Quyết định 08/2009/QĐ-UBND

Quyết định 08/2009/QĐ-UBND về trình tự, thủ tục xác nhận đề án bảo vệ môi trường và xác nhận hoàn thành các biện pháp bảo vệ môi trường theo đề án bảo vệ môi trường đã được xác nhận của các đơn vị trên địa bàn quận 7 do Ủy ban nhân dân quận 7 ban hành

Quyết định 08/2009/QĐ-UBND quy định trình tự, thủ tục xác nhận đề án bảo vệ môi trường đã được thay thế bởi Quyết định 03/2012/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật và được áp dụng kể từ ngày 13/04/2012.

Nội dung toàn văn Quyết định 08/2009/QĐ-UBND quy định trình tự, thủ tục xác nhận đề án bảo vệ môi trường


ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 7
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------

Số: 08/2009/QĐ-UBND

Quận 7, ngày 13 tháng 5 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH “QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XÁC NHẬN ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ XÁC NHẬN HOÀN THÀNH CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THEO ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÃ ĐƯỢC XÁC NHẬN CỦA CÁC ĐƠN VỊ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 7”

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 7

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 04/2008/TT-BTNMT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn lập, phê duyệt hoặc xác nhận đề án bảo vệ môi trường và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường;
Căn cứ Quyết định số 17/2007/QĐ-UBND ngày 05 tháng 02 năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quy định về trình tự, thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân các cấp tại thành phố Hồ Chí Minh;
Xét Tờ trình số 341/TTr-TNMT-MT ngày 09 tháng 3 năm 2009 của Phòng Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy định về trình tự, thủ tục xác nhận đề án bảo vệ môi trường và xác nhận hoàn thành các biện pháp bảo vệ môi trường theo đề án bảo vệ môi trường đã được xác nhận của các đơn vị trên địa bàn quận 7,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành Quy định về trình tự, thủ tục xác nhận đề án bảo vệ môi trường và xác nhận hoàn thành các biện pháp bảo vệ môi trường theo đề án bảo vệ môi trường đã được xác nhận của các đơn vị trên địa bàn quận 7 thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân quận kèm theo văn bản hướng dẫn thành phần hồ sơ.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau bảy (07) ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân quận, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân quận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân 10 phường và các tổ chức, cá nhân thực hiện Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Võ Thị Kim Em

 

QUY ĐỊNH

VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XÁC NHẬN ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ XÁC NHẬN HOÀN THÀNH CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THEO ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÃ ĐƯỢC XÁC NHẬN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 7

(Ban hành kèm theo Quyết định số 08/2009/QĐ-UBND ngày 13 tháng 5 năm 2009 của Ủy ban nhân dân quận)

I. QUY ĐỊNH CHUNG:

1. Phạm vi và đối tượng áp dụng:

1.1. Phạm vi:

Các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (sau đây gọi chung là cơ sở và khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ) không có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường quy định tại khoản 9 Điều 1 của Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là Nghị định số 21/2008/NĐ-CP) trừ các cơ sở và khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có tính chất và quy mô tương ứng với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ đang hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.

1.2. Đối tượng:

Quy định này áp dụng đối với cơ quan nhà nước; tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài là chủ cơ sở và khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) có hoạt động liên quan đến những nội dung quy định tại điểm 1 Mục này.

2. Áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường:

Khi lập đề án bảo vệ môi trường, tổ chức, cá nhân phải áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật địa phương về môi trường và các quy định khác trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

II. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XÁC NHẬN ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG:

1. Hồ sơ đề nghị xác nhận đề án bảo vệ môi trường:

- Một (01) văn bản của tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận đề án bảo vệ môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Quy định này.

- Ba (03) bản đề án bảo vệ môi trường được đóng thành quyển theo mẫu trang bìa và phụ bìa quy định tại Phụ lục 2, 3 kèm theo Quy định này, có chữ ký kèm theo họ tên, chức danh của tổ chức, cá nhân và đóng dấu ở trang phụ bìa.

- Một (01) bản sao của một trong các loại: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư; Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc giấy phép hoạt động khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

- Một (01) bản sao Báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (nếu có).

2. Xác nhận đề án bảo vệ môi trường:

2.1. Thẩm quyền xác nhận:

Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và xác nhận đề án bảo vệ môi trường đối với các cơ sở và khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn trừ các cơ sở và khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có tính chất và quy mô tương ứng với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Ban Quản lý các Khu Công nghiệp và Khu Chế xuất thành phố (gọi là Hepza) được phê duyệt hoặc xác nhận đề án bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ đang hoạt động trong Khu Chế xuất Tân Thuận.

2.2. Trình tự, thủ tục xác nhận đề án bảo vệ môi trường:

a) Trình tự giải quyết:

- Các cơ sở và khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nộp hồ sơ tại Tổ Tiếp nhận và trả hồ sơ trực thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân quận, nhận biên nhận hồ sơ đúng tên người nộp (có giấy giới thiệu của đơn vị).

- Văn phòng Ủy ban nhân dân quận chuyển Phòng Tài nguyên và Môi trường.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường phân công cán bộ thụ lý kiểm tra hồ sơ pháp lý.

- Thành lập đoàn kiểm tra thực tế tại các cơ sở và khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

- Tiến hành kiểm tra thực tế, lấy và phân tích mẫu chất thải (nếu có).

- Đề xuất hướng giải quyết, trình Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường ký.

- Tổ Văn phòng trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện nhập sổ, photo, đóng dấu và chuyển hồ sơ đến Tổ Tiếp nhận và trả hồ sơ trực thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân quận.

- Đúng thời gian ghi trên biên nhận, chủ đơn vị đến nhận lại hồ sơ tại Tổ Tiếp nhận và trả hồ sơ.

b) Thành phần Đoàn kiểm tra:

- Đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường.

- Đại diện Ủy ban nhân dân phường.

- Và một số chuyên gia về môi trường (nếu có). c) Thời gian giải quyết:

Thời hạn xác nhận đề án bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân tối đa là mười lăm (15) ngày làm việc, trường hợp phải lấy mẫu phân tích kiểm chứng thì thời hạn tối đa không quá hai mươi (20) ngày làm việc. Đối với trường hợp đề án bảo vệ môi trường phải lấy ý kiến theo quy định tại điểm 2 khoản 9 Điều 1 của Nghị định số 21/2008/NĐ-CP thời hạn xác nhận được cộng thêm năm (05) ngày làm việc.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc cần bổ sung thì trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Ủy ban nhân dân quận sẽ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết để điều chỉnh hoặc bổ sung hồ sơ.

Trong đó:

- Tổ Tiếp nhận và trả hồ sơ của Văn phòng Ủy ban nhân dân quận tiếp nhận và chuyển hồ sơ vào Phòng Tài nguyên và Môi trường: 01 ngày.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường có ý kiến đề xuất: 13 ngày.

- Chuyển Tổ Tiếp nhận và trả hồ sơ để lưu trữ và trả hồ sơ cho đơn vị: 01 ngày.

III. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XÁC NHẬN HOÀN THÀNH CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THEO ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÃ ĐƯỢC XÁC NHẬN:

1. Trách nhiệm thực hiện đề án bảo vệ môi trường của chủ cơ sở và khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ:

Sau khi Đề án bảo vệ môi trường được xác nhận, tổ chức, cá nhân phải nghiêm túc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo nội dung đề án bảo vệ môi trường và văn bản xác nhận của Phòng Tài nguyên và Môi trường quận 7. Thời hạn hoàn thành các công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường chậm nhất là ngày 31 tháng 12 năm 2009. Trong thời gian thực hiện các nội dung và yêu cầu của Đề án bảo vệ môi trường đã được xác nhận, tổ chức, cá nhân phải có biện pháp hạn chế nhằm giảm phát thải các chất gây ô nhiễm ra ngoài môi trường. Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật; gây ô nhiễm, suy thoái môi trường hoặc làm thiệt hại về kinh tế và môi trường, phải có trách nhiệm khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường và đền bù thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Sau khi hoàn thành các biện pháp bảo vệ môi trường theo Đề án bảo vệ môi trường đã được xác nhận, trong thời gian mười lăm (15) ngày làm việc, tổ chức, cá nhân phải có văn bản báo cáo Phòng Tài nguyên và Môi trường quận 7 về các nội dung đã hoàn thành để được kiểm tra, xác nhận.

2. Thành phần hồ sơ:

- Một (01) văn bản của tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận hoàn thành đề án bảo vệ môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Quy định này.

- Ba (03) báo cáo việc hoàn thành các nội dung và yêu cầu của đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt hoặc xác nhận được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 kèm theo Quy định này.

- Ba (03) bộ kết quả phân tích mẫu chất thải sau xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải do tổ chức, cá nhân thực hiện quan trắc và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của kết quả phân tích mẫu chất thải.

3. Trình tự thủ tục xác nhận hoàn thành các biện pháp bảo vệ môi trường theo Đề án bảo vệ môi trường đã được xác nhận:

3.1. Thẩm quyền xác nhận:

Phòng Tài nguyên và Môi trường xem xét xác nhận việc hoàn thành các nội dung của đề án bảo vệ môi trường đã được xác nhận.

3.2. Trình tự, thủ tục xác nhận hoàn thành các biện pháp bảo vệ môi trường theo Đề án bảo vệ môi trường đã được xác nhận:

a) Trình tự giải quyết:

- Các cơ sở và khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nộp hồ sơ tại Tổ Tiếp nhận và trả hồ sơ trực thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân quận, nhận biên nhận hồ sơ đúng tên người nộp (có giấy giới thiệu của đơn vị).

- Văn phòng Ủy ban nhân dân quận chuyển Phòng Tài nguyên và Môi trường.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường phân công cán bộ thụ lý kiểm tra hồ sơ pháp lý.

- Thành lập đoàn kiểm tra thực tế tại các cơ sở và khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

- Tiến hành kiểm tra thực tế, lấy và phân tích mẫu chất thải (nếu có).

- Đề xuất hướng giải quyết, trình Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường ký.

- Tổ Văn phòng trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện nhập sổ, photo, đóng dấu và chuyển tổ Tiếp nhận và trả hồ sơ trực thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân.

- Đúng thời gian ghi trên biên nhận, chủ đơn vị đến nhận lại hồ sơ tại Tổ Tiếp nhận và trả hồ sơ.

b) Thành phần Đoàn kiểm tra:

- Đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường.

- Đại diện Ủy ban nhân dân phường.

- Và một số chuyên gia về môi trường (nếu có). c) Thời gian giải quyết:

Thời hạn xác nhận đề án bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân tối đa là mười lăm (15) ngày làm việc, trường hợp phải lấy mẫu phân tích kiểm chứng thì thời hạn tối đa không quá hai mươi (20) ngày làm việc. Đối với trường hợp Đề án bảo vệ môi trường phải lấy ý kiến theo quy định tại điểm 2 khoản 9 Điều 1 của Nghị định số 21/2008/NĐ-CP thời hạn xác nhận được cộng thêm năm (05) ngày làm việc.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc cần bổ sung thì trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân biết để điều chỉnh hoặc bổ sung hồ sơ.

Trong đó:

- Tổ Tiếp nhận và trả hồ sơ của Văn phòng Ủy ban nhân dân quận tiếp nhận và chuyển hồ sơ vào Phòng Tài nguyên và Môi trường: 01 ngày.

- Phòng Tài nguyên và Môi trường có ý kiến đề xuất: 13 ngày.

- Chuyển Tổ Tiếp nhận và trả hồ sơ để lưu trữ và trả hồ sơ cho đơn vị: 01 ngày.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Giao Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm thẩm định, kiểm tra các nội dung hồ sơ theo quy định và ra văn bản giải quyết.

2. Đối với các vấn đề liên quan đến phạm vi quản lý của các Sở, ngành, phòng, ban chuyên môn, Phòng Tài nguyên và Môi trường có văn bản xác minh ý kiến của các đơn vị nêu trên về các quy định chuyên ngành liên quan trước khi giải quyết.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được công văn đề nghị có ý kiến, các đơn vị được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Phòng Tài nguyên và Môi trường. Quá thời hạn nêu trên nếu không có văn bản trả lời thì xem như đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hậu quả xảy ra do việc không trả lời hoặc trả lời chậm trễ.

4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân quận và Chủ tịch Ủy ban nhân dân 10 phường và các tổ chức, cá nhân liên quan căn cứ vào Quy trình này thực hiện đúng quy định. Trong quá trình thực hiện Quy trình sẽ được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với từng giai đoạn thời gian. Việc sửa đổi, bổ sung do Thường trực Ủy ban nhân dân quận xem xét quyết định./

(Đính kèm các phụ lục)

 

PHỤ LỤC 1

CẤU TRÚC VÀ YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÌNH CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN XÁC NHẬN

(Kèm theo Thông tư số 04/2008/TT-BTNMT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn lập, phê duyệt hoặc xác nhận đề án bảo vệ môi trường và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường)

Chương 1: Sơ lược về tình hình hoạt động của cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung

1. Các thông tin chung:

Nêu chi tiết: Tên cơ sở; Địa chỉ; tọa độ địa lý; Số điện thoại, Fax; Cơ quan chủ quản; Loại hình doanh nghiệp (Nhà nước, tư nhân, nước ngoài, liên doanh...).

2. Tóm tắt quá trình và hiện trạng hoạt động của cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

Mô tả chi tiết các nội dung liên quan đến: Loại hình sản xuất; Công nghệ sản xuất; Tình trạng thiết bị hiện nay (công nghệ mới, cũ, lạc hậu...); Hóa chất sử dụng (chủng loại, khối lượng...); Nguyên, vật liệu sản xuất (chủng loại, khối lượng); Nhiên liệu sản xuất (chủng loại, khối lượng); Nguồn cung cấp nước và lượng nước sử dụng (nước giếng khoan, nước bề mặt, nước máy,... m3/ngày); Sản phẩm và công suất hoạt động/công suất thiết kế; Năm đơn vị đi vào hoạt động; Diện tích mặt bằng sản xuất, sơ đồ vị trí; Số lượng cán bộ, công nhân viên sản xuất; Các thông tin khác (nếu có).

Chương 2: Thống kê, đánh giá các nguồn thải chính phát sinh từ hoạt động của cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

Việc đo đạc, phân tích mẫu chất thải để lập Đề án bảo vệ môi trường phải tuân thủ quy trình và quy phạm quan trắc, phân tích môi trường và do đơn vị có chức năng và có phòng thí nghiệm môi trường thực hiện. Đối với các địa phương có phòng thí nghiệm môi trường đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế theo ISO/IEC 17025, VILAS hoặc QUARCT thì sử dụng các phòng thí nghiệm này để đảm bảo tính chính xác của số liệu quan trắc.

1. Đối với nước thải:

Nêu chi tiết về hiện trạng xả, thải: lượng nước thải (m3/ngày), nguồn phát sinh, nguồn tiếp nhận nước thải, hệ thống xử lý nước thải (quy trình công nghệ, công suất thiết kế...), kết quả phân tích mẫu nước thải trước khi thải ra ngoài môi trường. Nếu cơ sở thải nước thải vào ao, hồ không chống thấm trong khuôn viên hoạt động của cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì lấy mẫu nước thải trước khi xả vào ao hồ đó để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn thải. Đồng thời lấy mẫu tại các ao, hồ tiếp nhận nước thải đó để đánh giá mức độ gây ô nhiễm đối với môi trường của nguồn thải.

2. Đối với chất thải rắn và chất thải nguy hại:

Thống kê đầy đủ các loại chất thải gồm:

- Các loại chất thải rắn: chủng loại, khối lượng; công tác phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn; đơn vị thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn; các biện pháp xử lý chất thải rắn (nếu có).

- Các loại chất thải nguy hại: chủng loại, số lượng; công tác phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại; đơn vị thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại; các biện pháp xử lý khác (nếu có).

3. Đối với khí thải, tiếng ồn và độ rung:

- Nguồn phát sinh tiếng ồn và các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn.

- Các nguồn phát sinh khí thải và các biện pháp xử lý khí thải.

Kết quả phân tích nồng độ các thông số ô nhiễm trong khí thải, chất lượng không khí xung quanh, tiếng ồn, độ rung phát sinh từ hoạt động của cơ sở.

4. Các nguồn thải khác (nếu có)

Việc đánh giá kết quả phân tích mẫu chất thải, môi trường quy định tại các mục 1, 2, 3 và 4 Chương 4 đối với cơ sở và khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường tương ứng.

Chương 3: Các giải pháp tổng thể, các hạng mục công trình bảo vệ môi trường và kế hoạch thực hiện

1. Các biện pháp bảo vệ môi trường đã thực hiện

2. Các biện pháp bảo vệ môi trường còn tồn tại, chưa thực hiện trong quá trình hoạt động của cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nếu có).

3. Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường sẽ thực hiện bổ sung và kế hoạch xây lắp hoặc lắp đặt công trình xử lý đó (nếu có hoặc phát sinh chất thải gây ô nhiễm):

3.1. Hệ thống xử lý nước thải (có thiết kế hệ thống xử lý nước thải hoặc thiết bị, công trình hợp khối để xử lý nước thải nhằm đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật môi trường và kế hoạch thi công, lắp đặt công trình xử lý nước thải);

3.2. Hệ thống xử lý khí thải (có thiết kế hệ thống xử lý khí thải hoặc thiết bị, công trình hợp khối để xử lý khí thải nhằm đảm bảo quy chuẩn môi trường cho phép và kế hoạch thi công, lắp đặt công trình xử lý khí thải);

3.3. Biện pháp quản lý chất thải rắn thông thường, chất thải y tế và chất thải nguy hại. Kế hoạch thực hiện quản lý chất thải rắn (theo quy định tại Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn) và chất thải nguy hại (theo hướng dẫn tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT và Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường);

3.4. Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (có thiết kế hệ thống giảm thiểu tiếng ồn, độ rung hoặc thiết bị, công trình hợp khối để giảm thiểu tiếng ồn độ rung và kế hoạch thực hiện; các trang bị bảo hộ lao động...);

3.5. Kế hoạch ứng phó và khắc phục sự cố môi trường, đặc biệt là sự cố tràn dầu nếu có (theo quy định tại Quyết định số 103/2005/QĐ-TTg ngày 12 tháng 5 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó dầu tràn).

3.6. Các biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có).

4. Chương trình quản lý và giám sát môi trường:

Tùy theo quy mô, loại hình sản xuất của cơ sở/khu sản xuất: kinh doanh, dịch vụ tập trung, chương trình quản lý môi trường sẽ được điều chỉnh cho phù hợp, cụ thể:

4.1. Chương trình quản lý môi trường:

Đề ra một chương trình nhằm quản lý các vấn đề về bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động, bao gồm: tổ chức và nhân sự cho quản lý môi trường; quản lý chất thải kể cả chất thải nguy hại; phòng, chống sự cố môi trường (trừ nội dung về phòng cháy, chữa cháy sẽ làm riêng theo pháp luật về phòng cháy, chữa cháy); và các nội dung quản lý môi trường khác có liên quan.

4.2. Chương trình giám sát môi trường:

a) Giám sát chất thải: đòi hỏi phải giám sát lưu lượng/tổng lượng thải và giám sát những thông số ô nhiễm đặc trưng trong chất thải theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành của Việt Nam, với tần suất tối thiểu 03 (ba) tháng một lần. Các điểm giám sát phải được thể hiện cụ thể trên sơ đồ với chú giải rõ ràng. Tổ chức, cá nhân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc khai báo các thông số ô nhiễm đặc trưng trong chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của mình.

Đối với các khu (cụm) công nghiệp; các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có phát sinh nguồn nước thải, khí thải lớn có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao cần xây dựng kế hoạch và lộ trình lắp đặt thiết bị đo lưu lượng và quan trắc tự động, liên tục một số thông số ô nhiễm đặc trưng trong chất thải (đối với nước thải có lưu lượng thải từ 50 m3/ngày trở lên và khí thải từ 20.000 m3/h trở lên).

b) Giám sát môi trường xung quanh: chỉ phải giám sát những thông số ô nhiễm đặc trưng liên quan đến hoạt động của cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành của Việt Nam trong trường hợp tại khu vực thực hiện dự án không có các trạm, điểm giám sát chung của cơ quan nhà nước, với tần suất tối thiểu 06 (sáu) tháng một lần. Các điểm giám sát phải được thể hiện cụ thể trên sơ đồ với chú giải rõ ràng.

c) Giám sát khác: chỉ phải giám sát các yếu tố: xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển, bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ, đáy biển, thay đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; và các nguồn gây tác động khác (nếu có) trong trường hợp tại khu vực hoạt động không có các trạm, điểm giám sát chung của cơ quan nhà nước, với tần suất phù hợp nhằm theo dõi được sự biến đổi theo không gian và thời gian của các yếu tố này. Các điểm giám sát phải được thể hiện cụ thể trên sơ đồ với chú giải rõ ràng.

4.3. Chế độ báo cáo:

Kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường và kết quả giám sát môi trường được lưu giữ tại cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và định kỳ gửi báo cáo về cơ quan phê duyệt đề án bảo vệ môi trường để kiểm tra, giám sát. Tần suất báo cáo tối thiểu là 02 lần/năm (trước ngày 15 tháng 6 và ngày 15 tháng 12 hàng năm).

5. Cam kết thực hiện đề án bảo vệ môi trường (nội dung bắt buộc):

Chủ cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cam kết thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường trong đề án đưa trình. Các công việc nêu trên chúng tôi sẽ hoàn thành theo đúng nội dung, yêu cầu và tiến độ của đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt.

Chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình hoạt động nếu vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.

 

 

(địa danh), ngày .... tháng .... năm 2008

Thủ trưởng đơn vị

(Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 2

MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT, XÁC NHẬN ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

(Kèm theo Thông tư số 04/2008/TT-BTNMT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn lập, phê duyệt hoặc xác nhận đề án bảo vệ môi trường và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường)

... (1).

Số: .........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------

V/v đề nghị phê duyệt đề án bảo vệ môi trường của “....(2)...”

(Địa danh), ngày ....tháng .... năm .......

 

Kính gửi: …(3)…

 

Chúng tôi là: ........ (1)....., Chủ cơ sở/ khu .... (2) ......

- Địa điểm hoạt động: .............;

- Địa chỉ liên hệ: ......;

- Điện thoại: .........; Fax: .........; E-mail: .......

Xin gửi đến quý ........ (3) ........ những hồ sơ sau:

- Đề án bảo vệ môi trường (số lượng bản Đề án bằng tiếng Việt được quy định tại mục 2, phần II, Thông tư này);

- 01 (một) bản sao: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/hoặc giấy phép đầu tư/hoặc giấy chứng nhận đầu tư/hoặc giấy phép hoạt động khác;

- Các hồ sơ, báo cáo nghiên cứu khả thi, dự án đầu tư có liên quan (nếu có).

Chúng tôi xin bảo đảm về độ trung thực của các số liệu, tài liệu trong các văn bản nêu trên và cam kết rằng: cơ sở/khu .......... của chúng tôi không sử dụng các loại hoá chất, chủng vi sinh bị cấm theo quy định của Việt Nam và theo quy định của các Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; các tiêu chuẩn, quy chuẩn, các quy định được trích lục và sử dụng trong các hồ sơ nêu trên của chúng tôi là hoàn toàn đúng sự thực và đang còn hiệu lực áp dụng.

Nếu có gì sai chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đề nghị ...... (3) ........... phê duyệt/xác nhận đề án bảo vệ môi trường cho cơ sở/khu sản xuất kinh doanh và dịch vụ của chúng tôi.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
-
- Lưu .....

...... (4) ......

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Tổ chức, cá nhân là chủ cơ sở hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

(2) Tên đầy đủ của cơ sở hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

(3) Cơ quan xem xét, phê duyệt hoặc xác nhận đề án BVMT;

(4) Thủ trưởng, người đứng đầu của tổ chức hoặc cá nhân quản lý cơ sở hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.


PHỤ LỤC 3

MẪU BÌA VÀ TRANG PHỤ BÌA CỦA ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

(Kèm theo Thông tư số 04/2008/TT-BTNMT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn lập, phê duyệt hoặc xác nhận đề án bảo vệ môi trường và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường)

 

 

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN (NẾU CÓ, IN HOA, KHÔNG ĐẬM)

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRỰC TIẾP QUẢN LÝ (IN HOA, ĐẬM)

 

 

 

 

 

 

ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

CỦA “CƠ SỞ/ KHU SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ”

 

 

 

 

 

 

 

 

Chủ cơ sở / khu SX, KD, DV(*)

(ký, ghi họ tên, đóng dấu)

Cơ quan tư vấn (*)

(nếu có)

(Thủ trưởng cơ quan ký, ghi họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Địa danh), tháng ..... năm 200......

 

 

Ghi chú: (*) chỉ thể hiện ở trang phụ bìa.


PHỤ LỤC 4

MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN HOÀN THÀNH CÁC NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÃ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT/XÁC NHẬN

(Kèm theo Thông tư số 04/2008/TT-BTNMT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn lập, phê duyệt hoặc xác nhận đề án bảo vệ môi trường và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường)

... (1).

Số: .........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------

V/v đề nghị xác nhận hoàn thành các nội dung đề án bảo vệ môi trường của “(2)”

(Địa danh), ngày ... tháng ..... năm ......

 

Kính gửi: ...... (3) .....

 

Chúng tôi là: ... (1) ...., Chủ cơ sở/ khu ... (2) ...

- Địa điểm hoạt động: .....;

- Địa chỉ liên hệ: ........;

- Điện thoại: ...... Fax: ......; E-mail: .......

Xin gửi đến quý .... (3) ..... những hồ sơ sau:

a) Ba (03) báo cáo việc hoàn thành các nội dung và yêu cầu của đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt/xác nhận.

b) Ba (03) bộ kết quả phân tích mẫu chất thải sau xử lý.

Chúng tôi xin bảo đảm về độ trung thực của kết quả phân tích mẫu chất thải, môi trường và các số liệu, tài liệu trong các văn bản đưa trình và cam kết rằng: cơ sở/khu của chúng tôi không sử dụng các loại hóa chất, chủng vi sinh bị cấm theo quy định của Việt Nam và Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường và các quy định khác được trích lục và sử dụng trong các hồ sơ của chúng tôi là hoàn toàn đúng sự thực và đang còn hiệu lực áp dụng.

Chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, pháp lý của hồ sơ. Nếu có gì sai chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đề nghị ... (3) ... kiểm tra, xác nhận đề án bảo vệ môi trường cho cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của chúng tôi.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
-
- Lưu .....

...... (4) ......

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Tổ chức, cá nhân là chủ cơ sở hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,

(2) Tên đầy đủ của cơ sở hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

(3) Cơ quan xem xét, phê duyệt hoặc xác nhận đề án BVMT;

(4) Thủ trưởng, người đứng đầu của tổ chức hoặc cá nhân quản lý cơ sở hoặc khu sản xuất: kinh doanh, dịch vụ.

 

PHỤ LỤC 5

MẪU BÁO CÁO VỀ VIỆC HOÀN THÀNH CÁC NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐƯỢC PHÊ DUYỆT/XÁC NHẬN

... (1).

Số: .........

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------

 

Quận 7, ngày ... tháng ..... năm ......

 

BÁO CÁO

Về việc hoàn thành các nội dung và yêu cầu của đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt/xác nhận

của "... (2) ..."

1. Tên cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh và dịch vụ tập trung:

Địa điểm hoạt động:

Địa chỉ liên hệ: .....

Điện thoại: ....... Fax: .........; E-mail: ........

2. Tên cơ quan, doanh nghiệp chủ quan (nếu có):

Địa chỉ liên hệ: ......

Điện thoại: ....... Fax: .........; E-mail: ........

3. Tên cơ quan được thuê đo đạc, phân tích về môi trường: (nếu có)

Địa chỉ liên hệ: .....

Điện thoại: ....... Fax: .........; E-mail: ........

4. Thời gian tiến hành đo đạc, lấy mẫu, phân tích mẫu:

5. Thiết bị, phương pháp đo đạc, lấy mẫu và phân tích mẫu được sử dụng

6. Kết quả vận hành các công trình xử lý về môi trường

6.1. Công trình xử lý chất thải khí (trình bày theo mẫu bảng dưới đây):

6.2. Công trình xử lý chất thải lỏng (trình bày theo mẫu bảng dưới đây):

Lần đo đạc, lấy mẫu phân tích (**); Tiêu chuẩn/ Quy chuẩn đối chiếu

Lưu lượng thải
(Đơn vị tính)

Hàm lượng thải đối với những thông số ô nhiễm đặc trưng (*) cho Dự án

Thông số A
(Đơn vị tính)

Thông số B
(Đơn vị tính)

v.v...

Lần 1

 

 

 

 

Lần 2

 

 

 

 

Lần 3

 

 

 

 

TCVN/QCVN..............

 

 

 

 

 

Ghi chú:

(*) Thông số ô nhiễm đặc trưng được thải ra từ hoạt động của cơ sở/ khu sản xuất, kinh doanh và dịch vụ tập trung (theo TCVN bắt buộc áp dụng hoặc QCVN tương ứng).

(**) Số lần đo dạc, lấy mẫu tối thiểu là 03 (ba) lần vào những khoảng thời gian khác nhau trong điều kiện hoạt động bình thường để bảo đảm xem xét, đánh giá về tính đại diện và ổn định của chất thải.

6.3. Quản lý và xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại

Kết quả được trình bày dựa theo các quy định hiện hành về quản lý chất thải rắn thông thường, chất thải y tế và chất thải rắn nguy hại (Chất thải nguy hại thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT và Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

6.4. Các công trình xử lý môi trường khác (nếu có)

7. Kết quả thực hiện các nội dung khác về bảo vệ môi trường

(Kết quả được trình bày dựa theo những nội dung về bảo vệ môi trường đã nêu trong đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt, xác nhận)

8. Cam kết

Chúng tôi cam kết rằng những thông tin, số liệu nêu trên là đúng sự thực; nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

 

 

Nơi nhận:
- ...... (3) ....
-
- Lưu .....

...... (4) ......

(Ký, ghi họ tên, chức danh, đóng dấu)

 

Ghi chú:

(1) Tên tổ chức, cá nhân quản lý cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh và dịch vụ;

(2) Tên đầy đủ của cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.

(3) Tên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt/xác nhận đề án bảo vệ môi trường;

(4) Chủ cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 08/2009/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu08/2009/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành13/05/2009
Ngày hiệu lực20/05/2009
Ngày công báo01/06/2009
Số công báoSố 66
Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 13/04/2012
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 08/2009/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 08/2009/QĐ-UBND quy định trình tự, thủ tục xác nhận đề án bảo vệ môi trường


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 08/2009/QĐ-UBND quy định trình tự, thủ tục xác nhận đề án bảo vệ môi trường
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu08/2009/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhThành phố Hồ Chí Minh
                Người kýVõ Thị Kim Em
                Ngày ban hành13/05/2009
                Ngày hiệu lực20/05/2009
                Ngày công báo01/06/2009
                Số công báoSố 66
                Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 13/04/2012
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản gốc Quyết định 08/2009/QĐ-UBND quy định trình tự, thủ tục xác nhận đề án bảo vệ môi trường

                Lịch sử hiệu lực Quyết định 08/2009/QĐ-UBND quy định trình tự, thủ tục xác nhận đề án bảo vệ môi trường