Quyết định 1039/QĐ-UBND

Quyết định 1039/QĐ-UBND năm 2015 Quy định phân công quản lý nhà nước về chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản, muối và nước sinh hoạt nông thôn tỉnh Hòa Bình

Nội dung toàn văn Quyết định 1039/QĐ-UBND 2015 chất lượng vật tư nông nghiệp an toàn thực phẩm Hòa Bình


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1039/QĐ-UBND

Hòa Bình, ngày 16 tháng 06 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CÔNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP, AN TOÀN THỰC PHẨM NÔNG, LÂM, THỦY SẢN, MUỐI VÀ NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;

Căn cứ Thông tư số 15/2015/TT-BNNPTNT ngày 26/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nhiệm vụ các Chi cục và các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;

Căn cứ Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

Căn cứ Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

Căn cứ Quyết định số 1290/QĐ-BNN-TCCB ngày 17/4/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân công, phân cấp trong hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 230/TTr-SNN ngày 19/5/2015 và ý kiến của Giám đốc Sở Tư pháp tại Công văn số 899/STP-XDVBQPPL ngày 05/6/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định phân công quản lý nhà nước về chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản, muối và nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Y tế, khoa học và Công nghệ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ NN&PTNT;
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- UBMT Tổ quốc tỉnh;
- Đoàn Đại biểu QH tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Hội Nông dân tỉnh;
- Chánh, Phó VPUBND tỉnh;
- Lưu: VT, TCTM, THKH, NNTN (BD100).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Quang

 

QUY ĐỊNH

PHÂN CÔNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP, AN TOÀN THỰC PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN, MUỐI VÀ NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1039/QĐ-UBND ngày 16/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh

1. Quy định này phân công và mối quan hệ phối hợp giữa các đơn vị trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và muối, nước sinh hoạt nông thôn thuộc phạm vi quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến chất lượng vật tư nông nghiệp, sản phẩm nông lâm thủy sản và muối, nước sinh hoạt nông thôn đều chịu sự điều chỉnh của quy định này.

Chương II

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP, AN TOÀN THỰC PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN VÀ MUỐI, NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN

Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và muối, nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

2. Chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức triển khai thực hiện các quy định về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và muối, nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn.

3. Hướng dẫn thực hiện quy định trình tự, thủ tục cho huyện, thành phố cấp thu hồi giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, thủ tục xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm.

4. Hướng dẫn thực hiện quy định trình tự, thủ tục cho các tổ chức, cá nhân có các hoạt động sản xuất, kinh doanh, khảo nghiệm vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

5. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành, thanh tra liên ngành về chất lượng, an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý.

6. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và muối, nước sinh hoạt nông thôn đối với các đơn vị thuộc Sở, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan.

7. Báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.

Điều 3. Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản

1. Là cơ quan đầu mối, tổng hợp, tham mưu giúp Giám đốc Sở báo cáo định kỳ (hàng tháng, quý, năm), đột xuất kết quả công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và muối, nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh; Công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

2. Quản lý an toàn thực phẩm tại cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản và muối.

- Tuyên truyền, đào tạo, tập huấn về các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm; các tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật cho tổ chức, cá nhân sơ chế, chế biến, bảo quản, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản và muối.

- Tổ chức thống kê, kiểm tra, đánh giá, phân loại, thanh tra chuyên ngành đối với cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản và muối.

3. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm, giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm đối với cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản, kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản và muối.

4. Tổ chức quản lý an toàn thực phẩm đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm gắn với quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý.

5. Cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm theo quy định.

6. Tổ chức triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Vệ sinh an toàn thực phẩm; Xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn gắn với việc xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm; Hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (VietGAP, GMP, HACCP; ISO...).

7. Chủ trì tổ chức kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nông, lâm, thủy sản và muối trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Tổ chức kiểm tra, chứng nhận chất lượng đối với sản phẩm nông, lâm, thủy sản phi thực phẩm (sản phẩm bao gói chứa đựng thực phẩm thuộc ngành nông nghiệp quản lý).

8. Thực hiện các chương trình giám sát an toàn thực phẩm chuỗi sản phẩm nông lâm thủy sản, đánh giá nguy cơ và truy xuất nguyên nhân gây mất an toàn thực phẩm trên địa bàn theo quy định.

9. Quản lý an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh cả 2 loại sản phẩm có nguồn gốc động vật và thực vật; Chợ đầu mối nông sản, chợ đấu giá; Cơ sở tham gia nhiều công đoạn sản xuất, kinh doanh trong đó bao gồm cả công đoạn sơ chế, chế biến.

10. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác xúc tiến thương mại, nghiên cứu, dự báo thị trường nông, lâm, thủy sản, muối.

11. Chủ trì phối hợp với các đơn vị thuộc Sở trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ được giao nhiệm vụ quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản cấp tỉnh, huyện, xã.

12. Tổng hợp hoạt động chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, công bố tiêu chuẩn về chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định;

13. Lưu trữ có hệ thống các hồ sơ liên quan đến hoạt động thống kê, kiểm tra, đánh giá xếp loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý theo phân công, phân cấp.

Điều 4. Chi cục Chăn nuôi và Thú y

1. Quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp bao gồm: Giống vật nuôi trên cạn và thức ăn chăn nuôi động vật trên cạn; Thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa phất dùng trong thú y (trừ các sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản).

2. Quản lý an toàn thực phẩm tại các cơ sở chăn nuôi; Chợ đầu mối nông sản, chợ đấu giá; Cơ sở giết mổ, bảo quản, vận chuyển sản phẩm động vật và kinh doanh sản phẩm động vật tươi sống trên cạn.

3. Tổ chức thống kê, kiểm tra, đánh giá phân loại, và công bố kết quả kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp thuộc đối tượng cấp tỉnh quản lý (các cơ sở do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hòa Bình cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh).

4. Tổ chức thống kê, kiểm tra, đánh giá phân loại, thanh tra chuyên ngành và công bố kết quả kiểm tra; Thẩm định, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm đối với cơ sở chăn nuôi, giết mổ, bảo quản, vận chuyển sản phẩm động vật và kinh doanh sản phẩm động vật tươi sống trên cạn (các cơ sở do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hòa Bình cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh).

5. Đôn đốc, hướng dẫn thực hiện việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, công bố tiêu chuẩn cơ sở lĩnh vực giống vật nuôi và thức ăn chăn nuôi trong phạm vi địa phương; Tiếp nhận hồ sơ đăng ký, ra thông báo tiếp nhận công bố hợp quy, lập sổ theo dõi và quản lý hồ sơ công bố hợp quy lĩnh vực giống vật nuôi và thức ăn chăn nuôi trên địa bàn.

6. Lưu trữ có hệ thống các hồ sơ liên quan đến hoạt động thống kê, kiểm tra, đánh giá xếp loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý theo phân công, phân cấp.

7. Phối hợp với Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản thực hiện các chương trình giám sát an toàn thực phẩm, đánh giá nguy cơ và truy xuất nguyên nhân gây mất an toàn thực phẩm trên địa bàn theo quy định; Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ được giao nhiệm vụ quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản cấp tỉnh, huyện, xã.

Điều 5. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật

1. Quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp bao gồm: Giống cây trồng nông nghiệp; Phân bón hữu cơ và phân bón khác (trừ phân vô cơ); Thuốc bảo vệ thực vật.

2. Quản lý an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất trồng trọt (kể cả hoạt động sơ chế được thực hiện tại cơ sở trồng trọt)

3. Tổ chức thống kê, kiểm tra, đánh giá, phân loại, thanh tra chuyên ngành và công bố kết quả kiểm tra cơ sở trồng trọt; cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp thuộc cấp tỉnh quản lý (các cơ sở do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hòa Bình cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh).

4. Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến sản xuất rau, quả, chè an toàn và các sản phẩm có nguồn gốc thực vật khác: Tổ chức tập huấn và cấp giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm cho người trồng trọt; Thẩm định, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất ban đầu.

5. Tham mưu giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, công bố tiêu chuẩn cơ sở lĩnh vực giống cây trồng, phân bón; Thẩm định hồ sơ, thông báo tiếp nhận công bố hợp quy, lập sổ theo dõi và quản lý hồ sơ công bố hợp quy lĩnh vực được phân công quản lý.

6. Lưu trữ có hệ thống các hồ sơ liên quan đến hoạt động thống kê, kiểm tra, đánh giá xếp loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý theo phân công, phân cấp.

7. Phối hợp với Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản thực hiện các chương trình giám sát an toàn thực phẩm, đánh giá nguy cơ và truy xuất nguyên nhân gây mất an toàn thực phẩm trên địa bàn theo quy định; Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ được giao nhiệm vụ quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản cấp tỉnh, huyện, xã.

Điều 6. Chi cục Thủy sản

1. Quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp bao gồm: Giống thủy sản; Thức ăn, nguyên liệu, chất bổ sung thức ăn thủy sản; Các sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản.

2. Quản lý an toàn thực phẩm tại các cơ sở nuôi trồng, đánh bắt và khai thác thủy sản.

3. Tổ chức thống kê, kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, đánh giá phân loại và công bố kết quả kiểm tra đối với các cơ sở thuộc cấp tỉnh quản lý. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm, giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản.

4. Lưu trữ có hệ thống các hồ sơ liên quan đến hoạt động thống kê, kiểm tra, đánh giá xếp loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý theo phân công, phân cấp.

5. Phối hợp với Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản thực hiện các chương trình giám sát an toàn thực phẩm, đánh giá nguy cơ và truy xuất nguyên nhân gây mất an toàn thực phẩm trên địa bàn theo quy định; Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ được giao nhiệm vụ quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản cấp tỉnh, huyện, xã.

Điều 7. Chi cục Kiểm lâm

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan:

1. Quản lý giống cây lâm nghiệp

a) Tham mưu cho Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý giống, các nguồn giống, vườn giống cây trồng lâm nghiệp; tổ chức việc bình tuyển và công nhận cây mẹ, cây đầu dòng và rừng giống trên địa bàn tỉnh. Xây dựng phương án, biện pháp, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm về sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp theo quy định.

b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch và phát triển hệ thống vườn giống, rừng giống cây lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.

c) Tổ chức thực hiện thống kê, kiểm tra đánh giá phân loại điều kiện đảm bảo chất lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp theo quy định tại Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT.

2. Lưu trữ có hệ thống các hồ sơ liên quan đến hoạt động thống kê, kiểm tra, đánh giá xếp loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý theo phân công, phân cấp.

Điều 8. Chi cục Thủy lợi

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan:

1. Quản lý việc thực hiện quy hoạch nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

2. Tổ chức điều tra, thống kê, quản lý nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

3. Thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá phân loại, thanh tra chuyên ngành về chất lượng nước sạch nông thôn.

4. Lưu trữ có hệ thống các hồ sơ liên quan đến hoạt động kiểm tra đánh giá xếp loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý theo phân công, phân cấp.

Điều 9. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố

1. Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và muối trên địa bàn huyện, thành phố.

2. Chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức triển khai thực hiện các quy định về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn và theo phân cấp quản lý.

3. Hàng năm bố trí kinh phí cho phòng Nông nghiệp và PTNT, phòng Kinh tế thành phố và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn để thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn.

Điều 10. Phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, phòng Kinh tế thành phố Hòa Bình

1.Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố công tác quản lý nhà nước về chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn bao gồm cả các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận kinh tế trang trại hoặc giấy chứng nhận thực hành sản xuất nông nghiệp tốt GAP (các cơ sở trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, thu hái, đánh bắt, khai thác nông lâm thủy sản nhỏ lẻ cung cấp sản phẩm ra thị trường)

2. Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được phân công, phân cấp, phòng Nông nghiệp và PTNT, phòng Kinh tế thành phố tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố phân công nhiệm vụ cho các Trạm: Trồng trọt và bảo vệ thực vật, chăn nuôi thú y, Hạt kiểm lâm thực hiện một số nhiệm vụ quản lý về chuyên ngành theo quy định.

3. Hàng năm xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí chi tiết để thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trình Ủy ban nhân dân huyện, thành phố phê duyệt.

4. Triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các quy định của pháp luật về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.

5. Tổ chức thống kê, kiểm tra đánh giá phân loại đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn do Ủy ban nhân dân huyện, thành phố cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

6. Phối hợp với các Chi cục chuyên ngành thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra chuyên ngành các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản, nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn.

7. Tổ chức đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ cấp xã. Hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp xã triển khai công tác quản lý an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ.

8. Thẩm định, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn theo phân cấp quản lý đối với cơ sở có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận kinh tế trang trại do Ủy ban nhân dân huyện, thành phố cấp (trừ các cơ sở chế biến nông lâm thủy sản).

9. Lưu trữ có hệ thống các hồ sơ liên quan đến hoạt động thống kê, kiểm tra, đánh giá xếp loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý theo phân công, phân cấp.

Điều 11. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn

1. Phổ biến, hướng dẫn về thực hành sản xuất thực phẩm an toàn cho các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ thuộc địa bàn quản lý, tổ chức ký bản cam kết sản xuất thực phẩm an toàn.

2. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thống kê, kiểm tra việc thực hiện các nội dung đã cam kết của các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ.

3. Thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng địa phương danh sách các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ không chấp hành nội dung cam kết sản xuất thực phẩm an toàn và xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật.

4. Lưu trữ có hệ thống các hồ sơ liên quan đến hoạt động kiểm tra việc thực hiện nội dung đã cam kết của các cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ.

5. Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý nhà nước lĩnh vực được phân công về phòng Nông nghiệp và PTNT các huyện, phòng Kinh tế thành phố để tổng hợp báo cáo sở Nông nghiệp và PTNT theo quy định.

Điều 12. Nguyên tắc phối hợp giữa các đơn vị thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng vật tư nông nghiệp, sản phẩm nông lâm thủy sản và muối

1. Sự phối hợp phải được thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và quy định phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh tại điều 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11.

2. Trong thanh tra, kiểm tra phải thực hiện đúng, đủ chức năng nhiệm vụ của cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp để không chồng chéo, không gây phiền hà cho các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh. Trường hợp có sự trùng lặp kế hoạch kiểm tra, thanh tra chuyên ngành thì thực hiện như sau:

Kế hoạch kiểm tra, thanh tra chuyên ngành của cơ quan cấp dưới trùng với kế hoạch của cơ quan cấp trên thì thực hiện theo kế hoạch kiểm tra của cơ quan cấp trên.

Kế hoạch kiểm tra, thanh tra chuyên ngành của cơ quan cùng cấp trùng nhau về địa bàn, cơ sở thì các bên trao đổi thống nhất thành lập đoàn liên cơ quan.

Điều 13. Điều khoản chuyển tiếp

Trong thời gian thực hiện Đề án kiện toàn bộ máy của ngành Nông nghiệp và PTNT theo quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; Thông tư số 15/2015/TT-BNNPTNT ngày 26/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nhiệm vụ các Chi cục và các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chi cục Thú ý thực hiện điều 4; Chi cục Bảo vệ thực vật thực hiện điều 5; Chi cục Lâm nghiệp thực hiện điều 7; Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lũ bão thực hiện điều 8 Quyết định này.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 14. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản là Cơ quan thường trực thực hiện nhiệm vụ đầu mối, tổng hợp, báo cáo kết quả công tác quản lý vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và muối, nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh; Tiếp nhận các thông tin phản hồi của các đơn vị, tổ chức cá nhân có liên quan báo cáo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để kịp thời xử lý.

2. Các đơn vị được phân công có trách nhiệm chủ động xây dựng kế hoạch, phối hợp và tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ. Báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định (Báo cáo tháng gửi trước ngày 15, báo cáo quý gửi trước ngày 05 của tháng cuối quý, báo cáo sơ kết 6 tháng gửi trước ngày 05 và báo cáo tổng kết năm gửi trước ngày 05/11) về Sở Nông nghiệp và PTNT (qua Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản để tổng hợp).

3. Các quy định liên quan đến quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, sản phẩm nông lâm thủy sản và muối, nước sinh hoạt nông thôn trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ.

4. Những vướng mắc phát sinh trong quá trình phối hợp thực hiện phải được bàn bạc, giải quyết theo quy định của pháp luật và yêu cầu nghiệp vụ của đơn vị. Trường hợp không thống nhất được thì báo cáo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin ý kiến chỉ đạo. Nếu vượt thẩm quyền thì Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 1039/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu1039/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành16/06/2015
Ngày hiệu lực16/06/2015
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Lĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật9 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 1039/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 1039/QĐ-UBND 2015 chất lượng vật tư nông nghiệp an toàn thực phẩm Hòa Bình


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 1039/QĐ-UBND 2015 chất lượng vật tư nông nghiệp an toàn thực phẩm Hòa Bình
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu1039/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Hòa Bình
                Người kýNguyễn Văn Quang
                Ngày ban hành16/06/2015
                Ngày hiệu lực16/06/2015
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Lĩnh vực khác
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật9 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Quyết định 1039/QĐ-UBND 2015 chất lượng vật tư nông nghiệp an toàn thực phẩm Hòa Bình

                        Lịch sử hiệu lực Quyết định 1039/QĐ-UBND 2015 chất lượng vật tư nông nghiệp an toàn thực phẩm Hòa Bình

                        • 16/06/2015

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 16/06/2015

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực