦ TỊCH |