Quyết định 07/2007/QĐ-UBND

Quyết định 07/2007/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Xây dựng Trung tâm Hội chợ triển lãm Nghệ An

Nội dung toàn văn Quyết định 07/2007/QĐ-UBND Xây dựng trung tâm hội chợ triển lãm Nghệ An


UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/2007/QĐ-UBND

Vinh, ngày 29 tháng 01 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG TRUNG TÂM HỘI CHỢ TRIỂN LÃM NGHỆ AN

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số: 239/2005/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Đề án phát triển thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trở thành Trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung Bộ;

Căn cứ Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 26 tháng 12 năm 2005 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thương mại tại Công văn số 04/TM-XTTM ngày 03 tháng 01 năm 2007,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Xây dựng Trung tâm hội chợ Triển lãm Nghệ An

(Kèm theo đề án)

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Thương mại, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường; Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh có liên quan; Chủ tịch UBND thành phố Vinh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Phan Đình Trạc

 

ĐỀ ÁN

XÂY DỰNG TRUNG TÂM HỘI CHỢ TRIỄN LÃM NGHỆ AN
Kèm theo Quyết định số: 07/2007/QĐ-UBND ngày 29 tháng 01 năm 2007 của UBNĐ tỉnh

Bước vào kỷ nguyên toàn cầu hóa (TCH), khu vực hóa (KVH) ngày càng toàn diện và sâu sắc, khoa học, kỹ thuật, công nghệ thế giới tiến bộ vượt bậc, sản phẩm sản xuất ra tăng nhanh về khối lượng, chất lượng, đa dạng về hình thức mẫu mã. Vấn đề thị trường ngày càng trở nên gay gắt, các hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) trong đó hội chợ triển lãm được đặc biệt chú trọng. Nghệ An chủ trương xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm (TTHCTL) trong giai đoạn mới có ý nghĩa kinh tế, xã hội to lớn đối với tỉnh cũng như khu vực Bắc Trung bộ.

Phần I.

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG XTTM, HỘI CHỢ TRIỄN LÃM NGHỆ AN

1. Thực trạng hạ tầng XTTM hiện nay:

- Trên toàn tỉnh Nghệ An, thành phố Vinh đang xây dựng trở thành Trung tâm vùng Bắc Trung bộ nhưng chưa có một khu vực nào dành cho hội chợ triển lãm thương mại. Vùng Bắc Trung bộ từ Quảng Bình, Hà Tĩnh, Thanh Hoá cũng chưa có một trung tâm HCTL thương mại nào.

- Hàng năm, tuy Nghệ An và các tỉnh trong vùng có tổ chức hội chợ. Nhưng do phải sử dụng các cơ sở văn hóa, thể dục thể thao, v.v... diện tích chật hẹp, hệ thống cung cấp điện, nước, công trình khác nhỏ bé, lạc hậu, nên hội chợ có rất nhiều nhược điểm. Tổ chức hội chợ tại các địa điểm này không thể đạt yêu cầu về quy mô cũng như chất lượng (chưa nói đến phải dàn dựng lắp đặt các thiết bị hội chợ theo thực tế hiện trường, tháo dỡ, vận chuyển, trả lại mặt bằng v.v... làm cho kinh phí phục vụ cao, hiệu quả thấp).

- Do chưa có địa điểm chuyên dụng, nên việc thu hút các hội chợ lớn, chất lượng cao rất khó khăn. Kế hoạch tổ chức các hội chợ có quy mô, chất lượng để hỗ trợ doanh nghiệp, quảng bá các thế mạnh, tiềm năng, sản phẩm Nghệ An rất bị động.

2. Đánh giá những kết quả hoạt động Thương mại thời gian qua.

a) Những mặt đạt được:

- Thương mại thực sự trở thành đòn bẩy thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động xã hội, thực hiện phân phối lại thu nhập quốc dân một cách hợp lý, và cải thiện đời sống nhân dân.

- Quy mô giá trị của ngành thương mại, dịch vụ liên tục tăng với tốc độ cao và đạt mức trung bình trên 11%/năm. Giá trị xuất khẩu tăng trung bình hàng năm trên 20% so với năm trước đó (đặc biệt năm 2005 tăng 58% so năm 2004). Tống mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của ngành thương mại dịch vụ tạo ra từ năm 2002 chỉ ở mức 5.885 tỷ đồng, thì đến năm 2005 đã đạt mức 9.000 tỷ đồng;

TT

Số liệu thống kê

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

D.kiến 2006

D.kiến 2010

1

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ

5.885 tỷ vnđ

6.361

-

7.700

-

9.053

-

10.000

-

18.000

-

2

Xuất khẩu (triệu USD)

59

80

95,3

150

145

400

- Các loại hình dịch vụ trong từng lĩnh vực có bước phát triển nhanh chóng và đa dạng, đóng góp trực tiếp, đáng kể vào GDP của tỉnh, hỗ trợ các ngành sản xuất khác phát triển, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Theo số liệu thống kê, các ngành dịch vụ của Nghệ An trong những năm qua đóng góp bình quân từ 18-20% trong tổng GDP trên địa bàn tỉnh.

b) Những mặt còn tồn tại:

- Với tiềm năng Nghệ An thuận lợi cho phát triển thương mại, nhưng chưa tập trung khai thác được lợi thế này. Thể hiện:

+ Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho thương mại chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế nói trên cũng như chưa tương xứng với tài nguyên, con người v.v... Sự đầu tư cho thương mại còn nhỏ lẻ, manh mún, tỷ trọng thương mại dịch vụ chưa tương xứng với vị trí trung tâm, đầu mối.

+ Đầu tư của doanh nghiệp cho hoạt động XTTM, thương mại và dịch vụ cũng đang nhỏ lẻ, không có tầm chiến lược lâu dài.

- Khả năng cạnh tranh của hàng hoá Nghệ An vẫn còn thấp, hàng hoá công nghiệp còn rất hạn chế và đơn điệu về mẫu mã, quy cách và chất lượng.

- Đội ngũ thương nhân tuy đông nhưng chưa mạnh, số lượng thương nhân có khả năng cạnh tranh chưa nhiều.

3. Đánh giá kết quả hoạt động HCTL trên địa bàn Nghệ An

- Từ năm 2003 đến nay TTXTTM Nghệ An đã tổ chức được 10 hội chợ lớn nhỏ trong đó: Hội chợ Nghệ An Hội nhập và phát triển 2003, Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2005 thu hút đông đảo doanh nghiệp lớn trong nước tham gia, 200.000 lượt người tham quan, các doanh nghiệp đã tiêu thụ trong 6 ngày 10 tỷ đồng, ký kết hợp đồng kinh tế, mở hàng trăm đại lý, nhiều thương hiệu được khẳng định góp phần tăng trưởng thương mại, dịch vụ, thu hút đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh. Hội chợ góp phần tạo điểm hoạt động nổi bật trong những ngày lễ lớn tại Nghệ An.

- Hội chợ đã tăng cường quảng bá tiềm năng, các dự án kêu gọi đầu tư, cơ hội đầu tư, kinh doanh của tỉnh, mở rộng giao lưu giữa các tổ chức, doanh nghiệp, người tiêu dùng, góp phần phát triển kinh tế, thương mại, du lịch...

- Thông qua hội chợ, doanh nghiệp, người dân Nghệ An hiểu thêm nhiều về cách làm thương hiệu, giá trị của công tác xây dựng và quảng bá thương hiệu v.v... ý thức được các hoạt động XTTM có hiệu quả thế nào trong sản xuất kinh doanh. Công tác quản lý nhà nước về hoạt động hội chợ đã thực hiện tốt, hướng mọi hoạt động phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế, nhiệm vụ chính trị từng thời kỳ, tăng cường công tác chống hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại v.v...

4. Nhu cầu xây dựng môi TTHCTL theo hướng hiện đại ngày càng tăng

- Xa các trung tâm lớn như: Hà Nội, Đà Nẵng, T.P.Hồ Chí Minh, muốn thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư, du lịch, thương mại v.v... và muốn vươn ra thị trường bên ngoài thì tỉnh phải có đầu tư cơ sở hạ tầng thuận lợi cho thương mại phát triển, đầu tư phương tiện để tiếp cận thị trường tốt, tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư. Cần thiết ở Nghệ An phải có một công trình HCTL, tổ chức các hoạt động XTTM.

- Hội chợ triển lãm đã và đang là nhu cầu thiết yếu để các thương nhân, người tiêu dùng sử dụng như một công cụ để tìm hiểu thị hiếu, hiểu biết về hàng hóa, từ đó mà hoạch định chiến lược, kế hoạch kinh doanh và mua sắm, sử dụng và là giải pháp bảo vệ thương hiệu, bảo vệ kinh doanh chân chính, chống hàng giả, kém chất lượng. Nhân dân Nghệ An rất quan tâm và hưởng ứng hội chợ.

- Hội chợ phục vụ nhu cầu xây dựng quảng bá thương hiệu: Để đạt mục tiêu phát triển kinh tế xã hội thì chúng ta phải xây dựng các thương hiệu doanh nghiệp, sản phẩm. Hiện tại, Nghệ An mới chỉ có khoảng 3000 doanh nghiệp và khoảng 200 thương hiệu; đến năm 2010 có thể có 8.000 - 10.000 doanh nghiệp, phải xây dựng được ít nhất 1.000 thương hiệu. Việc đăng ký nhãn hiệu là cần thiết. Nhưng quảng bá thương hiệu mới là quan trọng. Do doanh nghiệp của chúng ta còn yếu về mọi mặt, Nhà nước cần đầu tư để hỗ trợ XTTM như trưng bày sản phẩm, tham gia hội chợ, quảng bá thương hiệu thì các doanh nghiệp và sản phẩm mới có điều kiện phát triển.

Để phát triển và khuyếch trương thương hiệu, khu vực Bắc Trung bộ nói chung, Nghệ An nói riêng cần phải xây dựng một số hội chợ đặc trưng riêng (tương tự: HC đồ gỗ Quy Nhơn, Nông sản Cần Thơ, Hoa Đà Lạt, Trái cây Đồng Nai, v.v...) thì mới thu hút thương nhân đầu tư kinh doanh vào khu vực.

- Nếu không có đầu tư thì việc tổ chức hội chợ sẽ khó khăn bởi vì: với các địa điểm tạm bợ, việc quảng bá trở nên thiếu hấp dẫn. Địa điểm không chuyên dụng sẽ không thu hút được các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia và hạn chế khách tham quan, hoạt động hội chợ sẽ kém hiệu quả.

5. Kết quả thăm dò ý kiến các tổ chức doanh nghiệp trên địa bàn.

Trung tâm XTTM phát hành 400 phiếu thăm dò, thu về 350 phiếu trong đó:

TT

Nội dung thăm dò ý kiến

Phản hồi

Tỷ lệ (%)

1

Quan tâm đến HCTL tại Nghệ An

Rất quan tâm

88,57

Chưa quan tâm

9,14

Không có ý kiến gì

2,19

2

HCTL tác động có tác dụng thế nào đối với doanh nghiệp, tổ chức

Tác động rất tốt

89,42

Không có tác động gì

5,43

Ý kiến khác

5,15

3

Sự cần thiết phải xây dựng Trung tâm HCTL

Cần xây dựng ngay

90,29

Chưa cần thiết lắm

5,71

Ý kiến khác

4,00

4

Quy mô xây dựng TT HCTL

Quy mô lớn nhất Bắc Trung Bộ

66,00

Quy mô cấp tỉnh

16,57

Ý kiến khác

17,43

Phần II.

SỰ CẦN THIẾT VÀ LỢI ÍCH XÂY DỰNG TRUNG TÂM HCTL NGHỆ AN

1. Căn cứ để xây dựng đề án.

- Quyết định số: 239/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 30 tháng 9 năm 2005, phê duyệt Đề án phát triển thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trở thành Trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung bộ.

- Nghị định số 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 07/2/2005 về quản lý đầu tư xây dựng công trình.

- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 156/2006/QĐ-TTg Ngày 30/6/2006 phê duyệt Đề án "Phát triển xuất khẩu cho giai đoạn 2006-2010".

- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 311/QĐ-TTg ngày 20 tháng 3 năm 2003 Phê duyệt Đề án tiếp tục tổ chức thị trường trong nước, tập trung phát triển thương mại nông thôn đến năm 2010".

- Nghị quyết ĐH tỉnh Đảng bộ Nghệ An lần thứ XVI vạch rõ: đẩy mạnh hoạt động XTTM và đầu tư, mở rộng thị trường, xây dựng Vinh - Cửa Lò thành trung tâm thương mại lớn, là đầu mối trung chuyển, buôn bán, xuất nhập khẩu hàng hóa của vùng Bắc Trung bộ. Xây dựng Trung tâm hội chợ triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội quy mô vùng "...

- Quyết định số 85/2003/QĐ-UBND ngày 18/9/2003 v/v phê duyệt Đề án Chương trình hội nhập kinh tế quốc tế Nghệ An: Phần giải pháp: Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại... tăng cường đầu tư cho quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại và vận động đầu tư.

- Quyết định số 71/2002/QĐ-UBND ngày 14/8/2002 v/v phê duyệt "Quy hoạch phát triển thương mại Nghệ An từ 2001-2010".

- Quyết định số 68/2006/QĐ-UBND của UBND tỉnh Nghệ An ngày 14/7/2006 phê duyệt đề án phát triển xuất khẩu trên địa bàn Nghệ An đến năm 2010, đặt ra nhu cầu XTTM xây dựng Trung tâm hội chợ triển lãm tăng cường đầu tư cho quảng bá sản phẩm.

Trước xu thế các nền kinh tế quốc tế là đầu tư mạnh cho XTTM đặc biệt thời kỳ hậu WTO, với vị trí địa lý quan trọng khu vực Bắc Trung bộ và những lợi ích của công trình mang lại, chủ trương xây dựng một TTHCTL tầm cỡ khu vực tại T.P.Vinh là hoàn toàn đúng đắn.

2. Xu thế phát triển hội chợ trên thế giới và trong nước

2.1. Xu thế quốc tế: TCH kinh tế là một xu thế tất yếu. Động lực của nó chính là lợi ích mà các nước tham gia có thể thu được thông qua việc mở cửa thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trong đó:

- Hoạt động hội chợ ngày càng được chú trọng phát triển: hội chợ được coi là một phương tiện tiếp thị thiết yếu với bất kỳ quốc gia nào, là nơi để thu hút thương nhân, nhà đầu tư nghiên cứu thị trường, phát triển sản xuất, kinh doanh; đồng thời là nơi để doanh nghiệp nhân dân trong nước tiếp cận các thành quả khoa học kỹ thuật tiên tiến của các nước. Vì thế các quốc gia muốn phát triển phải chú trọng đầu tư hoạt động hội chợ;

- Xu thế đầu tư cho hội chợ ngày càng tăng: Đầu tư vào hội chợ được coi như một động thái mở cửa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Mức độ mở cửa nói lên trình độ hợp tác (thực tế cho thấy không một tập đoàn quốc gia nào lại muốn chuyển giao công nghệ tốt của họ cho một thị trường đóng cửa. Quốc gia nào hợp tác tốt hơn thì sẽ phát triển tốt hơn). Vì thế nền kinh tế càng phát triển thì đầu tư cho hội chợ càng lớn. Tại Trung Quốc, hàng loạt TTHCTL quy mô từ 10ha - 60ha ở các thành phố Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Nam Ninh, v.v... được đầu tư xây dựng. Nhiều nước đầu tư các trung tâm hiện đại trên diện tích từ 60h - 160ha có thể tổ chức 5.000 - 7.000 gian hàng. Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc xây dựng các tổ hợp hiện đại bậc nhất thế giới v.v...

2.2. Tình hình hoạt động và xu thế phát triển hội chợ trong nước

- Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 10 "... Xúc tiến mạnh thương mại và đầu tư, phát triển thị trường mới, sản phẩm mới và thương hiệu mới..." Bộ Thương mại đã lập Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006-2010, Đề án phát triển thương mại nội địa 2006 - 2010, định hướng đến 2015 và 2020 trong đó: đẩy mạnh các hoạt động XTTM, triển khai quy hoạch hệ thống các TTHCTL hàng hoá trong cả nước. Hội nghị XTTM toàn quốc năm 2004 đã đề ra các địa phương cần bố trí ngân sách thành lập quỹ XTTM, nghiên cứu xây dựng các TTHCTL trong nước.

- Hiệu quả hoạt động hội chợ được đánh giá cao: Không đơn giản chỉ là nơi doanh nghiệp mang hàng đến trưng bày, Hội chợ có tác động rất lớn đến bộ mặt thương hiệu trước công chúng, tạo nhiều cơ hội hợp tác làm ăn mới. Các nhà sản xuất kinh doanh muốn đẩy mạnh xuất khẩu, bán hàng, thăm dò thị trường để đầu tư sản xuất kinh doanh đều thông qua các hội chợ để có đánh giá đầy đủ, tốt nhất về thị trường từ đó mới có điều chỉnh sản xuất, kinh doanh phù hợp. Vì thế, để thu hút đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, phát triển thương mại, dịch vụ thì các địa phương trước hết xây dựng hạ tầng HCTL cho XTTM.

- Với nhịp độ phát triển kinh tế của đất nước nhiều hội chợ được tổ chức thành công đã gây tiếng vang lớn ("Hội chợ đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ" năm 2005 diễn ra trong 5 ngày đã thu hút được trên 280 ngàn lượt khách tham quan (tăng 40% so năm 2004), trong đó có trên 8 ngàn lượt khách nước ngoài (tăng 70,2%). Có khoảng 300 hợp đồng được ký kết với tổng giá trị lên đến 24,87 triệu USD, Hội chợ Vietbuilt (TP HCM năm 9/2005), 1.400 gian hàng thu hút 400.000 lượt khách tham quan, Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao 2006 (từ 24- 1/5) tại TP. HCM thu hút 500.000 lượt khách tham quan, vượt mức doanh thu 55 tỷ đồng, EXPO, Vietfist, Techmart, Môi trường xanh quốc tế, v.v...).

- Xu thế hội chợ phát triển mạnh: năm 2005, ở TP Hồ Chí Minh có trên 150 hội chợ được tổ chức. Ở Hà Nội: từ năm 2000 đến nay trung bình mỗi năm có 55 hội chợ lớn (riêng năm 2005 có 70 hội chợ).

- Đầu tư xây dựng các TTHCTL được chú trọng: Các địa phương trên toàn quốc đã chủ động xây dựng hoặc đang có kế hoạch xây dựng các trung tâm như:

+ Cục XTTM: diện tích 383.468 m2 kinh phí dự kiến 3200 tỷ đồng.

+ Đà Nẵng: Diện tích: 321.236 m2. Kinh phí xây dựng từ 2002-2008 197 tỷ đồng.

+ Hải Phòng: Diện tích 54,76 ha = 55 ha. Kinh phí đầu tư xây dựng 247 tỷ đồng

+ Thành phố Hồ Chí Minh: kế hoạch phát triển từ năm 2006 đến 2010 là Xây dựng TTHCTL quốc tế 100ha (thay thế khu Quang Trung hiện nay).

3. Sự cần thiết phải đầu tư cho XTTM thời kỳ hậu WTO

- XTTM là những hoạt động hỗ trợ thiết yếu tác động (trực tiếp hoặc gián tiếp) đến quá trình sản xuất, phân phối lưu thông hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ nhằm thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ để tăng hiệu quả hoạt động thương mại, đáp ứng nhu cầu giao thương ngày càng cao của xã hội. Vì vậy, XTTM có vai trò vô cùng to lớn: góp phần thực hiện mục tiêu thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, củng cố và phát triển thị trường, tạo điều kiện thuận lợi để tăng nhanh tốc độ xuất khẩu, thu hút vốn, công nghệ từ bên ngoài, tranh thủ ngoại lực phát huy nội lực nhằm phát triển kinh tế đất nước, đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ, tạo sân chơi bình đẳng tạo đầu vào, đầu ra cho các doanh nghiệp, xây dựng, quảng bá thương hiệu, cải thiện môi trường kinh doanh, tác động tích cực đến mọi mặt văn hóa, xã hội, v.v.. Cụ thể:

+ Kích thích phát triển kinh tế: XTTM tăng cường giao lưu, hợp tác kinh tế phát huy nội lực, tận dụng thành quả nền khoa học tiên tiến của thế giới, tranh thủ ngoại lực để phát triển kinh tế đất nước.

+ Đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ: là cầu nối giữa sản xuất với kinh doanh, sản xuất với thị trường, gắn thị trường trong nước với thị trường nước ngoài, thúc đẩy, tạo cơ hội kinh doanh, hỗ trợ chính khâu tìm hiểu nhu cầu thị trường, thị hiếu tập quán tiêu dùng hay thiết kế mẫu mã, bao bì, chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước tham gia đầu tư, đổi mới công nghệ sản xuất, phát triển xuất khẩu, phát triển thương mại, dịch vụ, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang cơ chế thị trường.

+ Xây dựng, quảng bá thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và hàng hoá trên thị trường trong nước và quốc tế.

+ Cải thiện môi trường kinh doanh: Thông qua hội chợ triển lãm, XTTM góp phần tạo sân chơi bình đẳng cho doanh nghiệp, chống hàng giả, hàng nhái, gian lận trong thương mại cũng như cạnh tranh không lành mạnh, v.v...

+ Thu hút đầu tư, du lịch, tác động tích cực đến mọi mặt văn hóa, xã hội: XTTM quảng bá tiềm năng, cơ hội đầu tư, phát triển du lịch, cũng như giao lưu văn hóa, góp phần tạo dựng một hình ảnh đất nước, khu vực hay địa danh. Một khi tạo được hình ảnh có giá trị tích cực qua các kênh tiếp thị, nó không những đem lại những "lực đẩy" vô cùng quan trọng cho một nước khu vực hay địa danh như bùng nổ dự án đầu tư nước ngoài, tăng số lượng khách du lịch, tăng kim ngạch xuất khẩu mà còn thu hút cả nhân tài, tạo niềm tự hào trong mỗi công dân. Hoạt động XTTM kéo theo các hoạt động xã hội khác như văn hóa, văn nghệ, thời trang, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí, v.v... cùng các dịch vụ khác phát triển.

+ Đẩy mạnh kinh tế thị trường: Ngày nay, khi mà sản xuất phát triển, thị trường hàng hóa dồi dào, sản phẩm đa dạng, mẫu mã phong phú, giá cả cạnh tranh dẫn tới tình trạng khan hiếm nguyên liệu, thiếu thị trường tiêu thụ, ảnh hưởng của quy luật "hữu xạ tự nhiên hương" dường như đã bị thu hẹp. Sản phẩm đưa ra thị trường nếu theo quy luật này sẽ chậm, mất cơ hội kinh doanh. Để nhiều người tiêu dùng biết hơn, sản phẩm tiêu thụ được nhiều hơn và đi đến được những thị trường xa hơn thì nhà sản xuất cần phải có những hoạt động tích cực để giới thiệu hàng hóa hướng đến khách hàng nhằm hỗ trợ cho việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Đó chính là những hoạt động XTTM mà chúng ta đang thực hiện.

+ Thúc đẩy tiến trình Hội nhập Kinh tế quốc tế: XTTM thúc đẩy tiến trình HNKTQT và thực hiện các quy định của WTO: Việc gia nhập WTO là xu thế tất yếu, nhưng thực chất đây cũng là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh phân chia thị trường. Theo các quy định của WTO thì các biện pháp hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp để phát triển (như trợ cấp nông nghiệp, trợ giá, trợ cước, thưởng v.v...) ảnh hưởng đến tính cạnh tranh được coi như là "trợ cấp bóp méo thương mại" sẽ buộc bị loại bỏ. Các quốc gia muốn hỗ trợ phát triển thì phải đầu tư cho các hoạt động XTTM. Đầu tư cho XTTM (hội chợ, quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị, v.v...) chiếm ngày càng lớn trong giá thành sản phẩm, dịch vụ: Các nước kém phát triển chỉ 3-5%, các nước đang phát triển 7- 10% (như Việt Nam trên 10%), theo một nghiên cứu của Thời Báo Kinh tế Việt Nam thì nhu cầu quảng cáo, tiếp thị v.v... của các doanh nghiệp Việt Nam đang giống như các nước phát triển tức từ 16-30% (tùy từng mặt hàng và từng nước).

- Các quốc gia trong đó có Việt Nam gia nhập WTO phải cam kết loại bỏ các rào cản thương mại, các hình thức hỗ trợ trực tiếp như trợ cấp nông nghiệp, trợ giá, trợ cước, thưởng xuất khẩu, v.v... Đầu tư cho XTTM là giải pháp tốt nhất để hỗ trợ đẩy mạnh phát triển kinh tế.

- Vai trò Hội chợ trong các hoạt động XTTM: Trong các hoạt động XTTM thì hoạt động hội chợ mang lại hiệu quả cao nhất bởi vì nó có thể kết hợp các hoạt động XTTM tổng hợp kể cả cổ điển và hiện đại. Tại hội chợ có thể thực hiện tiếp thị trực diện với khách hàng tốt nhất, thực hiện các hình thức quảng cáo, tuyên truyền, bình chọn cúp, huy chương vàng v.v... và các hình thức XTTM khác để khách hàng nắm được đầy đủ thông tin về hàng hóa, nhu cầu tiêu dùng, là nơi để thương nhân gặp nhau trao đổi kinh doanh, ký kết hợp đồng mua bán.

- Hội chợ vì vậy được các tổ chức kinh tế, XTTM trên thế giới (trong đó Cục XTTM Việt Nam) đánh giá là hoạt động có hiệu quả nhất. Theo thống kê ở các nước phát triển để có marketing thành công chi phí cho hội chợ chiếm 22-25% tổng số ngân sách dành cho XTTM. Thực tế doanh nghiệp, sản phẩm nào không được đầu tư các chi phí này thì không thể bán hàng. Đầu tư hạ tầng HCTL cho XTTM được các nước chú trọng hàng đầu.

4. Vị trí địa lý, tiềm năng của Nghệ An.

Nghệ An được xác định là trung tâm khu vực Bắc Trung bộ, nơi hội tụ các tuyến giao thông quan trọng nối liền cảng biển Cửa Lò và các trục đường bộ, đường sắt, đường hàng không Bắc-nam và với các nước Lào, Đông bắc Thái Lan. Thành phố Vinh là trung tâm kinh tế của tỉnh và khu vực Bắc Trung bộ. Nghệ An có nhiều tiềm năng phát triển thương mại, là trung tâm cho mọi hoạt động kinh tế giữa khu vực Bắc Trung bộ với các nước mà các tỉnh khác không có. Vì vậy cần thiết phải đầu tư cho thương mại nhằm phát huy lợi thế này.

5. Lợi ích của việc xây dung Trung tâm Hội chợ triển lãm Nghệ An.

Ngoài việc phát huy vai trò XTTM mang lại nhiều lợi ích kinh tế, thương mại, tác dụng khai thác sức mạnh của TCH, KVH, tận dụng lợi thế cạnh tranh của tỉnh, khu vực, Trung tâm HCTL đem lại cho tỉnh nhiều lợi ích khác đó là:

- Một công trình văn hóa, kiến trúc đẹp cho thành phố Vinh, Nghệ An tạo cảnh quan, một diện mạo mới, địa điểm tham quan du lịch, vui chơi, giải trí hấp dẫn phục vụ nhân dân và thu hút khách du lịch trong ngoài nước tham quan.

- Tạo điều kiện triển khai các chương trình XTTM quốc gia, hợp tác hoạt động XTTM với các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, người tiêu dùng có cơ hội tham quan học hỏi doanh nghiệp, sản phẩm nước ngoài đến tham gia hội chợ, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh.

- Nếu thu hút được cả các tập đoàn bán lẻ (như Metro, Walmart, Saigon Co-op, Parkson, BigC, v.v...) đầu tư siêu thị tạo thành tổ hợp thương mại thì tổ hợp này cũng sẽ mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách, thu hút hàng loạt dịch vụ kèm theo và một số lượng lao động dôi dư. Đặc biệt với các mô hình hoạt động mới, phong cách phục vụ, phương thức quản lý hiện đại làm thay đổi đến tư duy phát triển kinh tế của doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh.

Kết luận: Thực hiện Quyết định số 239/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ký ngày 30 tháng 9 năm 2005, Nghị quyết ĐH tỉnh Đảng bộ Nghệ An lần thứ 16, theo xu thế phát triển của cả nước và quốc tế, với vị trí địa lý, tiềm năng Nghệ An, vai trò, nhiệm vụ và tính chất của hoạt động XTTM, thực trạng và nhu cầu phát triển trên địa bàn Nghệ An, thì thành phố Vinh cần phải có một trung tâm Hội chợ triển lãm tầm cỡ tương xứng là Trung tâm vùng Bắc Trung bộ.

Phần III.

MỤC TIÊU XÂY DỰNG, TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG, QUY MÔ, GIẢI PHÁP XÂY DỰNG TRUNG TÂM HỘI CHỢ NGHỆ AN

I. Mục tiêu xây dựng Trung tâm HCTL Nghệ An

Xây dựng Trung tâm Hội chợ triển lãm Nghệ An nhằm tạo một tổ hợp thương mại, văn hóa, du lịch, v.v... tại trung tâm thành phố Vinh, có quy mô lớn nhất và ảnh hưởng tốt nhất khu vực Bắc Trung bộ, có khả năng triển khai các hoạt động XTTM, các HCTL trong nước và quốc tế, các hoạt động giao lưu mang tính thương mại khác có hiệu quả nhất, đạt tầm cỡ quốc tế và khu vực.

II. Tổ chức hoạt động của Trung tâm HCTL

Hoạt động của TTHCTL hướng vào các mục tiêu mà Nghị quyết ĐH tỉnh Đảng bộ lần thứ 16 đề ra: phấn đấu tăng GDP bình quân hàng năm từ 12- 13 %, bình quân người/năm đạt 850-1.000USD (tăng gấp 2 lần năm 2005), thu ngân sách đạt 5000-5500 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt 350-400 triệu USD (tăng gấp 3 lần năm 2005); mở rộng và phát triển thương mại với các nước, nâng cao số lượng chất lượng hàng hóa truyền thống, xây dựng các thương hiệu mới để tham gia xuất khẩu, tăng cường hoạt động XTTM, v.v... đồng thời triển khai các kế hoạch phát triển của Bộ Thương mại trong giai đoạn 2006-2015, ngoài ra kết hợp tăng nguồn thu cho ngân sách tỉnh:

1. Quảng bá tiềm năng Nghệ An về thương mại, đầu tư, du lịch, nhân lực, làng nghề, v.v... quảng bá tài nguyên thiên nhiên, dự án kêu gọi đầu tư, các danh lam thắng cảnh, điểm du lịch, các khu công nghiệp, kinh tế v.v... tạo điều kiện cho khách có thể vào nhà trưng bày tìm hiểu đầy đủ các tiềm năng của Nghệ An.

2. Tổ chức hội chợ, triển lãm: hàng năm diễn ra các hội chợ thương mại trong đó có hội chợ tổng hợp và hội chợ chuyên ngành, các hội chợ triển lãm khác v.v...

TT

Dự kiến tổ chức hoạt động hội chợ từ 2010-2015

ĐVT

Slg/ năm

Quy mô (gian hàng

1

Hội chợ triển lãm lớn hàng năm

Cuộc

2

1.000-1.500

2

Hội chợ triển lãm tổng hợp hàng năm

Cuộc

3

500-800

3

Hội chợ chuyên đề: Hội nhập, thương hiệu mạnh, sao vàng đất việt, v.v....

Cuộc

3

500

4

Hội chợ chuyên ngành: thủy sản, xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp, v.v...

Cuộc

3

400

5

Triển lãm thương mại, hội chợ chuyên ngành khác trước mắt là các mặt hàng nhập khẩu, máy nông nghiệp, Techmart, Việc làm, du lịch v.v...

Cuộc

6

200-300

3. Trưng bày sản phẩm hỗ trợ xây dựng thương triệu: TTHCTL bố trí những phòng trưng bày đẹp, thường xuyên cho các sản phẩm là thế mạnh của Nghệ An như nông, lâm, thổ, hải sản, các sản phẩm từ các khu công nghiệp, chế biến, thủ công mỹ nghệ, làng nghề, v.v... nhằm hỗ trợ phát triển thương hiệu.

4. Hội thảo, hội nghị, diễn đàn quốc tế: Ngoài các hội nghị, hội thảo trong nước, tổ chức các hội thảo quốc tế do các tổ chức XTTM các quốc gia khác đến Việt Nam giới thiệu về họ, giới thiệu các hàng hoá, cơ hội kinh doanh, thị trường v.v... mà họ muốn quảng bá đến các khách hàng Nghệ An, Bắc Trung bộ, Việt Nam.

5. Đào tạo huấn luyện: thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, Trung tâm XTTM mở các lớp học như nghiệp vụ XNK, kinh tế đối ngoại, nghiệp vụ khác liên quan như: bảo hiểm hàng hoá, vận tải biển, giao nhận, ngoài ra các lớp huấn luyện khác như: tiếng Anh thương mại, thương mại điện tử, Internet v.v...

TT

Dự kiến tổ chức hội thảo, huấn luyện, đào tạo từ khi cơ bản xây dựng xong Trung tâm (2010-2015)

ĐVT

Slg/ năm

Quy mô

 

Hội thảo, hội nghị

 

 

 

1

Hội thảo về các chuyên đề thương mại như: thị trường, sản phẩm, Hội nhập, thương hiệu, sở hữu trí tuệ, luật áp dụng trong thương mại

cuộc

4

200 người

2

Hội thảo các chuyên ngành khác: vận tải biển, thanh toán quốc tế, thương mại điện tử v.v...

cuộc

6

150 người

3

Hội nghị lớn tầm quốc gia như Hội nghị toàn quốc về XTTM, asian connect, Hội nghị các hiệp hội, Hội nghị hợp tác quốc tế về TMĐT v.v...

cuộc

2

500 người

 

Tập huấn, đào tạo

 

 

 

1

Tập huấn nghiệp vụ ngoại thương 1 đợt = 15 ngày

Đợt

6

200 người

2

Đào tạo ngoại ngữ thương mại chia ra 8 lớp, 1 lớp 1 đợt = 20 ngày cách 20 ngày tiếp đợt khác

Đợt

15

160 người

6. Trung tâm quảng cáo, khuyến mại: Trung tâm HCTL là nơi trưng bày các sản phẩm nên cũng là nơi tổ chức phục vụ các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Phần lớn các tổ chức, doanh nghiệp lớn trên cả nước đều chú trọng phát triển thị trường Nghệ An từ việc tham gia hội chợ hàng năm, khuyến mại, bốc thăm trúng thưởng đến "Ngày hội" như Ngày hội Honda, Yamaha, Road Show (hãng ôtô Ford), điện tử Sony, v.v... Vì vậy TTHCTL cần thu hút những hoạt động này.

7. Trung tâm thông tin thương mại: Thông tin thương mại càng ngày càng trở nên không thể thiếu đối với doanh nghiệp, cung cấp thông tin công là chức năng chính của XTTM. Vì vậy tại Trung tâm này cần triển khai xây dựng Trung tâm thông tin thương mại bao gồm: nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, các ấn phẩm về thương mại, thị trường,v.v... các vấn đề liên quan thương mại, báo chí, bản tin, website về thương mại v.v...

8. Sàn giao dịch thương mại và giao dịch thương mại ảo (TMĐT):

Khi T.P.Vinh phát triển, các hoạt động giao dịch ngày càng tăng, phát sinh nhiều nhu cầu tổ chức các sàn giao dịch hàng hóa, đấu giá, thị trường giao dịch kỳ hạn v.v... Chúng ta cần tổ chức TTHCTL là nơi giao dịch ký kết hợp đồng kinh tế, mua bán, xuất nhập khẩu. Ngoài ra thực hiện dự án thương mại điện tử quốc gia (hiện đã triển khai các trung tâm lớn như T.P. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng tiến tới các trung tâm khác trong đó có thành phố Vinh). Phát triển mô hình tổ chức giao dịch, mua bán qua mạng (siêu thị, chợ "ảo") với các phương thức B2B, B2C và C2C.

9. Khu văn phòng cho thuê, tổ hợp thương mại, các dịch vụ khác: khu văn phòng có hình thức đẹp, sang trọng thu hút các công ty, văn phòng đại diện thuê, làm tăng vẻ đẹp của bộ mặt các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Nghệ An.

Nếu kêu gọi được các tập đoàn bán lẻ đầu tư vào khu vực này thì đây trở thành tổ hợp thương mại đa chức năng mọi hoạt động sẽ rất hiệu quả. Các dịch vụ cụ thể TTHCTL có thể tổ chức được như sau:

1. Thuê siêu thị tính theo m2 hoặc theo phòng lớn (cả khu)

2. Thuê phòng trưng bày (Showroom)

3. Cho thuê văn phòng đại diện, khách sạn v.v...

4. Cho thuê quảng cáo điện tử hiện đại

5. Để thu hút khách tham quan không phải chỉ trưng bày hàng hóa Trung tâm còn phải kết hợp tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, xã hội khác như văn nghệ, biểu diễn thời trang, giao lưu, vui chơi, giải trí, v.v... (ví dụ biểu diễn SHOW ca nhạc nhẹ, Sao mai điểm hẹn, thi hoa hậu)

6. Cho thuê mặt bằng tổ chức văn nghệ, phục vụ mít tinh, lễ hội, gắm cho thuê giữ ôtô, lưu ôtô ban đêm v.v...

III. NHỮNG YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG TTHCTL NGHỆ AN.

1. Những yêu cầu của TTHCTL Nghệ An

1.1. Tên gọi: "Trung tâm Hội chợ, Triển Lãm Nghệ An"

1.2. Quy hoạch và địa điểm.

Thành phố Vinh đang được xây dựng trở thành Trung tâm vùng Bắc Trung bộ. Vì thế, TTHCTL phải tương xứng ngang tầm. Cần phải quy hoạch một khu vực trung tâm lớn về diện tích thành tổ hợp thương mại, văn hóa du lịch, vui chơi, giải trí v.v... Với tầm quan trọng như vậy địa điểm xây dựng nhất thiết là trung tâm thành phố Vinh.

1.3. Diện tích xây dựng:

1.3.1. Yêu cầu diện tích Trung tâm Hội chợ Nghệ An:

Với quy mô khu vực, ở Vinh cần quy hoạch TTHCTL nằm trong một tổ hợp thương mại dịch vụ với diện tích từ 15-20ha gần Trung tâm thành phố.

(Tham khảo quy mô của các TTHCTL thế giới và trong nước phụ lục 1)

1.3.2. Bố trí diện tích trong tổ hợp Thương mại dịch vụ

TT

Bố trí các hạng mục, công trình (m2)

Diện tích 15-20 ha

 

 

Số tầng

D. tích m2

1

Nhà chính hội chợ triển lãm

3

7.800

2

Làng nghề đặc trưng

2

35.000

3

Khu TL ngoài trời

 

35.000

4

Khu vực Siêu thị nhỏ, sang hàng lưu niệm

3

3.000

5

Văn phòng, Khách sạn

4-15

3.000

6

Nhà hàng

2

3.000

7

Bãi đỗ xe

 

4.000

8

Sân vườn, cảnh quan, cây xanh

 

60.000

 

Diện tích dành cho khu HCTL

 

150.800

 

Khu vực dành cho siêu thị (như Metro)

 

50.000

 

Tổng diện tích

 

200.000

1.4. Kiến trúc ngôi nhà triển lãm

1.4.1. Yêu cầu về kiến trúc ngôi nhà triển lãm:

Ngôi nhà triển lãm phải được thiết kế có hình dáng bên ngoài là biểu tượng (logo) Nghệ An hoặc khu vực có ấn tượng. Ngôi nhà này thiết kế 2-3 tầng cao 30-50m.

+ Tầng trệt bố trí diện tích lớn nhất: Phần chính ở giữa tầng trệt dành cho hội chợ triển lãm không có cột, có thể bố trí gian hàng tự dựng, sân khấu biểu diễn nghệ thuật, thời trang ngoài ra có hệ thống kho, thiết bị hội chợ, đặc biệt là thiết bị và các phòng lạnh v.v... Mặt ngoài bố trí trưng bày tiềm năng, các dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh.

+ Tầng 2 dạng gác lửng bố trí các phòng hội thảo, lớp học, phòng giao dịch, các sàn giao dịch, trung tâm thông tin, thương mại điện tử, phòng trưng bày sản phẩm v.v...

+ Tầng 3 bố từ các thiết bị phục vụ hội chợ như quan sát điều khiển ánh sáng, âm thanh, tiếp phát sóng truyền hình, phòng làm việc quản lý v.v...

