Quyết định 1014/QĐ-CT

Quyết định 1014/QĐ-CT năm 2015 Công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của Uỷ ban nhân dân cấp huyện tỉnh Vĩnh Phúc

Nội dung toàn văn Quyết định 1014/QĐ-CT 2015 Công bố thủ tục hành chính mới Vĩnh Phúc


UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1014/QĐ-CT

Vĩnh Phúc, ngày 27 tháng 4 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN TỈNH VĨNH PHÚC

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 về Kiểm soát thủ tục hành chính; Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 7/2/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 26 /TTr-SLĐTBXH ngày 19/3/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 05 thủ tục hành chính mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện tỉnh Vĩnh Phúc.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành; UBND các huyện, thành, thị; UBND các xã, phường, thị trấn và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

CHỦ TỊCH




Phùng Quang Hùng

 

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN TỈNH VĨNH PHÚC

(Kèm theo Quyết định số 1014/QĐ-CT ngày 27 tháng 4 năm 2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

Phần I

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

STT

Tên thủ tục hành chính

I

Lĩnh vực: Người có công

1

Di chuyển hài cốt Liệt sỹ

2

Lập sổ theo dõi cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình

3

Thăm viếng mộ Liệt sỹ

4

Xác nhận liệt sỹ hy sinh trong chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu từ 31/12/1991 trở về trước không còn giấy tờ

5

Xác nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh bị thương trong chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu từ 31/12/1991 trở về trước không còn giấy tờ

 

Phần II

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

LĨNH VỰC: NGƯỜI CÓ CÔNG

1. Thủ tục: Di chuyển hài cốt Liệt sỹ

Trình tự thực hiện

Bước1. Thân nhân hoặc người thờ cúng liệt sĩ có nguyện vọng di chuyển hài cốt liệt sĩ chuẩn bị hồ sơ gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.

Bước 2. Thân nhân liệt sỹ nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa UBND huyện.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Tất cả các ngày làm việc trong tuần (Trừ ngày nghỉ, ngày lễ)

Bước 3. Tại Bộ phận Một cửa thuộc UBND cấp huyện công chức tiếp nhận và kiểm tra tính pháp lý, nội dung hồ sơ:

- Nếu hồ sơ hợp lệ thì thụ lý , viết giấy hẹn;

- Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn hoàn thiện theo đúng quy định.

Bước 4. Công chức chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn

Bước 5. Thân nhân liệt sỹ nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa thuộc UBND cấp huyện

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa UBND cấp huyện

Thành phần, số lượng hồ sơ

1. Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị di chuyển hài cốt liệt sĩ (mẫu số 12-MLS) có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú;

- Bản sao giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ hoặc bản sao Bằng “Tổ quốc ghi công”;

- Một trong các giấy tờ sau: giấy báo tin mộ liệt sĩ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc giấy xác nhận mộ liệt sĩ của cơ quan quản lý nghĩa trang liệt sĩ nơi an táng mộ liệt sĩ;

Điều 19 (Thông tư số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH – BTC ngày 03/6/2014 Hướng dẫn chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe, cấp phương tiện trợ giúp dụng cụ chỉnh hình đối với người có công với cách mạng và thân nhân, quản lý các công trình ghi công liệt sỹ)

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết

03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Cá nhân

Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Phòng Lao động – TB&XH cấp huyện

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Lao động – TB&XH

- Cơ quan phối hợp: Sở Lao động – TB&XH, UBND cấp xã

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Giấy giới thiệu di chuyển hài cốt liệt sĩ.

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mấu tờ khai

- Đơn đề nghị di chuyển hài cốt liệt sĩ (mẫu số 12-MLS)

Điều 19 (Thông tư số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH – BTC ngày 03/6/2014

Yêu cầu hoặc điều kiện để thủ tục hành chính

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

1.Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng

2.Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng

3.Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 Hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân

4.Thông tư số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH – BTC ngày 03/6/2014 Hướng dẫn chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe, cấp phương tiện trợ giúp dụng cụ chỉnh hình đối với người có công với cách mạng và thân nhân, quản lý các công trình ghi công liệt sỹ

 

Mẫu số 12-MLS

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 03/6/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ DI CHUYỂN HÀI CỐT LIỆT SĨ

Kính gửi: - Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội 1 ……….

Họ và tên: …………………………….. Năm sinh ……………………………

Chỗ ở hiện nay: …………………………………………………………………..

Số CMTND ……………… Ngày cấp …………………… Nơi cấp…………….

Quan hệ với liệt sĩ: ……………………………………………………………

Tôi xin trình bày như sau:

Liệt sĩ: ……………….. Năm sinh ………………………………………………

Nguyên quán: xã ……………. huyện………………… tỉnh …………………

Nhập ngũ (hoặc tham gia cách mạng) ngày ……… tháng……. năm ……………

Hy sinh ngày ……………. tháng ……………. năm ……….. tại ……………..

Căn cứ vào thông tin phần mộ liệt sĩ do: 2 …………..

□ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ……….. thông báo tại giấy báo tin mộ liệt sĩ số ……. ngày ….. tháng ..... năm …..

□ Giấy xác nhận mộ liệt sĩ do Ban quản lý nghĩa trang xã ……………….. huyện …………. tỉnh …………….. cung cấp.

Tôi được biết phần mộ liệt sĩ hiện an táng tại nghĩa trang xã ………. huyện ……… tỉnh …….. Vị trí mộ liệt sĩ số..... hàng mộ liệt sĩ ..... ở lô mộ liệt sĩ số ……… Nguyện vọng của gia đình tôi di chuyển hài cốt liệt sĩ …………… về an táng tại nghĩa trang ………………….

Đề nghị Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội …………. tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ gia đình tôi theo nguyện vọng. Tôi xin cam đoan chấp hành nghiêm túc mọi quy định của Nhà nước và thực hiện đầy đủ các thủ tục về di chuyển hài cốt liệt sĩ của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội./.

 

…., ngày .... tháng .... năm ....
Xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)

…., ngày .... tháng .... năm ....
Người viết đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)

__________________

Ghi chú:

1 Nơi quản lý hồ sơ gốc của liệt sĩ

2 Chọn một trong những căn cứ dưới đây và điền đầy đủ thông tin vào chỗ trống

 

2. Thủ tục: Lập sổ theo dõi cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình

Trình tự thực hiện

Bước 1. Cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tại địa phương nơi cư trú, hoặc cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng thuộc Sở Lao động – TB&XH.

Bước 2. Cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa UBND huyện.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Tất cả các ngày làm việc trong tuần (Trừ ngày nghỉ, ngày lễ)

Bước 3. Công chức tiếp nhận và kiểm tra tính pháp lý, nội dung hồ sơ:

- Nếu hồ sơ hợp lệ thì thụ lý, viết giấy hẹn

- Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn hoàn thiện theo đúng quy định.

Bước 4. Công chức chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn.

Bước 5. Cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa thuộc UBND cấp huyện

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa UBND cấp huyện

Thành phần, số lượng hồ sơ

1. Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị lập Sổ theo dõi cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình (mẫu số 04-CSSK);

b) Giấy chỉ định của cơ sở y tế về việc sử dụng phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình.

Điều 10 Thông tư số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH – BTC ngày 03/6/2014 Hướng dẫn chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe, cấp phương tiện trợ giúp dụng cụ chỉnh hình đối với người có công với cách mạng và thân nhân, quản lý các công trình ghi công liệt sỹ

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết

10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Cá nhân

Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Phòng  Lao động – TB&XH cấp huyện

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Lao động – TB&XH cấp huyện

- Cơ quan phối hợp: Sở Lao động – TB&XH

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Sổ theo dõi cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mấu tờ khai

Đơn đề nghị lập Sổ theo dõi cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình (mẫu số 04-CSSK)

Điều 10 (Thông tư số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH – BTC ngày 03/6/2014 Hướng dẫn chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe, cấp phương tiện trợ giúp dụng cụ chỉnh hình đối với người có công với cách mạng và thân nhân, quản lý các công trình ghi công liệt sỹ)

Yêu cầu hoặc điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

1. Thương binh, bệnh binh được cấp phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật ghi trong hồ sơ thương binh, bệnh binh và chỉ định của cơ sở chỉnh hình phục hồi chức năng thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc của bệnh viện cấp tỉnh trở lên (sau đây gọi chung là cơ sở y tế), cụ thể như sau:

a) Tay giả;

b) Máng nhựa tay;

c) Chân giả;

d) Máng nhựa chân;

đ) Một đôi giày hoặc một đôi dép chỉnh hình;

e) Nẹp đùi, nẹp cẳng chân;

g) Áo chỉnh hình;

h) Xe lăn hoặc xe lắc hoặc phương tiện thay thế bằng mức tiền cấp mua xe lăn hoặc xe lắc;

i) Nạng;

k) Máy trợ thính theo chỉ định của bệnh viện cấp tỉnh trở lên;

l) Lắp mắt giả theo chỉ định của bệnh viện cấp tỉnh trở lên. Tiền lắp mắt giả thanh toán theo chứng từ của bệnh viện cấp tỉnh trở lên;

m) Làm răng giả đối với thương binh theo số răng bị mất ghi tại hồ sơ thương binh và chỉ định của bệnh viện cấp tỉnh trở lên; lắp hàm giả đối với thương binh hỏng hàm do thương tật căn cứ theo hồ sơ thương binh và chỉ định của bệnh viện cấp tỉnh trở lên;

n) Mua các đồ dùng phục vụ sinh hoạt đối với thương binh, bệnh binh bị liệt nửa người hoặc liệt hoàn toàn hoặc bị tâm thần thể kích động;

Trường hợp vừa bị thể tâm thần kích động đồng thời bị liệt nửa người hoặc liệt hoàn toàn chỉ được cấp 01 lần tiền để mua các đồ dùng sinh hoạt;

o) Trường hợp cấp xe lăn hoặc xe lắc đồng thời cấp chân giả thì thời hạn sử dụng của mỗi phương tiện là 06 năm.

2. Các đối tượng sau đây được cấp xe lăn hoặc xe lắc hoặc phương tiện thay thế bằng mức tiền cấp mua xe lăn hoặc xe lắc căn cứ chỉ định của cơ sở y tế:

a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;

c) Thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp hàng tháng;

d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

e) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;

g) Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;

h) Người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước”.

3. Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp hàng tháng căn cứ chỉ định của cơ sở y tế được cấp:

a) Xe lăn;

b) Cấp tiền mua kính râm, gậy dò đường

Điều 8 (Thông tư số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH – BTC ngày 03/6/2014 Hướng dẫn chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe, cấp phương tiện trợ giúp dụng cụ chỉnh hình đối với người có công với cách mạng và thân nhân, quản lý các công trình ghi công liệt sỹ)

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

1.Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng

2.Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng

3.Thông tư số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH – BTC ngày 03/6/2014 Hướng dẫn chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe, cấp phương tiện trợ giúp dụng cụ chỉnh hình đối với người có công với cách mạng và thân nhân, quản lý các công trình ghi công liệt sỹ

 

Mẫu số 04-CSSK

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 03/6/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính)

ĐƠN ĐỀ NGHỊ LẬP SỔ THEO DÕI CẤP PHƯƠNG TIỆN TRỢ GIÚP, DỤNG CỤ CHỈNH HÌNH

(Kèm theo chỉ định của cơ sở y tế về cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình)

1. Họ và tên: ……………………………………………………………………

2. Năm sinh: ………………………………………………………………………

3. Đang hưởng trợ cấp: ………...…………………………………………………

4. Nơi quản lý trợ cấp: …………………………………………………………..

5. Số Hồ sơ: .....…………………………………………………………………

6. Tỷ lệ suy giảm khả năng lao động (nếu có)…….. ...% (Bằng chữ: …………..)

Tôi đề nghị được cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội lập Sổ theo dõi cấp tiền để mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình như sau:

Số TT

Loại phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình và vật phẩm phụ

1

 

2

 

3

 

 

Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền
……………………………….
……………………………….
……………………………….

..., ngày ... tháng ... năm 20..
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)

……….….., ngày.. ... tháng ….. năm 2014
NGƯỜI KÊ KHAI
(Ký, ghi rõ họ và tên)

Ghi chú:

- UBND cấp xã xác nhận đối với người đang thường trú trên địa bàn.

- Cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng xác nhận đối với người đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm.

 

3. Thủ tục: Thăm viếng mộ Liệt sỹ

Trình tự thực hiện

Bước 1. Cá nhân đi thăm viếng mộ liệt sĩ chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tại địa phương nơi quản lý hồ sơ gốc của liệt sĩ.

Bước 2. Cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa UBND cấp xã.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Tất cả các ngày làm việc trong tuần (Trừ ngày nghỉ, ngày lễ)

Bước 3. Công chức tiếp nhận và kiểm tra tính pháp lý, nội dung hồ sơ:

- Nếu hồ sơ hợp lệ thì thụ lý, viết giấy hẹn;

- Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn hoàn thiện theo đúng quy định.

Bước 4. Công chức chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn

Bước 5. Cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa thuộc UBND cấp huyện

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa UBND cấp huyện

Thành phần, số lượng hồ sơ

1. Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị thăm viếng mộ liệt sĩ (mẫu số 11-MLS); Bản sao giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ hoặc bản sao Bằng Tổ quốc ghi công; Một trong các giấy tờ sau: Giấy báo tin mộ liệt sĩ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc giấy xác nhận mộ liệt sĩ của cơ quan quản lý nghĩa trang liệt sĩ nơi an táng mộ liệt sĩ đối với trường hợp mộ liệt sĩ có đầy đủ thông tin;

+ Giấy xác nhận của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đối với trường hợp chưa xác định được mộ cụ thể trong nghĩa trang liệt sĩ nhưng có tên trong danh sách quản lý của nghĩa trang;

+ Giấy báo tử ghi thông tin địa phương nơi liệt sĩ hy sinh hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy báo tử đối với trường hợp mộ liệt sĩ chưa quy tập vào nghĩa trang liệt sĩ.

Điều 17 Thông tư số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH – BTC ngày 03/6/2014 Hướng dẫn chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe, cấp phương tiện trợ giúp dụng cụ chỉnh hình đối với người có công với cách mạng và thân nhân, quản lý các công trình ghi công liệt sỹ.

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết

03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Cá nhân

Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Phòng Lao động – TB&XH cấp huyện

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Lao động – TB&XH

- Cơ quan phối hợp: Sở Lao động – TB&XH, UBND cấp xã

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Giấy giới thiệu thăm viếng mộ LS

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mấu tờ khai

- Đơn đề nghị thăm viếng mộ liệt sĩ (mẫu số 11-MLS)

Điều 17 Thông tư số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH – BTC ngày 03/6/2014

Yêu cầu hoặc điều kiện để thủ tục hành chính

Không

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

1. Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng

2.Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng

3.Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 Hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân

4.Thông tư số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH – BTC ngày 03/6/2014 Hướng dẫn chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe, cấp phương tiện trợ giúp dụng cụ chỉnh hình đối với người có công với cách mạng và thân nhân, quản lý các công trình ghi công liệt sỹ.

 

Mẫu số 11-MLS

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 03/6/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ THĂM VIẾNG MỘ LIỆT SĨ

Kính gửi: - Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội1 ……….

Họ và tên: …………………………….. Năm sinh ………………………………

Chỗ ở hiện nay: …………………………………………………………………..

Số CMTND ……………… Ngày cấp …………………… Nơi cấp

Quan hệ với liệt sĩ: ………………………………………………………………..

Tôi xin trình bày như sau:

Liệt sĩ: ………………………….. Năm sinh ……………………………………

Nguyên quán: xã ……………. huyện …………… tỉnh …………………………

Nhập ngũ (hoặc tham gia cách mạng) ngày ……… tháng …. năm ……………..

Hy sinh ngày ……………. tháng ……………. năm ……….. tại ……………..

Căn cứ vào thông tin phần mộ liệt sĩ do: 2 …………..

□ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ……….. thông báo tại giấy báo tin mộ liệt sĩ số ……. ngày ….. tháng ..... năm …..

□ Giấy xác nhận mộ liệt sĩ do Ban quản lý nghĩa trang xã …………….. huyện …………. tỉnh ………….. cung cấp.

□ Giấy xác nhận của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đối với trường hợp chưa xác định được mộ cụ thể trong nghĩa trang nhưng có tên trong danh sách quản lý của nghĩa trang.

□ Giấy báo tử ghi thông tin hy sinh tại …………….

□ Giấy thông báo của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy báo tử ghi thông tin hy sinh tại …………

Đi cùng tôi có.... người:

Họ và tên người thứ 1:……………………….. Năm sinh ……………………

Số CMTND ………….. Ngày cấp ………………. Nơi cấp ……………………..

Họ và tên người thứ 2:…………………….. Năm sinh ………………………

Số CMTND ………….. Ngày cấp ………………. Nơi cấp ……………………..

Đề nghị Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội ……….. tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ gia đình tôi theo nguyện vọng trình bày trong đơn.

Tôi xin cam đoan chấp hành nghiêm túc mọi quy định của Nhà nước và thực hiện đầy đủ các thủ tục về thăm viếng mộ liệt sĩ của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.

 

…., ngày .... tháng .... năm ....
Xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú
(Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)

…., ngày ... .tháng .... năm ....
Người viết đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

1 Nơi quản lý hồ sơ gốc của liệt sĩ

2 Chọn một trong những căn cứ dưới đây và điền đầy đủ thông tin vào chỗ trống

 

4. Thủ tục: Xác nhận liệt sỹ hy sinh trong chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu từ 31/12/1991 trở về trước không còn giấy tờ

Trình tự thực hiện

Bước 1. Đại diện thân nhân người hy sinh làm đơn đề nghị xác nhận liệt sỹ (Mẫu LS) kèm giấy tờ, tài liệu quy định.

Bước 2. Đại diện thân nhân người hy nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa UBND cấp huyện.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Tất cả các ngày làm việc trong tuần (Trừ ngày nghỉ, ngày lễ)

Bước 3. Công chức tiếp nhận và kiểm tra tính pháp lý, nội dung hồ sơ:

- Nếu hồ sơ hợp lệ thì thụ lý, viết giấy hẹn;

- Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn hoàn thiệu theo đúng quy định.

Bước 4. Công chức chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn.

Bước 5. Đại diện thân nhân nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa thuộc UBND cấp huyện.

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa UBND cấp huyện.

Thành phần, số lượng hồ sơ

1. Thành phần hồ sơ:

- Giấy báo tử

- Giấy tờ làm căn cứ cấp giấy báo tử

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết

10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Cá nhân

Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Lao động – TB&XH

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Lao động – TB&XH cấp huyện

- Cơ quan phối hợp: Sở Lao động – TB&XH, Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy báo tử, UBND cấp xã.

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Hồ sơ đề nghị xác nhận liệt sỹ

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mấu tờ khai

Đơn đề nghị xác nhận liệt sỹ (mẫu LS)

(Theo Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày 22/10/2013 hướng dẫn xác nhận liệt sỹ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ)

Yêu cầu hoặc điều kiện để thủ tục hành chính

1. Danh sách liệt sĩ lưu tại cơ quan, đơn vị có ghi tên người hy sinh, hoặc giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý lập từ ngày 31/12/1994 trở về trước có ghi nhận là liệt sĩ hoặc hy sinh trong chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu.

2. Người hy sinh đã được chính quyền và nhân dân suy tôn đưa vào an táng trong nghĩa trang liệt sĩ nơi hy sinh, được gắn bia mộ liệt sĩ từ ngày 31/12/1994 trở về trước.

(Theo Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày 22/10/2013 hướng dẫn xác nhận liệt sỹ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ)

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

1.Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng

2.Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng

3.Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 Hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân

4.Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày 22/10/2013 Hướng dẫn xác nhận liệt sỹ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ

 

Mẫu LS

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Xác nhận liệt sĩ

Kính gửi:…………………………………

1. Phần khai cá nhân

Họ và tên: …………………………………………….Năm sinh...................................

Nguyên quán:...........................................................................................................

Trú quán:..................................................................................................................

Mối quan hệ với người hy sinh:...............................................................................

2. Phần khai về người hy sinh

Họ và tên: ………………………………………Năm sinh...........................................

Nguyên quán:...........................................................................................................

Trú quán:..................................................................................................................

Địa phương, cơ quan, đơn vị trước khi nhập ngũ hoặc tham gia cách mạng:........

Hy sinh ngày……tháng……năm……..;

Cấp bậc chức vụ khi hy sinh:...................................................................................

Đơn vị, cơ quan khi hy sinh:....................................................................................

Nơi hy sinh:.............................................................................................................

Trường hợp hy sinh:................................................................................................

Nguồn tin cuối cùng nhận được (nếu có) và giấy tờ gửi kèm theo gồm:

..................................................................................................................................

 

Chứng nhận của UBND xã, phường (hoặc cơ quan quản lý)

(Xác nhận phần khai cá nhân tại Điểm 1)

Ngày..... tháng.... năm….
(Ký tên, đóng dấu)

….., ngày.... tháng.... năm….
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

Ghi rõ mối quan hệ với người tham gia CM: cha, mẹ, vợ, chồng, con hoặc người thờ cúng;

Nơi hy sinh ghi rõ thôn hoặc xóm, xã, huyện, tỉnh;

Đơn vị hy sinh ghi rõ từ cấp Đại đội trở lên (đối với quân đội, công an) hoặc trung đội (đối với dân quân, du kích).

 

5. Thủ tục: Xác nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh bị thương trong chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu từ 31/12/1991 trở về trước không còn giấy tờ

Trình tự thực hiện

Bước 1. Cá nhân bị thương chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2. Cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa UBND cấp huyện.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Tất cả các ngày làm việc trong tuần (Trừ ngày nghỉ, ngày lễ)

Bước 3. Công chức tiếp nhận và kiểm tra tính pháp lý, nội dung hồ sơ:

- Nếu hồ sơ hợp lệ thì thụ lý, viết giấy hẹn;

- Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn hoàn thiện theo đúng quy định.

Bước 4. Công chức chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn.

Bước 5. Cá nhân nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa thuộc UBND cấp huyện.

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa UBND cấp huyện

Thành phần, số lượng hồ sơ

1. Thành phần hồ sơ:

- Giấy chứng nhận bị thương

- Giấy tờ làm căn cứ cấp giấy chứng nhận bị thương

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết

15 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính

Cá nhân

Cơ quan thực hiện TTHC

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận bị thương

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Lao động – TB&XH

- Cơ quan phối hợp: Sở Lao động – TB&XH, UBND cấp xã

Kết quả của việc thực hiện TTHC

Giấy chứng nhận bị thương

Phí, lệ phí (nếu có)

Không

Tên mẫu đơn, mấu tờ khai

Bản khai cá nhân (mẫu TB)

Theo Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày 22/10/2013 hướng dẫn xác nhận liệt sỹ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ

Yêu cầu hoặc điều kiện để thủ tục hành chính

1. Căn cứ chứng minh quá trình tham gia cách mạng

a) Người thoát ly tham gia cách mạng hoặc hoạt động không thoát ly nhưng sau đó thoát ly tham gia công tác tại các cơ quan nhà nước phải có một trong các giấy tờ sau: lý lịch cán bộ; lý lịch đảng viên; lý lịch quân nhân; lý lịch công an nhân dân; quyết định phục viên, xuất ngũ, thôi việc; hồ sơ bảo hiểm xã hội hoặc các giấy tờ, tài liệu có giá trị pháp lý lập từ ngày 31/12/1994 trở về trước. Trường hợp không còn một trong các giấy tờ nêu trên nhưng đã được hưởng trợ cấp theo các Quyết định sau đây của Thủ tướng Chính phủ thì thực hiện như quy định tại Điểm b Khoản này:

Quyết định số 47/2002/QĐ-TTg ngày 11/4/2002 về chế độ đối với quân nhân, công nhân viên quốc phòng tham gia kháng chiến chống pháp đã phục viên (giải ngũ, thôi việc) từ 31/12/1960 trở về trước;

Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 về chế độ, chính sách đối với một số đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhưng chưa được hưởng chính sách của Đảng và Nhà nước;

Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương;

Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc;

Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010 về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương.

Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011 về chế độ đối với thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến.

b) Đối với người hoạt động không thoát ly và sau đó không tiếp tục tham gia công tác tại các cơ quan nhà nước thì phải có bản khai chi tiết quá trình tham gia cách mạng, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.

2. Căn cứ chứng minh bị thương trong chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu

a) Giấy tờ có ghi sức ép hoặc chấn thương; danh sách quân nhân bị thương (hoặc người bị thương) của cơ quan, đơn vị quản lý đối tượng khi bị thương có ghi tên cá nhân bị thương;

b) Giấy tờ, tài liệu của cơ quan, đơn vị lập từ ngày 31/12/1994 trở về trước có ghi nhận cá nhân bị thương khi tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu. Trường hợp giấy tờ, tài liệu không ghi các vết thương cụ thể thì căn cứ vào kết quả kiểm tra vết thương thực thể của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền;

c) Người bị thương thuộc lực lượng quân đội, công an có vết thương thực thể nhưng không còn danh sách quân nhân bị thương do cơ quan, đơn vị quản lý quân nhân khi bị thương đã giải thể hoặc không lưu giữ được.

Trường hợp không có vết thương thực thể nhưng còn dị vật kim khí trong cơ thể thì phải có kết quả chiếu, chụp và kết luận của bệnh viện cấp huyện trở lên hoặc bệnh viện quân đội, công an khẳng định còn dị vật kim khí trong cơ thể;

d) Người không thuộc lực lượng quân đội, công an bị thương trong kháng chiến chống Pháp ở miền Nam và các chiến trường B, C, K và trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc hiện còn vết thương thực thể.

Trường hợp còn dị vật kim khí trong cơ thể thì phải có kết quả chiếu, chụp và kết luận của bệnh viện cấp huyện trở lên hoặc bệnh viện quân đội, công an khẳng định còn dị vật kim khí trong cơ thể;

đ) Người không thuộc lực lượng quân đội, công an bị thương trong kháng chiến chống Pháp ở miền Bắc và trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc hiện có kết quả chiếu, chụp và kết luận của bệnh viện cấp huyện trở lên hoặc bệnh viện quân đội, công an khẳng định còn dị vật kim khí trong cơ thể.

(Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày 22/10/2013 Hướng dẫn xác nhận liệt sỹ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ)

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

1.Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng

2.Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng

3.Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 Hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân

4.Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày 22/10/2013 Hướng dẫn xác nhận liệt sỹ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ

 

Mẫu TB

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

BẢN KHAI CÁ NHÂN

Đề nghị xác nhận thương binh (người hưởng chính sách như thương binh)

Họ và tên: …………………………………………………… Năm sinh.........................

Nguyên quán:............................................................................................................

Trú quán:...................................................................................................................

Có quá trình tham gia cách mạng như sau:

Thời gian

Đơn vị

Cấp bậc, chức vụ

Địa bàn hoạt động

Từ tháng ... năm đến tháng ... năm ...

 

 

 

Bị thương lần 1 ngày   tháng   năm          ; tại ……………….

- Đơn vị khi bị thương: ………….

- Trường hợp bị thương: ……………….

- Tư thế bị thương (đứng, quỳ, ngồi, nằm, bò): ………………..

- Các vết thương cụ thể: ………………….

- Đã được điều trị tại: ………………..từ ……… đến ……….

- An dưỡng tại:………………..từ ……… đến ……….

Bị thương lần 2 ngày   tháng   năm          ; tại ……………….

- Đơn vị khi bị thương: ………….

- Trường hợp bị thương: ……………….

- Tư thế bị thương (đứng, quỳ, ngồi, nằm, bò): ………………..

- Các vết thương cụ thể: ………………….

- Đã được điều trị tại: ………………..từ ……… đến ……….

- An dưỡng tại:………………..từ ……… đến ……….

Lý do chưa được giám định và giải quyết chế độ thương tật: (trình bày rõ lý do bị thương không có giấy CNBT; lý do chưa giám định thương tật) ………………..

Giấy tờ gửi kèm theo đơn: ………………………………………./.

 

Chứng nhận của UBND xã, phường (hoặc cơ quan quản lý)

(Xác nhận nơi cư trú và chữ ký người khai)

Ngày..... tháng.... năm…….
(Ký tên, đóng dấu)

….., ngày..... tháng.... năm…….
Người viết bản khai
(Ký, ghi rõ họ, tên)

 

 

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 1014/QĐ-CT

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu1014/QĐ-CT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành27/04/2015
Ngày hiệu lực27/04/2015
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật9 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 1014/QĐ-CT

Lược đồ Quyết định 1014/QĐ-CT 2015 Công bố thủ tục hành chính mới Vĩnh Phúc


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 1014/QĐ-CT 2015 Công bố thủ tục hành chính mới Vĩnh Phúc
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu1014/QĐ-CT
                Cơ quan ban hànhTỉnh Vĩnh Phúc
                Người kýPhùng Quang Hùng
                Ngày ban hành27/04/2015
                Ngày hiệu lực27/04/2015
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật9 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Quyết định 1014/QĐ-CT 2015 Công bố thủ tục hành chính mới Vĩnh Phúc

                        Lịch sử hiệu lực Quyết định 1014/QĐ-CT 2015 Công bố thủ tục hành chính mới Vĩnh Phúc

                        • 27/04/2015

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 27/04/2015

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực