Nội dung toàn văn Quyết định 1114/QĐ-UBND năm 2012 Quy hoạch sản xuất cây cà phê 2011 - 2015 Hòa Bình
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1114/QĐ-UBND | Hòa Bình, ngày 16 tháng 08 năm 2012 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH SẢN XUẤT CÂY CÀ PHÊ GIAI ĐOẠN 2011-2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 TỈNH HÒA BÌNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HOÀ BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 2101/QĐ-UBND ngày 18/11/2010 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt đề cương Quy hoạch sản xuất cây cà phê tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 23/2011/QĐ- UBND ngày 31/10/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về trình tự lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch các sản phẩm chủ yếu trên địa bàn tỉnh Hòa Bình;
Xét đề nghị của Giám đốc Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 220/TTr-SN ngày 26 tháng 6 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch sản xuất cây cà phê giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020 tỉnh Hòa Bình với những nội dung sau:
Mở đầu
I. Đặt vấn đề.
II. Yêu cầu mục đích của quy hoạch.
III. Những căn cứ để lập quy hoạch.
IV. Nội dung báo cáo.
Phần thứ nhất
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAM VÀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
I. Đánh giá hiện trạng tình hình ngành cà phê ở Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010.
1. Thực trạng phân bố sản xuất cà phê:
2. Chất lượng cây giống cà phê.
3. Một số yếu tố khí hậu đặc biệt có ảnh hưởng đến sản xuất cà phê ở nước ta.
4. Thực trạng một số biện pháp kỹ thuật sản xuất cà phê.
5. Thực trạng diện tích, năng suất, sản lượng cà phê.
II. Đánh giá hiện trạng sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2006-2010.
1. Thực trạng sản xuất cà phê tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2006 - 2010.
2. Một số chính sách đang triển khai nhằm phát triển sản xuất cà phê.
Phần thứ hai
KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÀ PHÊ TẬP TRUNG TỈNH HÒA BÌNH
I. Điều kiện tự nhiên
1. Diện tích tự nhiên, vị trí địa lý.
2. Các yếu tố tự nhiên tác động đến phát triển sản xuất nông nghiệp.
3. Tài nguyên thiên nhiên.
4. Điều kiện tự nhiên vùng sản xuất cà phê tập trung (huyện Lạc Sơn).
II. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội.
1. Tình hình kinh tế.
2. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp.
3. Tình hình việc làm, thu nhập, tỷ lệ đói nghèo.
4. Tình hình kinh tế xã hội vùng sản xuất cà phê tập trung (huyện Lạc Sơn).
Phần thứ ba
NỘI DUNG QUY HOẠCH SẢN XUẤT CÂY CÀ PHÊ TẬP TRUNG GIAI ĐOẠN 2011-2015, ĐỊNH HƯỚNG 2020 TỈNH HÒA BÌNH
I. Quan điểm mục tiêu
1. Quan điểm định hướng.
- Quy hoạch phát triển cà phê bền vững theo hướng trên cơ sở nhu cầu thị trường và điều kiện đất đai nguồn nước khí hậu thời tiết thích hợp. Hình thành vùng sản xuất cà phê hàng hóa tập trung. Áp dụng khoa học, công nghệ nhằm sản xuất cà phê đạt năng suất chất lượng, hiệu quả cao; góp phần tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm cà phê trên thị trường.
- Phát triển sản xuất cà phê gắn với công nghiệp chế biến với cơ cấu sản phẩm đa dạng, chất lượng cao, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu nhằm nâng cao giá trị gia tăng.
- Phát huy mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế và sự hỗ trợ của nhà nước, giải quyết lợi ích kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường và bảo đảm an ninh, trật tự xã hội.
2. Mục tiêu phát triển.
2.1. Mục tiêu chung:
Quy hoạch sản xuất cây cà phê tập trung giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, đối tượng là nhân dân vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn nhằm tận dụng tối đa các điều kiện tự nhiên của các vùng, tạo điều kiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần thu hút lao động, giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho lao động nông thôn vùng dự án, cải thiện điều kiện hạ tầng, hạn chế tỷ lệ lao động không có việc làm, góp phần củng cố an ninh quốc phòng ở địa phương.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Quy hoạch sản xuất cà phê tập trung tại các xã vùng cao của huyện Lạc Sơn và Tân Lạc (bao gồm các xã Ngọc Lâu, Ngọc Sơn, Tân Mỹ huyện Lạc Sơn và các xã Ngổ Luông, Lũng Vân, huyện Tân Lạc) nhằm tận dụng tối đa các điều kiện tự nhiên của vùng, tạo điều kiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần thu hút lao động, giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho lao động nông thôn.