+ Phía ngoài và trên tầng cao bố trí các bảng quảng cáo, bảng điện tử hiện đại.

1.4.2. Bố trí và sơ phác TTHCTL Nghệ An (xem phụ lục 2: Sơ phác)

1.5. Yêu cầu về kết cấu: Riêng ngôi nhà chính của nhà hội chợ triển lãm có kết cấu mở mái tôn, khung thép chịu lực, không có cột bên trong, có khoảng không chiều cao ít nhất 30m-50m để dễ trưng bày các mô hình công nghiệp sau này.

1.6. Yêu cầu các mặt khác: bảo đảm an toàn phòng chống bão, lụt, thiên tai, chống cháy nổ, chống ô nhiễm môi trường, chất thải, có cảnh quan đẹp, thoáng mát. Tất cả đều phải sử dụng công nghệ mới, hiện đại.

1.7. Yêu cầu về tài chính

Khái toán tổng mức đầu tư (phương án xây dựng 15-20ha trong đó xây dựng khu phục vụ HCTL là 15 ha, chưa tính phần siêu thị kiểu Metro) mức kinh phí dự tính chia làm 3 nhóm hạng mục công trình đầu tư.

- Đầu tư cơ sở hạ tầng  46,7 tỷ đồng

- Xây dựng Ngôi nhà triển lãm (nhà chính) 82,7 tỷ đồng

- Đầu tư phát triển các công trình trong khu vực 144,2 tỷ đồng

Khái toán chi tiết

1. Đầu tư cơ sở hạ tầng

TT

a) Vốn Xây lắp:

VN đồng

1

Bãi đỗ xe 8000m2 x 300.000đ/1 m2

2.400.000.000

2

Cổng chính

1.000.000.000

3

Nhà ban QLDA 500m2 x 3tầng x 1.800.000đ/ 1m2

2.700.000.000

4

Sân vườn, cây xanh, cảnh quan: 85.000m2 x 150.000đ/1m2

12.750.000.000

5

Tháp vọng cảnh cao 50m: 300m2 x 3.000.000đ/1m2

900.000.000

6

Hàng rào: 1720m x 850.000đ/ 1m

1.462.000.000

7

Trạm biến thế 3360KVA

1.000.000.000

8

Cấp điện + chiếu sáng ngoài nhà

2.000.000.000

9

Sân vườn cây xanh

300.000.000

 

Tổng cộng

24.512.000.000

 

b) Vốn KTCB khác:

 

 

Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

 

10

Khảo sát Địa hình: 18 ha x 1.500.000đ/ha x 1,1 x 1,09

29.724.300

11

Cắm mốc và định vị mốc: 100mốc x 200.000đ/mốc

20.000.000

12

Khoan địa chất: 15hố x 30m x 700.000đ/m

315.000.000

13

San nền (giả định): 180.00m2x1,2mx35.000đ/1m3

7.560.000.000

14

Đền bù hoa màu: 180.000m2 x40.000đ/1m2

7.200.000.000

15

Lập báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án ĐTXD

 

16

0,448% x (GTXL) x 1,1

120.795.136

17

Thẩm định B/c nghiên cứu khả thi dự án ĐTXD

 

18

0,03% x (GTXL+GTTB)

7.353.600

 

Giai đoạn thực hiện đầu tư

 

19

Thiết kế phí 2,62% * GTXL

642.214.400

20

Thẩm định TKKT: 0,123%GTXL

30.149.760

21

Thẩm định Tổng dự toán 0,122%*GTXL

29.904.640

22

Lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ thầu xây lắp 0,208%*GTXL

56.083.456

23

Chi phí ban QL Dự án 4,9%*(GTXL)

1.321.196.800

24

Giám sát thi công 1,612%*(GTXL)

434.646.780

25

Chi phí thẩm định quyết toán 0,08%*(GTXL)

19.609.600

26

Bảo hiểm xây dựng 0,35%*GTXL

85.792.000

 

Tổng cộng

17.872.470.476

 

c) Dự phòng phí: 10%*GTXL+KTCB

4.238.447.048

 

Tổng mức đầu tư: (a+b+c)

46.622.917.524

2. Xây dựng Ngôi nhà triển lãm (nhà chính)

TT

a) Vốn Xây lắp:

VN đồng

1

TT hội chợ triển lãm: 7.800m2 x 2 tầng x 3.000.000đ/1m2

46.800.000.000

2

Khu triển lãm ngoài trời: 35.000m2 x 300.000đ/1m2

10.500.000.000

 

Tổng cộng

57.300.000.000

 

b) Vốn thiết bị

 

3

Phòng cháy, chống cháy tự động (tạm tính)

5.000.000.000

4

Mạng máy tính - mạng LAN (tạm tính)

2.000.000.000

5

Thang máy: 05 cái x 600.000.000đ/1 cái

4.200.000.000

 

Tổng cộng

11.200.000.000

 

c) Vốn KTCB khác

 

 

Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

 

6

Lập báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án ĐTXD

 

 

0,448% x (GTXL+GTTB) x 1,1

337.568.000

7

Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án ĐTXD

 

 

0,03% x (GTXL-GTTB)

20.550.000

 

Giai đoạn thực hiện đầu tư

 

8

Thiết kế phí 2,62%*GTXL

1.501.260.000

9

Thẩm định TKKT 0,123%*GTXL

70.479.000

10

Thẩm định tổng dự toán 0,122%*GTXL

69.906.000

11

Lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ thầu xây lắp 0,208%*GTXL

131.102.400

12

Lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ thầu thiết bị 0,208%*GTTB

22.915.200

13

Chi phí Ban quản lý Dự án 4,9%*(GTXL+GTTB)

3.692.150.000

14

Giám sát thi công 1,612%*(GTXL+GTTB)

1.214.642.000

15

Chi phí thẩm định quyết toán 0,08%*(GTXL+GTTB)

54.800.000

16

Bảo hiểm xây dựng 0,35%*GTXL

200.550.000

17

Lắp đặt (0,285)% * GTTB

31.920.000

 

Tổng cộng

7.347.842.600

18

d) Dự phòng phí: 10%*(GTXL+GTTB+KTCB)

6.850.000.000

 

Tổng mức đầu tư: (a+b+c+d)

82.697.842.600

3. Đầu tư phát triển các công trình trong khu vực

TT

a) Vốn Xây lắp:

VN đồng

1

Khu làng nghề đặc trưng 35.000m2x 1 tầng x 1.000.000đ/1m2

35.000.000.000

2

Siêu thị: 3000m2x 2 tầng x 2.800.000đ/1 m2

16.800.000.000

3

Khách sạn + Văn phòng 12 tầng: 14.000m2x 3.000.000đ/1 m2

42.000.000.000

4

Nhà hàng: 3000m2x 2 tầng x 2.300.000đ/1 m2

13.800.000.000

 

Tổng cộng

107.600.000.000

 

b) Vốn thiết bị

 

5

Phòng cháy, chống cháy tự động (tạm tính)

6.000.000.000

6

Mạng máy tính - mạng LAN (tạm tính)

2.000.000.000

7

Thang máy: 06 cái x 600.000.000đ/1 cái

3.600.000.000

 

Tổng cộng

11.600.000.000

 

c) Vốn KTCB khác

 

 

Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

 

8

Lập báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án ĐTXD

 

 

0,448% x (GTXL+GTTB) x 1,1

587.417.600

9

Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi dự án ĐTXD

 

 

0,03% x (GTXL-GTTB)

35.760.000

 

Giai đoạn thực hiện đầu tư

 

10

Thiết kế phí 2,62%*GTXL

2.819.120.000

11

Thẩm định TKKT 0,123%*GTXL

132.348.000

12

Thẩm định Tổng dự toán 0,122%*GTXL

131.272.000

13

Lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ thầu xây lắp 0,208%*GTXL

246.188.800

14

Lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ thầu thiết bị 0,208%*GTTB

23.733.600

15

Chi phí Ban quản lý Dự án 4,9%*(GTXL+GTTB)

6.424.880.000

16

Giám sát thi công 1,612%*(GTXL+GTTB)

2.113.654.400

17

Chi phí thẩm định quyết toán 0,08%*(GTXL+GTTB)

95.360.000

18

Bảo hiểm xây dựng 0,35%*GTXL

376.600.000

19

Lắp đặt (0,285)% * GTTB

33.060.000

 

Tổng cộng

13.019.394.400

20

d) Dự phòng phí: 10%*(GTXL+GTTB+KTCB)

11.920.000.000

 

Tổng mức đầu tư: (a+b+c+d)

144.139.394.400

2. Hệ thống các giải pháp xây dựng TTHCTL

2.1. Giải pháp quy hoạch xây dựng, địa điểm

Để phát triển trở thành Trung tâm vùng Bắc Trung bộ, thành phố Vinh nên quy hoạch khu phố chính thương mại có cảnh quan đẹp, lấy con đường ven sông Lam Vinh - Cửa Hội làm đường phố chính 12 làn xe, 2 làn xe buýt có cầu vượt, cải tạo lòng sông Lam, xây các công trình văn hóa, thương mại, du lịch, thể dục thể thao giải trí, các trường đại học v.v... trên đó quy hoạch khu Trung tâm HCTL với diện tích lớn từ 20-50ha thành tổ hợp thương mại đa chức năng, trong đó có: TTHCTL, siêu thị dạng Metro, Trung tâm thương mại cao tầng, khách sạn, khu văn phòng cho thuê, thể thao, giải trí, nhà hàng, phố phố đi bộ, chợ đêm, v.v... nhằm tạo tụ điểm văn hóa, thương mại, giải trí thu hút khách tham quan và tổ chức hội chợ tại Trung tâm này. Theo giải pháp này thì chọn địa điểm trên con đường ven sông Lam (Vinh - Cửa Hội) đoạn từ Bến Thủy - Hưng Hòa.

Với lựa chọn này thì việc kết hợp du lịch với thương mại về lâu dài thì rất tốt. Tại đây có thể tạo một tổ hợp thương mại, dịch vụ, văn hóa, du lịch. Về mặt quảng cáo: sử dụng cảnh sông nước, trên bến dưới thuyền, ánh điện ban đêm rất dễ tạo cảnh quan hội họa đẹp, ấn tượng. Khu vực này là bờ sông ảnh hưởng gió Lào ít hơn nơi khác ở Vinh, và cũng ít bị ảnh hưởng sóng biển hay gió mùa đông bắc, gần Trung tâm T.P.Vinh (cách quảng trường Hồ Chí Minh khoảng chỉ 2km, có môi trường sạch, có cảnh quan sông nước đẹp, thoáng mát).

(xem sơ đồ vị trí của lô đất: phụ lục số 3)

2.2. Giải pháp về thiết kế kiến trúc

- Để có kiến trúc đẹp cho ngôi nhà chính TTHCTL, UBND tỉnh quyết định mở các cuộc thi thiết kế Logo Nghệ An (hoặc logo thương mại Nghệ An), thi (hoặc đấu thầu) thiết kế kiến trúc cho ngôi nhà triển lãm với ý tưởng là "thể hiện logo Nghệ An". Mô hình nào được bầu chọn là đẹp nhất thì lấy đó là mẫu kiến trúc. Như vậy sẽ có 2 cuộc thi: thi thiết kế logo riêng và thi thiết kế kiến trúc cho ngôi nhà triển lãm riêng.

- Ưu tiên chấp nhận các phương án kiến trúc đẹp của các nhà đầu tư xây dựng công trình cho TTHCTL.

(Tham khảo các mô hình HCTL quốc tế và trong nước Phụ lục 1)

2.3. Giải pháp về nguồn vốn xây dựng trung tâm

- Nguồn ngân sách xây dựng cơ sở hạ tầng bao gồm: Ngân sách Trung ương hỗ trợ, ngân sách tỉnh cấp để giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng, điện nước, trồng cây xanh, hàng rào, đường nội bộ, cổng, nhà cấp 4 để quản lý dự án và nhà chính triển lãm. Đề nghị Ngân sách Trung ương hỗ trợ phần xây dựng hạ tầng, ngân sách tỉnh đầu tư xây dựng nhà chính hội chợ triển lãm.

- Quỹ đất: cần quy hoạch một vùng đất lớn từ 20-60ha (như đã trình bày ở phần giải pháp quy hoạch xây dựng, địa điểm trên đây) trên đó quy hoạch diện tích xây dựng TTHCTL còn lại sử dụng quỹ đất làm vốn xây dựng trung tâm.

- Kêu gọi vốn đầu tư: Do đặc thù công trình là công trình XTTM, các địa phương chưa kêu gọi được đầu tư xây dựng TTHCTL (TTHCTL Hà Nội quốc gia do Chính phủ cấp vốn, TTHCTL Đà Nẵng do ngân sách UBND T.P. Đà Nẵng đầu tư, TTHCTL Hải Phòng do một phần ngân sách UBND T.P.Hải Phòng và một Công ty nhà nước ở Hải Phòng cùng đầu tư). Tuy vậy ở Nghệ An, do thành phố Vinh đang quy hoạch đô thị loại 1 nếu quy hoạch khu HCTL thành tổ hợp thương mại đa chức năng thì có thể kêu gọi đầu tư, liên doanh v.v... trong và ngoài nước xây dựng. Những công trình ít hấp dẫn sẽ được những công trình hấp dẫn hơn bổ trợ bù trừ cho nhau. Nhưng để đạt được mục đích này thì:

+ Công tác quy hoạch rất quan trọng vì nếu Trung tâm ở vào vị trí đẹp và có tương lai rõ ràng thì mới hấp dẫn nhà đầu tư và hướng các nhà đầu tư khác như đầu tư siêu thị bán rẻ (dạng Metro, BigC, Saigon Corp v.v...) vào đầu tư tại khu vực này tạo tụ điểm hấp dẫn các dịch vụ.

+ Cần phải có cơ chế ưu đãi đặc biệt cho các nhà đầu tư bởi vì đầu tư kinh doanh hội chợ triển lãm bỏ vốn rất nhiều, thu lãi rất ít, chậm khấu hao, vì vậy các nhà đầu tư cần phải được ưu tiên đầu tư các công trình khác trong khu vực dễ mang lại lợi nhuận.

+ Cho nhà đầu tư hưởng một số đặc quyền sau khi xây dựng xong công trình như ưu tiên tổ chức các hội chợ triển lãm, hội nghị lớn, lễ hội, các hoạt động văn hóa, xã hội, du lịch v.v...

- Liên doanh: có 2 phương án liên doanh

+ Nhà nước đầu tư mặt bằng, cơ sở hạ tầng, liên doanh các công trình còn lại trong tổ hợp bao gồm nhà Hội chợ triển lãm.

+ Nhà nước đầu tư mặt bằng, cơ sở hạ tầng, đầu tư xây dựng cơ bản nhà Hội chợ triển lãm các công trình còn lại liên doanh.

Để tạo điều kiện hấp dẫn các nhà đầu tư thì UBND tỉnh quy định các hoạt động hỗ trợ XTTM, các hoạt động thương mại khác, sử dụng vốn ngân sách, các hoạt động XTTM hợp tác giữa tỉnh và tổ chức trong nước, nước ngoài đều thực hiện qua TTHCTL này.

- Huy động các nguồn khác: nếu có điều kiện thuận lợi như vay vốn ODA, các nguồn vốn viện trợ, đóng góp cổ phần, nguồn vốn khác...

2.4. Giải pháp về tổ chức

Thành lập Ban chỉ đạo để chỉ đạo xây dựng và thực hiện Dự án xây dựng Trung tâm HCTL gồm các thành phần sau đây:

- 1 đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách làm trưởng ban.

- Sở Thương mại: cơ quan thường trực (cử 1 đ/c lãnh đạo Sở làm phó ban).

- đ/c Giám đốc TTXTTM: ủy viên thường trực.

- 1 đ/c lãnh đạo Sở KHĐT Ban viên.

- 1 đ/c lãnh đạo Sở Tài chính Ban viên.

- 1 đ/c lãnh đạo Sở Nội vụ Ban viên.

- 1 đ/c lãnh đạo Sở Xây dựng Ban viên.

- 1 đ/c lãnh đạo Sở Tài Nguyên Môi trường Ban viên.

- 1 đ/c lãnh đạo Sở Văn hóa Thông tin Ban viên.

- 1 đ/c Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) UBND thành phố Vinh Ban viên.

Ban chỉ đạo tham mưu cho UBND tỉnh thành lập BQL dự án để tham mưu cho Ban chỉ đạo trong việc xây dựng và thực hiện dự án xây dựng TTHCTL. Ban QL có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng, được phép thông qua nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng để đầu tư (trong đó phải đề ra thời gian hoàn vốn, phương án do BQL dự án tập). UBND tỉnh giao cho BQL xây dựng giải pháp và cũng phối hợp với các nhà đầu tư (có thể thành lập công ty cổ phần xây dựng) huy động vốn để xây dựng Trung tâm.

IV. Những khó khăn thuận lợi trong Quá trình thực hin đề án

1. Thuận lợi:

Thực hiện Quyết định số 239/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ký ngày 30 tháng 9 năm 2005 và Nghị quyết ĐH tỉnh Đảng bộ Nghệ An lần thứ XVI, triển khai đề án Xây đựng Vinh trở thành thành phố trung tâm vùng Bắc trung bộ, theo đó xây dựng Trung tâm HCTL quy mô vùng Bắc Trung bộ là điều kiện hết sức thuận lợi;

- Là tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi (như trình bày tại điểm 3 phần 1 trên đây), phấn đấu trở thành một trong những tỉnh khá nhất cả nước, Nghệ An, Quê hương Bác Hồ, còn có nhiều danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử, khu du lịch biển Cửa Lò v.v... hàng năm đón nhiều khách du lịch tham quan. Tận dụng thế mạnh này để phát triển, xây dựng một trung tâm HCTL quy mô. Vùng xứng đáng với vị thế thành phố Vinh trong tương lai là chủ trương đúng đắn;

- Các doanh nghiệp trên địa bàn phát triển mạnh đến năm 2010 sẽ có khoảng 8.000-10.000 doanh nghiệp (hiện nay có khoảng 3.000), GDP tăng hàng năm cao (từ 12-13%), thu nhập bình quân đầu người/năm sẽ đạt từ 850 - 1.000USD (tăng gấp hơn 2 lần hiện nay). Sản phẩm tăng, thương hiệu phát triển, nhu cầu XTTM tăng, chủ động xây dựng hạ tầng cho hoạt động XTTM trong điều kiện hiện nay là phù hợp;

- Trong tình hình phát triển hiện nay và tương lai 10- 15 năm tới của đất nước theo như các đề án phát triển của các bộ, ngành nói chung, Nghệ An nói riêng khi mà các khu công nghiệp và thị xã mới hình thành và phát triển, thành phố Vinh sẽ lớn cả về quy mô và dân số, nhanh chóng ảnh hưởng lan tỏa khu vực, thì việc đầu tư vào lĩnh vực thương mại phải tương xứng với một trung tâm của vùng Bắc Trung bộ.

2. Khó khăn:

- Khu vực Bắc Trung Bộ là khu vực kinh tế chậm phát triển, Nghệ An nói riêng có xuất phát điểm là một tỉnh nghèo, doanh nghiệp và sản phẩm chưa phát triển mạnh, kim ngạch xuất khẩu (kể cả XK lao động) chỉ mới đạt 150 triệu USD (năm 2005), thu chi ngân sách chưa tự cân đối, vì vậy đầu tư một công trình có quy mô lớn, tầm cỡ là bước đột phá, nhưng hết sức khó khăn nhất là tài chính;

- XTTM là những hoạt động mang lại hiệu quả tích cực. Nhưng do tính đặc thù không thể đưa ra một công thức hay một phép tính nào để giải bài toán hiệu quả kinh tế bằng con số. Vì vậy đầu tư để phát huy có hiệu quả (kể cả trực tiếp và gián tiếp) một công trình XTTM là phải tính đến yếu tố lâu dài và lợi ích mà các hoạt động của nó đem lại;

- Do chưa được đầu tư đúng mức, chưa có quỹ hỗ trợ hoạt động XTTM theo Thông tư số 86/2002/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 27/09/2002, nên XTTM vừa qua hoạt động chưa mạnh, ảnh hưởng chưa cao. Vì thế, kêu gọi đầu tư vốn, hoặc liên doanh đầu tư cho XTTM sẽ gặp không ít khó khăn, nếu không có những biện pháp hỗ trợ mạnh mẽ;

- Nhận thức, hiểu biết về hội chợ triển lãm còn có nhiều bất cập như: có nhiều doanh nghiệp cho rằng hội chợ là nơi bán hàng đơn thuần cho nên đầu tư cho quảng bá tiếp thị rất sơ sài, thậm chí cử nhân viên ra hội chợ bán hàng không hiểu biết về hàng hóa. Nhiều doanh nghiệp tuy có hiểu về hội chợ, nhưng đầu tư tham gia không có tính chuyên nghiệp, nên hiệu quả từ việc tham gia hội chợ không cao. Mặt khác, chất lượng quy mô một số hội chợ hạn chế. Vì thế, hoạt động hội chợ được coi bình thường hoặc kém hiệu quả.

Phần IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của các ngành:

- Sở Thương mại lựa chọn nhà tư vấn xây dựng dự án Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Nghệ An; chủ trì phối hợp với Sở Văn hóa - Thông tin, Sở Xây dựng tổ chức cuộc thi thiết kế biểu tượng, kiến trúc xây dựng ngôi nhà Trung tâm.

- Sở Nội vụ tham mưu cho UBND tỉnh ra các quyết định thành lập các Ban chỉ đạo, Ban quản lý dự án.

- Sở Kế hoạch Đầu tư tổ chức thẩm định, bố trí cấp vốn, phối hợp Sở Thương mại kêu gọi đầu tư xây dựng Trung tâm; chủ trì cùng Sở Tài chính tìm nguồn tài chính để đầu tư xây dựng Trung tâm;

- Sở Xây dụng chủ trì phối hợp cùng Sở Thương mại, Sở Tài nguyên môi trường, UBND thành phố Vinh, bố trí vị trí, địa điểm, diện tích cho Trung tâm HCTL như đã phê duyệt.

2. Kế hoạch và thời gian tiến hành xây dựng Trung tâm như sau:

Kế hoạch thực hiện đề án xây dựng TTHCTL chia làm 2 - 3 giai đoạn:

- Giai đoạn I: Lập dự án kêu gọi đầu tư chậm nhất đến tháng 6/2007 phải có dự án phê duyệt. Tháng 7 kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

TT

Nội dung công việc Giai đoạn I

Thời gian

1

Làm các thủ tục về đất

01/2007-02/2007

2

Duyệt quy hoạch mặt bằng

02/2007-03/2007

3

Lập, thẩm định, duyệt dự án, kêu gọi đầu tư

03/2007-05/2007

4

Đền bù đất, hoa màu

06/2007-08/2007

5

Thiết kế kỹ thuật thi công, thẩm định, phê duyệt

09/2007-12/2007

6

Tổ chức mời thầu, đấu thầu

12/2007-03/2008

7

Thời gian hoàn thành có mặt bằng để tổ chức hội chợ

09-12/2008

- Giai đoạn II: Xây dựng cơ sở vật chất cơ bản hoàn thành trước ngày 19/5/2010 để tổ chức HCTL quy mô vùng năm 2010.

- Giai đoạn III: 2015 hoàn thành dự án.

Các hạng mục công trình như nhà Hội chợ triển lãm, các công trình khách sạn, nhà hàng, công viên, siêu thị v.v...

Các giai đoạn có thể tiến hành đồng thời hoặc từng phần trong bất cứ giai đoạn nào./.

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 07/2007/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu07/2007/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành29/01/2007
Ngày hiệu lực08/02/2007
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThương mại, Xây dựng - Đô thị
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật16 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 07/2007/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 07/2007/QĐ-UBND Xây dựng trung tâm hội chợ triển lãm Nghệ An


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 07/2007/QĐ-UBND Xây dựng trung tâm hội chợ triển lãm Nghệ An
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu07/2007/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Nghệ An
                Người kýPhan Đình Trạc
                Ngày ban hành29/01/2007
                Ngày hiệu lực08/02/2007
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThương mại, Xây dựng - Đô thị
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật16 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Quyết định 07/2007/QĐ-UBND Xây dựng trung tâm hội chợ triển lãm Nghệ An

                      Lịch sử hiệu lực Quyết định 07/2007/QĐ-UBND Xây dựng trung tâm hội chợ triển lãm Nghệ An

                      • 29/01/2007

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 08/02/2007

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực