Quyết định 107/2006/QĐ-TTg

Quyết định 107/2006/QĐ-TTg về tín dụng đối với học sinh, sinh viên do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Quyết định 107/2006/QĐ-TTg tín dụng học sinh, sinh viên đã được thay thế bởi Quyết định 157/2007/QĐ-TTg tín dụng học sinh, sinh viên và được áp dụng kể từ ngày 01/10/2007.

Nội dung toàn văn Quyết định 107/2006/QĐ-TTg tín dụng học sinh, sinh viên


THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 107/2006/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Đối tượng được vay vốn:

Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề quy định tại Điều 2 của Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ.

Điều 2. Mục đích cho vay:

Mục đích cho vay là để trang trải một phần chi phí cho việc học tập, sinh hoạt của học sinh, sinh viên trong thời gian theo học tại trường bao gồm: tiền nộp học phí; chi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập, nghiên cứu; chi phí khác.

Điều 3. Đối tượng được vay vốn quy định tại Điều 1 Quyết định này phải có các điều kiện sau:

1. Học sinh, sinh viên đang sinh sống trong Hộ gia đình có hộ khẩu thường trú hoặc có đăng ký tạm trú dài hạn tại địa phương nơi cho vay.

2. Học sinh, sinh viên được theo học và đang theo học hệ chính quy tập trung tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề có thời gian đào tạo từ 01 năm trở lên.

Điều 4. Phương thức cho vay:

Việc cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được thực hiện theo phương thức cho vay thông qua Hộ gia đình của học sinh, sinh viên. Hộ gia đình là người đại diện cho học sinh, sinh viên trực tiếp vay vốn, trả nợ Ngân hàng Chính sách xã hội và có trách nhiệm, quyền lợi theo quy định của pháp luật.

Điều 5. Mức vốn cho vay:

Mức vốn cho vay đối với học sinh, sinh viên do Ngân hàng Chính sách xã hội quyết định phù hợp với khả năng tài chính của ngân hàng và nhu cầu vay vốn của đối tượng được vay vốn. Mức vốn cho vay được xác định theo tháng, theo năm học và theo khoá học do Ngân hàng Chính sách xã hội công bố.

Điều 6. Thời hạn cho vay:

1. Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày đối tượng được vay vốn bắt đầu nhận vốn vay cho đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi) được thoả thuận trong hợp đồng tín dụng. Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ.

2. Thời hạn phát tiền vay là khoảng thời gian tính từ ngày đối tượng được vay vốn nhận món vay đầu tiên cho đến ngày học sinh, sinh viên kết thúc khoá học, kể cả thời gian học sinh, sinh viên được các trường cho phép nghỉ học có thời hạn và được bảo lưu kết quả học tập (nếu có). Thời hạn phát tiền vay được chia thành các kỳ hạn phát tiền vay do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định.

3. Thời hạn trả nợ là khoảng thời gian tính từ ngày đối tượng được vay vốn trả món nợ đầu tiên đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi). Thời hạn trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay. Thời hạn trả nợ được chia thành các kỳ hạn trả nợ do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định.

Điều 7. Lãi suất cho vay:

1. Lãi suất cho vay được áp dụng theo lãi suất cho vay hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

2. Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay.

Điều 8. Hồ sơ xin vay vốn:

1. Đối tượng được vay vốn phải hoàn tất đầy đủ hồ sơ xin vay theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội như đối với cho hộ nghèo vay vốn.

2. Đối tượng được vay vốn phải có giấy xác nhận của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề về việc học sinh, sinh viên được theo học hoặc đang theo học tại các trường.

Điều 9. Trình tự và thủ tục cho vay do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định bảo đảm đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện.

Điều 10. Trả nợ gốc và lãi tiền vay:

1. Trong thời hạn phát tiền vay đối tượng được vay vốn chưa phải trả nợ gốc và lãi; lãi tiền vay được tính kể từ ngày đối tượng được vay vốn nhận món vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc. Đối với số lãi tiền vay phát sinh trong thời hạn phát tiền vay, Ngân hàng Chính sách xã hội thoả thuận với đối tượng được vay vốn để xác định kỳ hạn trả nợ trong thời hạn trả nợ.

2. Đối tượng được vay vốn phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày học sinh, sinh viên kết thúc khoá học.

Điều 11. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ và chuyển nợ quá hạn.

1. Khi đến kỳ hạn trả nợ gốc và nợ lãi đã ghi trong hợp đồng tín dụng, đối tượng được vay vốn chưa có khả năng trả nợ và có văn bản đề nghị thì Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ.

2. Khi đến ngày phải trả hết nợ (gốc và lãi) đã ghi trong hợp đồng tín dụng, đối tượng được vay vốn chưa có khả năng trả nợ một phần hoặc toàn bộ số nợ (cả gốc và lãi) và có văn bản đề nghị thì Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét gia hạn trả nợ. Thời gian gia hạn nợ tối đa bằng 1/2 thời hạn trả nợ quy định tại khoản 3 Điều 6 Quyết định này.

3. Trường hợp đối tượng được vay vốn không trả nợ đúng hạn theo kỳ hạn trả nợ cuối cùng và không được phép gia hạn nợ thì Ngân hàng Chính sách xã hội chuyển nợ quá hạn. Ngân hàng Chính sách xã hội kết hợp với chính quyền sở tại, các tổ chức chính trị - xã hội có biện pháp thu hồi nợ.

4. Ngân hàng Chính sách xã hội quy định cụ thể việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ và chuyển nợ quá hạn.

Điều 12. Xử lý rủi ro do nguyên nhân khách quan:

Việc xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan được thực hiện theo quy định về Quy chế xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng Chính sách xã hội.

Điều 13. Trách nhiệm của các cơ quan:

1. Bộ Tài chính

a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan quy định tiêu chí học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; đồng thời, hướng dẫn thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quyết định này.

b) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập kế hoạch tín dụng bổ sung hàng năm và kế hoạch cấp bù chênh lệch lãi suất để Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện nhiệm vụ được giao.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính lập kế hoạch tín dụng cho vay học sinh sinh viên trong tổng vốn cho vay bổ sung hàng năm cho Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện nhiệm vụ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách và kế hoạch cấp bù chênh lệch lãi suất cho Ngân hàng Chính sách xã hội, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề trong cả nước xác nhận cho học sinh, sinh viên được theo học và đang theo học tại các trường với thủ tục đơn giản, nhanh chóng, thuận lợi để thúc đẩy quá trình xét duyệt cho vay.

4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội xây dựng quy trình, thủ tục cho vay; thực hiện kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội.

5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Chỉ đạo các cơ quan chức năng và Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên theo đúng quy định của pháp luật và Quyết định này.

Điều 14. Tổ chức thực hiện:

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 51/1998/QĐ-TTg ngày 02 tháng 3 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về lập Quỹ tín dụng đào tạo.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Học viện Hành chính quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- VPCP: BTCN, TBNC, các PCN, BNC, Website Chính phủ, Ban Điều hành 112, Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (5b). A.

THỦ TƯỚNG




Phan Văn Khải

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 107/2006/QĐ-TTg

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu107/2006/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành18/05/2006
Ngày hiệu lực12/06/2006
Ngày công báo28/05/2006
Số công báoTừ số 29 đến số 30
Lĩnh vựcTiền tệ - Ngân hàng, Giáo dục
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 01/10/2007
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 107/2006/QĐ-TTg

Lược đồ Quyết định 107/2006/QĐ-TTg tín dụng học sinh, sinh viên


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản đính chính

            Văn bản hiện thời

            Quyết định 107/2006/QĐ-TTg tín dụng học sinh, sinh viên
            Loại văn bảnQuyết định
            Số hiệu107/2006/QĐ-TTg
            Cơ quan ban hànhThủ tướng Chính phủ
            Người kýPhan Văn Khải
            Ngày ban hành18/05/2006
            Ngày hiệu lực12/06/2006
            Ngày công báo28/05/2006
            Số công báoTừ số 29 đến số 30
            Lĩnh vựcTiền tệ - Ngân hàng, Giáo dục
            Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 01/10/2007
            Cập nhật7 năm trước

            Văn bản được dẫn chiếu

              Văn bản được hợp nhất

                Văn bản được căn cứ

                  Văn bản hợp nhất

                    Văn bản gốc Quyết định 107/2006/QĐ-TTg tín dụng học sinh, sinh viên

                    Lịch sử hiệu lực Quyết định 107/2006/QĐ-TTg tín dụng học sinh, sinh viên