- Trước mắt phát triển sản xuất cà phê tập trung với tổng diện tích khoảng 1.900-2.000 ha cà phê gắn với việc liên kết đầu tư hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần cà phê Thái Hòa Hòa Bình tại các xã vùng cao huyện Lạc Sơn (Ngọc Lâu, Ngọc Sơn, Tân Mỹ...).
II. Định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hòa Bình đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
1. Quan điểm phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hòa Bình đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
2. Quan điểm, mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020.
III. Phân tích thị trường
1. Dự báo tiêu thụ cà phê thị trường trong nước
2. Dự báo thị trường cà phê thế giới.
3. Dự báo giá cà phê bán buôn trên thị trường thế giới
IV. Quy hoạch sản xuất cây cà phê tập trung giai đoạn 2011 - 2015, định hướng 2020 tỉnh Hòa Bình
Điều kiện tự nhiên đất đai, khí hậu thời tiết vùng cao huyện Lạc Sơn phù hợp với việc trồng cà phê chè; thực tế tỉnh Sơn La tiếp giáp Hoà Bình đã trồng cà phê chè; Công ty Cổ phần cà phê Thái Hoà Hoà Bình xây dựng dự án trồng cà phê chè tại Lạc Sơn... cà phê sinh trưởng và phát triển khá tốt; do vậy trồng cà phê tập trung giai đoạn 2011 - 2015 định hướng năm 2020 tỉnh Hoà Bình là cà phê chè.
1. Quy hoạch vùng sản xuất cà phê tập trung.
1.1. Trồng cà phê tại vùng cao của tỉnh là một bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng mới, thay thế dần cây trồng quen thuộc đã trồng trước đây giá trị hiệu quả thấp, làm thay đổi tập quán canh tác chuyển thành canh tác thâm canh cải tiến kỹ thuật, tạo sản phẩm hàng hóa...Do vậy việc quy hoạch mở rộng phát triển diện tích trồng cà phê phải có bước đi thích hợp phù hợp với trình độ và nhận thức của nhân dân. Trong giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 trước mắt quy hoạch trồng cà phê chè tập trung tại 3 xã vùng cao Ngọc Lâu, Ngọc Sơn, Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn, cụ thể:
- Đến năm 2015: Tổng diện tích trồng cà phê chè tập trung đạt 850 ha.
- Đến năm 2020: Tổng diện tích cà phê chè tập trung đạt 2.000 ha.
Căn cứ vào kết quả thực hiện quy hoạch trồng cà phê tiếp tục nghiên cứu, bổ sung quy hoạch, mở rộng phát triển vùng cà phê nguyên liệu sang các xã vùng cao của huyện Tân Lạc như xã Ngổ Luông, Lũng Vân để tạo thành vùng cà phê nguyên liệu khoảng 2.500 ha.
1.2. Năng suất, sản lượng cà phê định hướng đến năm 2015 và 2020:
Cây cà phê trồng kiến thiết cơ bản 3 năm, sang năm thứ 4 chuyển sang thời kỳ sản xuất kinh doanh, năng suất năm thứ 1 kinh doanh phấn đấu đạt 2-5 tấn quả tươi/ha; năm thứ 2 kinh doanh đạt 12-15 tấn quả tươi/ha; năm thứ 3 kinh doanh trở đi đạt 15-20 tấn quả tươi/ha.
Dự báo sản lượng cà phê quả tươi đến năm 2015 đạt 2.550 tấn; đến năm 2020 đạt 32.000 tấn. Với hệ số chế biến cà phê tươi thành cà phê nhân là 5-5,8 kg cà phê tươi được 1 kg cà phê nhân, dự báo năm 2015 lượng cà phê nhân khoảng 460 tấn, năm 2020 lượng cà phê nhân khoảng 6.000 tấn.
2. Quy hoạch nhà máy chế biến cà phê.
Để đảm bảo tiêu thụ sản lượng cà phê sản xuất được, cần xây dựng 01 nhà máy chế biến cà phê theo hướng sử dụng công nghệ hiện đại. Nhà máy chế biến cà phê cần nằm gần vùng nguyên liệu, thuận lợi về đường giao thông, nguồn nước, điện... sẽ góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất chế biến, tăng chất lượng sản phẩm.
Dự kiến quy hoạch xây dựng 01 nhà máy chế biến cà phê tại huyện Lạc Sơn, với quy mô công suất 4.000 tấn cà phê nhân/năm.
3. Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất cà phê.
Để tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, phát triển sản xuất bền vững cần thiết đầu tư xây dựng đường giao thông nội đồng và nâng cấp một số tuyến đường liên xã, liên huyện, ngoài ra cần nâng cấp, hoàn thiện hệ thống thủy lợi, đảm bảo nước tưới cho các diện tích trồng cà phê. Hạng mục này được thực hiện theo Quy hoạch hệ thống thủy lợi đến năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt, trên cơ sở lồng ghép hợp lý các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.
V. Các giải pháp thực hiện quy hoạch
1. Giải pháp về cơ chế chính sách, đầu tư phát triển.
- Chính sách về đất đai:
- Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất:
- Tiếp tục thực hiện triệt để Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP về một số chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm trong nông nghiệp; Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP về kinh tế trang trại, nhằm hỗ trợ cho người sản xuất và tạo cơ sở pháp lý bền vững để người nông dân, chủ doanh nghiệp yên tâm đầu tư sản xuất.
- Chính sách theo Quyết định số 80/2001/QĐ-TTg ngày 24/2/2001 của Thủ tướng Chính phủ về liên kết 4 nhà (nhà nông, doanh nghiệp, khoa học, nhà nước).
2. Đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở kỹ thuật phục vụ sản xuất cà phê.
2.1. Đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi.
2.2. Đầu tư xây dựng cơ sở chế biến cà phê.
Đầu tư xây dựng 01 nhà máy chế biến cà phê quả tươi, cà phê xuất khẩu tại huyện Lạc Sơn, với quy mô công suất 4.000 tấn cà phê nhân/năm và 01 nhà máy chế biến biến phân vi sinh công suất 10.000 tấn/năm phục vụ cho việc phát triển cà phê nguyên liệu và các cây trồng khác trong vùng sản xuất.
3. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm.
4. Đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; giữ độ ẩm và phòng chống sương muối cho cây cà phê mùa đông:
5. Tăng cường đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
6. Giải pháp về vốn đầu tư.
6.1. Tổng nhu cầu vốn và phân kỳ đầu tư:
Tổng số vốn thời kỳ 2011-2020: | 172.200 triệu đồng. |
- Giai đoạn 2012 - 2015: | 58.100 triệu đồng. |
- Giai đoạn 2016 - 2020: | 114.100 triệu đồng. |
6.2. Giải pháp huy động vốn đầu tư.
Thực hiện việc lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án trên địa bàn. Đối với vốn xây dựng cơ bản xây dựng công trình thủy lợi, giao thông nội đồng..., được thực hiện lồng ghép chương trình xây dựng nông thôn mới. Đối với vốn đầu tư phát triển sản xuất vùng trồng cà phê, chế biến... huy động tối đa vốn của Công ty cổ phần cà phê Thái Hoà Hoà Bình, vốn của dân, vốn ngân sách nhà nước.
7. Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát đánh giá.
7.1. Tổ chức thực hiện
* Đối với cấp tỉnh.
- Chủ quản đầu tư: Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Sau khi được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch, tổ chức công bố quy hoạch trên địa bàn tỉnh. Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp đánh giá thực hiện quy hoạch trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với các ngành có liên quan, UBND huyện Lạc Sơn, Tân Lạc tổ chức thực hiện quy hoạch đạt hiệu quả.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Thẩm định dự án phát triển vùng nguyên liệu cà phê, chế biến cà phê, trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp trong việc thẩm định quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, đảm bảo sử dụng đất phù hợp, đạt hiệu quả cao.
- Sở Tài chính: Phối hợp thẩm định vốn đầu tư cho dự án.
- Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh; Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp tỉnh xây dựng thực hiện việc cho vay lãi suất ưu đãi và tạo điều kiện cho doanh nghiệp và các hộ nông dân vay vốn phát triển sản xuất cà phê.
- Sở Công thương: Tổ chức chỉ đạo thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở chế biến cà phê.
* Đối với huyện Lạc Sơn, Tân Lạc: Tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển cây cà phê tại địa phương; xây dựng các dự án cụ thể và các giải pháp... để thực hiện quy hoạch đạt hiệu quả. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho Công ty phát triển vùng sản xuất nguyên liệu cà phê và ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn (Trạm Bảo vệ thực vật, Khuyến nông-khuyến lâm, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn...) hỗ trợ thực hiện chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng mô hình trình diễn, đào tạo tập huấn kỹ thuật...cho người lao động. Tạo điều kiện thuận lợi để Công ty cổ phần cà phê Thái Hoà Hoà Bình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả.
7.2. Giám sát đánh giá.
Cuối mỗi kỳ kế hoạch trong giai đoạn quy hoạch (năm 2015 và năm 2020) tổ chức đánh giá tình hình thực hiện của từng kỳ kế hoạch (dựa vào thực hiện năm kế hoạch so với dự kiến trong quy hoạch ở thời điểm đó đối với các mục tiêu chính); phân tích nguyên nhân đạt, không đạt và từ đó tiến hành bổ sung điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp với thực tế.
VI. Đánh giá về tác động môi trường
1 .Về phát triển vùng cà phê nguyên liệu:
Việc trồng, chăm sóc cà phê thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật; sử dụng các biện pháp phòng trừ dịch bệnh hại tổng hợp đối với cây cà phê để hạn chế sử dụng thuốc sâu. Thực hiện việc canh tác hợp lý trên đất dốc chống xói mòn; trồng xen canh cây họ đậu, họ lạc để cải tạo đất... Đặc biệt thực hiện tốt nội dung Ba giảm (giảm phân hóa học, thuốc trừ sâu, lượng nước tưới); ba tăng (tăng cây che bóng, phân hữu cơ, tăng cường đánh nhánh tạo hình); một chống là chống hái cà phê còn xanh hoặc để quả nâu, sẽ không gây tác động đến môi trường.
2. Về chế biến cà phê:
Cần thực hiện tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật chế biến, quan tâm đặc biệt đến xử lý chất thải và chống ô nhiễm môi trường...
Phần thứ tư
TỔNG HỢP VỐN ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ CỦA QUY HOẠCH
I. Tổng hợp vốn đầu tư thực hiện quy hoạch
Trên cơ sở quy mô vùng sản xuất và nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất đã được lựa chọn, nhu cầu vốn đầu tư thực hiện quy hoạch theo các hạng mục, như sau:
1. Giai đoạn 2012-2015: |
|
Tổng số vốn đầu tư: | 58.100 triệu đồng. |
Trong đó : |
|
- Trồng mới cà phê : | 28.600 triệu đồng. |
- Chăm sóc cà phê các năm thứ: | 16.000 triệu đồng. |
- Chăm sóc cà phê kinh doanh: | 3.500 triệu đồng. |
- Xây dựng cơ bản: Đường giao thông, thủy lợi nội đồng….: | 10.000 triệu đồng. |
2. Giai đoạn 2016-2020. |
|
Tổng số vốn đầu tư : | 114.100 triệu đồng. |
Trong đó : |
|
- Trồng mới cà phê : | 45.300 triệu đồng. |
- Chăm sóc cà phê các năm: | 25.300 triệu đồng. |
- Chăm sóc cà phê kinh doanh: | 43.500 triệu đồng. |
- Xây dựng cơ bản: Đường giao thông, thủy lợi nội đồng: | 30.000 triệu đồng. |
3. Dự kiến phân bổ nguồn vốn đầu tư. |
|
3.1. Giai đoạn 2012-2015. |
|
Tổng số: | 58.100 triệu đồng. |
Trong đó: |
|
- Nguồn vốn ngân sách: | 17.000 triệu đồng. |
- Nguồn vốn của Công ty: | 29.500 triệu đồng. |
- Nguồn vốn hộ dân (gồm cả vốn vay): | 11.600 triệu đồng. |
3.2. Giai đoạn 2016-2020. |
|
Tổng số: | 114.100 triệu đồng. |
Trong đó: |
|
- Nguồn vốn ngân sách: | 34.000 triệu đồng. |
- Nguồn vốn của Công ty: | 57.100 triệu đồng. |
- Nguồn vốn hộ dân (gồm cả vốn vay): | 23.000 triệu đồng. |
4. Tổng vốn đầu tư từ năm 2012 đến 2020 |
|
Tổng số: | 172.200 triệu đồng. |
Trong đó: |
|
- Nguồn vốn ngân sách: | 51.000 triệu đồng. |
- Nguồn vốn của Công ty: | 86.600 triệu đồng. |
- Nguồn vốn hộ dân (gồm cả vốn vay): | 34.600 triệu đồng. |
(Bình quân đầu tư 86,1 triệu đồng/ha) |
|
II. Dự kiến hiệu quả của quy hoạch
1. Hiệu quả kinh tế.
- Tổng thu nhập: Sản lượng cà phê tươi đến năm 2020 ước đạt 26.000 tấn, giá trị bán thị trường hiện nay 11 triệu đồng/tấn; giá trị sản lượng ước đạt 286.000 triệu đồng/năm (bình quân 143 triệu đồng/ha).
- Lợi nhuận dự báo đạt 56,9 triệu đồng/ha/năm.
- Góp phần tăng giá trị sản xuất ngành trồng trọt.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
2. Hiệu quả xã hội.
- Tạo việc làm cho khoảng 4.000 lao động (bình quân trồng, chăm sóc và thu cà phê là 450 công/ha).
- Nâng cao thu nhập người dân địa phương, ổn định an ninh trật tự, xoá đói giảm nghèo tại địa phương.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công thương, Tài nguyên và Mội trường, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |