Quyết định 1111/QĐ-UBND

Quyết định 1111/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020

Nội dung toàn văn Quyết định 1111/QĐ-UBND 2011 Quy hoạch phát triển nhân lực Kon Tum


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1111/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 19 tháng 10 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2011- 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Bộ Luật Lao đng năm 1994;

Căn cứ Luật Giáo dục năm 2005 và Luật sửa đổi, bsung một số điều của Luật Giáo dục (năm 2009);

Căn cứ Luật Dạy nghề năm 2006;

Căn cứ Nghị định 92/2006/NĐ-CP, ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP , ngay 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ;

Căn cứ Quyết định số 581/QĐ-TTg, ngày 20 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thphát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020;

Căn cứ Quyết định số 1216/QĐ-TTg , ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020;

Căn cứ Thông báo s 45/TB-HĐND, ngày 06 tháng 10 nám 2011 của Thưng trực Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum về Kết lun của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh tại cuộc họp giao ban ngày 06 tháng 10 năm 2011;

Xét Tờ trình s 583/TTr-SKHĐT, ngày 21 tháng 4 năm 2011 và Công văn số 1733/SKHĐT-TH, ngày 12 tháng 10 năm 2011 của Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc đề nghị phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tnh Kon Tum giai đoạn 2011- 2020;

Xét đề nghị của Hi đồng thẩm định Quy hoạch phát triển nhân lực tnh Kon Tum giai đoạn 2011 - 2020 tại Báo cáo thm định số 03/BCTĐ-HĐTĐ, ngày 16 tháng 5 năm 2011

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1.Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011 - 2020 với các nội dung chủ yếu sau đây;

I. QUAN ĐIỂM VÀ CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm phát triển

- Phát triển nhân lực yếu tố then chốt, có ý nghĩa quyết định sự phát triển của tỉnh Kon Tum. Phát triển nhân lực là một trong những động lực quan trọng đthúc đẩy kinh tế của tỉnh tăng trưởng nhanh và bền vững, xã hội phát triển hài hòa; đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu của Quy hoạch tng thphát triển kinh tế - xã hội tính đến năm 2020.

- Phát triển nhân lực nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội. Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đng thời phát huy vai trò của xã hội trong việc phát triển nhân lực thông qua quy hoạch, quản lý và thực hiện các chính sách thu hút đầu tư, hợp tác trong và ngoài nước.

- Phát triển nhân lực có chất lượng trên cơ sở xác định mục tiêu, slượng, cơ cấu, trình độ chuyên môn, hình thc đào tạo phù hợp để đáp ứng nhân lực trên các lĩnh vực, địa phương, từng bước theo kịp trình độ khu vực và cnước. Phát triển nhân lực phải gắn liền với btrí, sử dụng nhân lực hiệu quả.

2. Mục tiêu phát triển

2.1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển nhân lực bảo đảm đủ về số lượng, có cơ cấu phù hợp, có trình độ chuyên môn, có phẩm chất, nhân ch, năng lực nghề nghiệp, kỹ năng, tác phong làm việc chuyên nghiệp, có tính chđộng, sáng tạo phục vụ yêu cu phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; phấn đấu từng bước trở thành một trong những trung tâm đào tạo và cung cấp nhân lực cht lượng trong một số lĩnh vực, ngành nghề cho khu vực Tam giác phát triển của ba nước Việt Nam-Lào-Campuchia.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

- Đảm bảo đủ nhân lực đáp ng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh, có 45% lao động qua đào tạo, 33% lao động qua đào tạo nghề.

- Phấn đấu tăng số người xuất khẩu tao động giai đoạn 2011-2015 đạt 1.250 người, trong đó có 30% lao động qua đào tạo,

- Nhân lực trình độ cao: Đào tạo mới 190 thạc sĩ, 10 tiến sĩ và tương đương phục vụ cho các lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo, quản lý, khoa học công nghệ và ng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh, thu hút 100 sinh viên tt nghiệp hạng khá, giỏi và người có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và tương đương về Tỉnh công tác.

- Nhân lực đặc thù: Tiếp tục đào tạo và đào tạo lại cán bộ, công chức; cán bộ qun lý doanh nghip; cán bộ, công chức phường, xã, nhất là người dân tộc thiểu số. Phấn đấu 80% cán bộ chủ chốt và công chức cấp xã đạt chuẩn về trình độ chuyên môn; 80% cán bộ thôn, làng được tham gia các lớp đào tạo trung, ngắn hạn và được cấp chứng chỉ. Đào tạo nghề cho 26.500 lao động theo các chương trình của trung ương và địa phương (trung bình 5.300 người/năm).

b) Đến năm 2020

- Đáp ứng một phần cơ bản nhu cầu nhân lực chất lượng cao của tỉnh; có 55- 60% lao động qua đào tạo, trong đó trên 40% lao động qua đào tạo nghề.

- Phấn đấu tăng số người xuất khẩu lao động giai đoạn 2016-2020 đạt 2.000 người, trong đó có 40% lao động qua đào tạo.

- Nhân lực trình độ cao: đào tạo mới 280 thạc sĩ và 20 tiến sĩ phục vụ cho các lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo, quản lý, khoa học công nghệ và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh. Hình thành được 3-4 chuyên gia đầu ngành có khả năng tư vấn hoạch định, tổ chức triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoạch, chương trình, đề án phát triển cho một số các ngành, lĩnh vực kinh tế xã hội quan trọng của tỉnh như nông - lâm nghiệp, công nghiệp chế biến, phát triển kinh tế,... Tiếp tục thu hút sinh viên tốt nghiệp hạng khá, giỏi và người có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và tương đương về Tỉnh công tác.

- Nhân lực đặc thù: Tiếp tục đào tạo và đào tạo lại cán bộ, công chức; cán bộ quản lý doanh nghiệp; cán bộ, công chức phường, xã. Phấn đấu 100% cán bộ chủ chốt và công chức cấp xã đạt chuẩn về trình độ chuyên môn; 100% cán bộ thôn, làng được tham gia các lớp đào tạo trung, ngắn hạn và được cấp chứng chỉ. Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đào tạo 33.000 lao động theo các chương trình của trung ương và địa phương.

II. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2020.

1. Dự báo cung - cầu lao động đến năm 2020

1.1. Dự báo cung lao động giai đoạn 2011-2020

Đến năm 2020, tổng dân số của tỉnh Kon Tum khoảng 600.000 người, tỷ lệ phát triển dân số chung thời kỳ 2011-2020 khoảng 3,08%/năm. Quy mô dân số này tính đến khả năng tiếp nhận dân kinh tế mới đến tỉnh và việc thu hút dân cư đến lập nghiệp dọc theo các quốc lộ, các tuyến đường mới mở; các khu, cụm công nghiệp; các trung tâm huyện lỵ mới thành lập... nhằm khai thác các tiềm năng, thế mạnh của Tỉnh.

Chỉ tiêu

2010

2011

2015

2020

Dân số (người)

442.715

455.969

509.998

599.986

Tỷ lệ lao động / dân số (%)

56,79

57,39

59,79

62,79

Tổng cung lao động (người).

251.417

261.681

304.927

376.731

- Nam

126.463

131.625

153.378

189.496

- Nữ

124.954

130.055

151.549

187.235

1.2. Dự báo cầu lao động giai đoạn 2011-2020

a) Dự báo tổng cầu lao động

Năm

Tổng cầu lao động (Người)

2010

245.695

2011

249.387

2015

302.050

2020

372.684

b) Dự báo cầu lao động theo nhóm ngành

ĐVT: Người

Năm

Lao động theo ngành (Người)

Tỷ lệ
NN-CN-D
V

NN

CN-XD

DV

2010

163.727

25.185

56.016

66,85-10,28-22,87

2011

164.154

28.180

56.379

66,00-11,33-22,67

2015

175.353

50.058

75.795.

58,22-16,62-25,16

2020

178.260

89.254

104.833

47,87-23,97-28,15

c) Dự báo cầu lao động một số ngành

ĐVT: Người

Ngành

2010

2011

2015

2020

Nông, lâm nghiệp

163.219

163.563

174.371

176.816

CN khai thác mỏ

428

550

1.477

3.749

CN chế biến

14.607

16.417

29.684

54.088

Sx, p.phối điện nước, khí đốt

579

645

1.126

1.964

Xây dựng

9.570

10.567

17.771

29.454

Thương nghiệp

17.365

17.308

22.359

29.353

Khách sạn, nhà hàng

5.041

5.130

7.201

10.483

Giáo dục - đào tạo

11.763

12.009

17.054

25.160

Y tế, cứu trợ xã hội

2.129

2.199

3.259

5.032

1.3. Mục tiêu đào tạo lao động đến năm 2015 và 2020

ĐVT: Người

Trình độ

2010

2011

2015

2020

Chưa qua đào tạo

164.616

161.104

166.128

167.708

Sơ cấp nghề

47.223

51.788

81.402

106.029

Trung cấp nghề

1.916

4.050

15.103

29.815

Cao đng nghề

2.457

2.519

3.172

13.230

Trung cấp chuyên nghiệp

11.056

10.724

10.572

14.907

Cao đẳng

5.946

6.285

8.820

12.746

Đại học

12.285

12.694

16.462

27.579

Trên Đại học

197

224

393

671

Tổng

245.695

249.387

302.050

372.684

2. Nâng cao trình độ học vấn của nhân lực

- Thực hiện tốt Kế hoạch phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010-2015. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở; duy trì phổ cập tiểu học đúng độ tuổi; tiến hành thực hiện phổ cập giáo dục trung học ở những địa bàn có điều kiện thuận lợi.

- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc tại các trường phổ thông; dạy tiếng dân tộc thiểu số cho giáo viên ở thôn làng; triệt để chống tái mù chữ ở các vùng sâu, vùng xa. Mở rộng và nâng cao hiệu quả, chất lượng các trường dân tộc nội trú. Chú trọng nâng cao năng lực cho các xã nghèo và vùng nghèo.

- Thực hiện tốt Đề án kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ giáo viên, đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia. Thu hút đầu tư các trường phổ thông chất lượng cao tại thành phố Kon Tum và huyện Đăk Hà; đầu tư nâng cấp 03 trường thực hành sư phạm trường đạt chuẩn. Tiếp tục thực hiện các chế độ hỗ trợ cho học sinh diện chính sách, học sinh các xã đặc biệt khó khăn; nâng cao chất lượng dạy và học, thực hiện đổi mới chương trình nội dung sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy. Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí đảm bảo đủ số lượng và chất lượng ở tất cả các bậc học. Đổi mới sâu rộng về quản lí giáo dục và đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục.

- Bằng nhiều hình thức giáo dục nâng cao trình độ học vấn cho người lao động, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số.

3. Nâng cao trình độ chuyên môn - kỹ thuật của nhân lực

- Đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn - kỹ thuật

+ Đối với đào tạo nghề: Thực hiện tốt việc phân luồng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở để gắn với đào tạo nghề. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên hướng nghiệp trong trường phổ thông theo hướng chuẩn hóa. Nâng cao nhận thức của học sinh, nhà trường và xã hội về đào tạo nghề.

Đầu tư nâng cấp, hoàn thiện mạng lưới trường trung cấp nghề và các trung tâm dạy nghề tại 8/8 huyện thuộc tỉnh, nâng cấp trường Trung cấp Nghề trở thành trường cao đẳng Nghề;

Tập trung dạy nghề đối với các nnh kinh tế quan trọng của Tỉnh như du lịch, thương mại, nuôi trồng và chế biến nông - lâm - thủy sản, điện, cơ điện tử, khai khoáng, công nghệ thông tin...; gắn đào tạo chuyên môn với rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp và coi trọng giá trị lao động cho học viên học nghề thông qua việc lồng ghép các nội dung về văn hóa nghề vào chương trình đào tạo và tổ chức các buổi học ngoại khóa, chuyên đề. Trường Trung cấp nghề tỉnh lựa chọn 02-04 nghề có nhu cầu sử dụng cao trong xã hội để đầu tư phát triển đạt chuẩn quốc gia về đào tạo nghề.

Thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đa dạng hóa các hình thức dạy nghề, tạo điều kiện và khuyến khích các cơ sở dạy nghề thực hiện dạy nghề lưu động tại các vùng xa, hẻo lánh; khôi phục, phát triển các làng nghề truyền thống (đan lát, dệt thổ cẩm, tạc tượng,...); du lịch (du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa,...) với mục tiêu, định hướng rõ ràng và mô hình kinh doanh hiệu quả.

Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy, nâng cao trình độ, kỹ năng của đội ngũ cán bộ, giảng viên các cơ sở đào tạo nghề, nhất là kỹ năng giảng dạy thực hành. Nghiên cứu điều chỉnh nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp cho lao động yếu thế. Đầu tư đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề là người dân tộc thiểu số.

Tăng cường công tác hướng nghiệp, khuyến khích người lao động học nghề. Bồi dưỡng, nâng cao, cập nhật kiến thức mới về nghề, phổ cập nghề cho người lao động, nhất là người dân tộc thiểu số, tăng cơ hội tìm việc làm và tự tạo việc làm. Khuyến khích phát triển các tổ chức nghề nghiệp tại địa phương.

Thực hiện đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp và theo nhu cầu hội. Khuyến khích các hình thức liên kết đào tạo giữa đơn vị sử dụng với cơ sở dạy nghề qua các hình thức gửi học viên thực tập tại cơ sở sử dụng lao động, mời lao động lành nghề của đơn vị sử dụng lao động nói chuyện, chia sẻ kinh nghiệm, truyền nghề, tham khảo ý kiến của các đơn vị sử dụng lao động trong các khâu xây dựng và hoàn thiện chương trình, phương pháp giảng dạy,...

Khuyến khích các doanh nghiệp thành lập hoặc hợp tác thành lập cơ sở đào tạo nghề (nhất là doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y). Có chính sách hỗ trợ cho các đơn vị sử dụng lao động đào tạo nghề (hỗ trợ kinh phí đào tạo, hỗ trợ một phần chi phí cho người học nghề).

Tăng cường năng lực xây dựng chính sách, lập kế hoạch và năng lực tổ chức triển khai để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực dạy nghề, nhất là dạy nghề cho lao động yếu thế. Tạo mối liên kết giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các đối tượng có liên quan trong hoạch định và triển khai các chính sách dạy nghề.

+ Đối với trung học chuyên nghiệp: Đến năm 2015, phấn đấu nâng cấp trường Trung học Y tế trở thành trường Cao đẳng Y tế. Ưu tiên đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại theo từng chuyên ngành đặc thù. Đào tạo kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành, gắn lý thuyết với thực hành, có khả năng sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin trong học tập và làm việc; có năng lực tự học để nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng tìm kiếm việc làm.

Liên thông trong đào tạo giữa trung học chuyên nghiệp với cao đẳng và đại học để khuyến khích người lao động học tập và từng bước nâng cao trình độ chuyên môn - kỹ thuật.

Khuyến khích xã hội hóa đào tạo hệ trung học chuyên nghiệp.

+ Đối với đại học-cao đẳng: Thành lập, nâng cấp, mở rộng các trường, ngành đào tạo mới đáp ứng nhu cầu nhân lực của Tỉnh, nhất là đối với nhân lực chất lượng của các ngành mà Tỉnh đang có nhu cầu cao như du lịch, thương mại, chế biến nông lâm sản, ngoại ngữ, xã hội - nhân văn, văn hóa - nghệ thuật,... Tạo điều kiện thuận lợi để đầu tư xây dựng Phân hiệu Đại học Đà Nẵng sớm trở thành Trường đại học tại Kon Tum theo định hướng nghề nghiệp - ứng dụng phục vụ đào tạo nhân lực cho tỉnh và các địa phương lân cận.

Nghiên cứu khai thác hiệu quả các nguồn lực hiện có của các trường đại học-cao đẳng để tránh tình trạng lãng phí nguồn lực, đào tạo manh mún.

Đầu tư cải thiện cơ sở vật chất - kỹ thuật, đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy; nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên để nâng cao chất lượng đào tạo, từng bước nâng cao uy tín, vị thế của các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh.

Liên kết giữa các cơ sở đào tạo trong đào tạo đội ngũ nhân lực trình độ cao, đặc biệt là đào tạo sau đại học đối với đội ngũ giảng viên ở các trường đại học, cao đẳng.

Hoàn thiện chính sách hỗ trợ đào tạo sau đại học cho cán bộ, công chức, viên chức của Tỉnh, chính sách thu hút nhân tài,... Tiếp tục thực hiện và kiến nghị hoàn thiện các chính sách về đào tạo cử tuyển.

- Đào tạo các nhóm nhân lực đặc biệt:

+ Nhân lực cho các cơ sở đào tạo: Tổ chức các chương trình đào tạo đa dạng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn (thạc sỹ, tiến sỹ) của đội ngũ giáo viên/giảng viên.

+ Đội ngũ cán bộ - công chức: Thực hiện tốt chính sách về chuẩn hóa cán bộ và đào tạo cán bộ. Tiếp tục thực hiện các chương trình đào tạo cán bộ, công chức cho Tỉnh với các loại hình đào tạo khác phù hợp với yêu cầu sử dụng, chức danh, theo chuẩn hóa công chức, ưu tiên đào tạo cho cán bộ là người dân tộc thiểu số, cán bộ chủ chốt các phường, xã; tổ chức các lớp bồi dưỡng cập nhật kiến thức nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng thực thi nhiệm vụ, công vụ.

+ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Triển khai có hiệu quả các chính sách của trung ương về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đào tạo nghề phải gắn với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, nhu cầu của thị trường lao động và năng lực, điều kiện, nhu cầu của người học. Tăng cường năng lực khai thác các nguồn vốn ưu đãi của các tổ chức quốc tế trong đào tạo nghề cho lao động yếu thế.

Khuyến khích các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh liên kết đào tạo và đào tạo nhân lực có chất lượng ở các trình độ (sau đại học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp), nhất là trong các ngành nông lâm, quản lý đất đai, bảo vệ rừng, chế biến nông sản, văn hóa du lịch, thương mại, điện, xây dựng, thủy điện...

4. Tạo việc làm, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tiến bộ và nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực

- Phát huy hiệu quả 3 vùng kinh tế động lực, các khu, cụm công nghiệp khác nhm thu hút và chuyển một lực lượng lớn lao động nông nghiệp sang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ.

- Nâng cao năng suất lao động và sử dụng hiệu quả nhân lực, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, hỗ trợ lao động nông thôn đổi mới phương thức sản xuất, phát triển các hình thức sản xuất nông nghiệp quy mô lớn (như kinh tế trang trại). Xây dựng mô hình làng nghề truyền thống để khai thác các tiềm năng của đồng bào dân tộc thiểu số.

- Tăng số người xuất khẩu lao động, nhất là lao động đã qua đào tạo.

5. Hợp lý hóa phân bố nhân lực theo lãnh thổ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội các địa bàn trong tỉnh

Hợp lý hóa phân bố nhân lực cho 03 vùng kinh tế động lực; giữa các trung tâm thành thị với vùng sâu, vùng xa; ưu tiên phát triển nhân lực là đồng bào dân tộc thiểu số phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao; bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch sinh thái; phát triển một số nghề mới phù hợp với điều kiện của mỗi địa phương nhằm giải quyết công ăn việc làm cho lao động nông thôn, nhất là người dân tộc thiểu số.

III. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2020.

1. Tăng cường huy động các nguồn vốn cho phát triển nhân lực

2. Đổi mới quản lý nhà nước về phát triển nhân lực.

3. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách và công cụ khuyến khích, thúc đẩy phát triển nhân lực, bao gồm:

- Chính sách đầu tư và chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Chính sách tài chính và ngân sách cho phát triển nhân lực

- Chính sách việc làm, bảo hiểm, bảo trợ xã hội

- Chính sách huy động các nguồn lực trong xã hội cho phát triển nhân lực

- Chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài

- Chính sách phát triển thị trường lao động và hệ thống công cụ, thông tin thị trường lao động

4. Mở rộng tăng cường sự phối hợp và hợp tác:

- Sự phối hợp và hợp tác với các cơ quan, tổ chức trung ương

- Sự phối hợp và hợp tác với các tỉnh, thành phố khác

- Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế

IV. NHU CẦU VỐN THỰC HIỆN QUY HOẠCH

ĐVT: triệu đồng

TT

Nội dung

Giai, đoạn 2011-2020

Trong đó

Giai đoạn 2011-2015

Giai đoạn 2016-2020

1

Kinh phí đào tạo nhân lực

312.750

136.167

176.583

2

Kinh phí đầu tư xây dựng CSHT

1.589.819

660.918

928.901

 

Tổng cộng

1.902.569

797.085

1.105.484

Nguồn vốn:

- Ngân sách nhà nước, gồm: Ngân sách Trung ương (kể cả trái phiếu chính phủ); Ngân sách địa phương (kể cả xổ số kiến thiết)

- Nguồn vốn nước ngoài (ODA, FDI, NGO)

- Nguồn vốn của các nhà đầu tư; huy động từ doanh nghiệp, nhân dân.

- Đóng góp của người được đào tạo.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sau khi Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011- 2020 được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tổ chức công bố, phổ biến Quy hoạch cho các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể, các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp và nhân dân biết, kiểm tra, giám sát và theo dõi trong quá trình thực hiện Quy hoạch.

2. Trên cơ sở các mục tiêu, nhiệm vụ của Quy hoạch, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch hành động để thực hiện Quy hoạch.

3. Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: theo chức năng nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch; cụ thể hóa các mục tiêu quy hoạch bằng các kế hoạch 5 năm, hàng năm để thực hiện quy hoạch có hiệu quả. Định kỳ báo cáo tình hình thực hiện Quy hoạch gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối theo dõi, kiểm tra, tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch và đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp với nhiệm vụ phát triển từng thời kỳ.

Điều 2.Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3.Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (b/c)
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (b/c);
- Văn phòng Chính phủ (b/c);
- TT Tỉnh ủy (b/c);
- TT HĐND tỉnh (B/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN và các đoàn thể cấp tỉnh;
- Như điều 3 (t/h);
- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu VT, VX.

TM. UBND TỈNH KON TUM
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Hùng

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 1111/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu1111/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành19/10/2011
Ngày hiệu lực19/10/2011
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLao động - Tiền lương
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật13 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 1111/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 1111/QĐ-UBND 2011 Quy hoạch phát triển nhân lực Kon Tum


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 1111/QĐ-UBND 2011 Quy hoạch phát triển nhân lực Kon Tum
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu1111/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Kon Tum
                Người kýNguyễn Văn Hùng
                Ngày ban hành19/10/2011
                Ngày hiệu lực19/10/2011
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcLao động - Tiền lương
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật13 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Quyết định 1111/QĐ-UBND 2011 Quy hoạch phát triển nhân lực Kon Tum

                      Lịch sử hiệu lực Quyết định 1111/QĐ-UBND 2011 Quy hoạch phát triển nhân lực Kon Tum

                      • 19/10/2011

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 19/10/2011

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực